hưởng, kinh nghiệm quốc tế cho đến những giải pháp cụ thể gắn liền với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và hỗ trợ phát triển DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Về khía cạnh lý luận
- Làm rõ cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Theo đó, nhấn mạnh vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, phân tích sự cần thiết phải mở rộng hoạt động này trong nền kinh tế khó khăn cũng như các yếu tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNNVV.
- Đúc kết những bài học phù hợp nhất cho việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia Đài Loan, Hàn Quốc và Ireland, đặc biệt khi các quốc gia này ở trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.
3.2. Về khía cạnh thực tiễn
- Phân tích tác động của kinh tế vĩ mô bất ổn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV Việt Nam, các chính sách của chính phủ về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn
- Nghiên cứu định tính, định lượng và đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn tại Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng ngân hàng dành cho DNNVV Việt Nam trong điều kiện kinh tễ vĩ mô mất ổn định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV tại các NHTMNN và NHTMCP.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô Việt Nam tồn tại nhiều bất ổn trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Đây là giai đoạn hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng đối với DNNVV nói riêng chịu những tác động không nhỏ từ những ảnh hưởng của môi trường vĩ mô bất ổn.
Đồng thời luận án đề xuất định hướng và giải pháp tăng trưởng tín dụng ngân hàng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử thường được áp dụng trong các công trình nghiên cứu nói chung, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê để xử lý số liệu, kết hợp với đồ thị, bảng, biểu minh họa để làm tăng tính trực quan cho công trình.
Để làm tăng tính thuyết phục cho các nhận định, nghiên cứu sinh đã đưa vào nghiên cứu của mình một số mô hình kinh tế lượng. Cụ thể, để minh chứng cho khả năng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV, đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng gắn với những đặc điểm của đối tượng DNNVV. Nhằm kiểm tra các giả thuyết về vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV, tác giả xây dựng mô hình hồi quy giữa các biến phụ thuộc là mức độ vốn vay ngân hàng. Các biến độc lập tác động tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng của DNNVV trong mẫu bao gồm quy mô, khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản, tấm chắn thuế phi nợ, và các biến giả đại diện cho ngành nghề kinh doanh.
6. Những đóng góp mới của luận án
Trước hết, luận án đã làm rõ cơ sở khoa học về DNNVV và tín dụng ngân hàng dành cho các doanh nghiệp này. Thông qua việc phân tích kỹ các cuộc khủng hoảng trên thế giới, luận án đã đưa ra dấu hiệu của một nền kinh tế vĩ mô bất ổn, từ đó gắn việc tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV vào bối cảnh này. Đồng thời, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của Đài Loan, Hàn Quốc và Ireland về tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNNVV khi các nước này cũng phải đối mặt với tình trạng kinh tế vĩ mô bất ổn nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng của Việt Nam.
Thông qua những phân tích thực tiễn, tác giả đã tập trung đánh giá một cách tổng thể thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng DNNVV trong thời gian qua theo nhiều cách tiếp cận, bao gồm cách tiếp cận định tính và định lượng. Nghiên cứu định lượng về khả năng tăng trưởng tín dụng cho DNNVV Việt Nam khi nền kinh tế mất ổn định được sử dụng làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về mặt định lượng cho thấy hệ thống DNNVV phải đối mặt với rủi ro tài chính khá lớn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn, khi lợi nhuận tạo ra giảm sút trong khi chi phí lãi vay tăng cao.
Trên cơ sở định hướng phát triển DNNVV tại Việt Nam, định hướng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV từ phía NHNN cũng như từ phía các NHTM và những tồn tại đã được chỉ ra, luận án đã xây dựng một hệ thống các giải pháp được chia thành hai nhóm: (i) Nhóm giải pháp mang tính chiến lược và (ii) Nhóm giải pháp cụ thể cho việc tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Đây là hướng tiếp cận tương đối mới và gắn liền với thực tiễn của luận án.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành ba chương:
- Chương 1: Luận cứ khoa học về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn
- Chương 2: Thực trạng tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn
- Chương 3: Giải pháp về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.
Chương 1
LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ VĨ MÔ BẤT ỔN
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và vai trò của nó trong nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mặc dù nhiều người đồng ý rằng thị trường DNNVV có quy mô và tầm quan trọng đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều định nghĩa và cách phân loại khác nhau về thị trường này.
Theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng thế giới (World Bank), căn cứ vào quy mô có thể chia DNNVV thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Các tiêu chí để phân loại DNNVV của World Bank chủ yếu dựa vào số lượng lao động bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Ngoài ra World Bank còn đưa thêm tiêu chí về quy mô vay trung bình để phân loại DNNVV (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank
Nhân viên | Tài sản | Doanh thu hàng năm | |
Siêu nhỏ | <10 | < $100,000 | < $100,000 |
Nhỏ | <50 | < $3 triệu | < $3 triệu |
Vừa | <300 | < $15 triệu | < $15 triệu |
Quy mô vay trung bình | |||
Siêu nhỏ | < $10,000 | ||
Nhỏ | < $100,000 | ||
Vừa | < $1 triệu (< $2 triệu đối với một số quốc gia tiên tiến) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn - 1
- Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn - 2
- Vai Trò Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Đối Với Nền Kinh Tế
- Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Vĩ Mô Của Argentina 1996 – 2002
- Các Tiêu Chí Phản Ánh Việc Tăng Trưởng Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Điều Kiện Kinh Tế Vĩ Mô Bất Ổn
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ World Bank
Ngoài ra, tại mỗi quốc gia có nền kinh khác nhau, theo từng giai đoạn phát triển kinh tế thì quan niệm về DNNVV cũng khác nhau. Chẳng hạn tại các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, DNNVV là những doanh nghiệp có số lượng nhân viên dưới 250 người và doanh thu hàng năm là nhỏ hơn 50 triệu euro. Còn tại Châu Mĩ, cụ thể là nước Mĩ thì DNNVV là những doanh nghiệp có số lượng người lao động dưới 500 người (cho phần lớn hoạt động sản xuất và khai thác) và có doanh thu hàng năm là dưới 7 triệu đô la đối với đa số các ngành không liên quan tới sản xuất (dao động tới mức tối đa là 35.5 triệu đô la).
Tại Châu Á, các DNNVV tại HongKong được phân loại theo ngành sản xuất và số lượng nhân viên. Theo đó, các DNNVV trong các ngành sản xuất có số nhân viên dưới 100 người và ngành phi sản xuất có số nhân viên dưới 50 người. Bên cạnh đó, từ góc độ là bên cung cấp dịch vụ, các ngân hàng tại HongKong còn đưa ra việc phân loại dựa vào các tiêu chí như doanh thu hàng năm, mức độ tập trung tư bản, năng lực tín dụng... (Kỉ yếu Hội thảo, 2006 “Tăng cường hỗ trợ và hợp tác vì sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC”).
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV tại một số quốc gia
Nhân viên (người) | Doanh thu hàng năm | |
Châu Âu | < 250 | <50 triệu Euro |
Châu Mĩ | ||
Hoa Kỳ | <500 (cho phần lớn hoạt động sản xuất và khai thác) | <7 triệu USD (đối với đa số các ngành không liên quan tới sản xuất, mức tối đa là 35,5 triệu đô la) |
Canada | <250 | <50 triệu CAD |
Mexico | <500 trong hoạt động sản xuất <50 trong hoạt động dịch vụ | |
Châu Phi | ||
Nam Phi | <200 | <50 triệu ZAR |
Châu Á | ||
Thái Lan | <200 (ngành sử dụng nhiều lao động) <100 (ngành sử dụng nhiều vốn) | <200 triệu Bạt |
HongKong | <100 (ngành sản xuất) < 50 (ngành phi sản xuất) |
Nguồn: IFC, 2009 [7]
Tại Thái Lan, việc phân loại các doanh nghiệp được đưa ra một cách chi tiết và cụ thể hơn với sự tách biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Các thông số quan trọng được sử dụng là số lượng nhân công, tài sản cố định và ngành hàng kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ thuộc ngành sản xuất có số lượng công nhân dưới 50 người, tài sản dưới 50 triệu bạt, các doanh nghiệp vừa thì có số lượng công nhân từ 51-200 người và tài sản từ 50- 200 triệu bạt; đối với lĩnh vực bán buôn thì doanh nghiệp nhỏ có số lượng công nhân dưới 25 người, tài sản dưới 50 triệu bạt, doanh nghiệp vừa có số lượng công nhân từ 26-50 người và tài sản từ 50- 200 triệu bạt...
Từ các tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank và ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy rằng DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia thì việc áp dụng các tiêu chí để xác định DNNVV có khác nhau. Tuy nhiên,
phần lớn khi xác định DNNVV, các quốc gia đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau: Số lượng lao động thường xuyên; Số lượng vốn góp; Doanh thu hàng năm; Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Đây là các tiêu chí cơ bản để xác định DNNVV tại mỗi quốc gia và cũng là những tiêu chí có tính định hướng để luận án làm rõ các tiêu chí cụ thể khi xác định DNNVV ở Việt Nam.
Trong phạm vi của luận án, tác giả sử dụng định nghĩa DNNVV trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển DNNVV Việt Nam, DNNVV lại được định nghĩa:
“DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa | |||
Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | |
I- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản | 10 người trở xuống | 20 tỷ đồng trở xuống | Từ trên 10 người đến 200 người | Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | Từ trên 200 người đến 300 người |
II- Công nghiệp và xây dựng | 10 người trở xuống | 20 tỷ đồng trở xuống | Từ trên 10 người đến 200 người | Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | Từ trên 200 người đến 300 người |
III- Thương mại và dịch vụ | 10 người trở xuống | 10 tỷ đồng trở xuống | Từ trên 10 người đến 50 người | Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng | Từ trên 50 người đến 100 người |
Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
Theo Nghị định trên, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Về mặt pháp lý: phải là cơ sở kinh doanh đã kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Về quy mô: được phân thành 3 cấp : siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn.
- Về vốn đăng ký: phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp.
- Về số lượng lao động trung bình hàng năm: phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngoài những đặc trưng vốn có của một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, DNNVV còn có những đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính chất hoạt động như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính nhỏ
Với lượng vốn đầu tư giới hạn và số lượng lao động tối đa là 300 người thì quy mô của doanh nghiệp là tương đối nhỏ. Điều này mang lại một số lợi thế cho DNNVV như khả năng dễ thành lập, dễ gia nhập thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh. Những lợi thế này đã tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển trong nhiều ngành nghề, trên nhiều địa bàn, lấp vào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn để lại.
Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ nên DNNVV bị hạn chế trong khả năng tiến hành đầu tư vào mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Các DNNVV thường không đạt được lợi thế về quy mô như các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, quy mô nhỏ và vấn đề minh bạch thông tin hạn chế cũng khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với các nhà đầu tư để huy động vốn từ các ngân hàng cũng như từ thị trường chứng khoán. Vì vậy, các DNNVV phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn phi chính thức, chiếm dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại. Đối với các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ này cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốn đối với ngân hàng, phương án sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, tài sản bảo đảm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng…
Thứ hai, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong phú
DNNVV hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp như hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhờ quy mô nhỏ, có khả năng tập dụng được nguồn lao động và nguyên vật liệu tại trong địa phương, dễ dàng đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của thị trường nên DNNVV phát triển nhanh chóng, là nhân tố đóng góp vào ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thứ ba, chiến lược sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cạnh tranh hạn chế
Nhiều DNNVV thiếu một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp mà đa phần chỉ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính tạm thời, ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu biến động của thị trường. Do đó, DNNVV thường có xu hướng đi chệnh ra sức mệnh và mục tiêu đề ra ban đầu và thiếu sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí trở thành điều kiện cốt lõi để giúp bất kỳ một doanh nghiệp nào nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với DNNVV, do quy mô vốn bị hạn chế nên việc đầu tư nâng cấp, đổi mới các máy móc thiết bị, quy trình sản xuất thường không được thường xuyên nên dẫn tới xu hướng rơi vào tình trạng công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém. Hệ quả là các DNNVV thường sử dụng công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm và trình độ trong nắm bắt thông tin thị trường cũng như marketing sản phẩm, dịch vụ.
Thứ tư, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào biến động của môi trường kinh doanh
Quy mô vốn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh mang nặng tính thời vụ, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, nguồn vốn thiếu đa dạng dẫn đến mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tính ổn định của DNNVV tương đối thấp. Chính vì vậy, những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh thường có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của DNNVV. Tuy vậy, với quy mô nhỏ, DNNVV cũng có những lợi thế nhất định khi dễ dàng chuyển hướng kinh doanh sản xuất, tăng giảm lao động, thậm chí di chuyển địa điểm sản xuất dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn.
Thứ năm, bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao những năng lực quản trị chưa cao
Với số lượng lao động không nhiều, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như bộ máy quản lý trong các DNNVV tương đối gọn, không có quá nhiều các khâu trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; các quyết định, các chỉ tiêu...đến với người lao động một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Áp dụng mô hình quản lý trực tiếp nên các quyết định thường đựa được đưa ra nhanh chóng, nhạy bén với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đưa ra các quyết định nhanh chóng kết hợp với việc thiếu nghiên cứu tình hình thị trường thường dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp khi các