Khái Quát Về Tình Hình Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ


+ Giá trần được dùng khi đi xâm nhập thị trường. Ngược lại với giá sàn, ở đây người ủy thác chỉ cho phép người đại lý bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá qui định, có thể thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh, để giúp cho người ủy thác nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường như mong muốn.

+ Khung giá được sử dụng với mục đích giúp cho người đại lý thể dễ dàng trong khâu mua bán hàng hóa, dịch vụ. Cách qui định này rất hay được sử dụng trong thương mại quốc tế.

- Thù lao cho người đại lý: Thù lao trong hợp đồng đại lý cũng có hai cách qui định giống như trong hợp đồng môi giới, nhưng vấn đề quan trọng ở đây là độ lớn của khoản tiền thù lao này. Độ lớn của khoản tiền nói trên, khi xác định người ta căn cứ vào các cơ sở sau đây:

+ Quyền và trách nhiệm các bên.

+ Thời gian cần thiết để thực hiện công việc ủy thác.

+ Tính chất mặt hàng và thị trường.

+ Chi phí mà các bên phải gánh chịu.

+ Uy tín và khả năng chuyên môn của người đại lý.

Thanh toán tiền thù lao được tiến hành sau khi người đại lý hoàn thành mua bán hàng hóa, dịch vụ tùy theo từng đợt mua bán hàng hóa. Như vậy trong hợp đồng các bên phải qui định phương thức, thời gian thanh toán, số tiền thanh toán. Số tiền và thời gian thanh toán các bên sẽ phải căn cứ vào tiến độ mua bán hàng hóa, dịch vụ mà người đại lý phải hoàn thành. Khi qui định số tiền thanh toán các bên cũng cần lưu ý số tiền ràng buộc trách nhiệm đối với người đại lý, số tiền này chỉ được nhận sau khi người đại lý đã thanh lý xong hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Vấn đề thanh lý hợp đồng.

3. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 6

Ngoài những thông tin về bên ủy thác, bên được ủy thác, các bên trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu phải hết sức lưu ý và đưa những điều khoản sau vào hợp đồng ủy thác xuất khẩu:


- Nội dung công việc ủy thác: Tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị theo ngoại tệ, tổng giá trị theo đồng Việt Nam.

- Quy cách phẩm chất hàng hóa:

+ Bên được ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn cho bên ủy thác về tiêu chuẩn cho hàng hóa, tiêu chuẩn kiểm định, bao bì, cách chọn mẫu để chào hàng…ngay từ khi sản xuất, chế biến.

+ Bên ủy thác phải cung cấp cho bên được ủy thác các tài liệu về quy cách, phẩm chất mẫu hàng để chào bán.

+ Bên ủy thác phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa (nếu có sự sai lệch so với nội dung chào hàng) đồng thời chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa bên trong bao bì, trong các kiện hàng hoặc container do bên ủy thác đóng, khi hàng đến tay khách hàng nước ngoài.

- Quyền sở hữu hàng xuất khẩu:

+ Hàng hóa ủy thác xuất khẩu là tài sản thuộc sở hữu của bên ủy thác cho đến khi hàng hóa đó được bên ủy thác chuyển quyền sở hữu cho khách hàng nước ngoài. Trong bất cứ giai đoạn nào, bên được ủy thác cũng không có quyền sở hữu số hàng ủy thác này.

+ Bên được ủy thác phải tạo điều kiện cho bên ủy thác được tham gia cùng giao dịch, đàm phán với bên nước ngoài về việc chào bán hàng hóa của mình.

+ Mỗi lô hàng này bên ủy thác cam đoan chỉ ủy thác cho bên được ủy thác tiến hành chào hàng và xuất khẩu, nếu sau đó bên ủy thác lại chuyển quyền sở hữu lô hàng ủy thác này cho đơn vị khác hoặc dùng nó để gán nợ, để thế chấp, để cầm cố, bảo lãnh tài sản trong các hợp đồng kinh tế khác mà không được sự đồng ý của bên được ủy thác thì bên ủy thác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Vận chuyển, giao dịch xuất khẩu số hàng đã ủy thác:

+ Bên ủy thác có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới địa điểm và theo đúng thời gian qui định.


+ Bên được ủy thác có trách nhiệm khẩn trương giao dịch xuất khẩu hàng hóa theo thời hạn qui định. Nếu không giao dịch được trong thời gian đó, bên được ủy thác phải thông báo ngay cho bên ủy thác biết để xử lý lô hàng đó.

- Thanh toán tiền bán hàng:

+ Bên được ủy thác có trách nhiệm cung cấp cho ngân hàng ngoại thương những tài liệu cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho bên ủy thác nhận được ngoại tệ do bên nước ngoài thanh toán một cách nhanh chóng nhất.

+ Bên ủy thác được quyền sử dụng ngoại tệ đó theo qui định của Nhà nước, bên được ủy thác không có quyền trong việc sở hữu ngoại tệ này.

- Giải quyết rủi ro:

+ Bên ủy thác phải chịu thiệt hại về những rủi ro trong quá trình ủy thác xuất khẩu lô hàng trên nếu bên được ủy thác chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ mọi trách nhiệm đòi bồi thường ở người thứ ba (là người có lỗi gây rủi ro như là đổ vỡ, cháy… hàng hóa ủy thác xuất khẩu). Trường hợp này người thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi thường trực tiếp cho bên ủy thác.

- Trả chi phí ủy thác:

+ Bên ủy thác phải thanh toán cho bên được ủy thác theo mức qui định của Nhà nước (hoặc do hai bên thỏa thuận).

+ Hình thức thanh toán : các bên nên qui định cụ thể hình thức thanh toán.

- Trách nhiệm của các bên trong thực hiện:

Trường hợp hàng hóa bị khiếu nại do những sai sót của bên ủy thác thì bên ủy thác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách nước ngoài theo kết quả giải quyết công việc cùng với bên được ủy thác.

+ Bên được ủy thác có trách nhiệm làm đầy đủ những công việc cần thiết, hợp lý để giải quyết những khiếu nại khi khách hàng nước ngoài phát đơn, kể cả trường hợp hàng ủy thác xuất khẩu có tổn thất vì gặp rủi ro. Bên được ủy thác nếu có lỗi trong các trường hợp bị khiếu nại hoặc gặp rủi ro trên, cũng phải chịu trách nhiệm vật chất theo phần lỗi của mình.


+ Khi xác định phần lỗi phải bồi thường thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm của bên ủy thác thì bên được ủy thác có nghĩa vụ gửi những tài liệu pháp lý chứng minh đến ngân hàng ngoại thương khu vực để ngân hàng này trích tài khoản của bên ủy thác, trả bồi thường cho khách hàng nước ngoài, đồng thời bên được ủy thác phải thông báo cho bên ủy thác biết.

+ Nếu bên được ủy thác thực hiện nội dung hướng dẫn không cụ thể về hàng hóa sai yêu cầu mà khách hàng đưa ra, gây thiệt hại cho bên ủy thác thì bên được ủy thác có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại thực tế đã gây cho bên ủy thác do hàng hóa không xuất khẩu được.

+ Bên ủy thác không chấp hành đúng thời gian và địa điểm giao nhận hàng theo hướng dẫn của bên được ủy thác, dẫn tới hậu quả bị bên khách hàng nước ngoài phạt hợp đồng với bên được ủy thác và bắt bồi thường các khoản chi phí khác như cảng phí, tiền thuê phương tiện vận tải… thì bên ủy thác chịu trách nhiệm bồi thường thay cho bên được ủy thác. Nếu lỗi này do bên được ủy thác hướng dẫn sai thời gian, địa điểm giao nhận hàng thì bên được ủy thác phải chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho khách hàng nước ngoài.

+ Nếu bên ủy thác vi phạm nghĩa vụ thanh toán chi phí ủy thác do trả chậm so với thỏa thuận, bên được ủy thác được áp dụng mức phạt lãi suất tín dụng quá hạn theo qui định của ngân hàng nhà nước (tại thời điểm đó) tính từ ngày hết thời hạn thanh toán.

+ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt (qui định rõ mức phạt)

+ Những vi phạm trong hợp đồng này mà hai bên gây ra cho nhau (nếu không liên quan đến bồi thường vật chất cho bên nước ngoài) xảy ra, trường hợp có một bên gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền ở mức cao nhất theo các mức phạt mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

4. Hợp đồng với nhà phân phối

Hợp đồng phân phối là thỏa thuận về các điều kiện bán sản phẩm, theo đó nhà xuất khẩu bán một sản phẩm cho nhà phân phối trong một thời hạn nhất định, nhà phân


phối sẽ bán sản phẩm cho người tiêu dùng trên thị trường đã được qui định. Trong thương mại quốc tế thỏa thuận phân phối thường thuộc loại độc quyền.

Cấu trúc của hợp đồng với nhà phân phối cũng không khác xa mấy so với hợp đồng đại lý, nhưng trong hợp đồng phân phối những nội dung sau đây cần được quan tâm:


- Cạnh tranh

Hầu hết các nước đều có Luật cạnh tranh. Theo Luật này các bên được tự do cạnh tranh bình đẳng với nhau bằng các biện pháp mà luật cho phép. Sự cạnh tranh bình đẳng đã làm cho thị trường phát triển lành mạnh, người tiêu dùng được hưởng các lợi ích do thị trường mang lại.

- Độc quyền

Độc quyền có thể gây ra các tác động tiêu cực cho cạnh tranh. Nó có thể hạn chế cạnh tranh hay thúc đẩy cạnh tranh phát triển.

Do là nhà phân phối độc quyền nên người trung gian không thể bán các mặt hàng tương tự của các nhà cung cấp khác, điều đó đã làm cho cạnh tranh không phát triển và có thể vi phạm luật cạnh tranh tự do. Do cạnh tranh không hoàn hảo nên giá cả trên thị trường vẫn giữ ở mức cao, sản xuất không có động lực phát triển.

Ở các nước trên thế giới có các qui định về mối quan hệ giữa phân phối độc quyền và cạnh tranh, đồng thời cũng có các qui định miễn trừ đối với phân phối độc quyền. Các miễn trừ đó là:

+ Thỏa thuận độc quyền có thể đem lại các cải tiến trong phân phối do các bên có thể tập trung hoạt động bán hàng, không cần duy trì các mối quan hệ kinh doanh với nhiều nhà bán buôn và bán lẻ khác do các khó khăn về ngôn ngữ, tập quán…

+ Thỏa thuận độc quyền có thể thúc đẩy việc xúc tiến bán hàng dẫn đến quá trình Marketing tập trung, tạo ra sự liên tục trong cung cấp hàng hóa.

+ Người tiêu dùng cũng được hưởng một phần lợi ích từ hệ thống phân phối theo kiểu độc quyền.


Điều này cũng đòi hỏi trong hợp đồng phải qui định rõ ràng về chức năng của các bên, buộc nhà phân phối độc quyền phải tập trung mọi nỗ lực bán sản phẩm vào vùng lãnh thổ đã được qui định, thời hạn của hợp đồng.

Đồng thời những qui định sau đây trong hợp đồng sẽ không được miễn trừ: Hạn chế trong việc định giá hàng và các điều kiện bán hàng, hạn chế sự lựa chọn nhà phân phối.

5. Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Franchise nghĩa là một hợp đồng, một sự thỏa thuận hay một sự dàn xếp được thể hiện hay ngụ ý bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa hai người trở lên, theo đó một bên ủy quyền hay nhượng quyền cho bên kia tham gia vào hợp đồng chào bán hay phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ trên một địa bàn nhất định. Hợp đồng nhượng quyền thường có ba loại:

- Hợp đồng sản xuất sản phẩm theo hướng dẫn của bên giao quyền thương mại…

- Hợp đồng theo đó bên nhận quyền tự tổ chức sản xuất rồi bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của bên giao quyền thương mại.

- Hợp đồng phân phối sản phẩm theo đó bên nhận quyền thương mại tự giới hạn việc bán các sản phẩm nhất định trong các cửa hàng mang nhãn hiệu của bên giao quyền thương mại.

Trong ba loại hợp đồng nói trên thì hợp đồng thứ ba mang tính chất của một hợp đồng đại lý bao tiêu. Loại hợp đồng này thường có các điều khoản sau:

- Trao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, nguyên liệu hay dịch vụ…với mục đích tạo ra hệ thống phân phối.

- Khu vực kinh doanh của người nhận quyền thương mại.

- Việc thành lập và sử dụng hệ thống phân phối sao cho không vi phạm luật cạnh tranh. Người nhận quyền thương mại phải đầu tư bằng tiền của của mình để xây dựng hệ thống phân phối, trên sơ sở trợ giúp của người giao quyền. Người nhận quyền không được phép bán cửa hàng của mình mà không đượ phép của người nhượng quyền


thương mại. Bên giao quyền cũng phải có quyền và khả năng kiểm soát bằng các biện pháp thích hợp để bảo vệ thương hiệu, danh tiếng của mình.

- Cấm nhượng quyền cho người thứ ba.

- Quyền bán các loại hàng hóa tại các cửa hàng của người nhận quyền.

- Quảng cáo và chi phí quảng cáo.

Ngoài các điều khoản trên thì những điều khoản liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ sẽ được các bên qui định cụ thể chi tiết, cách qui định này phần nào tương tự như trong hợp đồng đại lý mà chúng ta đã biết ở trên.


Chương 2.‌‌

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM VÀO

HOA KỲ


I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM VÀO HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA

1. Khái quát về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1.1. Đặc điểm của ngành thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế thị trường

Trong bất kỳ một xã hội nào, việc giải quyết các vấn đề kinh tế nảy sinh từ sự chênh lệch giữa nhu cầu của con người với khối lượng sản phẩm có thể sử dụng được dẫn đến con người phải chế biến, thích ứng các sản phẩm đó cho phù hợp với yêu cầu tiêu dùng và tiếp tục phân phối nó cho các mục đích tiêu dùng khác nhau. Thủ công mỹ nghệ là loại hình lao động tinh xảo, dựa trên kỹ năng, kỹ nghệ để tạo ra các loại hàng hóa cao cấp, mang những đặc điểm riêng; song, giống như các mặt hàng khác, người ta đã, đang và phải tìm các biện pháp kỹ thuật công nghệ cho phép để tạo ra một lượng sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng nhiều, càng tốt các nhu cầu sử dụng khác nhau đó.

Kinh doanh thủ công mỹ nghệ bởi vậy luôn luôn có ý nghĩa quyết định về việc sử dụng các nguồn lực có hạn.

Đặc điểm cơ bản của việc kinh doanh thủ công mỹ nghệ trong xã hội hiện đại là sự phân công, chuyên môn hóa rõ rệt. Các chủ thể kinh tế không tự sản xuất ra các sản phẩm (hàng hóa) để thỏa mãn các nhu cầu của mình nữa, mà họ đi sâu sản xuất một số mặt hàng nhất định rồi đem sản phẩm đó trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình.

Phân công lao động và chuyên môn hóa tạo điều kiện tăng năng suất và nâng cao phúc lợi xã hội. Thông qua đó, các yếu tố sản xuất có hạn (lao động, tiền vốn, mặt bằng sản xuất) được sử dụng hiệu quả hơn và khối lượng hàng hóa gia tăng không

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí