Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 11

nhập quốc tế.


Hiện nay, chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ như chính sách khuyến khích đối với một số ngành nghề thủ công, chính sách đào tạo thợ thủ công, chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chính sách khuyến nông về ngành nghề nông thôn…Bên cạnh những thuận lợi do sự hỗ trợ của chính phủ để đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn gặp không ít khó khăn nhất là về vấn đề thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, trước đây thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam là Đông Âu, EU…Sau những biến cố về chính trị khi thị trường truyền thống dần mất đi ngành thủ công mỹ nghệ đang tìm kiếm thêm những thị trường mới để tiếp tục phát triển sản xuất trong nước, tăng quy mô, gia tăng sản lượng.

Trong tình hình đó Việt Nam bắt đầu mở rộng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình sang thị trường Nhật Bản với kim ngạch rất khiêm tốn và cho đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã lên đến 55 triu USD, đó là những bước đột phá thành công trong ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên thị phần của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản còn rất nhỏ bé, Nhật Bản vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần phải nhanh chóng hơn nữa để tìm ra các giải pháp để thâm nhập thị trường Nhật Bản. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong thủ tcụ và các quy định của Nhật Bản nhưng với sự cố gắng của chính phủ và các doanh nghiệp, chúng ta tin rằng khả năng thâm nhập hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản là hoàn toàn có khả năng và chúng ta nên tận dụng những lợi thế vốn có của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung là thị trường Nhật Bản nói riêng.


Phụ lục 1

Quy định về nhãn mác hàng hoá trên thị trường Nhật Bản

I. Mặt hàng dụng cụ ăn uống bằng gốm sứ

1. Nhãn mác theo yêu cầu của pháp luật

Hiện không có một quy định nào về nhãn mác hàng hoá đối với hàng gốm sứ .

2. Dán nhãn tự nguyện theo các điều khoản của luật

* Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp (Industrial Standardization Law)

Đồ gốm sứ chịu nhiệt được sản xuất ở nước ngoài nếu phù hợp với những tiêu chuẩn chất lượng tiêu dùng sẽ được dán mác Jí do hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản đưa ra. Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản : TEL : 03-3583-8005 http://www.jsa.or.jp

3. Dán nhãn công nghiệp tự nguyện : Nhãn hiệu an toàn hàng gốm sứ

Uỷ ban giám định nhãn mác an toàn hàng gốm sứ thuộc hiệp hội những nhà sản xuất đồ gốm Nhật Bản cho phép tất cả các sản phẩm được đóng gói trong hộp nếu được chứng nhận phù hợp

quy định về thủ tục kiểm tra do Luật vệ sinh thực phẩm đưa ra được phép gắn nhãn an toàn hàng gốm sứ lên nhãn hàng hoá hoặc lên bao bì hàng hoá.

Hiệp hội những nhà sản xuất gốm sứ Nhật Bản : TEL: 052-935-7231

II. Mặt hàng thảm

1. Nhãn mác bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật

1.1. Luật gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng

Theo những tiêu chuẩn dán nhãn hàng dệt may trên cơ sở của luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng, mọi loại thảm bằng len cừu phải được gắn nhãn ghi rõ các nội dung như thành phần của sợi, tên và địa chỉ ( hoặc ssố điện thoại) của người gắn nhãn. Nhãn mác cần phải để ở một vị trí dễ thấy và dễ đọc. Luật này cũng quy định những thông tin cần thiết về chịu lửa đối với mặt hàng thảm. Tuy nhiên đối với những mặt hàng thảm đã phù hợp với những quy định dán nhãn của luật cứu hỏa thì không cần những quy định này.

1.2. Luật cứu hoả/Luật phòng cháy (Fire Service Law)

Mọi loại thảm chịu lửa cần phải gắn nhãn hàng chịu lửa theo khổ giấy quy định (ở bên phải) có ghi rõ:

1) Số đăng ký tại cơ quan phòng chống hoả hoạn.

2) Tên cơ quan xác nhận được chỉ định ( đối với trường hợp xuất trình để xin xác nhận ở bên ngoài).

Đố với những người đã đăng ký theo sắc lệnh cấp bộ trưởng ban hành trước đây thì coi như đã được chứng nhận theo sắc lệnh mới ban hành. Trong trường hợp này, người đăng ký có thể ghi tên tổ chức của mình và chỉ rõ hàng đã được chứng nhận là hàng chịu nhiệt .

2. Nhãn mác tự nguyện

2.1. Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp

Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp ( Luật JIS) đưa ra những tiêu chuẩn đối với chất lượng hàng công nghiệp. Những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của Luật tiêu chuẩn công nghiệp có thể được dán nhãn mác Jí. Những sản phẩm thuộc diện những mặt hàng theo quy định của luật tiêu chuẩn công nghiệp (“hệ thống gắn nhãn mác JIS”) cũng có thể được dán nhãn này. Trong số các loại thảm, thảm lông và thảm dệt thuộc hệ thống gắn nhãn mác JIS.

Dán nhãn công nghiệp tự nguyện không quy định nhãn mác công nghiệp đối với mặt hàng thảm.

III. Mặt hàng rèm

1.1. Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng

Theo tiêu chuản dán nhãn hàng dệt may căn cứ vào luật gắn nhã chất lượng hàng gia dụng, nhãn mác cần ghi rõ thành phần cấu tạo, những chỉ dẫn bảo quản tại gia đình (bao gồm những kí hiệu đồ hoạ), tên của người gắn nhãn và những thông tin chi tiết (địa chỉ và số điện thoại)

1.2. Luật phòng cháy

Những loại thảm chịu nhiệt cần phải gắn nhãn hàng chịu nhiệt tại nơi quy định (ở bên phải sản phẩm) và ghi rõ những thông tin:

- Số đăng kí tại cơ quan phòng chống hoả hoạn.

- Tên của tổ chức chứng nhận được chỉ định(đối với trường hợp xuất trình cho tổ chức đó để xin chứng nhận)

Đối với những người đã đăng kí theo sắc lệnh cấp bộ trưởng ban hành trước đây thì coi như đã được chứng nhận theo sắc lệnh mới ban hành. Trong trường hợp này, người đăng kí có thể ghi tên tổ chức của mình và chỉ rõ hàng đã được chứng nhận là hàng chịu nhiệt.

2. Nhãn mác công nghiệp tự nguyện.

Không quy định nhãn mác công nghiệp đối với mặt hàng rèm.


Phụ lục 2

Thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ


1.Mặt hàng thảm.

1.1 Thuế nhập khẩu

Mức thuế áp dụng đối với mặt hàng thảm là rất khác nhau giữa các loại sản phẩm và các nguyên vật liệu sử dụng. Bảng 6 đưa ra một vài ví dụ về sự phân loại thuế quan vè mức thuế đối với mặt hàng này. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo Biểu Thuế hải quan của Nhật Bản hoặc liên hệ với cơ quan Hải quan Nhật Bản.

Bảng 6


Mô tả hàng hoá

Mức thuế

Mức thuế ưu đãi

WTO có thời hạn

Thảm hoặc các thảm dệt khác , thảm nơ

9,6%

9,1%

1,74%

Miễn thuế

Thảm hoặc các thảm dệt khác, bao gồm cả đan tay

Miễn thuế -13,4%

3,2-10,1%

Miễn thuế-6,6%

Miễn thuế

Thảm hoặc các thảm dệt khác, thảm lông

9,8%; 8,7%;

5,22%; 7%; 4,2%

Miễn thuế

Thảm hoặc các thảm dệt khác, thảm nỉ

Miễn thuế-8,5%

8,2%

Miễn thuế

Thảm hoặc các thảm dệt khác

9,6-13,4%

8,7-10,1%

5,22-6,06%

Miễn thuế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản - 11

Lưu ý : Mức thuế ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước kem phát triển nhất.


1.2.Thuế tiêu thụ : ( CIF + thuế hải quan ) . 5%


2. Dụng cụ ăn uống bằng gốm sứ


2.1. Thuế suất nhập khẩu


Mô tả hàng hoá

Thuế suất

Mức thuế ưu đãi

Đồ bếp và dụng cụ ăn uống bằng sứ

3,4%

2,3%

Miễn thuế

Đồ bếp và dụng cụ ăn uống bằng gốm

3,4%

2,3%

Miễn thuế

2.2. Thuế tiêu thụ:


(CIF + thuế hải quan ) . 5%


3.Mặt hàng rèm


Thuế tiêu thụ


( CIF + thuế nhập khẩu ) . 5%

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí