Tình Hình Sử Dụng Đại Lý Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Vào Hoa Kỳ


thông qua người môi giới cũng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, vai trò của người môi giới đã được thừa nhận. Chi phí môi giới được luật pháp thừa nhận và cho phép hạch toán trong giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tế nhị khác nhau, hầu hết dịch vụ môi giới đều được thực hiện không theo hợp đồng giữa các bên. Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ qui định về việc tính thuế hàng xuất nhập khẩu theo các nguyên tắc của Hiệp định GATT 1994 cho phép tính tiền môi giới vào trị giá tính thuế. Nhưng không ít doanh nghiệp đã chọn giải pháp không kê khai trên hóa đơn thương mại, trên tờ khai trị giá hàng nhập khẩu để giảm thiểu trị giá tính thuế. Khi xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, do được miễn thuế xuất khẩu, nhưng lại được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) nên trong các hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, điều khoản môi giới đã được qui định cụ thể và thực hiện rất “nghiêm chỉnh”.

Công ty TNHH Nhật Thắng chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được Bộ Thương mại bình chọn là 1 trong 31 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của công ty là 2.120.987 USD trong đó kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 530.246 USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm 420.120 USD, xuất khẩu qua môi giới thương mại là 110.126 USD. Mỗi đơn hàng xuất khẩu qua môi giới, tỷ lệ phần trăm hoa hồng phải chi cho người môi giới lên tới 5 - 10% trị giá đơn hàng. Số tiền hoa hồng này được tính vào giá thành sản phẩm và trừ vào giá trị đơn hàng.

Nếu tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng trung bình là 7%, số tiền hoa hồng mà một doanh nghiệp có quy mô trung bình như Nhật Thắng phải trả cho những người môi giới là:

(110.126*100/93) - 110.126= 8.289 USD.

Nhờ có trung gian thương mại, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Lợi ích to lớn mà trung gian thương mại


mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, số tiền hoa hồng phải trả không phải là nhỏ, ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn sử dụng dịch vụ trung gian thương mại này.

Bảng 6.

Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ qua các phương thức ở Công ty TNHH Nhật Thắng

Đơn vị:1000 USD



Phương thức

2004

2005

2006

9T năm 2007


K.N

T.T

(%)


K.N

T.T

(%)


K.N

T.T

(%)


K.N

T.T

(%)

XK trực tiếp

160,35

79,93

180,65

75,57

420,12

79,23

515,46

75,17

XK qua môi

giới


40,27


20,07


58,40


24,43


110,12


20,77


170,31


24,83

Kim ngạch

XK


200,62



239,05



530,24



685,77


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 10

(Chú thích: K.N: Kim ngạch, T.T: Tỷ trọng)


Trong lĩnh vực giao nhận vận tải, hoạt động của người môi giới cũng rất nhộn nhịp. Các nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải dùng hình thức này như là một hình thức khuyến khích để tập hợp nhu cầu. Số lượng các công ty tham gia làm dịch vụ môi giới rất đông đảo.

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn liên quan đến ngành Bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu. Trong lĩnh vực bảo hiểm, hoạt động của người trung gian ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau: làm đại lý hay môi giới cho các công ty nước ngoài hoặc ủy thác cho các công ty nước ngoài làm đại lý hay môi giới cho mình. Do trách nhiệm của môi giới rất lớn và đòi hỏi quy mô hoạt động rộng lớn, ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, pháp luật không cho


phép cá nhân hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ có các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới được phép hoạt động môi giới.

Điều 34 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Nhà nước.

- Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm.

- Công ty TNHH môi giới bảo hiểm.

- Công ty hợp danh môi giới bảo hiểm.

- Doanh nghiệp tư nhân môi giới bảo hiểm.

- Doanh nghiệp liên doanh môi giới bảo hiểm.

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn nước ngoài.

Trong thời gian qua, mới có công ty Inchibrock hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm. Dự đoán, trong tương lai không xa sẽ có nhiều công ty khác hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực bảo hiểm, đã có nhiều vụ kiện làm tổn hại thời gian và tiền bạc của các bên. Nguyên nhân của vấn đề này là do người sử dụng không am hiểu các dịch vụ bảo hiểm nên ký kết hợp đồng, lựa chọn người bảo hiểm không đúng, hoặc thiết lập các chứng từ pháp lý để đòi công ty bảo hiểm bồi thường không chặt chẽ… Sự xuất hiện các dịch vụ môi giới bảo hiểm giúp cho người tham gia bảo hiểm tránh được các thiệt hại không đáng có.

Cơ chế thị trường đã sản sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trung gian thương mại phát triển. Sự hiện diện của họ trong thương mại nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng đã góp phần tích cực cho thương mại trong đó có hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ phát triển.

1.3. Tình hình sử dụng đại lý trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ


Trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, hình thức đại lý được sử dụng chủ yếu là trong lĩnh vực giao nhận, vận tải và trong lĩnh vực khai thuê hải quan.

1.3.1.Trong lĩnh vực giao nhận, vận tải

Nghề giao nhận đã hình thành từ lâu ở Việt Nam. Trước giải phóng, nước ta đã có nhiều doanh nghiệp giao nhận nhưng còn rất nhỏ và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giao nhận đường bộ. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động ở miền Nam. Sau khi đất nước giải phóng, Nhà nước đã thống nhất các hoạt động giao nhận trên phạm vi cả nước, dẫn đến sự ra đời của nhiều doanh nghiệp giao nhận mà hoạt động chủ yếu là giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, cùng với việc chuyển hướng nền kinh tế từ tự cung, tự cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phạm vi của ngành giao nhận được mở rộng và phát triển khá nhanh. Hiện nay, Việt Nam có hàng trăm công ty, tổ chức giao nhận. Một số công ty liên doanh với nước ngoài như Vietrans, Vietfracht, Vietransimex… Trong đó, Vietrans là công ty nhà nước có trụ sở tại Hà Nội và có mạng lưới đại diện ở một số cảng lớn trên thế giới cùng hơn 70 đại lý. Công ty TNHH TM&DV Minh Phương Hà Nội là đại lý lớn của Vietnam Airlines và cũng là đại lý cho một số hãng hàng không lớn của Nga, Singapore, Malaysia… Đặc biệt các doanh nghiệp và các tổ chức giao nhận rất nỗ lực để phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình, đồng thời cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động liên doanh, liên kết để hình thành nên các Hiệp hội giao nhận như: VIFFAS, FIATA.

Được phép của văn phòng Chính phủ, ngày 18/5/1994, tại Hà Nội, 19 doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh hoạt động trên lĩnh vực này đã họp hội nghị để chính thức thành lập Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (Vietnam Freight Forwarders Association - VIFFAS).

Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) là một tổ chức tự nguyện liên kết nghề nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng, kho hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt thành phần


kinh tế, tự nguyện thành lập để cùng hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ quyền lợi kinh tế của các hội viên trong các hoạt động thuộc lĩnh vực giao nhận kho vận, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó hòa đồng, phối hợp và cộng tác với các hoạt động cùng loại của các đồng nghiệp trên thế giới.

Sau khi chính thức thành lập, VIFFAS là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam trở thành hội viên đầy đủ và chính thức của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận kho vận - FIATA.

Hoạt động của người môi giới và đại lý trong lĩnh vực thuê tàu được chú ý phát triển thuộc vào loại sớm nhất ở nước ta. Cho đến nay đã có nhiều công ty thuộc nhiều thành phần tham gia vào thị trường đầy sôi động này (các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…), tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt. Đó là các công ty: Vietfracht, Vitranschart, Falcon shipping, SDV, APL, Vosa Group of Company, Maritime Petroleum…

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang quan hệ với hàng trăm công ty môi giới và đại lý thuê tàu khác nhau của hầu hết các nước trên thế giới.

1.3.2.Khai thuê hải quan

a. Trong lĩnh vực thủ tục hải quan, vai trò của người trung gian cũng được đề cao. Quan hệ giữa người uỷ thác và người đại lý làm thủ tục hải quan là quan hệ hợp đồng. Tính chuyên nghiệp của người kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan được qui định trong Điều 3 Nghị định79/2005/NĐ-CP và thể hiện ở các mặt sau:

- Người kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan là những chuyên gia trong lĩnh vực hải quan. Họ đã từng công tác trong ngành hải quan một số năm nhất định và hàng năm được học và sát hạch lại. Những lớp học này đều do Hải quan tổ chức.

- Người kinh doanh ngành này phải có giấy phép hành nghề do một cơ quan có thẩm quyền cấp (ở các nước, giấy phép loại này thường do hải quan cấp). Để có giấy phép hành nghề các tổ chức, cá nhân phải tạo lập được uy tín, có chuyên môn cao, đã qua các lớp đào tạo và đạt kết quả trong các kỳ thi.


Dịch vụ thủ tục hải quan có mối quan hệ chặt chẽ với dịch vụ giao nhận, vận tải. Bởi dịch vụ thủ tục hải quan là sự kế thừa của dịch vụ vận tải, giao nhận. Thực tế đã chứng minh dịch vụ thủ tục hải quan bắt đầu từ dịch vụ môi giới vận chuyển hàng hoá qua hải quan. Đó là do sự phát triển của phương thức vận tải mới - vận tải đa phương thức “MTO - Multimodal Transport Operator”, mà trong các cung đoạn vận chuyển đều có liên quan đến hoạt động của hải quan.

Người kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm trước người uỷ thác và phải bảo vệ quyền lợi của người uỷ thác. Người kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan phải thực hiện các công việc sao cho có hiệu quả nhất (làm thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác, không phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi…). Đồng thời họ còn phải bảo vệ bí mật cho người uỷ thác.

b. Các công việc mà người đại lý thủ tục hải quan có thể phải làm là:

- Tư vấn cho người làm công tác xuất nhập khẩu:

+ Hướng dẫn quy trình thủ tục hải quan khi xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá.

+ Tư vấn về chính sách thuế, xuất xứ…

+ Hướng dẫn lập bộ chứng từ theo qui định của hải quan.

+ Cung cấp thông tin về tập quán, thủ tục hải quan ở một số cảng trên thế giới.

- Làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan:

+ Thay mặt chủ hàngkhai báo hải quan và ký tên trên tờ khai.

+ Xuất trình hàng hoá để hải quan kiểm tra.

+ Tính thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

- Các công việc liên quan đến tranh chấp:

+ Khiếu nại trên cơ sở Luật Hải quan.

+ Giải quyết các vụ việc theo yêu cầu của hải quan (bổ sung chứng từ, tường trình về xuất xứ…)

Những công việc trên được thể hiện trong Điều 8 Nghị định 79/2005/NĐ-CP. Hoạt động kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan ra đời ở Việt Nam từ những năm

1990 trở lại đây và nay đã trở thành một nghề kinh doanh phát triển rất mạnh mẽ. Hoạt


động kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:

+ Tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ có hiệu quả.

+ Nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động khai báo, làm thủ tục hải quan.

+ Công tác đào tạo đã dần dần đi vào nề nếp.

+ Giúp cho hải quan có điều kiện cải tiến, đơn giản hoá thủ tục hải quan.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót cần được khắc phục trong tương lai.

1.4. Sử dụng hình thức uỷ thác

Hình thức uỷ thác xuất khẩu được sử dụng rất rộng rãi trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và trong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng.


Bảng 7.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ủy thác hàng TCMN trong tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN vào Hoa Kỳ những năm vừa qua

Đơn vị: Triệu USD


Phương

thức


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006

KNXK

uỷ thác


2,43


2,64


4,35


3,11


4,38


7,22


11,61

Tổng KNXK

vào Hoa

Kỳ


60,70


61,45


90,63


97,07


125,20


195,00


276,40

Tỷ trọng

(%)


4,00


4,30


4,80


3,20


3,50


3,70


4,20

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)


Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu ủy thác chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ. Những năm 2000, 2001 và 2002, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ủy thác cao vì thời kỳ này các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân lúc đó chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu và thường phải ủy thác xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, các doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu là những doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp. Có rất nhiều doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm xuất khẩu hoặc có khả năng xuất khẩu tốt kinh doanh trong lĩnh vực ủy thác xuất khẩu và nhận phí hoa hồng ủy thác xuất khẩu. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, phí hoa hồng ủy thác xuất khẩu chính là giá của dịch vụ ủy thác xuất khẩu. Nhà nước không can thiệp vào mức phí này mà người ủy thác và người nhận ủy thác trao đổi, thương lượng và đi đến thống nhất một mức phí hoa hồng mà hai bên đều tự nguyện, đồng thuận ghi trên hợp đồng kinh tế. Theo thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính: mức hoa hồng ủy thác xuất khẩu thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 10%.

Có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ủy thác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nổi bật có Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport - chi nhánh Hà Nội) - một công ty kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có lịch sử hơn 40 năm phát triển. Ngoài xuất khẩu trực tiếp, công ty còn kinh doanh dưới hình thức nhận xuất khẩu uỷ thác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022