Những Vấn Đề Cơ Bản Về Cho Vay Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Và Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong


và phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả có 137 phiếu khảo sát được thu hồi với tỷ lệ thu hồi 91.3% trong đó có 134 phiếu khảo sát hợp lệ, 3 phiếu bị loại do không hợp lệ. Số lượng mẫu để đưa vào phân tích là 134 phiếu.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.1. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương - 3

1.1.1.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, là hoạt động thể hiện chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng và là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho mỗi ngân hàng, Cho vay ngân hàng có thể hiểu là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Hoạt động cho vay là cơ bản và quan trọng nhất trong các hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Hoạt động cho vay ra đời từ khá sớm, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM và quen thuộc nhất với những người sử dụng vốn vay từ ngân hàng. Hoạt động cho vay là đem lại nguồn thu tương đối lớn cho các NHTM, nhưng đồng thời cũng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro. NHTM khi cho khách hàng vay vốn sẽ thu được một khoản lợi nhuận từ lãi tiền vay mà khách hàng trả. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro về lãi suất, về thanh khoản, về kỳ hạn… mà nếu không có những biện pháp quản lý phù hợp, ngân hàng rất có thể sẽ bị phá sản.

Theo P.Rose (2003), Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, các cá nhân và các cơ quan chính phủ.

Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Với cách hiểu như trên trong phạm vi của luận văn thì cho vay SMEs có thể được hiểu như sau: “Cho vay khách hàng SMEs của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó, NHTM giao hoặc cam kết giao cho SMEs một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.


1.1.1.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc điểm như sau:

(i) Về quy mô, chi phí thẩm định

Xuất phát từ quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của SMEs không lớn nên quy mô cho vay đối với SMEs thường thấp, thuộc thị trường bán lẻ của ngân hàng. Về chi phí thẩm định: Chi phí thẩm định đối với SMEs được đánh giá là cao do khoản vay nhỏ nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình tín dụng. Ngoài ra, do quy mô khoản vay đối với SMEs nhỏ, số lượng khoản vay nhiều dẫn đến chi phí xét duyệt, theo dõi khoản vay tính trên một đơn vị tiền vay lớn. Điều này đòi hỏi phải có một phương pháp thẩm định phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao, ví dụ sử dụng phương pháp cho điểm tín dụng thay vì phương pháp chuyên gia (xem xét từng khoản vay một) như với doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, hồ sơ SMEs thường ít phức tạp nên khâu soạn thảo, lưu trữ hồ sơ đơn giản hơn so với cho vay doanh nghiệp lớn.

(ii) Về mức độ rủi ro

SMEs với đặc điểm quy mô khoản vay nhỏ giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng đây là điểm khác biệt rất lớn so với cho vay doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, do những đặc thù của SMEs đã nêu ở phần trên: Hoạt động không theo một quy luật hay một chiến lược định sẵn nào; khó khăn về nguồn lực tài chính; thiếu nguồn lực tăng trưởng trong đó có năng lực quản trị yếu, thông tin về doanh nghiệp trên thị trường có thể không có sẵn/ ít có …dẫn đến mức độ rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs cao. Vì vậy, các ngân hàng thường có quy định riêng phù hợp với cho vay khách hàng SMEs: Ngân hàng thường ban hành quy trình cho vay riêng đối với SMEs, các SMEs khi vay ngân hàng thường phải có tài sản thế chấp, đây chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng làm giảm thiểu rủi ro mất vốn.


(iii) Về khả năng sinh lời

Ngân hàng có nhiều cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng SMEs. Về lãi suất, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao cho SMEs. Ngoài ra các giao dịch phát sinh đối với một SMEs thường không nhiều và mang tính chu kỳ, ít biến động. Chính vì những lý do trên, một cán bộ tín dụng ngân hàng có thể quản lý một số lượng khá lớn SMEs.

(iv) Nhu cầu đầu tư trung và dài hạn (bổ sung vốn cố định) luôn phát sinh đồng thời với nhu cầu vay ngắn hạn bổ sung vốn cho kinh doanh

Xuất phát từ quy mô vốn tự có của SMEs thấp nên SMEs gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào tài sản cố định: nhà xưởng, dây truyền, máy móc thiết bị…. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường nhưng lại bị hạn chế cố hữu từ khó khăn về nguồn lực tài chính nên nhiều kế hoạch rất khả thi, hiệu quả lại chỉ nằm trên giấy không thể triển khai thực tế. Những nhu cầu trên rất cần sự hỗ trợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng bên cạnh việc cho vay bổ sung vốn ngắn hạn như thông thường.

(v) Thường có sự gắn kết giữa nhu cầu tín dụng với các nhu cầu hỗ trợ tài chính khác, nói khác đi các SMEs thường có nhu cầu sử dụng sản phẩm trọn gói tại một ngân hàng.

Xuất phát từ trình độ cán bộ quản lý của SMEs còn hạn chế nên nhiều SMEs có nhu cầu vay vốn kết hợp với tư vấn quản lý tài chính, sản phẩm phái sinh…. Vì vậy, các ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu tổng thể của một SMEs để đáp ứng phù hợp, cũng như bán chéo được sản phẩm cho ngân hàng tăng khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể: Ngoài các khoản lãi thu được từ cho vay khách hàng SMEs, các ngân hàng còn có thể tận dụng các khoản tiền gửi, các nguồn thu ngoại tệ, thu các loại phí dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, giải ngân tiền mặt, hoặc các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng…

1.1.2. Phương thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa sao cho phù hợp với phương thức quản lí của NHTM. Thông thường có những cách phân loại như sau:

a. Căn cứ vào thời hạn cho vay


Theo tiêu thức phân loại này, cho vay đối với SMEs bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn.

Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ một năm trở xuống, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hay theo thời vụ của các SMEs.

Cho vay trung và dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ một năm trở lên. Mục đích của cho vay trung và dài hạn thường là đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào dự án.

b. Căn cứ vào hình thức bảo đảm

Theo tiêu thức phân loại trên, cho vay đối với SMEs bao gồm cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho SMEs vay vốn, Ngân hàng còn nắm giữ tài sản của DN vay vốn với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay khi DN vay vốn vi phạm hợp đồng tín dụng.

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản là khoản cho vay mà Ngân hàng không nắm giữ tài sản của SMEs vay vốn để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng. Thông thường chỉ có những SMEs có quan hệ lâu năm với Ngân hàng hoặc có uy tín, hay những SMEs mà Ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vay không có đảm bảo.

c. Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo tiêu thức phân loại này, cho vay đối với SMEs bao gồm cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi và cho vay theo hạn mức tín dụng.

Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay SMEs và Ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Đây là hình thức cho vay theo món khi SMEs có nhu cầu.

Cho vay trả góp là hình thức cho vay mà Ngân hàng và SMEs xác định, thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay.

Cho vay theo hạn mức thấu chi là phương thức cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho SMEs chi vượt số tiền có trên số dư tài khoản thanh toán của khách hàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định.


Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó.

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà Ngân hàng và SMEs xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức tín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

1.1.3. Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy trình cho vay khách hàng SMEs là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Quy trình cho vay khách hàng SMEs bao gồm các bước sau:


Tìm kiếm

khách hàng

Tiếp nhận hồ

sơ vay vốn

Thẩm định

điều kiện vay

Phân tích tín

dụng

Thanh lý hợp

đồng

Giải ngân

Ký kết hợp

đồng

Ra quyết định

cho vay

Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay KHDN

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2013)

- Tìm kiếm khách hàng:

Tìm kiếm khách hàng phải căn cứ vào chiến lược khách hàng và khách hàng mục tiêu để tập trung khai thác. Có nhiều biện pháp để tìm kiếm khách hàng, cách thường thấy là tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mãi…

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ vay vốn của khách hàng thường bao gồm:

+ Hồ sơ khách hàng: Giấy đăng ký kinh doanh, Báo cáo tài chính, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, CCCD của người đại diện đứng ra vay vốn,…

+ Hồ sơ đề nghị vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn cùng phương án trả nợ vay, Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn, Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo,…

- Thẩm định điều kiện vay vốn:


+ Kiểm tra mục đích vay vốn

+ Tiến hành xác minh các thông tin được cung cấp trong hồ sơ vay vốn

+ Phân tích, thẩm định năng lực hành vi của khách hàng

- Phân tích tín dụng:

Căn cứ hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng, tình hình thực tế của khách hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ từ một số biện pháp sử lý nợ, phân tích lợi ích ngân hàng thu được từ hồ sơ vay.

- Ra quyết định cho vay:

Qua kết quả phân tích tín dụng, kết hợp với điều kiện vay vốn và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và ngân hàng có đủ khả năng về nguồn vốn thì ngân hàng ra chấp thuận cho vay.

- Ký kết hợp đồng cho vay:

Soạn thảo xong hồ sơ cho vay là việc ký kết các hợp đồng.

- Giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay:

Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết, các bên tiến hành làm thủ tục giải ngân tiền vay.

- Thanh lý hợp đồng:

Kết thúc quá trình cho vay là việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thanh lý hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng chỉ được thanh lý khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân hàng.

1.1.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel committee on Banking supervision-BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng vào thập kỷ 80. Basel đã đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng như sau: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc là bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. (Basel Commitee on Banking Supervision September 2000).


Theo khái niệm này rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh. Tuy nhiên luận văn chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, vì vậy rủi ro tín dụng có thể hiểu là việc khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Kết hợp giữa khái niệm cho vay khách hàng SMEs với khái niệm rủi ro tín dụng trên đây, có thể hiểu: “Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs là loại rủi ro phát sinh do khách hàng SMEs không có khả năng hoặc không muốn hoàn trả cho ngân hàng một phần hoặc toàn bộ khoản tiền nợ bao gồm cả tiền gốc và lãi khi đến kỳ hạn thanh toán”.

Do xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng là dựa trên lòng tin/sự tín nhiệm nên rủi ro tín dụng là yếu tố tất yếu, mặt khác, cũng do những đặc thù riêng trong cho vay khách hàng SMEs nên việc nghiên cứu về rủi ro tín dụng là công việc thường xuyên không thể thiếu được của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và trong cho vay khách hàng SMEs nói riêng.

1.1.4.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs có thể chia thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:

- Nguyên nhân chủ quan

+ Chiến lược phát triển và mục tiêu của NHTM: Chiến lược phát triển và mục tiêu của NHTM ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs. Luôn sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Rủi ro cao hơn hứa hẹn một mức lợi nhuận cao hơn. Việc đưa ra chiến lược phát triển và mục tiêu phù hợp ảnh hưởng lớn tới chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs.

+ Quan điểm về quản trị rủi ro, nhận thức và chủ trương của lãnh đạo về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs: Để xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro và duy trì hoạt động có chất lượng thì quan trọng nhất là quan điểm và nhận thức của lãnh đạo đơn vị về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs. Nếu lãnh đạo nhận thức đúng đắn và rõ ràng tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs và truyền đạt đến

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí