Thế Mạnh Của Việt Nam Trong Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Nhật Bản

Một đặc điểm nữa là hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật mà nó còn được tái xuất sang các thị trường khác, phổ biến nhất là qua trung gian các làng du lịch Nhật Bản ở nước ngoài.

2.3.2. Thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệsang Nhật Bản

- Mặt hàng xuất khẩu khá đa dạng và phong phú.

- Doanh nghiệp xây dựng được nhiều cách thức đưa hàng hóa vào thị trường Nhật Bản.

- Nhiều vùng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có ý thức xây dựng thương hiệu mạnh, củng cố uy tín cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được nâng lên.

- Hàng ngàn làng nghề truyền thống được củng cố, nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ được nâng cấp tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

- Nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu trong nước để làm hàng thủ công mỹ nghệ rất dồi dào, có khả năng đáp ứng 95-97% nhu cầu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

- Nguồn nhân lực làm hàng thủ công mỹ nghệ (các nghệ nhân) ngày càng nhiều, đa số họ có tâm huyết và gắn bó với nghề. Đây là nhân tố rất quan trọng.

Ngoài ba mặt hàng ở trên, hiện nay còn có rất nhiều mặt hàng mà nhu cầu của thị trường Nhật bản còn cao mà Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu nếu được đầu tư và có cách tiếp cận thị trường phù hợp như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Cà phê, chè đen

- Nước hoa quả

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 12

- Rau tươi và rau đông lạnh

- Hoa quả tươi

- Bột gạo tổng hợp và bánh kẹo làm bằng nguyên liệu bột gạo‌

- Hàng may mặc tơ lụa

- Giầy dép, túi xách

- Đồ đạc gia đình

- Hàng thủy tinh

- Gạch lát và đá xây dựng

- Cửa sổ và cửa ra vào bằng gỗ

- Hoa cắt

II. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT

1. Những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhưng với một thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản thì việc gia nhập WTO thôi là chưa đủ, để hàng hàng hóa Việt Nam có cạnh tranh trên thị trường này thì việc ký kết các hiệp định về tự do thương mại giữa hai nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những hiệp định về thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Nhật Bản như Hiệp định xây dựng khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Nhật Bản (FTA) hay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA) vẫn đang trong quá trình đàm phán, chưa được ký kết. Trong khi đó Nhật Bản đã chủ động thúc đẩy đàm phán và ký kết FTA với nhiều nước, đặc biệt là một loạt các quốc gia trong ASEAN như Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Trong điều kiện như vậy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ rất khó khăn để cạnh tranh với hàng hóa của các nước đã có FTA với Nhật Bản trên thị trường này. Hơn nữa, sau sự kiện các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị phát hiện có dư lượng kháng sinh quá cao so với tiêu chuẩn Nhật Bản, có nguy cơ phía Nhật Bản sẽ dựng lên các rào cản kỹ thuất mới để hạn chế nhập khẩu hàng hóa của ta.

Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất khắt khe về nhiều mặt như chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục xuất khẩu, hình thức xuất khẩu… Những vấn đề này quá phức tạp và thường tạo ra những cản trở đối với các doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận với thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, hệ thống phân phối phức tạp và việc lựa chọn nhà phân phối kỹ lưỡng của Nhật Bản cũng là một trong những rào cản lớn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam lại chưa có những biện pháp hỗ trợ thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình tìm hiểu thông tin thị trường. Điều đó đã làm hạn chế khả năng tiếp cận, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là tự tìm hiểu về thị trường nên dẫn đến phiến diện và không hiệu quả.

Cuối cùng, hàng hóa của nước ta gặp phải cạnh tranh rất lớn đến từ các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Những quốc gia này đã phát triển quan hệ thương mại với Nhật Bản sớm hơn Việt Nam và hiện nay đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản. Việc cạnh tranh với các quốc gia này là rất khó khăn vì lợi thế cạnh tranh của chúng ta và các nước bạn gần như tương đồng.

2. Những hạn chế của xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản

2.1. Những hạn chế chung trong xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá cao trong những năm qua nhưng cũng phải thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn

nhiều hạn chế:

Trước hết, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng tương đối đơn giản, diện hàng khá hẹp, chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế. Việt Nam chỉ đơn thuần như là nước cung cấp nguyên liệu cho Nhật Bản nên giá trị thu được không cao.

Tiếp theo là sự yếu kém về chất lượng hàng hóa. Chất lượng của hàng hóa Việt Nam hiện nay yếu kém ở nhiều mặt và nhìn chung là thấp hơn so với hàng hóa của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… Đối với hàng hóa nông lâm thủy sản, đây là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam nhưng gặp nhiều vấn đề về chất lượng. Thủy sản thì bị phát hiện có lẫn tạp chất và dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép nhiều lần, rau và hoa quả chưa xuất khẩu được vì chất lượng còn thấp, gạo xuất khẩu của Việt Nam thường có giá thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan… Một số sản phẩm khác có cùng chất lượng thì giá thành lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nước khác do năng suất lao động thấp dẫn đến chi phí cao. Những sản phẩm chế biến thì gặp vấn đề trong khâu bao bì, đóng gói. Một thực tế qua sát được tại một nhà máy chế biến thức ăn gia súc xuất khẩu sang Nhật Bản là lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý đến vệ sinh của nhà xưởng, là điều kiện rất quan trọng để giữ vệ sinh cho sản phẩm, khiến cho trong sản phẩm có lẫn nhiều tạp chất. Đến khi khách hàng phàn nàn nhiều lần, doanh nghiệp mới hứa sẽ sửa chữa. Việc đóng gói bao bì sản phẩm cũng tùy tiện theo quan điểm của người Việt Nam “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, chỉ cốt sao sản phẩm bên trong tốt là được không quan tâm đến bao bì. Điều này hoàn toàn sai lầm đối với một sản phẩm thương mại. Nhất là đối với thị trường Nhật Bản, một thị trường khó tính ngay từ vấn đề hình thức trở đi. Với khách hàng Nhật Bản, việc bao gói nhiều loại sản phẩm là một nghệ thuật, tuân theo những quy tắc nhất định chứ không thể tùy tiện đóng gói theo những gì mình có.

Mặc dù Việt Nam có lợi thế về nhân công rẻ, có một số mặt hàng thì có lợi thế về tự nhiên, về nguyên vật liệu sẵn có trong nước… nhưng do trình độ công nghệ kỹ thuật còn thấp, trình độ tay nghề của người lao động còn yếu, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu còn cao, các chi phí ngoài sản xuất, chi phí lưu thông lớn… nên giá thành sản phẩm còn cao. Giá thành cao cũng làm

giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, nhất là đối với thị trường Trung Quốc.

Trong các loại hàng chế biến hay tinh chế thì tỷ trọng hàng gia công còn lớn, cho nên dù kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng phần thực thu ngoại tệ lại thấp. Tỷ trọng hàng gia công trong nhóm hàng dệt may lên đến 90-95%; giày dép có tới 60% nguyên liệu phải nhập khẩu…

Sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta còn thấp, khâu thương hiệu còn nhiều hạn chế nên chủ yếu phải bán qua trung gian. Công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu chưa được đẩy mạnh, trực tiếp xuất khẩu còn ít nên có nhiều mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn, đứng vị trí cao trên thế giới nhưng chẳng những không chi phối được giá cả mà còn chịu giá thấp hơn so với các nước khác.

Một vấn đề nổi cộm là hiện tượng mất thương hiệu của các sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam vào tay các quốc gia khác. Trước đây, chúng ta đã không quan tâm đúng mức đến vấn đề thương hiệu nên đã không tận dụng được những hàng hóa vốn là mặt hàng truyền thống của Việt Nam mà để các quốc gia khác khai thác mất. Trên thực tế, rất nhiều sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như: nước mắm Phú Quốc, bánh phồng tôm, hoa quả và cả gạo của Việt Nam lại mang nhãn hiệu “Made in Thailand”. Nếu ta không bảo vệ và giành lại những thương hiệu này thì chẳng những ta chưa cạnh tranh gì được với nước ngoài mà đã mất đi một phần lợi thế của mình.

Việc tiếp cận hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường Nhật Bản tuy đã đạt được những tiến bộ ban đầu nhưng nhìn chung vẫn còn yếu. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại của Nhật Bản, còn đối với các kênh khác như hệ thống cửa hàng bản lẻ, các nhà chế biến công nghiệp thì việc tiếp cận còn rất hạn chế, nhất là chưa có văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh công ty Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế cả ở tầm Chính phủ và ở tầm doanh nghiệp đã là trở ngại đối với tăng trưởng xuất khẩu. Chương trình xúc tiến thương mại thiếu đồng bộ, bộ máy hoạt động thiếu hiệu quả. Hoạt động xúc tiến mới chỉ dừng lại ở những sự vụ mà chưa chú trọng vào việc xây dựng chiến lược lâu dài về thị trường và thông tin. Đặc biệt là chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia triển khai vẫn còn chậm và lúng túng, hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng nhìn chung còn thấp. Vai trò quan trọng của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản vẫn chưa được thể hiện rõ. Hiện nay, việc cung cấp các thông tin cụ thể, chính xác về thị trường Nhật Bản đều thông qua Bộ Công thương chứ không trực tiếp đến các doanh nghiệp. Hơn nữa, môi trường xã hội và các thể chế hỗ trợ xuất khẩu chậm được cải thiện và chưa đáp ứng được những thay đổi trong tình hình mới.

2.2. Những điểm yếu và thách thức trong xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

2.2.1. Mặt hàng thủy sản

a. Điểm yếu:

- Hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế cấp đông nên giá trị xuất khẩu còn thấp.

- Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu xuất khẩu có uy tín riêng, mang tính đặc thù độc đáo.

- Hoạt động tiếp thị còn yếu vì việc đưa hàng vào Nhật Bản còn phụ thuộc vào các nhà bán buôn người Nhật, gần như chưa có doanh nghiệp nào tổ chức phân phối sản phẩm trực tiếp trên thị trường Nhật Bản.

- Sản phẩm thủy sản chưa đa dạng phong phú.

- Ý thức kiểm soát vệ sinh an toàn cho sản phẩm thủy sản của nhà sản xuất, đánh bắt, chế biến chưa cao, cho nên có những lô hàng bị đối tác Nhật Bản trả về vì không đảm bảo chất lượng.


Bản.

- Chưa có doanh nghiệp thủy sản nào lập văn phòng đại diện tại Nhật


- Nắm bắt thông tin về thị trường chưa kịp thời, bị động, phụ thuộc vào

đối tác.

- Có đến trên 300 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, tuy nhiên giữa các doanh nghiệp này chưa có sự liên kết mạnh, thiếu sự điều tiết chung, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh trong mua nguyên liệu và bán sản phẩm gây thiệt hại cho chính bản thân các doanh nghiệp.

- Tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam chưa mang tính vượt trội, chưa có nhãn hiệu nổi tiếng nào tạo lập được thói quen sử dụng của người tiêu dùng ở các thị trường.

b. Thách thức:

- Tính bất ổn trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn cao vì mới tập trung xuất khẩu ở vài mặt hàng.

- Chất lượng thủy sản vẫn chưa ổn định vì gần như chưa có sự gắn kết chặt chẽ về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp ở các khâu sản xuất nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và nhà thương mại.

- Nhật Bản thắt chặt kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản Việt Nam.

- Thủ tục thu thuế VAT còn chậm, giấy tờ phức tạp khiến cho các nhà xuất khẩu bị ứ đọng vốn kinh doanh, trong khi đó đa số các doanh nghiệp thủy sản nuôi trồng, đánh bắt cũng như chế biến đều thiếu vốn để phát triển.


2.2.2. Mặt hàng dệt may

a. Điểm yếu

- Chủ yếu vẫn kinh doanh xuất khẩu theo phương thức gia công, hiệu quả thấp, tính phụ thuộc vào đối tác cao.

- Đầu tư vào thiết kế thời trang và thương hiệu chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.

- Tuy làm ăn với đối tác Nhật Bản nhưng không mấy doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn am hiểu tường tận về thị trường dệt may nước Nhật.

- Đa số các doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược phát triển thị trường Nhật Bản, thậm chí một số doanh nghiệp giảm bớt sự quan tâm đến thị trường Nhật Bản để dồn sự phát triển vào thị trường Mỹ.

- Tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa cao nên nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường khai thác thị trường Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác.

- Hầu như chưa doanh nghiệp dệt may nào lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, công tác marketing của các doanh nghiệp còn yếu.

b. Thách thức:

- Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản quá nhiều và ngày càng mạnh hơn.

2.2.3. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Điểm yếu

- Tổ chức sản xuất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, cạnh tranh ngay trong làng nghề. ở đa số làng nghề, trường hợp thiếu sự liên kết về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật đã hạn chế khả năng sản xuất.

- Các làng nghề chưa có kế hoạch phát triển lâu dài , bền vững, chưa có quy hoạch chiến lược, mô hình làng nghề hoạt động hiệu quả chưa hình thành rõ nét.

- Không chuyên môn hóa trong sản xuất, mỗi đơn vị phải làm tất cả mọi khâu từ khai thác, thu mua, xử lý nguyên vật liệu đến sản xuất ra sản phẩm. Do đó sản xuất bị kéo dài, làm tăng giá thành sản phẩm.

- Công tác nghiên cứu xử lý nguyên vật liệu cũng như tìm kiếm nguyên vật liệu mới chưa được đầu tư từ phía Nhà nước nên hiệu quả nghiên cứu còn hạn chế, và các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023