Bảng Tính Toán Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động Ở Các Khâu

Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của vốn lưu động, thời gian luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm xuống, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn gia tăng như phân tích ở trên. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có như thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu rất quan trọng và tổng hợp, đánh giá cơ bản hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp. Để có cái nhìn chi tiết hơn trong đánh giá, ta đi sâu vào tính tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong từng khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Như đã trình bày trong chương I, để có thể tính được tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong từng khâu ta cần có dữ liệu về vốn lưu động bình quân trong từng khâu luân chuyển và mức luân chuyển vốn lưu động trong từng khâu. Dựa vào đặc điểm của mỗi khâu, ta có cách tính mức luân chuyển vốn lưu động như sau:

Đối với khâu dự trữ: Khi nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ được đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, ta coi như vốn lưu động đã hoàn tất giai đoạn tuần hoàn của nó trong khâu này. Ta có thể ước lượng mức luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ bằng cách lấy giá trị phát sinh Có của tài khoản 152 (Tài khoản nguyên liệu, vật liệu) và tài khoản 153 (Tài khoản công cụ dụng cụ) trong năm nghiên cứu.

Đối với khâu sản xuất: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận vốn lưu động sản xuất là tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm (thành phẩm), đó là giá vốn hàng bán (đối với sản phẩm đem tiêu thụ), giá trị thành phẩm tồn kho (thành phẩm nhập kho), giá trị hàng gửi bán (thành phẩm gửi bán).

Đối với khâu lưu thông: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận vốn lưu động trong lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sẽ bằng giá vốn cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bảng 2.6. Bảng tính toán tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở các khâu



Chỉ tiêu


Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị (Đ)

Giá trị (Đ)

Tăng so với 2006 (%)

Giá trị (Đ)

Tăng so với 2007 (%)

Mdt

Đồng

24,209,566,187

35,353,809,178

46.03

56,055,873,377

58.55

VLĐBQdt

Đồng

9,297,109,220

10,376,309,286

11.6

13,806,308,466

33.05

Số vòng luân


chuyển (Ldt)


Vòng


2.6


3.41


31.03


4.06


19.16

Thời gian luân


chuyển (Kdt)


Ngày


138.24


105.66


-23.56


88.66


-4.7

Msx

Đồng

210,387,200,977

256,578,380,192

21.95

275,928,988,010

7.5

VLĐBQsx

Đồng

66,023,085,717

88,990,223,002

34.78

95,951,862,204

7.8

Số vòng luân


chuyển (Lsx)


Vòng


3.19


2.88


-9.71


2.87


-0.34

Thời gian luân


chuyển (Ksx)


Ngày


112.97


124.86


10.52


125.18


0.25

Mlt

Đồng

328,398,446,001

354,229,914,835

7.86

389,100,748,449

9.8

VLĐBQlt

Đồng

134,877,101,664

146,298,207,198

8.46

121,986,543,225

-16.61

Số vòng luân


chuyển (Llt)


Vòng


2.43


2.42


-0.4


3.18


31.4

Thời gian luân chuyển (Klt)


Ngày


147.85


148.68


0.56


112.86


-24.09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 9

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)


Qua bảng tính toán, ta có thể thấy vốn lưu động của Công ty luân chuyển tương đối nhanh trong khâu dự trữ và luân chuyển chậm, hay bị ứ đọng ở khâu sản xuất và lưu thông. Tương ứng với sự gia tăng của tốc độ luân chuyển của tổng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở từng khâu được cải thiện và tăng nhanh qua các năm.

Nhìn vào Bảng 2.6 ta thấy được rằng, số vòng luân chuyển vốn lưu động ở khâu dự trữ tăng lên qua các năm và thời gian luân chuyển vốn lưu động ở khâu này

thì giảm đi khá nhanh, chứng tỏ việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong khâu dự trữ. Ngược lại, số vòng luân chuyển vốn lưu động ở khâu sản xuất và lưu thông có sự giảm đi qua các năm. Năm 2006, số vòng luân chuyển trong khâu sản xuất là 3.19, giảm xuống còn 2.88 vòng vào năm 2007 và còn 2.87 vòng vào năm 2008. Trong khâu lưu thông ta nhận thấy có 2 xu hướng của số vòng luân chuyển vốn lưu động, từ

2.43 vòng năm 2006 giảm xuống một chút còn 2.42 vòng vào năm 2007 nhưng đến năm 2008, số vòng luân chuyển lại tăng lên đến 3.19. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những sự điều chỉnh kịp thời và những cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động của khâu này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung.

2.3.2.Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, Công ty đã đạt được các mức tiết kiệm vốn nhất định.

Bảng 2.7. Bảng tính mức tiết kiệm vốn lưu động


Chỉ tiêu

Năm 2007 so với 2006

Năm 2008 so với 2007

Mức tiết kiệm tuyệt đối

34,467,242,885

-13,920,025,591

Mức tiết kiệm tương đối

6,381,136,861

-85,409,711,037

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Mức tiết kiệm tuyệt đối (Vtktđ ) của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 được tính theo công thức sau:

Vtktđ = VLĐBQthực tế – VLĐBQbáo caó

Cụ thể, Vtktđ năm 2008 so với 2007 được tính như sau:

VLĐBQnăm 2008 – VLĐBQnăm 2007 = 231,744,713,895 – 245,664,739,486

= -13,920,025,591 (đồng)

Mức tiết kiệm tương đối (Vtktgđ) được xác định như sau:


Doanh thu thuần năm kế hoạch

Vtktgđ =

360

x

(K1 – K0)


Trong đó K0, K1 lần lượt là thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch. Doanh thu thuần, vốn lưu động bình quân, K1, K0 được xác định từ bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Bảng 2.5) ở trên.

Ví dụ, so với năm 2008 so với năm 2007, mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là:

Vtktg đ

322,199,475,776 258.92- 354.35 -85 360

(tỷ đồng)

Kết quả tính toán mức tiết kiệm vốn lưu động cho thấy do Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho quy mô vốn lưu động tất yếu tăng lên, điều này được phản ánh trong chỉ tiêu mức tiết kiệm tuyệt đối. Ở đây, chỉ tiêu mức tiết kiệm tuyệt đối không phản ánh bản chất quy mô tiết kiệm tuyệt đối về vốn mà mức tiết kiệm về vốn được phản ánh ở chỉ tiêu mức tiết kiệm tương đối. Có thể thấy, do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên Công ty đã tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần).

Năm 2008, Công ty đã tiết kiệm tương đối được 85,4 tỷ đồng vốn lưu động so với năm 2007. Kết quả này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đang được nâng cao rõ rệt.

2.3.3 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

Bảng 2.8. Bảng tính hệ số đảm nhiệm vốn lưu động


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008



Giá trị

Giá trị

Giá trị

Doanh thu thuần

đồng

219,426,750,052

241,811,502,097

322,199,475,776

Vốn lưu động

bình quân


đồng


210,197,496,601


245,664,739,486


231,744,713,895

Hệ số đảm nhiệm

vốn lưu động



0.96


1.01


0.71


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)


Từ bảng tính hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, ta có biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.7. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động


0.96

1.01

0.71

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

1.5


1


0.5


0

2006 2007 2008 n¨m


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Theo như Bảng 2.8 Biểu đồ 2.7 ta thấy, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty cho thấy năm 2006, Công ty mất 0.96 đồng vốn lưu động để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, đến năm 2007, Công ty phải mất đến 1.01 đồng vốn lưu động mới tạo ra được một đồng doanh thu thuần, nhưng đến năm 2008 Công ty chỉ còn mất 0.71 đồng để tạo được một đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty đang giảm nhanh trong giai đoạn 2007 – 2008 phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2006 – 2007.

Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp, nhưng cái cuối cùng mà doanh nghiệp quan tâm lại không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của vốn lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế, ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lợi của vốn lưu động.

2.3.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động

Bảng 2.9. Bảng tính hệ số sinh lợi của vốn lưu động


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Lợi nhuận sau thuế

đồng

8,784,387,725

10,670,774,056

20,083,318,599

Vốn lưu động bình quân

đồng

210,197,496,601

245,664,739,486

231,744,713,895

Hệ số sinh lợi của vốn lưu động


0.041

0.043

0.087

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Biểu đồ 2.8. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động


Biểu đồ 2.8. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động



0.1

0.09

0.08

0.07

0.06

0.05

0.04

0.03

0.02

0.01

0


2006 2007 2008



Hệ số sinh lợi của vốn lưu động


0.087

0.041

0.043

n¨m


(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Biểu đồ 2.8 cho ta thấy hệ số sinh lợi của vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm, tăng nhẹ vào giai đoạn 2006 – 2007 và tăng mạnh ở giai đoạn 2007 – 2008. Nếu như năm 2006, một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 0.041 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì năm 2007, với một đồng vốn lưu động Công ty tạo ra được 0.043 đồng lợi nhuận sau thuế và đến năm 2008 một đồng vốn lưu động

đã tạo ra được 0.087 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy rõ ràng ta thấy sự tăng quy mô vốn lưu động nhằm mở rộng sản xuất của Công ty đã dẫn đến hiệu quả nâng cao lợi nhuận sau thuế vào giai đoạn 2007 – 2008, điều này phản ánh hướng đi đúng đắn của Công ty và chất lượng quản lý vốn lưu động đang ngày một được chú trọng và nâng cao.

Tóm lại, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 bằng những chỉ tiêu ở trên đã cho chúng ta thấy cái nhìn sâu sắc về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm vừa qua. Có thể nhận thấy, Công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, và đạt được nhiều thành tựu. Tính đến giai đoạn 2007 – 2008, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đã được nâng cao rõ rệt, hệ số đảm nhiệm và hệ số sinh lời của vốn lưu động tăng nhanh, vốn lưu thông bị ứ đọng đã được giảm đi nhanh chóng, phản ánh hiệu quả hoạt động gắn liền với quy mô sản xuất mở rộng.

Nhìn nhận thấy thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, để có thể đề ra các biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải có cái nhìn cụ thể về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11.

2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Điều đầu tiên ta có thể thấy là muốn sử dụng vốn lưu động có hiệu quả Công ty cần phải có những biện pháp quản lý hình thái vật chất của vốn lưu động một cách khao học, đảm bảo sự hài hòa giữa nhu cầu sản xuất và chi phí trong quản lý cũng như vấn đề sử dụng hợp lý, tránh thất thoát, lãng phí.

2.4.1.Quản lý hình thái biểu hiện của vốn lưu động

2.4.1.1. Quản lý tiền mặt và các chứng khoán có độ thanh khoản cao

Quản lý tiền mặt tại văn phòng Công ty và từng xí nghiệp được phân công cho một nhân viên trong phòng tài chính kế toán phụ trách (Thủ quỹ). Các thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi thu chi và có những báo cáo kịp thời lên Công ty về mức tiền mặt hiện có. Công ty đã và đang có nhiều kế hoạch mở rộng đầu tư vào chứng khoán có độ thanh khoản cao để tạo sự linh động và hiệu quả hơn trong quản lý tiền

mặt. Chứng khoán của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 vẫn luôn giữ được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường chứng khoán nói chung.

Mô hình quản lý tiền mặt của Công ty có những nét tương đồng với mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr. Công ty xác định một mức tiền mặt cơ bản (trong mô hình Miller Orr, gọi là mức tiền mặt theo thiết kế) bằng 5% tổng vốn lưu động và tùy theo nhu cầu thực tế phát sinh nhiều hay ít, Công ty sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh và biên độ dao động của tiền mặt được điều chỉnh theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty, kế toán trưởng công ty.

Ta có thể thấy được sự phân công cụ thể và rõ ràng trong việc quản lý ngân quỹ, việc xác định mức tiền mặt cơ bản giúp Công ty chủ động trong thanh toán, đảm bảo không bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc do thiếu vốn. Tuy nhiên, một sự khiếm khuyết dễ nhận thấy là nguồn huy động tiền mặt khi cần thiết của Công ty rất hạn chế, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại. Sự khiếm khuyết của các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn khiến cho công tác quản lý tiền mặt của Công ty thiếu sự linh hoạt và trở nên thận trọng hơn làm giảm khả năng sinh lời, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.4.1.2. Quản lý dự trữ, tồn kho

Dự trữ của Công ty chủ yếu là những nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động xây lắp như: sắt thép, xi măng, ống bê tông, dây điện… và các công trình xây dựng dở dang. Dự trữ của Công ty được quản lý trực tiếp tại các kho của từng xí nghiệp. Các xí nghiệp của Công ty được tổ chức tại các nơi có công trình xây dựng lớn, có thời gian kéo dài. Các xí nghiệp có bộ máy quản lý tương đối độc lập tuy rằng hạch toán phụ thuộc song mỗi xí nghiệp đều lập báo cáo tài chính riêng. Tại mỗi xí nghiệp cũng như ở trụ sở chính của Công ty đều có sự phân công rõ ràng một nhân viên phụ trách quản lý kho (xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ).

Công ty không áp dụng các mô hình quản lý dự trữ mà phần lý thuyết đã trình bày mà việc quản lý dự trữ của Công ty, giống nhiều doanh nghiệp Việt Nam là xuất phát từ nhu cầu phát sinh của kế hoạch sản xuất. Thông qua kế hoạch sản

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí