Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Sông Đà 11

Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau: đảm bảo giao dịch hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.

Bán chứng khoán có độ thanh khoản cao để bổ sung tiền mặt

Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ sau:

Các chứng khoán thanh khoản cao



Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có độ thanh khoản cao


Dòng thu tiền mặt


Tiền mặt


Dòng chi tiền mặt


Tiền cũng là một loại tài sản nhưng đây là một loại tài sản đặc biệt, một tài sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện ra mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Trong kinh

doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hóa đơn thanh toán, khi tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán có độ thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán đi các chứng khoán. Áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) là:

2 Mn Cb i

M*


Trong đó:

M*: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm

Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản

i : Lãi suất

Mô hình Baumol cho thấy, nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng dự trữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Mô hình này cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Nhưng điều này lại không luôn đúng trong thực tế.

Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr

Đây là một mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và dưới của tiền mặt, đó là các điểm mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến.

Mô hình này được biểu diễn như sau:


Số dư tiền mặt

Giới hạn trên


Mức tiền mặt theo thiết kế


Giới hạn dưới


Thời gian


Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:



Khoảng dao động tiền mặt

Mức tiền mặt theo thiết kế =

Mức tiền mặt giới hạn dưới +

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 5

Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố: Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán; Lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy, khoản dao động tiền mặt sẽ giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt sẽ được xác định bằng công thức:


Trong đó:

d 33 3 Cb Vb

4 i

d : Khoảng dao động tiền mặt (khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ)

Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản

Vb : Phương sai của thu chi ngân quỹ

i : Lãi suất

Trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền ra vào của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, cho nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp này. Mặt khác, chúng ta cũng thấy tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại lưu giữ một số tiền mặt đáng kể.

2.1.3. Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về quảng cáo, giá cả…Trong đó chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể mang đến nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp ấy. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích, những nghiên cứu và quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng hay không. Đây là nội dung chính của các khoản phải thu.

Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng

Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng, điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích là năng lực tín dụng của khách hàng. Công việc này gồm:

- Doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn tín dụng hợp lý

- Xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng

Nếu thấy khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp đề ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp cho khách hàng đó.

Việc lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính là rất quan trọng. Các tiêu chuẩn đó phải đạt sự cân bằng thích hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng đặt quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và giảm lợi nhuận, nếu quá thấp sẽ làm tăng doanh thu nhưng có nhiều khoản tín dụng sẽ có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao.

Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, ta dùng các tiêu chuẩn sau:

Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này được phán đoán trên cơ sở việc

thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp đó hoặc doanh nghiệp khác.

Năng lực trả nợ: Dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp…

Vốn của khách hàng: Đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách

hàng.


Thế chấp: Xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài

sản riêng mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.

Điều kiện kinh tế: Tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của khách hàng trong hiện tại và tương lai.

Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị

Sau khi phân tích năng lực tín dụng khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị là việc làm quan trọng để quyết định xem có cấp hay không cấp tín dụng thương mại. Việc phân tích này dựa vào việc tính NPV của luồng tiền:


Trong đó:

NPV - P.Q V.Q'-Q C.P'.Q'1-r .P'.Q'

1 R

NPV : Giá trị hiện tại ròng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay sang chính sách bán chịu

Q, P : Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay

Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu

C : Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu

V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm

R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng

r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền

Nếu NPV> 0 thì việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó sẽ cấp tín dụng thương mại.

Theo dõi các khoản phải thu

Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để theo dõi các khoản phải thu, ta dụng các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu

Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày

Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP):



Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian bình quân mà công ty thu hồi được nợ. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu:

Thông qua phương pháp sắp xếp tuổi của các khoản phải thu theo độ dài thời gian, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.

Xác định số dư khoản phải thu

Sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có nhữn điều chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể.

2.2. Các nhân tố phi lượng hóa.

Các nhân tố phi lượng hóa cũng có tác động quan trọng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố định tính mà mức độ tác động của chúng với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là không thể tính toán được. Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán được và ước lượng tầm ảnh hưởng của các nhân tố đó từ đó có những chính sách, biện pháp nhằm định hướng các nhân tố này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh nói chung. Các nhân tố phi lượng hóa được phân chia thành 2 loại: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

2.2.1. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đó là các nhân tố như: Trình độ quản lý vốn của ban lãnh đạo công ty; Trình độ, năng lực của cán bộ tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp; Tính kinh tế và khoa học của các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động.

2.2.2. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như: Môi trường kinh tế chính trị; Các chính sách về kinh tế của Nhà nước; Đặc điểm, tình hình và triển vọng phát triển của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động…Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với các nhân tố đó.

Qua việc nghiên cứu về vốn lưu động, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó có thể đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng phần lớn chỉ mang tính chất định hướng, việc áp dụng các giải pháp đó như thế nào và đạt được kết quả bao nhiêu là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11‌‌


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 11

Địa chỉ : Km 10 Đường Trần Phú, Phường Văn Mỗ, Thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Tây

Điện thoại: 034.510 740 / 04.2129 480

Fax : 034.820280

Công Ty Sông Đà 11 là doanh nghiệp Nhà Nước, thành viên của Tổng Công Ty Sông Đà, được thành lập theo quyết định số 137A/ BXDTCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Tiền thân của Công ty là đội Điện nước thuộc Công Ty Thuỷ điện Thác Bà từ năm 1961, năm 1973 đội được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Nhưng năm 1976 khi Công ty tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình đã được đổi tên thành Xí Nghiệp lắp máy điện nước . Tuy nhiên bước ngoặt lớn nhất của Công ty là năm 1989 với sự trưởng thành về quy mô hoạt động và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị đã được nâng cấp thành Công ty. Năm 1993 được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng và có tên là Công Ty Xây Lắp-Năng Lượng Sông Đà 11, nay có tên là Công Ty Sông Đà 11. Trải qua thời gian gần 40 năm phát triển và trưởng thành, qua nhiều lần đổi tên, bổ xung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nghành nghề. Sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển và lớn mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng một nâng cao.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự thích nghi với nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh. Công ty đã đề nghị với Tổng công ty bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh cho mình sau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022