Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Việt Nam .

công khá thô sơ do người thợ tự chế ra. Hiện nay nên kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật trong các làng nghề. Một số cơ sở đã trang bị được thiết bị hiện đại ở một số khâu cần thiết. Ví dụ như ngành sản xuất đồ gỗ đã được trang bị những máy đa năng( cưa,đục, bào) làm rút ngắn thời gian sản xuất , ngành dệt nhờ áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất mà công nghệ dệt vải với nhiều hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng đã thay thế cho công nghệ dệt cổ truyền khổ hẹp, hoa văn đơn giản. ở Bát Tràng, công nghệ nugn sản phẩm gốm sứ bằng lò tuy nen ( dùng nhiên liệu gas và điện)đã thay thế cho lò hộp và lò bầu ( dùng than và củi) ,công nghệ nhào luyện đất bằng máy đã thay cho công nghệ thủ công.

Tuy nhiên, nhìn chung, việc đổi mới công nghệ ở các làng nghề chưa được thực hiện một cách hệ thống , chưa cơ bản. Năng lực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn kém. Trong các làng nghề, những người thợkỹ thuật chuyên nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã còn ít ỏi do không có một trường lớp đầo tạo cơ bản nào mà chủ yếu là tự học. Tất cả những điều này làm hạn chế sự phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ

2.1.1.Môi trường.


Sản xuất trong làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế song mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Qua điều tra, hiện có tới 52% số hộ và các cơ sở sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường. Các làng nghề sản xuất gạch vôi, gốm sứ, đúc đồng đang gặp khó khăn vì ô nhiễm không khí nặng nề làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Các lò gốm hàng ngày phun vào khí quyển nhiều chất độc hại, chẳng hạn ở Bát Tràng, mật độ dân số 2500-3000 người/km ². Trong làng nhà ở san sát kề với 1100 lò hôp lớn nhỏ,hàng năm sử dụng khoảng 7 vạn tấn than và xử lý 10 vạn tấn đất nguyên liệu, thêm vào đó là 300 lượt xe ô tô lớn nhỏ chạy qua mỗi ngày. Bên cạnh các lò gốm còn có hàng trăm lò gạch ở bãi sông của Đa Tốn và Xuân Quan, những lò này toả đầy khói bụi suốt ngày đêm và gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ của nhân dân nhất là trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi.

Nguyên nhân là do hạn chế về vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể nên hầu hết các gia đình khi đầu tư sản xuất đã không đầu tư xử lý chất thải,các chất độc hại từ sản xuất đều đổ thẳng ra môi trường. Bên cạnh đó, các bộ phận,các cơ sở sản xuất được bố trí xen kẽ khu vực dân cư, thậm chí dùng làm nơi sản xuất đã gây tác hại trực tiếp tới sức khoẻ con người.

2.1.1.5 Nguyên vật liệu cho sản xuất .

Hầu hết các làng nghề truyền thống đều được hình thành xuất phát từ việc có sẵn nguồn nguyên liệu ngay tai địa phương. Đặc biệt là các nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như đan lát,mây tre…nguyên liệu thường có tại chỗ. Đối với một số nghề như sơn mài, chạm khắc gỗ, đá…cũng có thể kkhai thac được từ nguồn nguyên liệu tại địa phương hay trong nước. Nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.

Nghề gốm phát triển thì tài nguyên đất bị suy kiệt dần, nguồn nước cũng bị thu hẹp,chưa kể đến việc các chất thải ngấm vào làm ô nhiễm nguồn nước. Nghề gỗ, mây tre đan phát triển thì sự suy thoái tài nguyên rừng tăng nhanh. Sản lượng rừng tự nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, trong khi đó ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái của người dân rất kém,Nhà nước lại chưa có chính sách nào để bảo tồn và tái sinh nguồn tài nguyên này.

Như vậy, sau khi xem xét hiện trạng hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam , ta thấy nghề truyền thống Việt Nam đang từng bước phát triển cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước. Các làng nghề phục hồi và phát triển đã góp phần không nhỏ vào GDP ở địa phương, tạo thêm nhiều việc làm,tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân…Song, vẫn còn nhiều khó khăn về vốn, trình độ công nghệ- kỹ thuật, sự ô nhiễm môi trường, năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất và sự quan tâm của cơ quan Nhà nước với sự phát triển của làng nghề còn chưa thích đáng. Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp ,chính sách thiết thực được thực thi đồng bộ để giải quyết khó khăn trên một cách triệt để.

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam .


* Xuất khẩu ra nước ngoài


2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu


Sau khi thống nhất đất nước, nước ta đã khai thác thế mạnh của các ngành nghề truyền thống này để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 1976_1990, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta chủ yếu bao gồm: các loại thảm len,hàng mây tre, mành trúc, mành cọ, hàng thêu ren, khăn trải giường, trải bàn thêu, áo thêu…tuyệt đại bộ phận các hàng hoá này được xuất khẩu sang thị trường các nước Liên Xô cũ và Đông Âu.

Vào thời kỳ cuối những năm 1980, ta đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô, gạo với khối lượng tương

đối lớn và hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu cũng tăng trưởng nhanh(may mặc, thực phẩm chế biến, giày da…) nên tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giảm đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bình quân trong thời kỳ 1986-1990 tỷ trọng cả hàng công nghiệp nhẹ và hàng thủ công chỉ còn 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Từ năm 1991, khi thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, thị trường chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong thời kỳ trước của ta bị mất, các ngành thủ công mỹ nghệ gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, lao động không có việc làm, việc chuyển đổi thị trường đòi hỏi thời gian tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới . Sau vài năm lao đao trong cơ chế mới, dần dần một số ngành nghề tìm được lối thoát khôi phục lại tình hình. Mặc dù đứng thứ 8 về kim ngạch xuất khẩu năm 2000 với 235 triệu, chiếm tỷ trọng 1,6% so với tổng kim ngạch nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì giá trị thực thu khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta là không nhỏ. Vì không giống như những mặt hàng khác, nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ chỉ toàn là nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, không phải nhập khẩu từ nước ngoài , nên giá trị thực thu xuất khẩu là rất cao đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể quảng bá về hình ảnh và đất nước con người Việt Nam với thế giới.


Bảng 1

Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam trong thời gian qua


Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng KNXK

Triu USD

11540

14450

15018

16700

18500

Tăng hàngnăm

%

123.9

15.2

103.9

111.2

110.7

KNXKTCMN

Triu USD

168

235

235.4

332

450

Tăng hàng năm

%

151.4

139.8

100.2

141

135.5

Tỷ trọng

XKTCMN

%

1.5

1.6

1.68

1.99

2.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 5

Nguồn: báo cáo hàng năm của Bộ thương mại


Cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn tiếp tục là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và từ năm 1997 được xếp vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta.

Năm 1997, theo thông kê của Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 121 triệu USD, trong đó trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ( khoảng 610 triệu USD) và khoảng 25% là hàng dốm sứ mỹ nghệ( khoảng 30 triệu USD), bao gôm các loại hàng như: tranh, tượng gỗ, hàng sơn mài, đồ gỗ trạm khảm…Năm 1998. do khủng hoảng kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8,3% so với năm 1997 nhưng vẫn đạt 111 triệu USD . Năm 1999, 9 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 111 triệu USD , cả năm đạt 168 triệu USD tăng 51,3% so với năm 1998. Năm 2000 đánh dấu một thời kỳ phục hưng của ngành thủ công mỹ nghệ sau nhiều năm suy giảm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD , tăng 39,8 % so với cùng kỳ năm 1999. Nhưng đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đạt 322 triệu USD tăng 41% so với năm 2001. Năm 2003 đạt 350 triệu USD, tăng 20% so vi năm 2002. Và trong năm 2004 ngành thủ công mỹ nghệ đã đạt kim ngch xut khu 450 triu USD , tăng 22,6% so vi năm 2003. Các mt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn bao gồm hàng mây tre lá, hàng cói và hàng gốm sứ và hàng gỗ

Trong những năm gần đây, để đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Nhà nước đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ. Trong năm 2002, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp đã xây dựng sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lên mạng, sang giao dịch này là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường , giới thiẹu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam , về các doanh nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng này đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong giao dịch trực tuyến.

2.1.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .


Theo đánh giá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng về chủng loại , phong phú về mẫu mã do đó mà để đi sâu nghiên cứu tất cả các loại hàng thủ công mỹ nghệ là điều không dễ. Việt Nam xuất khẩu 1 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có 5 loại chính.Mỗi mặt hàng xuất khẩu dù ít hay nhiều đều tham gia đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2

Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chính của Việt Nam từ năm 2000-2004


Chỉ tiêu

đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

Gỗ mỹ nghệ

Triu USD

50

52

62

76

30

Thêu ren

-

14

18

22

27

11

-

32.6

50.5

61

74

35.3

Thảm các loại

-

5

12

14

17

4.5

Gốm sứ mỹ nghệ

-

100

120

145

177

51.1

Mây tre đan

Nguồn: báo cáo tổng kết qua các năm của Bộ thương mại


Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm trong đó mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất là gỗ và gốm sứ sau đó mới đến mây tre đan và các mặt hàng khác. Mặt hàng gỗ và gốm sứ rất được các khách hàng Nhật Bản ưa chuộng do kiểu dáng rất phù hợp với phong cách của người Nhật với giá cả phải chăng. Riêng mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ là đảm bảo cho sự tăng trưởng ở mức cao. Hiện nay hàng gốm sứ mỹ nghệ là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực trong số các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam , sau đó là đỗ gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan. Đây là những mặt hàng mà nhu cầu luôn có xu hướng tăng. Năm 2000 nhóm hàng này đạt khoảng 12 triu USD và năm 2002 đạt khoảng 16 triu USD , mục tiêu trong năm 2005 đạt 20-30 triu USD .

2.1.2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu .


Như đã khẳng định ở trên, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng theo mức cải thiện đời sống nhân dân và sự phát triền thương mại, giao lưu văn hoá giữa các nước và mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên , phát hiện, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian đối với từng chủng loại sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được các thị hiếu nhu cầu đó lại là một công việc đầy khó khăn,phức tạp, đòi hỏi phải nhạy bén và tôn nhiều công sức chi phí . thực trạng trong những năm qua cho thấy, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ được mở rộng và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước. Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường truyền thống ,thị trường tiềm năng, chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ đã có mặt trên khắp các châu lục, có nhiều nước tuy kim ngạch xuất khẩu không lớn nhưng hy vọng với sự cố gắng của các cấp vĩ mô, các công ty xuất nhập khẩu và các làng nghề,sẽ trở thành thị trường lớn trong tương lai.

Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua có những giai đoạn thăng trầm, khi thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây đã có những chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới và mở rộng được nhiều thị trường mới theo

hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.

Hàng thủ công mỹ nghệ của ta đến nay đã có mặt tại 120 nước trên thế giới,chủ yếu là thị trường các nước Âu_ Mỹ và một số thị trường Châu á như Nhật Bản , Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Trung đông, nhưng ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường có nhu cầu và dung lượng lớn. Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, Hàng thcông quà tng là mt trong nhng mt hàng Vit Nam có ưu thế trên thtrường M, nhưng chưa được các nhà doanh nghip Vit Nam quan tâm và đầu tư. Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ, không phân biệt xuất xứ ở đâu, hơn nữa mặt hàng này ít chịu tác động của rào cản thương mại . Mới đây nhất, tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra tại New York từ 15- 18 /5, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của hơn 20 công ty Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các khách hàng Mỹ. Một số bản ghi nhớ và hợp đồngđã ký kết, mở ra nhiều cơ hội hợp tác xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường mỹ cho các HTX và công ty mỹ nghệ của Việt Nam .

EU được coi là thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, gốm,sứ, mây tre lá, hàng thêu ren. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh(21.18%) nhưng chỉ chíêm tỷ trọng 2.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mặc dù khả năng sản xuất của ta là khá lớn. Dù cơ hội mở rộng thị trường tại EU là rât lớn nhưng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa thực sự xâm nhập nhiều vào EU . thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong khối EU là Đức (26.4%),Pháp(14.7%), Hà Lan( 11.6%), Anh(11%), Bỉ(10.7%) ,Italia( 7.4%). Tây ban Nha( 6.3%), Thuỵ Điển( 5.0%)…Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương gia EU lâu nay làm ăn vơí các chủ hàng Trung Quốc và của các nước ASIAN khác nay đã phần nao quan tâm đên thị trường Việt Nam hơn.Đay là một cơ hội cho xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam,cần có những giải pháp thích hợp để tận dụng lợi thế từ thị trường này, từ đó mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của ta và nếu xét thị trường theo từng nước thì Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta từ năm 1991 đến nay( năn 1991 chiếm tỷ trọng tới 34,5% năm 2000 chiếm gần 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ). Nhật Bản cũng là thị trường lớn đối với nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam .

Ngưòi Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về đồ gỗ, theo thống kê của Nhật, hàng năm ta đã xuất

sang Nhật khoảng 60 triu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là đồ gỗ. Xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật Bản chưa gặp phải những quy định ngày càng khắt khe như của EU và Mỹ về bảo vệ rừng.

Theo số liệu năm 2002 thì bạn hàng lớn về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chính là Nhật Bản với 33,35 triu USD , sau đó mới đến Đức 25,4 triu USD , Anh 17,64 triu USD , Đài Loan 15,4 triu USD …

Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn cao cấp của JETRO( tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản ) thì vài năm gần đây người tiêu dùng Nhật Bản rất chuộng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ đồ gia dụng, trang trí nội thất đến hàng quà tặng. ở Nhật Bản , nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều trong khi sản xuất các loại hàng này lại giảm đi, các doanh nhân Nhật đi tìm nguồn hàng để nhập khẩu và các mặt hàng đượclàm từ đôi tay khéo léo của ngươi Việt Nam được họ chú ý bởi tính phong phú về kiểu dáng, mẫu mã giàu tính sáng tạo nghệ thuật. Những cơ sở sản xuất kinh doanh có hàng thường xuyên xuất khẩu sang Nhật Bản tiêu biểu là các hợp tác xã mây tre lá lớn nhỏ ở TP.HCM như: Ba Nhất, Hoà Hiệp ( Q4),Việt Tre, Phú Trung…đều khả quan, những sản phẩm như khay trái cây,mành cửa, bàn ghế, giỏ đựng vật phẩm, thảm lau chân, gối tre, lẵng hoa, giỏ đựng quần áo…được làm từ cói, mây, tre, xơ dừa đang rất được ưa thích tại thị trường Nhật Bản. Theo sự phản hồi của các doanh nghiệp Nhật Bản thì hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngoài yếu tố hài hoà, gần gũi với người Nhật thì giá cả cũng dễ chấp nhận. Tuy nhiên phía Nhật cũng lưu ý các nhà sản xuất Việt Nam không nên sao chép sản phẩm của nước ngoài, mà phải tạo nét độc đáo riêng bởi trước kia người Nhật Bản chỉ chú ý đến đặc điểm đa dạng, giá rẻ thì nay họ quan tâm nhiều đến chất lượng, sự sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, nhất là nét văn hoá dân tộc thể hiện trên sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng nhập khẩu khá lượng đồ gỗ khá lớn của Việt Nam

,kim ngạch hàng năm khoảng 50-60 triu USD , chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Đài Loan. Đây là thị trường còn nhiều tiềm năng ta có thể khai thác để xuất khẩu vì thuế nhập khẩu mặt hàng này của Đài loan là thấp, từ 0-25% . Ngoài ra, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được xuất khâủ sang thị trường này, một mặt hàng khó xuất lâu nay với lô hàng lớn như đá mỹ nghệ Non Nước thì năm 1998 một công ty của Đà Nẵng đã hoàn thành hợp đồng xuất khẩu 2 container sang Đài Loan.

* Xuất khẩu tại chỗ.

Bên cạnh các hình thức để mở rộng thị trường ở nước ngoài, thì thị trường du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay. Trong những năm đổi mới, thị trường du lịch ngày càng có điều kiện phát triển và đó là một thị trường đâty tiềm năng của nước ta. Số lượng khách du lịch nước ngoài và nước ta ngày một nhiều, đáp ứng nhu cầu của thị trường này là những sản phẩm truyền thống thể hiện nét độc đáo của nền văn hoá dân tộc và mang đậm dấu ấn lịch sử của từng thời kỳ. Nhu cầu của khách du lịch thường là mua những sản phẩm lưu niệm mang tính chất văn hoá truyền thống dân tộc hoặc thể hiện tập trung những nét đặc trưng của vùng mà họ đến. Qua quan sát cho thấy khách nước ngoài đến tham quan du lịch ở nước ta, ngoài việc đi đến các điểm du lịch, bao giờ họ cũng đến những nơi bày bán và giới thiệu các sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm chủ yếu được giới thiệu là các đồ thủ công mỹ nghệ : gốm sứ, khảm trai, khắc gỗ, đá, bạc, đồng, đồ thêu ren, đan lát…

Trong năm 2004, Việt Nam đón tiếp hơn 2,9 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm quan và mua sắm, tăng hơn 19% so với năm 2003. Trong năm 2005 Việt Nam đặt mục tiêu sẽ đón 3,2 triệu lượt khách với nhiều chương trình và các chính sách thu hút khách du lịch nước ngoài. Sau thảm hoạ sóng thần và động đất vừa qua nhiều khách du lịch nước ngoài đã chuyển hướng đến Việt Nam làm lượng khách tăng lên đáng kể, và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã thực sự thu hút các du khách đến từ các nước trên thế giới.

Những hàng hoá thủ công mỹ nghệ dưới dạng quà tặng hay quà lưu niệm sẽ được tiêu thụ ngaỳ càng nhiều cho khách du lịch. Tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sản phẩm và thị hiếu của người nước ngoài. Từ xa xưa, nghề truyền thống Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc. Vì thế,nhiều khách nước ngoài chưa nhận thấy sự khác nhau sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam với sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trung Quốc. Điều này cũng là một trở ngại cho việc bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta cho khách nước ngoài. Các sản phẩm của ta bán cho khách nước ngoài nhin chung là rẻ, song giá rẻ nhiều khi chưa phải là điều hấp dẫn vớihọ : vì trong một thời gian ngắn,họ chưa có điều kiện tìm hiểu vè giá trị của sản phẩm , mà lại cho rằng đó là những sản phẩm kém giá trị hay được sản xuất hàng loạt chứ không phải sản phẩm thủ công đích thực được làm bởi những nghệ nhân tài hoa. Cho nên trước mắt cần quan tâm sao cho hàng thủ công mỹ nghệ phải thực sụ đặc sắc và phù hợp với nhu cầu quốc tế.

2.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật

Bản .

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí