Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Những Năm Vừa Qua


ngừng. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử thủ công mỹ nghệ đã hình thành nhiều loại hình ngày càng đa dạng về phân công lao động, từ sự phân công lao động theo ngành nghề (sự hình thành các làng nghề, vùng nghề ở đồng bằng Bắc Bộ…), tới việc tổ chức các xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm 60, 70 của thế kỷ 20 và việc phát triển các làng nghề truyền thống trong những năm đổi mới từ 1986 trở lại đây…

Chuyên môn hóa và giảm lao động thủ công cũng có ý nghĩa là buộc phải phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, ràng buộc giữa các bên sản xuất với nhau. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau được nhận biết một cách rõ nhất khi có một số nhóm nào đó trong dây chuyền sản xuất, trong những điều kiện nhất định không chịu sản xuất và cung ứng các sản phẩm chuyên môn hóa của mình nữa (Ví dụ, sản xuất hàng sơn mài, một thời gian do giá sơn hạ, đồi sơn Vĩnh Phú không ai chăm sóc dẫn đến tình trạng thiếu sơn; ngoại thương nhà nước lại nhập ồ ạt sơn Nhật Bản với giá rẻ làm cho nền sơn mài Việt Nam được khôi phục đã bị ngay những đòn nặng nề và không phục hưng lại được cho đến ngày nay).

Phân công lao động càng phát triển thì quá trình quản lý thủ công mỹ nghệ trở nên phức tạp và ít rõ ràng hơn, lúc đó các nhà kinh doanh thủ công mỹ nghệ sẽ rất khó khăn trong việc quyết định nên sản xuất cái gì, bao giờ, ở đâu, như thế nào, bao nhiêu và cho ai?

Vì thế đã có tình trạng các mặt hàng chạm gỗ của ta ở thị trường Châu Âu đang còn trong giai đoạn thử nghiệm - thì người sản xuất của ta cứ sản xuất ồ ạt, bất chấp có đầu ra hay không, ngược lại hàng sơn mài của ta có lúc được chấp nhận và đánh giá cao thì ta lại không chịu đầu tư công nghệ mới và có chính sách kinh tế phù hợp cho người thợ, gây nên tình trạng hàng sơn mài Việt Nam mất uy tín một cách nghiêm trọng trên trường quốc tế và hàng ngàn thợ sơn mài có tay nghề cao ở các tỉnh phía Bắc không có việc làm…

Khi việc tổ chức sản xuất thủ công mỹ nghệ ở tầm cỡ xã hội (hộ gia đình, công ty, Nhà nước) đã được chuyên môn hóa và kinh doanh theo phân công lao động, song


lại không có khả năng bao quát được toàn bộ quá trình chung thì việc quản lý và điều hòa các hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ trong một quá trình chung thống nhất và ăn khớp trở thành những vấn đề cơ bản trong công tác tổ chức sản xuất thủ công mỹ nghệ ở quy mô xã hội. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà kinh doanh, họ được coi như người lập kế hoạch, nhà tổ chức chiến lược.

Vì các lý do nêu trên mà mỗi xã hội đều phải có chế độ kinh tế của mình, với thủ công mỹ nghệ thì chính sách chế độ này không đơn thuần là kinh tế, bởi thủ công mỹ nghệ còn tượng trưng cho một nền văn hóa, phản ánh trình độ sống và lĩnh vực sản xuất của những con người tài hoa; ngay cả trong nền kinh tế thị trường thì nhà nước cũng giữ một vai trò trung tâm trong khuôn khổ chế độ này, vì hoạt động của thị trường trước hết phụ thuộc sự hoạt động của cạnh tranh - mà ở đây nếu chúng ta muốn đứng vững trên thị trường quốc tế thì chỉ có con đường đầu tư theo chiều sâu bằng việc nuôi dưỡng các tài năng trẻ; bằng việc đào tạo đội ngũ thợ thủ công mỹ nghệ có trình độ mỹ thuật, kỹ thuật cao.

Chúng ta đang có một nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú. Những làng nghề truyền thống vẫn còn nguyên. Song sự sống còn của một nền nghệ thuật thủ công truyền thống trong nền kinh tế thị trường không có nghĩa mạnh ai nấy làm, phát triển tự do - mà hơn lúc nào hết cần đến sự điều tiết có kế hoạch của Nhà nước về lao động, về chính sách đãi ngộ cũng như đào tạo cho thủ công mỹ nghệ.

1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ những năm vừa qua

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam những năm qua đã và đang diễn ra trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình thế giới, song xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong gần 7 năm qua cũng gặt hái được nhiều thành công. Điều đó đã thể hiện được hiệu quả của chính sách điều hành, hỗ trợ của Chính phủ nhằm mở rộng thị trường, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế những bất ổn do biến động giá cả trên thị trường thế giới. Chúng ta có thể thấy rõ hơn quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua của Việt Nam qua bảng sau:


Bảng 1.


Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước những năm vừa qua

Đơn vị: Triệu USD




2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006

2007 (KH)

KNXK

hàng TCMN


235


235


331


367


410


560


630,4


820

Tổng KNXK

cả nước


14.483


15.029


16.705


19.688


26.003


32.233


39.600


46.500

Tỷ trọng

(%)


1,62


1,56


1,98


1,86


1,58


1,74


1,60


1,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 7

(K.H - Kế hoạch)


Qua các số liệu thống kê trên chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ liên tục tăng trong những năm qua, trong đó năm 2002 là năm kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cao nhất: 1.98%.


Bảng 2.


Tỷ trọng và tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ chín tháng đầu năm 2007

Đơn vị: Triệu USD




Kế hoạch năm 2007


Ước thực hiện 9T/2007

9T/2007 so với KH

2007 (%)


So với cùng kỳ năm 2006 (%)

KNXK hàng TCMN


820


543


66,22


120,1

Tổng KNXK cả nước

46.500


35.231


75,77


119,4

Tỷ trọng (%)

1,76

1,54




Nếu nhìn vào tỷ trọng của ngành hàng thủ công mỹ nghệ thì thấy đóng góp của ngành hàng này còn quá thấp, mới chỉ đạt chưa đầy 2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, nếu nhìn giá trị thực thu thì sự đóng góp của ngành hàng thủ công mỹ nghệ là không nhỏ so với nhiều mặt hàng công nghiệp khác.

Các ngành hàng như dệt may, giày dép, điện tử…, tuy kim ngạch thống kê cao nhưng ngoại tệ thực thu lại thấp, chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, do nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó hàng điện tử, linh phụ kiện máy tính, giá trị thực thu còn thấp hơn, khoảng 5-10%.

Trong khi đó hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm, khoảng 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thực tế rất cao, từ 95-97%. Có thể so sánh một cách ví von, với 235 triệu


USD xuất khẩu vào năm 2000, giá trị thực thu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tương đương với giá trị xuất khẩu 1 tỷ 143 triệu USD hàng dệt may, xấp xỉ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Điều này cũng có thể hiểu là, nếu tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, sẽ tương đương với tăng giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may. Đó là chưa kể chi phí đầu tư đối với hàng thủ công mỹ nghệ thấp hơn rất nhiều so với các ngành hàng khác do sản phẩm này không đòi hỏi đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị và chủ yếu làm bằng tay… Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo việc làm và thu nhập cho lao động trong nước.

Theo thống kê, tính đến nay, cả nước có khoảng 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,… thu hút hàng triệu lao động, kể cả lao động nhàn rỗi. Trong một ý nghĩa khác, việc duy trì và phát triển được các làng nghề truyền thống với nhiều thợ giỏi, nghệ nhân giỏi, có tay nghề cao cũng là cách duy trì các di sản văn hóa dân tộc từ đời này sang đời khác.

Theo cơ quan Hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản), ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đã đào tạo việc làm cho hơn 1,35 triệu người; trong đó, 342 nghìn người đan tre trúc và song mây, 233 nghìn làm dệt thảm, chiếu đan lát, 129 nghìn thợ dệt thêu, với 60% trong số lao động đó là nữ. Thu nhập bình quân của lao động ngành nghề, cũng theo JICA là 366.000 VND/người/tháng (thu nhập bình quân chung cả nước là 295.000 VND và vùng nông thôn là 225.000 VND/người/tháng).

1.3. Thị trường truyền thống và thị trường mục tiêu cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979). Giai đoạn trước năm 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) theo thoả thuận song phương. Sau năm 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động về chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD).


Số các nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, từ 50 năm 1996, 100 năm 2004, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.

Từ sau năm 2000, nhờ những nỗ lực tìm kiếm thị trường, thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, và các nước ASEAN khác.

Trong giai đoạn hiện nay, để tiến tới đạt mục tiêu đề ra cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ, Bộ Thương mại xác định 3 thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn chủ yếu là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.

Những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ đạt 195 triệu USD, chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 276,4 triệu USD, trong đó 36,8 triệu USD hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm 2001. Bộ Thương mại đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam của Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ USD).

Còn thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 7 tỷ USD/năm, trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chỉ đạt 378 triệu USD, chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Pháp đạt 81,8 triệu USD, Đức đạt 62,5 triệu USD, Bỉ đạt 36 triệu USD, Anh 21,4 triệu USD, Hà Lan 18,9 triệu USD, Tây Ban Nha 18,8 triệu USD, Italia 16,2 triệu USD… Theo nhận định của Bộ Thương mại, trong tương lai, đây là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD).

Đối với thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 2,9 tỷ USD/năm, trong đó hàng từ Việt Nam năm 2005 mới chỉ đạt 109,3 triệu USD.


Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 135,14 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó 30,8 triệu USD hàng gốm sứ. Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ đạt trên 4% (tương đương kim ngạch khoảng 150 triệu USD) tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường này.

Trong số các nước Đông Á thì Đài Loan và Hàn Quốc là hai thị trường giàu tiềm năng nhất. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 2 thị trường này tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan năm 2005 tương đương với thị trường Hoa Kỳ, Pháp. Trung Đông hiện nổi lên là khu vực thị trường giàu tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được để đẩy mạnh xuất khẩu.

1.4. Những vấn đề còn tồn tại trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

1.4.1.Vấn đề giá cả và mẫu mã sản phẩm

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất ra thị trường thế giới với giá quá “bèo”. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do quá trình xuất khẩu qua nhiều khâu trung gian - các nhà nhập khẩu và các hệ thống phân phối…, dẫn đến trượt giá, giá sản phẩm thu được thấp hơn rất nhiều so với giá bán mà người tiêu dùng phải chi trả. Chẳng hạn, một doanh nghiệp Việt Nam làm ra sản phẩm bán với giá 100 USD/sản phẩm, nhưng sau khi qua các khâu trung gian, khi đến tay các doanh nghiệp nước ngoài, họ bán ra thị trường với giá gấp 5 - 7 lần.

Những doanh nghiệp có tiềm năng, thế mạnh chuyên về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không nhiều, chủ yếu là các cơ sở đang tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu trực tiếp là chưa có sự hiểu biết về các thị trường cũng như cách thức để giới thiệu sản phẩm khi tiếp cận thị trường. Ở mỗi thị trường khác nhau, khách hàng có một sở thích và lựa chọn khác nhau, trong khi chúng ta lại có thói quen sản xuất một mặt hàng và giới thiệu, xuất đi tất cả các thị trường.


Một cản trở hiện tại trên thị trường đó là: chi phí cho thủ tục giao nhận hàng thủ công mỹ nghệ khá cao (khoảng 30 USD/m3), dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. Một khó khăn nữa là Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh cao với hàng hoá Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã, chưa kể áp lực từ hàng nhái, hàng giả…

Người phương Tây rất chuộng những sản phẩm mới mang tính thời trang, còn các cơ sở của ta lại sản xuất theo kiểu mình có sẵn chứ không phải thị trường cần nên không đáp ứng được thị hiếu. Ngay cả khi có những đơn hàng với số lượng lớn, doanh nghiệp cũng không đáp ứng được do năng lực sản xuất còn quá thấp, phần lớn là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ và rất thủ công. Điều này khiến các đối tác không hài lòng khi đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Doanh nghiệp chưa hiểu biết cặn kẽ những nguyên tắc khi tiêu thụ sản phẩm cũng như thủ tục pháp lý nên gặp nhiều khó khăn, sản phẩm không tiêu thụ được hoặc bán theo kiểu “hàng chợ chiều”.

Năng lực của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa nhận thức được sự quan trọng và vai trò của việc thiết kế, sáng tạo mẫu mã sản phẩm trong khi mẫu mã là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Trong khi các doanh nghiệp trong nước ít chú trọng đến thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp nước ngoài đã nhận thấy tiềm năng của làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam đem lại. Những mặt hàng thủ công hiện đang chiếm một nhu cầu lớn trong trang trí nội thất, mặt hàng quà tặng và đồ dùng… trong cuộc sống của người phương Tây, trở thành một ngành kinh doanh rất có lãi. Qua những mặt hàng thủ công mà họ từng biết khi đi du lịch sang Việt Nam, nhiều doanh nhân nước ngoài đã tìm đến đầu tư hợp tác xuất khẩu trực tiếp tại các làng nghề. Vốn đã tham gia vào thị trường này nhiều năm nên các doanh nhân nước ngoài hiểu đặc trưng văn hoá của khách hàng từng nước nên có khả năng kết hợp mẫu mã và các phong cách khác nhau vào sản phẩm, cùng với những chất liệu cổ truyền và bằng bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn rất nhiều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022