Một Số Chỉ Tiêu Về Kết Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Việt Nam 2008

Trong năm 2008, tuy tài sản có rủi ro của các ngân hàng tăng lên nhưng hệ số an toàn vốn CAR được xác định bằng tỷ lệ Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro của các ngân hàng lại tăng khá cao so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng có mức vốn điều lệ thấp đã phải bổ sung mức vốn điều lệ của mình để đạt được tối thiểu là 1000 tỷ đồng, điều này góp phần làm tăng vốn tự có, làm tăng hệ số CAR của các ngân hàng.

Một số chỉ tiêu khác phản ánh hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2008 được thể hiện trong Bảng 2 – 4:

Bảng 2 - 4 Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 2008


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Huy động:

- Tốc độ (%)

- VND (%)

- USD (%)

Tỷ trọng của NHTM QD

- 33.20

33.73

31.96

-

- 26.86

27.87

24.50

73.93

- 36.53

40.99

25.31

68.67

- 47.64

53.99

28.66

58.07

-

-

-

-

-

Dư nợ (nghìn tỷ đồng)

- Tốc độ (%)

Tỷ trọng của NHTM QD

420

41.65

-

550

31.04

70.80

690

25.44

63.49

1,062

53.89

57.05

1.296

21-22

-

Kết cấu dư nợ (%):

- Nông-lâm-thủy sản(%)

- Công nghiệp (%)

- Thương nghiệp-DV(%)

- Xây dựng (%)

100

29.7

24.9

23.2

14.4

100

29.7

25.4

17.7

14.4

100

29.2

25.5

17.7

14.5

100

28.92

26.02

18.24

14.15

-

-

-

-

-

Tỷ lệ nợ xấu / ∑dư nợ

2.85

3.18

14

3

3.5

Lãi suất theo năm

- Huy động VND (%)

- Cho vay VND (%)

- Huy động USD (%)

- Cho vay USD (%)


6-7.56

8.76-14.4

1.2-2.4

3.5-4.5


2.4-8.4

9.6-16.2

3-4.5

5.25-7.5


7.56-9.36

9.6-16.2

3.9-5

5.8-8


7.62-9.48

9.6-16.2

4.2-5.1

11.48-16.2


- (24- 12.75)

-

-

Tỷ giá

- Tăng (%)

- Biên độ


0.84

.25


ổn định

.25


ổn định

.25


0.08

.25/.5/.75


8-9

.75/3.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế - 7




8.9

9.7

CAR

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm 2004-2007; Báo cáo Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2008, định hướng nhiệm vụ năm 2009 của NHNN ngày 30/12/2008)

2.5 Thc trng hot động tín dng doanh nghip nhvà va Vit Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Mặc dù tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một phân khúc thị trường rộng lớn và có nhiều tiềm năng, thực trạng hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy các kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực thị trường này.

Tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 163,673 doanh nghiệp (chiếm trên 50% số doanh nghiệp nhỏ và vừa) với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482,092 tỷ; trong đó vốn tự có chiếm tỷ trọng là 36.25%, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng 45.31%, còn lại vốn khác chiếm 18.44%. Vốn tự có bình quân của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/7/2008 là 1.33 tỷ đồng; bình quân vốn vay ngân hàng của một doanh nghiệp là 1.79 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tính đến ngày 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại đạt 299,472 tỷ đồng, chiếm 27.3% tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế, tăng 16.65% so với thời điểm 31/12/2007 và tăng 70.5% so với thời điểm 31/12/2006. Trong đó: cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%; cho vay, trung dài hạn chiếm 26,95%. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5.1%, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38.51%, lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 56.39% trên tổng dư nợ.

Các ngân hàng thương mại quốc doanh đi đầu trong việc cho vay các DNNVV, đạt dư nợ là 170,481 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56.98%; tiếp đến là các ngân hàng thương mại cổ phần với dư nợ đạt 120,936 tỷ đồng, chiếm 40.42% tổng dư nợ toàn ngành; các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt dư nợ 8,053 tỷ đồng, chiếm 2.6%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống là 3.64% (số tuyệt đối là 10,886 tỷ đồng), tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0.19% so với năm 2006. Tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại quốc doanh là 4.59%, ngân hàng thương mại cổ phần là 2.44%, ngân hàng liên doanh và nước ngoài là 1.45%.

Theo các số liệu trên, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng là rất lớn, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 27.3%, một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp (trên 93% tổng số doanh nghiệp) và đóng góp của các doanh nghiệp cho nền kinh tế (đóng góp hơn 40% GDP và tạo việc làm cho hơn 50% số lao động). Hơn nữa, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn còn thấp, trong khi đó nguồn vốn vay trung dài hạn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ tín dụng cấp cho khu vực nông nghiệp còn quá thấp.

3 Một số chính sách tác động của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trong năm 2008 và đầu năm 2009

3.1 Các chính sách ca Chính ph

Trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 27/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực, biện pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng hợp lý theo gói giải pháp đồng bộ gồm 5 điểm chính:

Nhóm giải pháp thứ nhất: Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Tập trung giải quyết dứt điểm những thủ tục còn phiền hà, giảm đến mức thấp nhất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng, nhất là các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao.

Nhóm giải pháp thứ hai: Kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên.

Nhóm giải pháp thứ ba: Chính sách tài chính, tiền tệ phải hết sức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp và nhân dân sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống.

Nhóm giải pháp thứ tư: Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường chăm lo cho đồng bào nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai, lũ lụt không để bị thiếu đói.

Nhóm giải pháp thứ năm: Tổ chức, chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt. Trong đó chú trọng rà soát lại các loại thủ tục, nhất là thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp cận vốn; nộp thuế, hoàn thuế…

Tiếp đó, nhằm mục đích giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay, kích thích đầu tư, trong những tháng đầu năm 2009 Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, Ngành đã thông qua hai chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn và hỗ trợ lãi suất cho vay trung dài hạn.

Ngày 15/1/2009, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, Ngành đã thông qua kế hoạch sử dụng 17.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) để kích thích đầu tư, thực hiện thông qua bù lãi suất 4% khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thời điểm thực hiện bắt đầu từ tháng 2/2009. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 12 tháng. Riêng các doanh nghiệp vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng, vay vốn để trả nợ các hợp đồng tín dụng khác… không được hưởng chính sách ưu đãi này.

Ngày 4/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng nhằm thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2009 đến 31/12/2011. Các khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất này bị quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay, thời hạn vay thực tế vượt quá 24 tháng thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ, gia hạn nợ và vượt quá 24 tháng.

3.2 Các chính sách ca Ngân hàng Nhà nước 3

Đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm kiềm chế có hiệu quả lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các giải pháp này bao gồm:

- Thu hút tiền về từ lưu thông nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng, đồng thời, hỗ trợ kịp thời vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản.



3 Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2008, định hướng nhiệm vụ năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước

- Quy định trần lãi suất huy động VND ở mức 12%/năm kể từ ngày 26/2/2008 đến 18/5/2008. Từ ngày 19/5/2008, thay đổi cơ chế điều hành LSCB phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150% LSCB do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ; đồng thời từng bước điều chỉnh tăng LSCB và các mức lãi suất khác cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ.

Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kết quả kiềm chế lạm phát ở nước ta từ tháng 7/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế:

- Điều chỉnh linh hoạt lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; từng bước giảm dần LSCB và các mức lãi suất khác phù hợp với xu hướng giảm của LSCB.

- Giảm dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc trong các giao dịch tái cấp vốn với Ngân hàng Nhà nước và thanh toán trước hạn nếu có nhu cầu.

Trong năm 2008, diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường không ổn định do biến động tăng, giảm luồng ngoại tệ chuyển vào Việt Nam, nhập siêu tăng cao và yếu tố tâm lý, đầu cơ. Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng linh hoạt các giải pháp để ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập siêu:

- Mở rộng từng bước biên độ ấn định tỷ giá mua – bán đồng Đôla Mỹ từ mức

0,75% lên 3%; điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với cung cầu ngoại tệ và mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

- Phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát chặt chẽ nhập siêu. Can thiệp mua, bán ngoại tệ phù hợp với mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, đảm bảo mức tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, cân đối cung cầu ngoại tệ, đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu cho nền kinh tế.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về quản lý ngoại hối, quản lý các đại lý thu đổi ngoại tệ nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do.

Để góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý trong điều kiện thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, NHNN đã thực hiện linh hoạt, đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ vốn cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy mô, chất lượng tín dụng. Cụ thể:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của Ngành đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn; tăng cường cho vay và thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác.

- Thành lập Tổ công tác xử lý khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Nhà nước đưa ra các quyết định và chính sách nhằm đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước.

- Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng cần khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng vốn lên‌

1.000 tỷ đồng trước thời điểm 31/12/2008.

- Các tổ chức tín dụng tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và xếp hạng tín dụng, tạo cơ sở nâng cao năng lực quản trị rủi ro, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Mạng lưới hoạt động được chú trọng củng cố, nâng cấp.

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2008

1 Tổng quan về hoạt động tín dụng DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

So với bề dày hoạt động hơn 45 năm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng còn khá mới


55

mẻ. Tuy vậy, trong những năm gần đây, vai trò của tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mục tiêu phát triển của ngân hàng luôn được ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam bắt đầu chú trọng đến mảng hoạt động này từ năm 2002. Được Chính phủ khuyến khích, nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ tăng trưởng khá cao kể từ năm 2001. Để đáp ứng nhu cầu vốn của nhóm doanh nghiệp này Vietcombank đã đề ra chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND cho vay các DNNVV dự kiến thực hiện trong hai năm 2002 và 2003, tuy nhiên số vốn đã được cho vay hết chỉ trong một năm.

Tính đến ngày 31/12/2002, dư nợ tín dụng cho các DNNVV của Vietcombank đạt 4,267 tỷ VND, tăng 85% so với năm 2001. Trong năm 2003, dư nợ tín dụng cho các DNNVV tiếp tục tăng trưởng mạnh với tốc độ gần 80% so với năm 2002.

Trong giai đoạn 2004-2006, do tập trung nguồn lực và thời gian vào việc triển khai áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro nên Vietcombank thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách được triển khai trong giai đoạn này bao gồm:

- Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và hoạt động xử lý tác nghiệp.

- Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, có độ rủi ro lớn và kém hiệu quả.

- Phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.

- Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, các mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; thận trọng cho vay đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

Sau khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo định hướng như trên, hoạt động tín dụng cho DNNVV của Vietcombank lại tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2007, với tốc độ tăng trưởng là 27.41% so với năm 2006.

Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra,


56

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng từ cuối năm 2008 cũng làm cho hoạt động trên thị trường tín dụng giảm sút. Do vậy, dư nợ tín dụng cho các DNNVV trong năm 2008 tăng trưởng chậm lại. Đến 31/12/2008 tổng dư nợ cho vay các DNNVV của Vietcombank đạt 25,343 tỷ VND, tăng 16.52% so với năm 2007.

2 Phân tích cụ thể hoạt động tín dụng cho DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008

Tín dụng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam luôn được ban lãnh đạo của ngân hàng quan tâm và khuyến khích phát triển. Do vậy, dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm 2002 – 2008. Trong Bảng 2 – 5 là các số liệu cụ thể về tình hình dư nợ tín dụng DNNVV tại Vietcombank giai đoạn 2005 – 2008.

Bảng 2 - 5 Số liệu dư nợ tín dụng cho các DNNVV giai đoạn 2005 - 2008 (ĐVT: Tỷ VND)

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Dư nợ

(%)

Dư nợ

(%)

Dư nợ

(%)

Dư nợ

(%)

Theo thời hạn

- Ngắn hạn

- Trung dài hạn

14,528

8,285

6,243

100

57.03

42.97

17,071

9,734

7,337

100

57.02

42.98

21,750

12,276

9,474

100

56.44

43.56

25,343

13,969

11,374

100

55.12

44.88

Theo loại tiền vay

- VND

- USD

14,528

7,005

7,523

100

48.22

51.78

17,071

8,484

8,587

100

49.70

50.30

21,750

10,419

11,331

100

47.91

52.09

25,343

13,530

11,813

100

53.39

46.61

∑TD DNNVV

14,528

17,071

21,750

25,343

Tốc độ (%)

16.91%

17.50%

27.41%

16.52%

%∑ dư nợ của NH

23.8%

25.2%

22.3%

22.7%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng DNNVV của Phòng Chính sách tín dụng, Hội sở chính VCB)

Như vậy, dư nợ tín dụng cho các DNNVV của ngân hàng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng cao nhất là vào năm 2007. Trong hai năm 2005 và 2006, tốc độ tăng trưởng thấp hơn, chỉ vào khoảng 17% nhưng kết quả đó phù hợp với chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng của ngân hàng trong giai đoạn này. Năm 2008 vừa qua, do việc áp dụng chính sách hạn chế sự tăng trưởng nóng tín dụng vào nửa đầu năm và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào nửa cuối năm nên cường độ cho vay giảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm mạnh so với năm trước đó cả về số tuyệt đối và số tương đối: năm 2007 dư nợ tín dụng tăng 4,679 tỷ VND so với năm 2006, tương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022