Dư Nợ Cho Vay Đối Với Các Dnnvv Tại Vietcombank Giai Đoạn 2005-2008

đương tốc độ tăng 27.41% nhưng năm 2008 dư nợ tín dụng chỉ tăng 3,593 tỷ VND, tương đương với tốc độ tăng là 16.52%.

Ngoài ra, cho vay các DNNVV tại Vietcombank trong giai đoạn 2005-2008 vẫn chiếm tỷ trọng thấp (từ 22% đến 25%) trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu trên, tôi xin đưa ra một vài nhận xét về cơ cấu tín dụng cho các DNNVV tại Vietcombank trong giai đoạn 2005 – 2008 như sau:


Về cơ cấu theo kỳ hạn vay


Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung dài hạn

Tỷ VND

30,000


25,000


20,000


15,000


10,000


5,000


0

2005 2006 2007 2008

Biểu đồ 2 - 5: Dư nợ cho vay đối với các DNNVV tại Vietcombank giai đoạn 2005-2008


Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tín dụng trung dài hạn trong danh mục cho vay (tỷ trọng tín dụng ngắn hạn năm 2005: 57.03%, năm 2006: 57.02%, năm 2007: 56.44%, năm 2008: 55.12%). Tuy vậy, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng lên và tỷ trọng tín dụng ngắn hạn có xu hướng giảm xuống. Nhìn chung, cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn là khá ổn định và cân bằng phù hợp với tính chất của các nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Theo chủ trương của NHNN, các ngân hàng thương mại cần tăng cường các khoản cho vay trung dài hạn đối với DNNVV nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này đầu tư dài hạn, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. Như vậy, xu hướng tăng lên của tỷ trọng tín dụng trung dài hạn trong

danh mục cho vay của Vietcombank hoàn toàn phù hợp với chủ trương mà NHNN đề ra. Bên cạnh đó, so với cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV của toàn ngành ngân hàng (tính đến ngày 31/7/2008, dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 73.05%, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 26.95%) thì cơ cấu dư nợ tại Vietcombank cân bằng và phù hợp hơn.

Về cơ cấu theo loại tiền vay

Số liệu trong Bảng 2 -5 cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng VND và đồng ngoại tệ (USD) tương đối đồng đều qua các năm. Do đặc điểm của Vietcombank là ngân hàng hàng đầu cả nước về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ nên tỷ trọng dư nợ USD trong danh mục cho vay thường cao bằng hoặc hơn so với tỷ trọng dư nợ VND. Tuy nhiên, trong năm 2008, tỷ lệ cho vay USD đã giảm đáng kể và ở mức thấp hơn so với tỷ lệ cho vay VND. Một nguyên nhân ảnh hưởng đến sự giảm sút này là do biến động tỷ giá USD/VND trong năm vừa qua có nhiều bất lợi đến hoạt động cho vay; bên cạnh đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa nhập khẩu gặp khó khăn trong tiêu thụ nên hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị đình trệ và không có nhu cầu vay vốn ngoại tệ. Tính đến ngày 31/12/2008, cơ cấu dư nợ VND/USD tương ứng là 53%/47%.

Ngoài ra, cơ cấu dư nợ tín dụng cho các DNNVV phân theo khách hàng, theo ngành hàng và theo phân vùng địa lý có một số đặc điểm chính như sau:

Theo loại hình khách hàng

Cùng với tiến trình cổ phần hóa DNNN cũng như chuyển dịch hướng đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay DNNN yếu kém, chú trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, cơ cấu dư nợ cho vay của Vietcombank đã có sự chuyển dịch.

Sự chuyển hướng đầu tư này thể hiện cả trong cơ cấu dư nợ cho vay các DNNVV của ngân hàng. Trong dư nợ cho vay các DNNVV, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần (năm 2005: 56%, năm 2006: 49%, năm 2007: 36%, năm 2008: 30%), dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng về số lượng và tỷ trọng (năm 2005: 44%; năm 2006: 51%; năm 2007: 64%). Năm 2008, tỷ trọng dư nợ cho vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở mức 70%, trong đó Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần chiếm khoảng 60%, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 10%.

Theo ngành hàng

Cơ cấu ngành hàng trong cho vay các DNNVV của Vietcombank khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn tập trung vào một số ngành hàng như thương mại (dệt may, giày dép, vận tải, đồ gỗ, phân bón) và chế biến (thủy, hải sản)… chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tín dụng.

Theo phân vùng địa lý

Dư nợ cho vay các DNNVV của Vietcombank chủ yếu tập trung tại các thành phố, đô thị lớn, các khu công nghiệp như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, trừ TP. Hồ Chí Minh) và Tây Nam Bộ (Cần Thơ). Hiện tại, mô hình Phòng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ được thí điểm tại hai địa điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy, hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank trong các năm qua có những nét chính sau: Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và khu vực miền Đông Nam Bộ, dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao hơn; Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng là DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng dần; Tăng trưởng tín dụng có tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ; Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

3 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Vietcombank dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường.

Trong giai đoạn 2005-2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động tín dụng cũng ở trong thời kỳ phát triển mạnh. Nhưng ngay sau đó, vào năm 2008, do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ và những diễn biến khó lường của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng có thời gian gần như đóng băng. Chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2005-2007 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Vietcombank luôn được duy trì ở mức rất thấp khoảng

trên dưới 2%/tổng dư nợ; tuy nhiên trong năm 2008, chất lượng tín dụng của Vietcombank đã giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng tăng.

3.1 Nquá hn

Giai đoạn 2005-2006 tỷ lệ nợ quá hạn trong tín dụng cho các DNNVV tại Vietcombank có xu hướng giảm, tuy nhiên, trong năm 2007, đặc biệt là trong năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng tăng cao. Tình hình nợ quá hạn trong các khoản cho vay DNNVV của Vietcombank thể hiện trong Bảng 2 – 6 sau đây:


Bảng 2 - 6 Nợ quá hạn (ĐVT: Tỷ VND)


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Dư nợ tín dụng DNNVV

14,528

17,071

21,750

25,343

Các khoản NQH

273

203

272

705

% Nợ quá hạn

1.88%

1.19%

1.25%

2.78%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank thời kỳ khủng hoảng kinh tế - 8

Nguồn: Báo cáo tín dụng DNNVV của phòng Chính sách tín dụng, Hội sở chính VCB

Năm 2006, nợ quá hạn giảm mạnh một phần là do Vietcombank sử dụng nguồn dự phòng hơn 800 tỷ để xử lý nợ xấu làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng, chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa Vietcombank. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2007, đặc biệt là trong năm 2008 có xu hướng tăng cao bởi các nguyên nhân:

Sự tăng trưởng nóng tín dụng DNNVV trong năm 2007 để lại hậu quả là chất lượng tín dụng giảm sút trong năm 2008: trong năm 2007, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường tín dụng diễn ra khá gay gắt nên để thu hút được nhiều khách hàng, các ngân hàng sẵn sàng thực hiện các khoản cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2007 đã có xu hướng tăng. Vào đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát trong nước tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chi phí đầu vào tăng trong khi sản phẩm đầu ra rất khó tiêu thụ. Kết quả là rất nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn cho ngân hàng, kể cả các doanh nghiệp trước đây luôn có các khoản tín dụng chất lượng tốt.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 đến nay khiến cho không chỉ tốc độ tăng trưởng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

của Vietcombank chậm lại mà chất lượng tín dụng cũng giảm sút rõ rệt. Hầu hết các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nên không thể trả nợ đúng hạn.

Trong năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn trong các khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank đã tăng cao ở mức đáng lo ngại, do đó tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách của Vietcombank.

3.2 Phân loi n

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây càng khẳng định thêm rằng chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank có dấu hiệu giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao.

Bảng 2 - 7 Tổng hợp phân loại nợ cho vay các DNNVV của Vietcombank (ĐVT: tỷ VND)

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

1. Tổng dư nợ tín dụng

39,630

51,773

61,044

67,743

2. Dư nợ DNNVV

14,528

17,071

21,750

25,343

- Nhóm 1

13,801

16,460

20,662

23,468

- Nhóm 2

225

217

351

704

- Nhóm 3

193

194

382

695

- Nhóm 4

140

91

213

263

- Nhóm 5

169

108

141

213

3. Tổng nợ xấu DNNVV

502

394

737

1,171

4. Tỷ lệ nợ xấu DNNVV

3.46%

2.31%

3.39%

4.62%

5. (3)/(1)

1.26%

0.76%

1.21%

1.73%

Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ của Phòng Chính sách tín dụng, Hội sở chính VCB Trong những năm trước đây, Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu khối các ngân hàng thương mại trong nước về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây (năm 2007, 2008), tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, thậm chí có dấu hiệu tăng cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Tính đến ngày 31/12/2008 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Vietcombank là 4.5%, tỷ lệ cao nhất của các ngân hàng

thương mại trong năm 2008. Trong đó, nợ xấu trong khu vực tín dụng cho các DNNVV có tỷ lệ là 4.62%, chiếm 38% trong tổng nợ xấu của cả ngân hàng.

So với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống Vietcombank (năm 2005: 3.44%, năm 2006: 2.28%, năm 2007: 3.38%, năm 2008: 4.5%) thì tỷ lệ nợ xấu trong khu vực tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trong khối các DNNVV năm 2005: 3.46%, năm 2006: 2.31%, năm 2007: 3.39% và năm 2008: 4,62%. Như vậy, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro, cần có hình thức quản trị hợp lý và riêng biệt. Mặt khác, diễn biến tăng giảm của tỷ lệ nợ xấu trong khu vực tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nét tương đồng với diễn biến tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống, điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank cũng phải gắn liền với công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cả hệ thống ngân hàng.

Một trong những nguyên nhân chủ quan khiến tỷ lệ nợ xấu trong năm 2007, 2008 tăng cao là do ngân hàng đã tiến hành phân loại nợ sát với chuẩn mực quốc tế; tuy nhiên Vietcombank vẫn cần phải xem xét, đánh giá lại công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng: chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank chưa thực sự hiệu quả cũng như yếu tố con người chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lượng tín dụng của Vietcombank.

Bên cạnh nhân tố chủ quan là các nhân tố khách quan, đó là sự tăng trưởng nóng tín dụng trong năm 2007, những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 (như đã giải thích trong phần nợ quá hạn) và do một số bất cập còn tồn tại trong cách phân loại nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 của Ngân hàng Nhà nước. Các yếu tố này cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong khu vực tín dụng cho

các DNNVV tại

Tỷ VND

1400


1200


1000


800


600


400


200


0


2005

2006

2007

200683


Nợ xấu

Nợ quá hạn


Biểu đồ 2 - 6: So sánh nợ quá hạn và nợ xấu trong tín dụng cho DNNVV giai đoạn 2005-2008

Vietcombank.

Quyết định 493 và Quyết định 18 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

của tổ chức tín dụng. Thực tiễn áp dụng cách phân loại nợ theo các Quyết định này tại Vietcombank cho kết quả là tỷ lệ nợ xấu luôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ xấu chủ yếu bao gồm các khoản nợ quá hạn từ trên 90 ngày và các khoản nợ gia hạn. Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày chưa được xếp vào nhóm nợ xấu. Như vậy, sự chênh lệch lớn giữa nợ xấu và nợ quá hạn là do tất cả các khoản nợ gia hạn đều được xếp vào nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5).

Các khoản nợ quá hạn thì tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn để phân loại vào các nhóm khác nhau (quá hạn dưới 10 ngày thì phân vào nợ nhóm 1, quá hạn từ 10-90 ngày thì phân vào nợ nhóm 2, quá hạn từ 91-180 ngày thì phân vào nợ nhóm 3…); Còn nếu nợ gia hạn thì không căn cứ vào thời gian gia hạn mà chỉ căn cứ vào số lần gia hạn để phân loại vào các nhóm nợ khác nhau (gia hạn lần đầu thì phân vào nợ nhóm 3, gia hạn lần thứ 2 thì phân vào nợ nhóm 4…).

Tuy nhiên, quy định của Quyết định 493 và Quyết định 18 là chưa phù hợp vì không phải tất cả các khoản nợ gia hạn đều xấu; mặt khác, có những khoản nợ gia hạn trong thời gian rất ngắn dưới 1tháng - thậm chí có khoản chỉ gia hạn 1, 2 tuần - và sau đó khách hàng đều trả nợ đầy đủ, đúng hạn nhưng tất cả dư nợ của những khách hàng có các khoản nợ gia hạn nói trên đều bị chuyển vào nhóm nợ xấu (vì theo quy định khi khách hàng có 1 khoản nợ chuyển vào nhóm nợ xấu thì tất cả các khoản nợ còn lại cũng phải chuyển vào nhóm nợ xấu) và phải mất thời gian thử thách ít nhất là 3 tháng mới được thăng hạng chuyển sang nhóm nợ bình thường.

3.3 Nguyên nhân ri ro tín dng doanh nghip nhvà va thi kkhng hong kinh tế

Kết quả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank cho thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 đến nay đã có nhiều ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, khiến cho hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm sút.

Một ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế là đã tạo ra rất nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhận biết các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đưa ra biện pháp phòng tránh và xử lý hiệu

quả. Sau đây là 9 nhóm dấu hiệu tiềm tàng rủi ro chủ yếu từ phía khách hàng được sắp xếp theo thứ tự mức độ thường xảy ra từ cao xuống thấp:

Một là, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Rủi ro này thường thấy trong các khoản vay có đặc điểm:

- Khách hàng đã triển khai nhiều phương án sản xuất kinh doanh nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng nên gặp nhiều khó khăn. Rủi ro: khách hàng có thể dùng nguồn thu dự kiến của phương án kinh doanh được vay vốn của ngân hàng để làm nguồn trả nợ cho các phương án kinh doanh khác.

- Khó quyết định chính xác hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng vì không đánh giá hết được mức độ rủi ro, chất lượng khách hàng. Rủi ro: cấp hạn mức tín dụng quá cao cho khách hàng và khách hàng sẽ dùng vào mục đích khác.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. Rủi ro: khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều tổ chức tín dụng. Rủi ro: không kiểm soát được dòng tiền của ngân hàng.

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền. Rủi ro: khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng, khoản tiền đó gặp rủi ro khi kinh tế khủng hoảng.

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất vốn. Rủi ro này thường thấy trong các khoản vay có đặc điểm:

- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý tốt các khoản phải thu.

Rủi ro: khách hàng khó thu hồi hoặc không thu hồi được các khoản phải thu.

- Do tác động của khủng hoảng, khách hàng gặp khó khăn. Rủi ro: các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.

Ba là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm. Rủi ro này thường thấy trong các khoản vay có đặc điểm:

- Khách hàng vay tiền để nhập hàng về tiêu thụ trong nước, thế chấp bằng hàng hóa nhập về. Rủi ro: tiêu dùng trong nước giảm sút, hàng không tiêu thụ được.

- Thẩm định cho vay nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, đặc điểm kinh doanh mặt hàng. Rủi ro: hàng hóa khó tiêu thụ, không tiêu thụ được.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí