Triển Vọng Phát Triển Ngành Thủ Công Mỹ Nghệ Và Ứng Dụng Tmđt Trong Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn

thông tin và thương mại điện tử. Vì vậy, khả năng có thể đáp ứng được với công việc là chưa cao.

- Chưa có kinh phí dự kiến để đào tạo tạo cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử. Thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn, em nhận thấy. Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phát triển cổng thông tin thương mại điện tử. Vì vậy, kinh phí dự kiến dành cho việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho thương mại điện tử là chưa có. Vì vậy, ta có thể thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực.

Tóm lại, để cho cổng TMĐT hoạt động tốt và phục vụ được tối đa chức năng xúc tiến xuất khẩu mà Công ty TNHH mây tre xuất khẩu đó đặt ra thì công ty nên phát huy tối đa những thuận lợi và dần dần khắc phục những khó khăn để từ đó nâng cao mức độ hoàn thiện của cổng TMĐT.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MÂY TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN‌‌


I. Triển vọng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ và ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn

1. Triển vọng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ


Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt và được ưa chuộng ở hơn 50 nước và khu vực trên thế giới (chủ yếu là thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Đông). Sức cạnh tranh đó được khẳng định, nhiều sản phẩm độc đáo xuất xứ từ các làng nghề của Việt Nam còn được lưu giữ ở các bảo tàng lớn trên thế giới.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không ngừng tăng lên. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ đạt khoảng 200 triệu USD, thì đến năm 2005 đã đạt khoảng hơn 600 triệu USD. Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp thứ 8 trong số 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hàng năm trên 100 triệu USD của cả nước.

Việt Nam xuất khẩu 11 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có năm loại chính là gốm mỹ nghệ, hàng thêu ren, hàng mây song, gỗ mỹ thuật và hàng thảm.

Trong số các thị trường xuất khẩu lớn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Nhật Bản được coi là thị trường có triển vọng nhất. Hàng năm, Nhật Bản nhập củaViệt Nam khoảng 60 triệu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là gỗ. Nhu cầu gốm sứ ở thị trường này cũng rất lớn; ta mới xuất được khoảng 50 triệu USD một năm. Dự kiến trong tương lai tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này sẽ chiếm khoảng 60% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.

Ngoài ra các thị trường Nga, Đông Âu, Bắc Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Đông... cũng có nhu cầu cao. Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng thêm nhiều hãng đại lý tiệu thụ sản phẩm ra hơn 37 nước và khu vực trên thế giới.


Mỹ cũng là một trong số những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang tích cực tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ, thiết kế mẫu mã mới để có thể thâm nhập vào thị trường này, khi ngày càng có nhiều khách hàng Mỹ chuyển đơn đặt hàng từ các nước lân cận sang Việt Nam.


Tuy triển vọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ khá lớn song hiện các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi tiếp cận do chưa hiểu hết về luật lệ và nhu cầu của thị trường này. Để có thể duy trì quan hệ làm ăn lâu dài tại thị trường này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, học hỏi những kiểu dáng được ưa thích tại Mỹ.


EU được coi là thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, gốm, sứ, mây tre , hàng thêu ren... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh (21.28%/năm), nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 2.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này, mặc dù khả năng sản xuất của ta là rất lớn. Dù cơ hội mở rộng thị trường tại EU là rất lớn song hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa thực sự thâm nhập được nhiều vào EU. Nguyên nhân là do sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn đơn điệu, chất lượng kém và không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã.


Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26.4%), tiếp đến là Pháp (14.7%), Hà Lan (11.6%), Anh (11.0%), Bỉ (10.7%), Italia (7.4%), Tây Ban Nha (6.3%), Thuỵ Điển (5.0%), Đan

Mạch (4.1%), Phần Lan (0.8%), Hy Lạp (0.5%) và Bồ Đào Nha (0.4%).

Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương nhân EU lâu nay làm ăn với các chủ hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác đã phần nào quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, một phần vì muốn làm phong phú thêm nguồn cung cấp hàng hoá, phần khác vì họ thấy nhiều mặt hàng Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu của họ cả về giá cả lẫn chất lượng. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU được hưởng mức thuế ưu đãi GSP như hàng của các nước đang phát triển khác. Vì vậy, hàng của ta gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký trên thị trường này, như hàng của Trung Quốc, Thái Lan và hàng của các nước ASEAN khác. Nếu có những giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã thì EU thực sự là thị trường tiềm năng cho loại hàng xuất khẩu này. Hiện nay, người tiêu dùng EU rất thích sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2005 đạt từ 900-1000 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2000-2005) đạt 2,5%/năm, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phát hiện, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị hiếu của từng thị trường, không được bỏ qua những nhu cầu, những lô hàng nhỏ, đồng thời phải có định hướng chiến lược để khai thác thị trường có dung lượng lớn, có nhu cầu thường xuyên và phong phú, nâng cao khả năng cạnh tranh để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Trong điều kiện như vậy, không chỉ có các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ mà cả Nhà nước cần phải có những giải pháp cụ thể để có thể nâng cao hiệu quả ứng dụng của TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm này.

2. Triển vọng ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn

Sau đây là kết quả nghiên cứu về nhận thức của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu do VCCI và Bộ Thương mại thực hiện. Ta có thể thấy mức độ cần thiết và triển vọng của việc ứng dụng

TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các doanh nghiệp thủ công mỹ nói chung và công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng.

Bảng 3. Kết quả điều tra



Nhận thức về ứng dụng TMĐT trong xúc tiến xuất khẩu

Tỷ lệ

1

Theo Anh/Chị công ty của mình có cần ứng dụng TMĐT không?

100

2

Theo anh/chị TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp:



Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có.........................

89


Lôi kéo khách hàng mới............................................................

93


Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.........................................

67


Tăng doanh số......................................................

74


Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...........

70

3

Lý do ứng dụng TMĐT (chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời thích hợp)



Thêm một kênh bán hàng mới....................................

96


Để bán sản phẩm mới..........................

59


Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp....................................................

85


Thử ý tưởng mới của doanh nghiệp...............................................

37


Chuẩn bị đưa sản phẩm ra nước ngoài.........................................

50


Được nhà nước hỗ trợ, ưu đãi..............................................

26


Thấy người khác làm mình cũng làm.............................................

4

4

Theo Anh/Chị điều gì trong số các vấn đề nêu dưới đây thu hút khách hàng của công ty mua hàng qua mạng:



Rẻ nhất....................................................................

39


Có nhiều mặt hàng nhất...................................................

50


Dịch vụ tốt nhất................................................................

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn - 10



Giao hàng nhanh nhất......................................................

39


Địa chỉ duy nhất cho mặt hàng của mình.........................

9


Khách hàng tin tưởng nhất...............................................

35




Nguồn: Bộ Thương mại


Như vậy:


- 100% doanh nghiệp được điều tra đều nhận thức được vai trò quan trọng của TMĐT đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam.

- Tỷ lệ đồng ý khá cao (bình quân 79%) về các lợi ích của TMĐT như: Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có; Lôi kéo khách hàng mới; Cải thiện sự hài lòng của khách hàng; Tăng doanh số; Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp... cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức khá rõ ràng về các lợi ích của TMĐT. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền quảng bá về TMĐT không cần thiết phải tập trung giới thiệu quá nhiều vào các lợi ích của TMĐT đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Với 96% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng TMĐT giúp doanh nghiệp tăng một kênh bán hàng; 85% số doanh nghiệp mong muốn thông qua việc tham gia TMĐT có thể xây dựng được hình ảnh cho doanh nghiệp mình cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có mục đích rõ ràng và đúng đắn khi tham gia TMĐT. Chỉ có rất ít doanh nghiệp tham gia TMĐT theo phong trào.

Với kết quả thu được như vậy chứng tỏ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nhận thức rất tốt về việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến thương mại. Đây là tiền đề rất tốt để tiếp tục mở rộng việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong các doanh nghiệp. Không nằm ngoài quy luật đó, với quy mô là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn đã nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng mây tre

giang đan. Và với hy vọng việc ứng dụng TMĐT sẽ giúp công ty ngày càng tìm kiếm được nhiều khách hàng và sẽ tăng được doanh thu xuất khẩu trực tiếp trong tổng doanh thu trong các năm tiếp theo.‌


II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MÂY TRE CHÚC SƠN

1. Các giải pháp từ phía nhà nước


Để các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng ứng dụng được một cách phổ biến hình thức xúc tiến thương mại thông qua TMĐT thì cần sự trợ giúp từ phía Nhà nước dưới các hình thức sau:

1.1. Xây dựng trung tâm giao dịch TMĐT.


Trung tâm giao dịch TMĐT là một hệ thống cổng thông tin thương mại dựa trên công nghệ Web và được triển khai trên mạng toàn cầu Internet. Hệ thống này thực hiện các chức năng chính sau đây:

- Trung tâm triển lãm về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên mạng Internet. Khu triển lãm này sẽ giảm được đáng kể các chi phí quảng cáo tiếp thị (đặc biệt là các chi phí quảng cáo và xúc tiến thương mại ở nước ngoài) cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tiếp cận được tới đông đảo người tiêu dùng trên toàn thế giới do không bị giới hạn về không gian, thời gian và luôn được cập nhật các thông tin mới nhất.

- Trung tâm giao dịch thương mại: thông qua cổng giao dịch các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, bạn hàng và tiến hành đàm phán hợp đồng thương mại. Khi các điều kiện pháp lý của Việt Nam hoàn thiện các doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng và thanh toán tiền qua mạng Internet.

- Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp: thông qua cổng giao dịch, các doanh nghiệp sẽ được cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường, giá cả, đối tác, các thông

tin kinh tế, pháp luật, môi trường kinh doanh của Việt Nam và một số thị trường quốc tế. Nhờ đó tránh được các tranh chấp và thiệt thòi khi tham gia vào thị trường quốc tế.

- Trung tâm đào tạo doanh nghiệp: cổng giao dịch là nơi cung cấp, tư vấn các kiến thức về quản trị kinh doanh, về chính sách chế độ, các quy định và tập quán thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia hội nhập kinh tế.

- Diễn đàn cho các doanh nghiệp: cổng giao dịch sẽ cung cấp các thông tin kinh tế, thị trường mới nhất và tạo điều kiện để các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, hỏi đáp những vấn đề quan tâm. Đồng thời đây cũng là nơi các doanh nghiệp có thể đưa ra và tổng hợp các đề xuất lên Hiệp hội để cùng nhau tháo gỡ các khó khăn và phát triển ngành.

Để thực hiện các chức năng trên, Trung tâm giao dịch TMĐT phải có các thành phần thông tin chính là Danh bạ doanh nghiệp, Danh bạ sản phẩm, Cơ hội giao thương và các thông tin hỗ trợ.

* Danh bạ doanh nghiệp:


Danh bạ doanh nghiệp là nơi các doanh nghiệp thành viên tự giới thiệu về mình, sản phẩm của mình cũng như năng lực cung ứng sản phẩm. Các doanh nghiệp thành viên được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý, loại hình sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh để tiện cho các đối tác khác tra cứu và tìm đến doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

Các thông tin về một doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở và các chi nhánh, văn phòng đại diện; Lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ; Khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ; Thông tin khác do doanh nghiệp tự giới thiệu; Danh bạ sản phẩm của doanh nghiệp; Các nhu cầu mua, bán, hợp tác...

* Danh bạ sản phẩm:


Danh bạ sản phẩm bao gồm tất cả các sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp thành viên có trên Trung tâm giao dịch TMĐT và như vậy các sản phẩm này đều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023