Bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay cho các công ty khác, các ngân hàng thương mại đã mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Việc hình thành, mua bán và bảo hiểm MBS rất phức tạp nên Chính phủ gần như không kiểm soát được các nhà đầu tư. Các công ty bảo hiểm cũng mạnh tay hơn trong việc bán CDS ra thị trường, bất chấp khả năng bảo đảm của mình.
Do vay vốn dễ dàng nên nhu cầu mua nhà rất cao, kéo theo việc bất động sản tăng giá liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ trong vòng bốn năm từ 2001 đến 2005. Cho rằng giá nhà sẽ tiếp tục lên, mọi người sẵn sàng mua nhà và đầu cơ bất động sản với giá cao vì họ nghĩ rằng nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lãi. Do đó, “bong bóng” của thị trường bất động sản đã hình thành.
Thị trường bất động sản bắt đầu chững lại vào đầu năm 2006 khi FED tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. Lúc này, lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng theo và cường độ vay để mua nhà giảm xuống. Giá nhà giảm mạnh vì cung vượt cầu. Rất nhiều người trong nhóm vay tiền với lãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh theo lãi suất hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng không được vì giá nhà hiện tại thấp hơn so với khoản nợ. Kết quả, họ buộc phải để cho ngân hàng trưng thu lại nhà của mình.
Ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của MBS giảm mạnh. MBS mất giá tức là tài sản của các nhà đầu tư cũng mất theo. Các công ty nhận bảo hiểm MBS cũng gặp khó khăn khi phải bảo lãnh ngày càng nhiều khoản vay xấu. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại lượng lớn các khoản vay đều không có khả năng thu hồi vốn.
Đến cuối năm 2007, bong bóng thị trường bất động sản ở Mỹ thực sự “vỡ”. Hàng loạt công ty và ngân hàng khổng lồ của Mỹ đồng loạt phá sản.
1.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp mua nhà tại Mỹ đã lan rộng thành khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy tình trạng nợ xấu, vỡ nợ tăng cao khiến số lượng ngân hàng và các tập đoàn ở Mỹ và ở nhiều nền kinh tế khác bị phá sản ngày càng tăng. Chỉ tính riêng ở Mỹ, trong năm 2008 đã có 23 ngân hàng Mỹ bị giải
thể, đóng cửa. Theo Standard & Poor’s, năm 2008 trên thế giới có 85 tập đoàn phá sản thì có tới 70 tập đoàn là của Mỹ.
Những khó khăn mà các nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt trong năm 2008 vô cùng phức tạp, khó lường. Trong 6 tháng đầu năm, bất động sản và chứng khoán sụt giá mạnh, trong khi đó giá dầu và giá lương thực sự tăng mạnh, cùng với những bất ổn chính trị tại nhiều nơi trên thế giới đã gây ra áp lực lạm phát toàn cầu. Ngược lại, trong 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm từ mức kỷ lục 147USD/thùng vào giữa tháng 7 xuống mức thấp dưới 40 USD/thùng vào giữa tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây ra áp lực giảm phát và thiểu phát [15].
Dưới đây là một số chỉ tiêu về kinh tế trong năm 2008 của các nước: Mỹ, Nhật, EU(15) (nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu), Trung Quốc và Việt Nam.
Bảng 2 - 2 Chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế năm 2008 của một số quốc gia (tăng trưởng GDP năm 2009 là dự đoán của IMF)
Tăng trưởng GDP các quý năm 08 (%) | GDP 08 (%) | GDP 09 (%) | Thất nghiệp 08 (%) | ||||
Quý 1 | Quý 2 | Quý 3 | Quý 4 | ||||
Mỹ | 0.9 | 2.8 | (0.5) | (3.8) | 1.1 | (2.6) | 7.2 |
Nhật | 0.8 | (0.6) | (0.1) | (12.7) | (0.7) | (5.8) | 4.4 |
EU (15) | - | (0.2) | (0.2) | (1.5) | 0.7 | (2) | 7.4 |
Trung Quốc | 10.6 | 10.1 | 9 | 6.8 | 9 | 6 | 4.2 |
Việt Nam | 7.4 | 6.5 | 6.5 | 5.7 | 6.2 | 5.5 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Một Số Chỉ Tiêu Về Kết Quả Hoạt Động Của Các Nhtm Việt Nam 2008
- Dư Nợ Cho Vay Đối Với Các Dnnvv Tại Vietcombank Giai Đoạn 2005-2008
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Vietcombank
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Tổng hợp của tác giả từ các website của: Cafef, Vietstock, Vnexpress, Vitinfo, VCCI) Một nền kinh tế có mức tăng trưởng âm hai quý liên tiếp được coi là rơi vào tình trạng suy thoái. Bảng trên cho thấy tam cực kinh tế mạnh nhất của thế giới gồm Mỹ -
Nhật – EU(15) đều đã rơi vào suy thoái bắt đầu từ quý 2/2008. Đây cũng là những khu vực phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính lần này.
Năm 2009 sẽ tiếp tục là một năm tồi tệ của nền kinh tế Mỹ với mức tăng trưởng được dự báo là âm 2.6%. Trong năm 2008, số người thất nghiệp của Mỹ theo công bố vào cuối tháng 12 là 2,589 triệu người, cao mức kỉ lục kể từ năm 1945.
Quý 4/2008, GDP của Nhật sụt giảm 12.7% (so với cùng kỳ năm 2007). Đây là mức sụt giảm trầm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974. Nền kinh tế này còn được dự báo là sẽ đi xuống nữa trong năm 2009.
Kinh tế trong khu vực EU(15) đang trải qua sự suy thoái nghiêm trọng. Tình trạng
thất nghiệp tăng cao ở tất cả các quốc
Tốc độ (% )
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Năm Năm
2008 2009
15
10
5
0
-5
-10
Mỹ Nhật EU(15) Trung Quốc Việt Nam
-15
Biểu đồ 2 - 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tại một số quốc gia trong các quý năm 2008 và cả năm 2008, 2009
thống kê không chính thức.
gia, trong đó có cả Đức, Pháp và Italia. Tại khu vực Đông Á và Đông Nam
Á, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, những nền kinh tế có thị trường chứng khoán và tài chính phát triển. Tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Việt Nam, tuy tốc độ tăng trưởng GDP có sụt giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là nạn thất nghiệp. Ngoài 8.9 triệu người thất nghiệp trong nước được công bố chính thức vào cuối tháng 12/2008, có đến 25 triệu công nhân di dân của nước này thất nghiệp theo các
1.3 Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
đến nền kinh tế Việt Nam
So với cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam Á năm 1997, trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lần này Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng hơn do đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 vừa phải đối mặt và giải quyết những khó khăn nội tại: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP) lại phải tiếp tục đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Khủng hoảng tài chính thế giới đã có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Nếu như trong hai năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển với tốc độ nhất nhì thế giới thì sang năm 2008 cũng suy giảm
mạnh nhất. VN-Index mở đầu phiên giao dịch năm 2008 đạt 921.07 điểm nhưng đến ngày 29/12/2008 chỉ là 308 điểm, bằng 1/3 so với đầu năm, đã có lúc chỉ đạt 286.85 điểm vào ngày 10/12. Mức thấp nhất của HASTC-Index trong năm 2008 là 97.61 điểm vào ngày 27/11/2008. Cuối năm 2007, vốn hóa thị trường chiếm 40% GDP (30 tỷ USD). Tuy nhiên cuối năm 2008, giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn 13 tỷ USD, tương đương 17% GDP. VN-Index mất gần 70% giá trị [20].
Tuy vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng. Theo thống kê sơ bộ của Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tổng vốn FDI đăng kí năm 2008 đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần so với năm 2007. Đây là mức thu hút vốn FDI lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 54,12% vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 45,4% vốn đầu tư đăng ký; số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
Bảng 2 - 3 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm từ 2003-2008
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | Q1/09 | ||
Tăng trưởng GDP (%) | 7.34 | 7.79 | 8.44 | 8.23 | 8.48 | 6.18 | 3.1 | |
Nông-lâm- thủy sản | Tốc độ (%) | 3.62 | 4.36 | 4.02 | 3.69 | 3.40 | 4.07 | 0.9 |
% GDP | 22.54 | 21.81 | 20.97 | 20.40 | 20.30 | 21.99 | - | |
CN - XD | Tốc độ (%) | 10.48 | 10.22 | 10.69 | 10.38 | 10.60 | 6.11 | 2.1 |
% GDP | 39.47 | 40.21 | 41.02 | 41.54 | 41.58 | 39.91 | - | |
Dịch vụ | Tốc độ (%) | 6.45 | 7.26 | 8.48 | 8.29 | 8.68 | 7.18 | 6.5 |
%GDP | 37.99 | 37.98 | 38.01 | 38.06 | 38.10 | 38.10 | - | |
Xuất khẩu | Tốc độ (%) | 18.80 | 31.31 | 21.60 | 22.10 | 21.50 | 29.50 | 2.4 |
Kim ngạch (tỷ USD) | 20.2 | 26.5 | 32.5 | 39.8 | 48.6 | 62.7 | 13.5 | |
Nhập khẩu | Tốc độ (%) | 26.70 | 26.48 | 15.40 | 20.01 | 39.64 | 28.30 | (45) |
Kim ngạch (tỷ USD) | 25.3 | 32.0 | 36.8 | 44.9 | 62.7 | 80.7 | 11.8 | |
FDI | Tốc độ (%) | 18.40 | 28.50 | 49.10 | 69.30 | 100.00 | 215.27 | - |
Vốn đăng kí (tỷ USD) | 2.6 | 4.0 | 5.8 | 10.2 | 20.3 | 64.0 | - | |
Lạm phát (%) | 3 | 9.5 | 8.4 | 6.6 | 12.6 | 19.9 | 1.32* |
(Nguồn: Tổng hợp từ website của Tổng cục thống kê các năm 2003-2008, theo giá so
sánh 1994, Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế các năm
* CPI tháng 3/2009 so với tháng 12/2008)
Bảng số liệu trên cho ta một cái nhìn khái quát về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam qua các năm. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng đều qua các năm với những con số ấn tượng, đạt tốc độ cao nhất vào năm 2007. Nhiều nhà phân tích đã dự đoán trong năm 2008, con số này sẽ là 8 - 9%. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, mức tăng trưởng GDP đã giảm sút.
2008
2007
2006
2005
2004
NK XK DV
CN-XD
Nông-lâm-thủy sản GDP
2003
0 10 20 30 40 50
Tốc độ (%)
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003- 2008 (%)
Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng tác động đến cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm trong các năm 2003-2007. Tuy nhiên tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp đã tăng vào năm 2008, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng giảm.
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm 2008 vẫn ở mức cao. Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (29.5%) cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu (28.3%) nhưng nhập siêu vẫn lớn (18 tỷ USD).
Tỷ lệ lạm phát tăng cao trong năm 2007 và đầu năm 2008. Lạm phát cao trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhiều nguyên nhân, đó là: giá dầu mỏ và lương thực trên thế giới tăng mạnh ảnh hưởng đến giá cả trong nước; thị trường bất động sản “đóng băng” ở giá cao; giá vàng trong nước cao hơn giá vàng trên thế giới đến hơn 10%; USD cũng lên giá rất mạnh so với VND ngay cả khi chính đồng USD lúc đó đang bị mất giá mạnh so với các đồng tiền thông dụng quốc tế khác; USD tăng giá cùng với nhập siêu
tăng dẫn đến lạm phát qua nhập siêu. Đến 6 tháng cuối năm, do các chính sách tác động của chính phủ và ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát đã giảm và thậm chí còn dẫn đến giảm phát [16].
2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
2.1 Ảnh hưởng đến lãi suất
Năm 2008, lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại biến động liên tục theo sự tăng, giảm của lãi suất cơ bản.
Lãi suất (%) Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu
13
12
11
15
14
13
14
13
12
13
12
11
12
11
10
8.25
8.75
7.5
6
11
10
9
9.5
8.5
7.5
16
14
12
10
8
6
4
2
0
1/1 1/2 19/5 11/6 21/10 5/11 21/11 5/12 22/12
Biểu đồ 2 - 3: Diễn biến các lãi suất chủ chốt tại Việt Nam năm 2008
Trước nguy cơ lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều chính sách nhằm thắt chặt tiền tệ ngay từ những tháng đầu năm 2008: tăng LSCB từ 8.25% lên 8.75%, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, bắt buộc 41 tổ chức tín dụng mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 7.8%/364 ngày (thấp hơn LSCB) nhằm rút 20.3 nghìn tỷ đồng ra khỏi lưu thông. Lãi suất tăng cao nhất là vào thời gian giữa năm (có lúc, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại là 23-24%).
Cuối năm 2008, hoạt động kinh tế trong nước giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bởi vậy, từ tháng 10/2008 chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu được nới lỏng. LSCB được điều chỉnh giảm liên tiếp vào những tháng cuối năm. Lãi suất cho vay trên thị trường chỉ còn từ 12.75% đến 16.5%/năm. Đối với một số dự án, lĩnh vực sản xuất ưu tiên như doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông dân, một số ngân hàng thương mại chỉ cho vay với lãi suất 10-11%/năm.
Tuy lãi suất giảm mạnh nhưng dư nợ tín dụng tăng không đáng kể. Nguyên nhân là dù lãi suất giảm nhưng sự thận trọng đang tăng lên, không chỉ từ phía ngân hàng mà cả từ phía doanh nghiệp đi vay, khiến tín dụng rất khó giải ngân.
2.2 Ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND
So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại vào cuối năm 2008 đã tăng khoảng 9%, cao hơn nhiều so với mức chưa đến 1% của những năm trước. Tuy nhiên, sự tăng lên này không diễn ra đồng đều trong cả năm. Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng “ứ đọng” ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống mức thấp nhất là 15.300 VND; nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng mua vào USD, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Nhưng bắt đầu từ tháng 5, sự khan hiếm ngoại tệ diễn ra trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua USD ở thị trường tự do với giá trên 18.000 VND.
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11
12
Tháng
18000
17500
Tỷ giá USD/VND
17000
16500
16000
15500
15000
Biểu đồ 2 - 4: Biến động tỷ giá USD/VND theo tháng năm 2008
2.3 Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng
Lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm sút trong năm 2008 và cả trong 6 tháng đầu năm 2009 do các nguyên nhân:
Thứ nhất, trong những tháng nửa đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát cao và khó khăn thanh khoản của các doanh nghiệp vay vốn khiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Cũng trong giai đoạn này, LSCV cao nên cường độ cho vay giảm,
làm giảm nguồn thu từ tín dụng. Mặt khác, chi phí huy động vốn cao (do lãi suất huy động cao) cũng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ hai, trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, do vậy cầu đối với tín dụng giảm sút. Ảnh hưởng gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đó là suy thoái kinh tế toàn cầu đẩy nhiều doanh nghiệp trong nước vào tình trạng khó khăn, dẫn đến không dám vay vốn hoặc không đủ điều kiện để được vay vốn.
Thứ ba, trong 6 tháng đầu năm 2008, nhiều ngân hàng kiếm được lợi nhuận cao từ hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng (do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng rất cao, có thời điểm lên đến 43%/năm), nhưng đến 6 tháng cuối năm lãi suất hạ nên các ngân hàng không còn kiếm được lợi nhuận cao từ nguồn này nữa.
Thứ tư, trong năm 2008 hoạt động cho vay đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán và tín dụng tiêu dùng không còn tăng trưởng mạnh và mang đến nhiều lợi nhuận cho ngân hàng như trong năm 2007. Sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn, không còn là thị trường hấp dẫn cho các ngân hàng. Riêng với tín dụng tiêu dùng, cơ chế cho vay theo lãi suất trần theo Quyết định 16 của NHNN là một trở ngại. Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro và chi phí cao hơn so với cho vay các doanh nghiệp, bởi vậy lãi suất cho vay thường cao hơn lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với cơ chế cho vay theo lãi suất trần, cả cho vay doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng đều có trung một “trần”, như vậy sẽ không khuyến khích các ngân hàng cho vay tiêu dùng.
Thứ năm, trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu tăng làm tăng chi phí tài chính và giảm lợi nhuận. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến các khoản nợ xấu của ngân hàng gia tăng nên các khoản trích lập dự phòng cũng tăng. Trong năm 2007, hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh có tỷ lệ nợ xấu chỉ trên dưới 3%, các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nợ xấu phổ biến dưới 2% thì trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 3.5% và ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 4.5%.
2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2008