Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 11

công trình tổng thầu thuỷ điện Mường Kim; xây lắp đập và nhà máy thuỷ điện Sông Miện; xây lắp điện, nước toà nhà Điện lực EVN v.v…

Tổng giá trị các hợp đồng còn lại năm 2009 chuyển sang 2010 đạt khoảng 954 tỷ đồng . Theo đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hạ quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch, đưa sản lượng và doanh thu đạt 800 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 49 tỷ đồng, tăng thu nhập lao động bình quân từ 3,2 triệu đồng lên 4,2 triệu đồng/người/tháng.‌

Bảng 3.1. Giá trị sản lượng thực hiện đến năm 2010

( Theo kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010) Đơn vị tính: Đồng


STT

Các chỉ tiêu

KH Năm 2010


TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH

360,000,000,000

AA

Giá trị kinh doanh xây lắp

217,300,000,000

II

Các công trình thủy điện

32,800,000,000

III

Công trình đường dây và trạm

136,500,000,000

IIII

Các công trình khác

48,000,000,000

BB

Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng

25,000,000,000

CC

Giá trị kinh doanh sản xuất công nghiệp

80,000,000,000

DD

Giá trị kinh doanh sản phẩm, bán sản phẩm phục vụ

xây lắp

37,700,000,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 11

(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

1. Kế hoạch hóa vốn lưu động

1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động

Trong kế hoạch của Công ty, nhu cầu vốn lưu động được xác định như sau:

Bước 1: Công ty tính toán các chỉ số giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng đã được ký kết cho năm tới. Như vậy, cách xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý.

Bước 2: Công ty dự kiến vòng quay vốn lưu động trong năm tới dựa trên cơ sở hoạt động của các năm trước và triển vọng phát triển của Công ty.

Bước 3: Vốn lưu động bình quân được xác định bằng công thức:



Doanh thu dự kiến

Vốn lưu động bình quân =


Vòng quay vốn lưu động dự kiến


Ta dễ dàng nhận thấy rằng ưu điểm của phương pháp này là cách tính đơn giản, nhanh gọn mà tính chính xác vẫn cao.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu vốn lưu động, Công ty nên phân công việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp và tổng hợp lại từng xí nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho toàn bộ Công ty. Phương pháp được sử dụng để tính nhu cầu vốn lưu động ở các xí nghiệp là phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này là dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó sẽ tổng hợp lại được nhu cầu của toàn bộ vốn lưu động trong kỳ.

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được đúng lượng vốn cần thiết của từng khâu do đó bảo đảm độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn.

Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ:

Vốn lưu động ở khâu dự trữ bao gồm toàn bộ giá trị của các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… Vì vậy, để tính toán chính xác, tiết kiệm nhu cầu vốn cần phải tính toán riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính (dùng nhiều và dùng thường xuyên), còn các nguyên vật liệu phụ (ít dùng, không thường xuyên, giá rẻ) có thể tính theo nhóm khác sau đó tổng hợp lại.

Đối với nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, tính theo cách sau:

Vvc Mci Nci

Trong đó:

Vvc: Nhu cầu vốn lưu động dự trữ nguyên liệu chính

Mci: Mức tiêu dùng bình quân một ngày loại nguyên vật liệu chính thứ i

Nci: Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ i

Mức tiêu dùng bình quân một ngày kỳ kế hoạch của một loại nguyên vật liệu chính nào đó được tính theo:


M Tmi


T S m G


Trong đó:

ci360

hay

mi pj ij ij

Tmi: Tổng chi phí nguyên vật liệu chính thứ i cho cả năm kế hoạch

Spj: Khối lượng hạng mục công trình j cần xây lắp

mij: Định mức hao phí loại nguyên vật liệu chính i để xây dựng một công trình j

Gij: Đơn giá một đơn vị nguyên vật liệu i

Việc tính toán định mức hao phí nguyên vật liệu, mức tiêu dùng bình quân một ngày của nguyên vật liệu chính được thực hiện bởi phòng vật tư – kỹ thuật. Thông qua đánh gía năng lực xây lắp của Công ty và những yêu cầu về kỹ thuật của từng công trình, phòng vật tư – kỹ thuật sẽ đánh giá, ước lượng định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ đó tính toán mức tiêu dùng bình quân một ngày của nguyên vật liệu.

Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ i (Nci) là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa vật liệu vào sản xuất. Số ngày dự trữ hợp lý bao gồm:

- Số ngày đi trên đường.

- Số ngày thu mua cách nhau ( khoảng cách giữa 2 lần mua vật liệu).

- Số ngày kiểm nhận nhập kho vật tư.

- Số ngày gia công chế biến, chuẩn bị vật tư để đưa vào sản xuất.

- Số ngày dự trữ bảo hiểm, đề phòng sự bất trắc xảy ra do những nguyên nhân khách quan không lường trước được.

Số ngày dự trữ hợp lý cho nguyên vật liệu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện xây lắp đối với từng công trình, địa điểm thu mua nguyên vật liệu, điều kiện giao thông, vận chuyển, điều kiện khí hậu, thời tiết…

Đối với các nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế nếu sử dụng nhiều và thường xuyên thì có thể áp dụng được cách tính như đối với nguyên vật liệu chính.

Đối với nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế…sử dụng không thường xuyên, giá rẻ thì có thể phân theo nhóm để tính toán theo công thức sau:

Vvp M T%


Trong đó:

Vvp: Nhu cầu vốn lưu động để dự trữ nguyên, nhiên vật liệu phụ

M : Tổng mức luân chuyển của nhóm nguyên, nhiên vật liệu phụ nào đó trong kỳ kế hoạch

T% : Tỷ lệ phần trăm so với tổng mức luân chuyển vốn của nhóm nguyên, nhiên vật liệu phụ đó

Việc xác định tổng mức luân chuyển của nhóm nguyên, nhiên vật liệu phụ

(M) căn cứ vào việc ước tính khối lượng công trình cần thực hiện và mức tiêu hao của nhóm nguyên, nhiên vật liệu này, phòng Vật tư – Kỹ thuật có thể căn cứ vào mức tiêu hao của kỳ trước trên cơ sở so sánh với khối lượng công trình đã thực hiện ở kỳ báo cáo với khối lượng công trình ước tính thực hiện trong kỳ kế hoạch. Tỷ lệ T% so với tổng mức luân chuyển vốn của nhóm nguyên, nhiên vật liệu đó phản ánh tỷ lệ dự trữ cho nhu cầu vốn đáp ứng bộ phận này. Tỷ lệ T% được tính toán dựa vào kinh nghiệm sản xuất, mức tiêu hao, tình hình cung ứng của từng công trình cụ thể.

Nhu cầu vốn lưu động cho dự trữ sẽ được tính là: Vcp+Vvp

Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất

Vốn lưu động cho khâu sản xuất gồm có: Vốn cho sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dở dang) và vốn cho chi phí chờ phân bổ.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản phẩm dở dang:

Vdc Pn Ck Hs

Trong đó:

Vdc : Nhu cầu vốn lưu động cho sản phẩm đang chế tạo (hạng mục công trình)

Pn : Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch

Ck : Thời gian dự kiến để thực hiện xây lắp các công trình

Hs : Hệ số công trình xây dựng dở dang

Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạh được tính bằng cách lấy tổng mức chi phí xây lắp trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ. Ta có:


Trong đó:

P Ssf Zsx n360

Ssf : Số lượng hạng mục công trình được xây dựng theo kế hoạch

Zsx : Giá thành xây lắp từng hạng mục công trình

Hệ số công trình xây dựng dở dang là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân của công trình đang xây dựng với giá thành xây dựng hoàn chỉnh công trình dự kiến.

- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho chi phí trả trước:

Nhu cầu vốn lưu động cho chi phí trả trước trong kỳ được xác định theo:

Vtt Vpd Vpf -V pg


Trong đó:

Vtt : Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ

Vpd : Số dư vốn chi phí trả trước đầu kỳ

Vpf : Vốn chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ

Vpg : Vốn chi phí trả trước dự kiến sẽ phân bổ trong kỳ

Sau khi tính toán được nhu cầu vốn chi phí sản phẩm đang chế tạo và chi phí trả trước, tổng hợp lại ta sẽ có nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất.

Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông

Do đặc thu hoạt động của Công ty là lĩnh vực xây lắp cho nên sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ngay, không có thời gian dự trữ, xuất vận mà vốn lưu động chỉ cần bù đắp cho độ trễ trong thanh toán.

Ta có:


Trong đó:


Vlt


Z 360


Ntt

Vlt : Nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông

Z : Tổng giá thành của các hạng mục, công trình hoàn thành và đưa vào tiêu thụ

Ntt : Số ngày thanh toán ( là số ngày cần thiết để 2 bên lập chứng từ thanh toán cho đến khi thu được tiền về).

Như vậy, thông qua mô hình xác định vốn lưu động, Công ty cần có sự phân công cụ thể nhiệm vụ tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp, từng công trình lớn để đảm bảo độ chính xác trong kết quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi xí nghiệp.

1.2. Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động

Bằng việc so sánh nhu cầu vốn lưu động bình quân cho kỳ kế hoạch với nguồn vốn lưu động hiện có, Công tu xác định được lượng vốn lưu động thừa hoặc thiếu. Trong trường hợp vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, hay chiếm dụng vốn.

Thực tế, qua những phân tích ở trên, ta thấy Công ty luôn thiếu vốn lưu động so với nhu cầu và được tài trợ nhiều từ nguồn vay Ngân hàng. Vấn đề ở đây là nguồn tài trợ cho lượng vốn lưu động thiếu hụt này là quá ít để Công ty có sự lựa chọn chủ động và linh hoạt. Để giải quyết thực trạng này, Công ty nên trình Tổng công ty đề án phát triển tín dụng ngắn hạn giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà nhằm tận dụng sự lệch nhau về nhu cầu và thời gian sử dụng vốn lưu động giữa các đơn vị, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên này tìm kiếm được các nguồn vốn rẻ cũng như là không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn lưu thông, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các công ty thành viên nói riêng và Tổng công ty nói chung. Công ty cũng cần chủ động nghiên cứu hướng phát hành trái phiếu một cách có hiệu quả nhằm thu hút vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán trong tương lai gần.

Một nguồn vốn vô cùng quan trọng mà Công ty cần tận dụng tối đa là các khoản tín dụng thương mại do các doanh nghiệp khác cấp cho và khoản tiền ứng trước của khách hàng cho các công trình có giá trị lớn. Đây là những nguồn có tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn và có ưu điểm nổi bật là có tính ổn định cao và chi phí rẻ.

1.3. Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời

Trên thực tế, hoạt động sản xuất của Công ty luôn đòi hỏi nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ trong năm là khác nhau. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng.

Để đảm bảo vốn lưu động theo thời gian trong năm được quản lý đúng đắn, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ từ việc thực hiện kế hoạch hóa vốn lưu động, hàng tháng, hàng quý cần có sự xác định chính xác nhu cầu vốn, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng chủ quan, bị động.

Do đặc tính linh động và chuyển hóa phức tạp của vốn lưu động, Công ty cần phải lập các báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng vốn lưu động để tránh ứ đọng, thất thoát, lãng phí vốn lưu động đảm bảo hiệu quả sử dụng cao.

2. Thành lập bộ phận chuyên trách về định mức – đơn giá

Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần xây dựng bộ phận chuyên trách về định mức kinh tế - kỹ thuật có tính hiệu quả và cạnh tranh cao. Định mức kinh tế - kỹ thuật phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật nội bộ của Công ty phải dựa trên cơ sở năng lực và trình độ thực tế của Công ty.

- Phải tham khảo các thông tin về định mức của các đơn vị trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động để đảm bảo tính cạnh tranh. Đối với các định mức của Công ty cao hơn định mức tiêu chuẩn của Tổng công ty, của các đối thủ cạnh tranh thì bộ phận phụ trách định mức – đơn giá cần phải kết hợp với các phòng ban chức năng, các cơ sở sản xuất, các cán bộ quản lý tìm mọi biện pháp khắc phục và hiệu chỉnh lại.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật của Công ty cần được đánh giá và xem xét qua mỗi nằm nhằm đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với sự biến động của thị trường.

Khi đã ban hành được định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học, mang tính cạnh tranh cao, Công ty nên thực hiện cơ chế khoán chi phí sản xuất đến từng tổ, đội nhằm tạo ra sự đơn giản trong quản lý và phát huy tính chủ động sáng tạo của từng bộ phận sản xuất.

3. Cổ phần hóa các xí nghiệp trực thuộc

Cổ phần hóa doanh nghiệp hiện là một giải pháp hữu hiệu và là một xu hướng đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cổ phần hóa có ưu điểm lớn là tạo cho doanh nghiệp nguồn vốn cổ phần lớn từ đó nâng cao năng lực sản xuất. Thêm vào đó, cổ phần hóa nâng cao tinh thần làm chủ của người lao động, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển.

Qua phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, ta thấy một thực tế là vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vồn, thể hiện năng lực tài chính về dài hạn là yếu. Mặc dù vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2008 đã lên đến 112 tỷ đồng nhưng điều đó vẫn chưa giúp khắc phục được tình hình tài chính yếu trong dài hạn vì vốn chủ sở hữu qua các năm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Do được Tổng công ty bảo lãnh nên với tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ nhưng Công ty vẫn vay được vốn từ các Ngân hàng thương mại và nhận được sự tin tưởng của đối tác trong các công trình hay dự án có giá trị lớn. Trong tương lai, nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn thấp mà Công ty lại mất đi sự bảo trợ của Tổng công ty hay sự ưu đãi của Chính phủ thì bản thân hoạt động của Công ty sẽ gặp nhiều khó khắn trong việc cạnh tranh có hiệu quả và đứng vững trước đối thủ mạnh. Vì vậy, việc cổ phần hóa sẽ giúp cho Công ty có nguồn vốn lưu động dồi dào, có cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả.

4. Sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Thị trường tài chính là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Tiến tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập với mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022