Đánh Giá Thực Trạng Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 11

xuất quý, các xí nghiệp phân bổ lượng dự trữ cho từng tháng theo tính toán khối lượng xây lắp hàng tháng theo từng đặc thù riêng của xí nghiệp. Do đặc điểm các công trình xây dựng của xí nghiệp là các công trình lớn, thời gian kéo dài (công trình thủy điện, hầm giao thông…) vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn cho nên các xí nghiệp thường đảm bảo mức dự trữ tương đối lớn. Đây cũng là một hạn chế, làm gia tăng chi phí lưu kho, bảo quản, chi phí cơ hội sử dụng vốn.... Đặc điểm của mỗi địa bàn, mỗi công trình là khác nhau do vậy mức dự trữ cũng không giống nhau, do từng xí nghiệp quyết định và trình Công ty, điều này tạo sự khó khăn cho Công ty trong việc theo dõi, quản lý thống nhất cũng như việc xây dựng các kế hoạch sản xuất dự trữ chung. Rõ ràng, đây là một nhân tố quan trọng khiến vốn lưu động bình quân của Công ty tăng lên, làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

2.4.1.3. Quản lý các khoản phải thu

Do đặc thù của ngành nghề của Công ty là khi hoàn tất một công trình, bên thi công phải để lại 10% giá trị công trình (hoặc theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng) làm điều kiện đảm bảo về chất lượng công trình trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Do đó, khi quy mô xây lắp của Công ty tăng lên, phần nào cũng khiến cho khoản phải thu của khách hàng tăng lên. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2009, Công ty đã nhận thầu rất nhiều công trình có giá trị lớn, điều này phản ánh phần nào khoản mục phải thu của khách hàng cao như vậy. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2009, khoản phải thu của khách là 182 tỷ đồng, chiếm đến 40.69% tổng nguồn vốn lưu động, trong khi đó cả năm 2008, khoản mục phải của khách hàng thu là gần 70 tỷ đồng chỉ chiếm 30.1% tổng nguồn vốn lưu động. Tốc độ tăng nhanh của khoản phải thu trong tổng vốn lưu động cũng là một vấn đề đáng xem xét.

2.4.2. Công tác kế hoạch hóa vốn lưu động

Bảng 3.0 Bảng kế hoạch tín dụng vốn lưu động 2010

Đơn vị : 1000 đồng


TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2010

Ghi chú

1

Giá trị sản xuất kinh doanh trước thuế

850,398,205



Xây lắp

832,653,198

Đã có hợp đồng


Sản xuất công nghiệp

9,386,201

Đã có hợp đồng


Sản phẩm phục vụ xây lắp

8,358,806


2

Doanh thu

800,000,000



Xây lắp

753,287,390

Đã có hợp đồng


Sản xuất công nghiệp

27,197,309

Đã có hợp đồng


Sản phẩm phục vụ xây lắp

19,515,301

Đã có hợp đồng

3

Vòng quay vốn lưu động bình quân




Xây lắp

4



Sản xuất công nghiệp

8



Sản phẩm phục vụ xây lắp

6


4

Nhu cầu vốn lưu động bình quân

286,397,267



Xây lắp

243,398,006



Sản xuất công nghiệp

25,873,498



Sản phẩm phục vụ xây lắp

17,125,763


5

Nguồn hiện có và huy động

176,398,005


5.1

VLĐ hiện có

56,199,698



Trong đó: Ngân sách

55,298,301



Tự bổ sung

9,013,997


5.2

Nguồn khác

120,198,307



Trong đó: Các quỹ

7,873,907



Nợ khách hàng

112,324,400



6

Cân đối nhu cầu vốn lưu động

(6=4-5)


109,999,262



Đề nghị ngân sách cấp




Vay Tổng công ty




Vay Ngân hàng

109,999,262

Đã có hợp đồng


Nguồn khác



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 10

(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11)

Công tác kế hoạch hóa vốn lưu động là một nội dung được Công ty rất quan tâm, mỗi đầu năm Công ty đều xây dựng kế hoạch vốn lưu động cho cả năm và

được sự kiểm tra, phê duyệt của Tổng công ty. Nghiên cứu Bảng 3 ta thấy, Công ty đã có một kế hoạch chi tiết và khá đầy đủ về nhu cầu vốn lưu động và nguồn tài trợ tương đối đầy đủ.

Thông qua kế hoạch sản lượng (được xây dựng bởi ban giám đốc Công ty, phòng Kinh tế - Kế hoạch) Công ty xác định một mức hiệu quả sử dụng vốn nhất định (vòng quay vốn lưu động), từ đó tính toán được nhu cầu vốn lưu động bình quân cho cả năm tới. Trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng vốn lưu động hiện có với nhu cầu vốn lưu động đã xác định cho năm tới Công ty xác định nguồn và lượng vốn lưu động cần huy động thêm. Một thực tế cho thấy từ bản kế hoạch tín dụng vốn lưu động là trong nguồn huy động vốn của Công ty thì 38.4% là vốn vay từ Ngân hàng thương mại, Công ty chỉ đáp ứng được 56 tỷ đồng chiếm 19% tổng nhu cầu vốn lưu động, còn lại chủ yếu là nợ khách hàng (chiếm đến 39%). Có một kế hoạch tín dụng vốn lưu động rõ ràng như vậy đã tạo cho Công ty sự chủ động trong vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn đúng mục đích nhằm tránh thất thoát, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho Công ty.

2.4.3. Công tác quản lý tài chính nói chung

Có thể nói đây là một nhân tố thiên về định tính nhưng lại có ảnh hưởng hết sức to lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Quản lý, sử dụng vốn lưu động là một bộ phận của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, do đó thật khó dám khẳng định Công ty sử dụng hiệu quả vốn lưu động mà các công tác khác lại thể hiện sự yếu kém. Chắc chắn rằng chỉ khi tổng thể công tác quản lý tài chính được thực hiện khoa học, đạt chất lượng cao thì mới có thể nghĩ đến hiệu quả của từng bộ phận. Trước hết, công tác quản lý tài chính của Nhà nước và của Tổng công ty Sông Đà là điều kiện ràng buộc Công ty khi tìm kiếm những giải pháp tối đa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Công tác hạch toán kế toán được thực hiện thống nhất trong toàn Tổng công ty Sông Đà bằng một phần mềm kế toán, hệ thống bảng biểu, báo báo được Tổng công ty hướng dẫn thực hiện theo một mẫu chung. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý tài chính thống nhất trong toàn Công ty cũng như mở ra khả năng giao dịch thuận tiện với những Công ty thành viên khác trong Tổng công ty Sông Đà. Điều này cũng giúp cho công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động được minh bạch, khoa học, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng.

Nguồn nhân lực là một nhân tố có đóng góp cực kỳ quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, Công ty rất chú trọng vào vấn đề này, các nhân viên tài chính – kế toán của Công ty nhìn chung có kinh nghiệm công tác, nhanh nhạy nắm bắt và ứng dụng công nghệ tin học trong công việc (100% nhân viên tài chính – kế toán đều có bằng A tin học văn phòng). Công ty thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng bổ sung kịp thời nghiệp vụ khi có những thay đổi mới của Nhà nước cũng như của Tổng công ty. Những nhân tố đó đã khiến cho trình độ của các nhân viên tài chính – kế toán luôn được duy trì và nâng cao, công tác quản lý tài chính diễn ra rất nhịp nhàng, khoa học, góp phần vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động của Công ty nói chung.

Do đặc thù hoạt động của Công ty, Công ty thường xuyên có những công trình xây lắp ở các vùng xa xôi, rải rác trên khắp mọi miền tổ quốc vì thế khả năng thu hút những nhân viên tài chính - kế toán giỏi về làm việc tại các công trường là hạn chế. Thêm vào đó, là sự thiếu thốn về phương tiện, thông tin một phần nào khiến cho làm giảm hiệu quả quản lý tài chính nói chung trong toàn Công ty cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11

Từ những phân tích cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng như các nghiên cứu, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trong phần này ta sẽ đánh giá tổng thể thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp trong phần tiếp theo.

3.1.Thành quả đạt được

Nhìn chung, trong vòng ba năm nghiên cứu Công tác Tài chính – Tín dụng của Công ty đã có nhiều cố gắng, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác kinh tế đã tập trung thực hiện việc thương thảo ký kết hợp đồng với các đối tác đảm bảo đúng quy trình, quy định của Công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã được cải thiện đáng kể cùng với sự gia tăng quy mô về sản xuất. Trong 3 năm nghiên cứu, vốn lưu động của Công ty có sự tăng trưởng đều đặn, đánh dấu sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Có thể nhận thấy, Công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, và đạt được nhiều thành tựu. Tính đến giai đoạn 2007 – 2008, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đã được nâng cao rõ rệt, hệ số đảm nhiệm và hệ số sinh lời của vốn lưu động tăng nhanh, vốn lưu thông bị ứ đọng đã được giảm đi nhanh chóng, phản ánh hiệu quả hoạt động gắn liền với quy mô sản xuất mở rộng.

3.2. Những vấn đề còn tồn tại

Mặc dù kết quả hoạt động của Công ty tương đối tốt, song vẫn còn rất nhiều hạn chế tồn tại mà Công ty cần phải xem xét nhằm có những điều chỉnh hợp lý. Về cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hầu hết nhu cầu vốn tăng thêm của Công ty đều được huy động từ vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại, điều này làm giảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động của Công ty.

Thêm vào đó, công tác thu hồi vốn và công nợ chưa thực sự đạt yêu cầu, giá trị kinh doanh dở dang và nợ phải thu còn ở mức cao. Theo những phân tích cụ thể ở trên, phần lớn vốn lưu động của Công ty nằm ở khoản mục phải thu của khách hàng. Vấn đề là khi càng mở rộng quy mô sản xuất và có nhiều hợp đồng xây lắp có

giá trị lớn thì khoản mục này càng tăng. Chính vì vậy, công ty cần có chính sách tín dụng thương mại hợp lý tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một tồn tại nữa là công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cần được làm cụ thể và chi tiết hơn nữa, đảm bảo sự chắc chắn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Trên đây là những đánh giá tổng kết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Những đánh giá trên còn nhiều thiếu sót do trình độ có hạn của tác giả, tuy nhiên mục đích cuối cùng của khóa luận không phải dừng lại ở việc phân tích thực trạng và đánh gái hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 mà là đề ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. Dưới đây, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp cho vấn đề mà khóa luận nghiên cứu.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN‌‌

SÔNG ĐÀ 11


I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Về năng lực sản xuất

Với bề dày kinh nghiệm tham gia thi công một số công trình lớn nên đã tích luỹ được kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, đầu tư nên trong những năm gần đây Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chú trọng việc đầu tư một số dự án lớn như đầu tư thiết bị phục vụ thi công với giá trị hàng chục tỉ đồng/năm, đầu tư thành lập trung tâm thí nghiệm điện với giá trị gần mười tỉ đồng (nay là Công ty CP kỹ thuật điện Sông Đà)…, tất cả các dự án đầu tư đã và đang hoạt động rất có hiệu quả. Ngày nay Công ty đang là chủ đầu tư Nhà máy thuỷ điện Thác Trắng công suất 6MW tại tỉnh Điện Biên.

Bên cạnh đó, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500kV là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh truyền thống của Công ty Cổ phần Sông Đà

11. Hiện tại, đơn vị có một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm đã qua các công trình lớn, có lực lượng thiết bị thi công hiện đại đáp ứng tốt các hạng mục thi công khó khăn như vượt đồi núi hiểm trở, đầm lầy, thành phố, vượt sông…

Đến nay Công ty đã thi công và đưa vào vận hành:

- Trạm biến áp 500kV : 01

- Trạm biến áp 220kV : 14

- Trạm biến áp 110kV : 05

- Trạm biến áp 35kV và 65kV : 150

- Đường dây tải điện 500kV : 214 km

- Đường dây tải điện 220kV : 300 km

- Đường dây tải điện 110kV : 264 km

- Đường dây tải điện 35kV : 500 k

Cùng với việc mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua các trang thiết bị hiện đại, các máy móc chuyên dụng thuộc thế hệ mới nhất, Công ty cũng luôn chú trọng đến công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới của Thế giới và các lĩnh vực xây lắp nhằm từng bước nâng cao năng lực sản xuất của Công ty.

2. Về chất lượng sản phẩm

Nắm vững và hiểu rõ thế mạnh của mình, Công ty đã và đang đầu tư những máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho thi công các công trình trong lĩnh vực xây lắp Hệ thống thoát nước, đặc biệt Công ty có khả năng thi công các công trình cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khách sạn, nhà ở, văn phòng…Hiện tại, Công ty đã và đang thực hiện tốt nhiều dự án có quy mô lớn như:

- Hệ thống cấp nước sạch Nhơn Trạch - Đồng Nai

- Hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long

- Dự án cấp nước bốn tỉnh miền Trung - SP5

- Hệ thống cấp thoát nước KCN Nội Bài; KCN Tiên Sơn

- Hệ thống cấp thoát nước KS Deawoo; KS Tây Hồ (Sofitel Plaza)

- Hệ thống cấp thoát nước toà nhà Pacific; Saigon Pearl

- Hệ thống cấp thoát nước Đại sứ quán Nhật Bản

Chất lượng các công trình mà Công ty tham gia thi công luôn được đảm bảo tối đa. Chiến lược của Công ty trong tương lai đặt ra rất rõ ràng: chiếm lĩnh thị trường xây lắp điện trong các thành phố lớn của đất nước song song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng và năng lực trong các công trình thủy điện.

3. Về chỉ tiêu kết quả kinh doanh

Căn cứ vào những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua, dựa vào những hợp đồng đã ký kết và dựa vào năng lực sản xuất của mình, Ban giám đốc Công ty đã xây dựng những chỉ tiêu định hướng cho hoạt động kinh doanh năm 2010 về năng lực sản xuất dự kiến theo kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2006 – 2010 như sau (Bảng 3).

Đặc biệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 về cơ bản đã có hợp đồng ký kết với Chủ đầu tư các công trình thi công với khối lượng lớn từ năm 2009 chuyển sang như : đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hoà, Hoà Bình – Nho Quan;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022