vấn đề hạn chế:
- Vấn đề nhân lực:
+Trên 30 năm hoạt động công ty đã có được một lớp cán bộ dày dạn kinh nghiệm, tuy vậy, ngày nay, với sự phát triển của giao lưu buôn bán, tầng lớp các bộ cao tuổi đã không còn phù hợp với tình hình kinh doanh mới trong việc nắm bắt thông tin thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng. Các cán bộ trẻ, nhanh nhạy thì chưa có nhiều kinh nghiệm, trong thời gian qua công ty đã có một số thay đổi về nhân sự nhưng về trình độ của các cán bộ trẻ này để đáp ứng một thị trường khó tính như Nhật Bản thì là chưa đủ. Họ còn thiếu kiến thức về ngoại thương và đặc biệt khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, nhất là tiếng Nhật, vì vậy việc cử họ đi khảo sát, tiếp cận thị trường Nhật Bản chưa đạt hiệu quả cao.
+ Bên cạnh đó, đối với tâng lớp nghệ nhân tại làng nghề, nơi đặt xưởng sản xuất của công ty , công ty chưa có chính sách nào để có thể giúp họ trong việc nắm bặt thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài mà họ lại là người thiết kế mẫu chủ yếu, trực tiếp làm ra sản phẩm ,vì vậy sản phẩm của công ty chưa thể đáp ứng một số lượng lớn hơn nhu cầu của người Nhật Bản.
- Vấn đề tổ chức nguồn hàng còn rời rạc, chưa có hệ thống. Khi có hợp đồng, công ty mới thông qua các xưởng thu hoá tại làng nghề để thu gom sản phẩm , nếu thiếu lại phải thu mua của các xưởng khác, như vậy, nguồn hàng sẽ không được chủ động và ổn định.
- Vấn đề thiết kế mẫu: Trong xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khâu thiết kế mẫu chiếm một vịt rí quan trọng vì không chỉ người Nhật Bản mà tất cả các khách hàng của công ty đều mong muốn được mua những sản phẩm độc đáo, mới lạ,tuy nhiên khâu thiết kế trong công ty chưa được chú trọng mà phần lớn phụ thuộc vào tầng lớp thợ hoặc nghệ nhân, hoặc có khi công ty cũng làm theo mẫu trong đơn đặt hàng của khách, trong công ty chỉ có duy nhất phong thêu ren có bộ phận thiết kế riêng. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty chưa được phong phú, chưa tạo được nhiều ấn tượng cho đối tác, do không năm bắt kịp xu thế nên tầng lớp thợ hay nghệ nhân tại các xưởng cũng không đưa ra được nhiều mẫu mới phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Vấn đề xúc tiến bán:
+ Trong việc tìm và tiếp cận thị trường, công ty chưa chủ động, chưa có chiến lược cụ thể mà các đơn đặt hàng chủ yếu có được là nhờ các mối quan hệ với Thương vụ hay Tham tán tại Nhật Bản
.
+ Công ty đã đưa ra trang Web riêng của mình nhưng trang Web còn quá nghèo nàn, sơ sài chỉ có một số hình ảnh sản phẩm chính, chưa có những thông tin chính về công ty cũng như chức năng nhiệm vụ, chưa truyền tải được nhiều thông tin đến khách hàng.
- Xuất khẩu tại chỗ.
Ngày nay, xu hưởng du khách Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng đông, và lượng mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm ngày càng tăng nhưng công ty chưa chú trọng đến vấn đề này. Hiện công ty chưa có cửa hàng bán lẻ cho khách du lịch, chưa có hoạt động liên kết với các công ty du lịch nhằm thu hút từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.
* Một số khó khăn
- Tuy thuế nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được đánh giá là thấp nhát trong các thị trường xuất khẩu của công ty, nhưng tại thị trường này lại tồn tại những quy định cũng như các rào cản kỹ thuật không chính thức rất khắt khe như quy định về y tế, vệ sinh, sưc khoẻ…làm cản trở quy trình xuất khẩu của công ty, trong khi đó công tác kiểm tra hàng hoá trước khi đóng gói của công ty chưa được hoàn thiện, nên nhiều lô hàng của công ty bị trả lại làm ảnh hưởng đến uy tín và tăng chi phí không cần thiết.
- Chi phí cho việc tiếp cận thị trường Nhật Bản khá lớn, mặc dù công ty được Nhà nước hỗ trợ nhưng không đáng kể so với rất nhiều loại chi phí mà công ty phải thanh toán như chi phí tham gia hội chợ, chi phí ăn ở đi lại cho nhân viên công ty…tất cả đều ảnh hưởng đến lợi nhuận và làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của công ty.
Chương III
Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản
3.1 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
3.1.1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đảng và Nhà nước
Với chiến lược hướng ra xuất khẩu ,phát huy mọi nội lực của đất nước, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã đưa ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta và nhận được sự hỗ trợ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước.
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 trong đó có phát triển thủ công mỹ nghệ “ mở mang các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ , đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm”
Thêm vào đó chủ trương đường lối đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Đảng và Nhà nước đang thực hiện là :
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,thành phần kinh tế thâm nhập, khai thác, mở rộng thị trường .
- Thực hiện chế độ bảo hộ chính sách pháp luật nhập khẩu hợp lý cho ngành sản xuất trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường quốc tế.
Tất cả các yếu tố này sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của công ty nói riêng.
Trước tình hình phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đẫ đề ra phương hướng mục tiêu xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ như sau:
Bảng : Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN trong thời gian tới Đơn vị: triệu USD
2005 | 2010 | |
Đồ gỗ mỹ nghệ | 250 | 400 |
Gốm sứ mỹ nghệ | 200 | 600 |
Thảm các loại | 150 | 350 |
Mây tre đan | 150 | 200 |
Thêu ren thổ cẩm | 150 | 250 |
Loại khác | 100 | 150 |
Tổng | 1000 | 1950 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Việt Nam .
- Đánh Giá Thực Trạng Xuất Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật Bản
- Tình Hình Sử Dụng Các Công Cụ Cạnh Tranh Của Công Ty .
- Tham Gia Các Hội Chợ Triển Lãm, Quảng Bá Sản Phẩm .
- Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 10
- Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Những mục tiêu trên có ý nghĩa quan trọng đốsi với công ty , nó giúp công ty xác định được phương hướng và kế hgoạch phát triển của mình để đạt mục tiêu chung đề ra.
Với quá trình hội nhập kinh tế giữa Việt Nam với khu vực và thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc Việt Nam gia nhập AFTA và hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước như hiệp định thương mại VIệt- Mỹ, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước EU
và tiến tới là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.
3.1.2 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm tới.
Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn thì nhu cầu về tinh thần lại được đòi hỏi cao hơn. Người tiêu dùng không chỉ yêu cầu sản phẩm chỉ có chức năng sử dụng mà còn phải có giá trị tinh thần. Mặt khác, do trình độ khoa học, tự động hoá cao, các sản phẩm chủ yếu làm bằng máy móc, dây truyền công nghệ hiện đại mà thiếu những sản phẩm được làm ra từ chính bàn tay con người. Trong khi đó các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang giá trị tinh thần cao, chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia và phản ánh những tình cảm, cá tính của người sáng tạo ra nó. Chính vì vậy , trong xu thế hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá giữa các nước thì nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng tăng về cả số lượng va chất lượng.
Vừa qua đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ do Bộ thương mại chủ trì đã dự thảo lần thứ 6 với nhiều kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nếu được chính phủ chấo nhận thì trong vòng những năm tới kim ngạch xuất khẩu có thể đạt cao hơn.
Như vậy trong những năm tới hàng thủ công mỹ nghệ luôn là mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược của quốc gia.
3.2 Phương hướng kinh doanh của công ty ARTEXPORT trong thời gian tới
3.2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
Căn cứ vào kết quả thực hiện trong năm 2004 và xu hướng phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ, công ty đã đưa ra kế hoạch kinh doanh trong những năm tới như sau:
Bảng : Kế hoạch xuất khẩu của công ty
Đơn vị:USD
2005 | 2010 | |||
Thị trường Nhật Bản | Tổng kim ngạch | Thị trường Nhật Bản | Tổng kim ngạch | |
Hàng gốm, sứ | 1500 | 3000 | 2400 | 4000 |
Hàng thêu ren | 450 | 3000 | 1000 | 4000 |
Hàng cói, mây tre | 400 | 3500 | 800 | 4000 |
300 | 2500 | 600 | 3500 | |
Hàng gỗ mỹ nghệ | 650 | 2500 | 1000 | 4000 |
HàngTCMN khác | 200 | 500 | 700 | 500 |
Tổng | 3500 | 15000 | 6500 | 20.000 |
Hàng sơn
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 9- Công ty ARTEXPORT
Mục tiêu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới là :
- Tăng trưởng ổn định, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp cận thị trường xuất khẩu, để mở rộng thị trường và tìm thêm nhiều đối tác.
- Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp
- Từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, nghệ nhân cũng như thợ thủ công.
3.2.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đặc biệt là tiếp cận thị trường Nhật bản, công ty đã xác đinh nhiệm vụ của mình như sau:
- Tăng cường tự tổ chức sản xuất, gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất vệ tinh, chủ động tham gia quản lý giá, chất lượng hàng xuất khẩu.
- Nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ hiện hành của Nhà nước đặc biệt là luật thương mại và luật giá trị gia tăng.
- Nghiên cứu tổ chức để chấn chỉnh lại các mặt hàng của các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ.
- Tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố các thị trường cũ, mở rộng phát triển sang các thị trường mới ở Trung cận Đông, Bắc Âu.
- Sử dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh xuất khẩu: tự doanh, uỷ thác, gia công…
*Đối với thị trường
- Nâng cao trình độ tiếng Nhật cho các cán bộ xuất nhập khẩu.
- Đẩy mạnh khâu nghiên cứu và tiếp cận thị trường
- Liên hệ với các cơ quan hữu quan tại Nhật Bản cũng như tại Việt Nam để có được sự giúp đỡ tích cực trong việc lấy các dấu chứng nhận về chất lượng nhằm tạo lòng tin cho khách hàng về sản phẩm.
3. 3 Một số giải pháp vi mô
Để khắc phục những khó khăn tồn tại từng bước mở rộng và duy trì thị trường( nhất là thị trường Nhật Bản), tăng khả năng xuất khẩu, tạo được uy tín đối với bạn hàng nước ngoài và hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
3.3.1 Về nguồn nhân lực
3.3.1.1 Tổ chức lại bộ máy quản lý.
Hiện nay, lực lượng lao động gián tiếp của công ty vẫn chiếm 19,4% trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty , đây là một tỷ lệ cao do vậy trong những năm tới công ty cần cố gắng giảm xuống còn 8% để phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay của công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể gửi đI đào tạo đối với cán bộ chủ chốt để bổ sung và nâng cao trình độ lý luận cơ bản về các kiến thức như kỹ thuật giao dịch, kỹ năng tổng hợp, đặc biệt là nâng cao trình độ tiếng Nhật để có thể giao dịch và tiếp cận thị trường Nhật Bản một cách chủ động, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu các loại tàI liệu nước ngoàI nhằm đưa mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới áp dụng với công ty nhằ nâng cao hiệu quả quản lý của công ty.
NgoàI ra công ty nên có chính sách chuyên môn hóa mặt hàng cho từng phòng nghiệp vụ. Mỗi phòng có chức năng kinh doanh xuất khẩu một mặt hàng cụ thể, các phòng khác cũng có thể tìm khách hàng kinh doanh mặt hàng đó nhưng phảI chuyển cho phòng chuyên về hàng đó và được hưởng hoa hồng xứng đáng. Bên cạnh đó cần có sự đIều phối của công ty để tránh tình trạng cạnh tranh giữa các phòng.
3.3.1.2 Nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hiện nay công ty đang đối mặt với vấn đề lao động đó là tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động. Thừa đối với những cán bộ đã nhiều tuổi , thiếu sự năng động cần thiết dể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, thiếu những cán bộ có trình độ, năng lực thực sự về kinh doanh Thương mại quốc ế. Trong khi đó, lao động trong công ty quá nhiều, bộ máy cồng kềnh, có nhiều cấp bậc dẫn đến khó kiểm soát. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt, năng động để giảI quyết tối ưu vấn đề này. cụ thể có các hướng sau:
- Không ngừng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn cho cán bộ công nhân viên tạo sự thích ứng của con người với công việc. Cần trang bị hơn nữa những kiến hức về pháp kuật ngoại ngữ, tin học, thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường và đối tác mình đang đảm nhận. Khuyến khích cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ tin học ở các rung tâm có uy tín, và đào tạo có chất lượng bằng cách cấp 100% học phí., chú trọng việc cử các cán bộ ra nước ngoàI theo chương trình nghiên cứu thị trường của công ty để họ có thêm nhiều thông tin về hị trường đó, nhất là đối với đội ngũ thiết kế của công ty ,họ cần nắm bắt rõ thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoàI đế thiết kế mẫu mã cho phù hợp, mặt khác, với tầng lớp nghệ nhân tại làng nghề của công ty cần cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về thị hiếu đẻ họ kịp thời nắm bắt được xu thế mới trong ản xuất.
- Chú ý đến khâu tuyển dụng nhân sự, trong việc tuyển cán bộ xuất nhập khẩu, ngoàI kỹ năng nghiệp vụ cần yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của họ. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân sự sẽ góp phần xây dựng đội ngũ người lao động có trình độ cao,,nhanh nhạy, có phản ứng kịp thời trước mọi tình huống kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấ kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của công ty một cách vững chắc và lâu dài.
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả các kích thích lợi ích vật chất và tinh thần nhằm nâng cao ính tích cực, sáng tạo của người lao động. Các hình thức kích thích tinh thần của người lao động ( tiền ương, tiền thưởng, đặc biệt là khuyến khích cho thành tích sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch) sẽ làm cho họ hăng say, nhiệt tình vì công việc, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, phấn khởi,v ui vẻ àm việc. Hình thức này còn tạọ nên môI trường “ văn hóa doanh nghiệp” là động lực mạnh mẽ cho công ty vượt qua khó kăn thử thách, giành chiến thắng trên thương trường.
3.3.2 Về hoạt động Maketing
Một trong những đIểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong việc tiêu thụ hàng hóa là công tác xây dựng và triển khai chính sách Marketing. Đặc biệt trong đIều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như hiện nay, khi mà đa số các doanh nghiệp đều cung cấp các sản phẩm có chất lượng tương đương nhau, doanh nghiệp nào vận dụng chính sách Marrketng hiệu quả hơn sẽ vượt lên trên các đối thủ khác. Đó chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dù cung cấp sản phẩm có chất lượng cao vẫn không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sau đây là một số nhưng yêu cầu đặt
ra cho công ty trong thời gian tới:
3.3.2.1 Nghiên cứu thị trường Nhật Bản
Việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng đối với công ty , khi nghiên cứu kỹ công ty có thể thâm nhập sâu vào thị trường này với mức độ rủi ro thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Công ty cần nghiên cứu thị trường trên các khía cạnh sau:
- Quy mô của thị trường vả hiện tại và tương lai về mặt hàng của công ty
- Sự phát triển của nhu cầu thị trường và các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, trào lưu tiêu dùng
- Chi phí kinh doanh phát sinh: vân tảI, thuế nhập khẩu hàng hóa, chi phí phân phối.
- Mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Nhật Bản, công ty sẽ được hưởng ưu đãI gì trên thị trường này.
- Ưu thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trường: uy tín, giá cả, chất lượng, mẫu mã sản
phẩm .
Trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ về các yêu tố đó, công ty sẽ đưa ra các chính sach thâm nhập thị trường một cách chủ động với mức ruỉ ro thấp nhất.
3.3.2.2 Tổ chức tốt công tác tiếp thị và thông tin quảng cáo.
Thông tin quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng và đối tác nước ngoài. Thông qua quảng cáo,k hách hàng có thể biết nhiều thông tin về công ty và sản phẩm của công ty hơn. Công ty có thể áp dụng một số hình thức sau để thông tin đến với khách hàng:
- Công ty cần có một chiến lược quảng cáo cụ thể, lựa chọn đúng mục tiêu, phương tiện và cách thức quảng cáo của công ty thật hấp dẫn,lôI cuốn, lượng thông tin cao, chân thực, mang tính pháp lý.
Quảng cáo là có mục tiêu nên công ty cần phải dựa vào những chiến lược thị trường của mình, kết hợp với các phân tích về thị trường xuất khẩu để xác định mục tiêu của từng hoạt động quảng cáo.
Đối với thị trường đang bước đầu thâm nhập thì quảng cáo giới thiệu cho khách hàng biết về