Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Chưa Được Đầu Tư Xứng Đáng


Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Hơn thế nữa, ngành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại còn thiếu tính liên kết giữa khoa học và mỹ thuật học với việc chế tạo, sản xuất sản phẩm.

Việt Nam mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng vẫn chưa có chiến lược phát triển toàn diện ngành hàng này từ khâu giống, vùng nguyên liệu cho đến tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

1.4.2.Vấn đề thương hiệu và vấn đề bản quyền

Người Việt Nam nổi tiếng với những làng nghề truyền thống. Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ phong phú tinh xảo và lạ mắt được ưa chuộng ở nhiều thị trường. Tuy nhiên điều đáng buồn là hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa thể được “khai sinh” khi mà sản phẩm của chúng ta trên đường xuất khẩu đang tự làm mất đi tên tuổi của chính mình.

Đơn cử như ở Bát Tràng, hiện nay có hàng trăm hộ gia đình mở xưởng hợp tác với các công ty của Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,… để xuất khẩu sản phẩm gốm sứ. Các công ty này đứng ra đầu tư về công nghệ như mua lò ga thay cho lò nung, nhập khẩu nguyên liệu làm gốm từ nhiều nơi để đa dạng hơn về mẫu mã. Cơ sở tại làng nghề sẽ lo tuyển dụng nhân công với tay nghề cao để sáng tạo tác phẩm theo đặt hàng của các công ty này. Với những nguyên liệu cao cấp và công nghệ hiện đại, cộng với đôi bàn tay khéo léo, những sản phẩm với chất lượng và giá trị nghệ thuật mặc dù của gốm Bát Tràng nhưng lại mang tên của những công ty Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… hay tên của một vùng gốm sứ khác. Họ lý giải vì cái tên Bát Tràng vẫn rất mơ hồ với khách hàng của họ nếu họ chưa từng đến Việt Nam, những sản phẩm này đến được thị trường bằng uy tín và tên tuổi của chính những công ty nước ngoài.

Cho dù vậy, người làng nghề vẫn chấp nhận điều này mà không hề băn khoăn. Họ chỉ cần biết đến lợi ích kinh tế khi sản phẩm được xuất khẩu. Với họ, sản phẩm của mình làm ra bị mất tên tuổi khi “xuất ngoại” chỉ là chuyện nhỏ, còn chuyện tranh chấp tên Bát Tràng giữa hai thôn Giang Cao và Bát Tràng mới là chuyện lớn, khi cả hai thôn


đều muốn nhận là nơi xuất xứ của vùng gốm cổ để tranh chấp hợp đồng xuất khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tinh hoa và tài hoa của người thợ Bát Tràng đã không đi cùng sản phẩm do chính họ làm ra. Trước mắt, sự hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài giúp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và ổn định thu nhập cho người dân. các chủ cơ sở được tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.

Đây cũng là thực tế chung của nhiều ngành hàng hiện nay. Theo Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, hiện có 90% hàng của Việt Nam vào thị trường thế giới thông qua các trung gian dưới dạng thô hay gia công cho những thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Một khi chúng ta chỉ xuất khẩu theo hình thức này thì hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn chỉ là một cái tên rất mơ hồ, thậm chí không có tên trên thị trường thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Một bất cập rất lớn, đang là vấn đề nan giải của ngành hàng thủ công mỹ nghệ là tình trạng ăn cắp bản quyền, sao chép mẫu mã sản phẩm. Tình trạng ăn cắp mẫu mã hiện nay diễn ra khá phổ biến trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Chính kiểu làm ăn này đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tự hại nhau trong kinh doanh xuất khẩu. Trong một vài năm trở lại đây giá các mặt hàng gốm xuất khẩu liên tục giảm do cạnh tranh không lành mạnh và đánh mất bản quyền trong mẫu thiết kế. Đây là một bằng chứng thiết thực cho thấy với việc duy trì lối kinh doanh như hiện nay, chính các doanh nghiệp sẽ tự hại mình.

Các số liệu thống kê cho thấy, giá trị sản lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 4 nghìn tỷ đồng, đứng thứ tám trong số mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tiềm năng của ngành này là rất lớn. Cả nước có 2.017 làng nghề truyền thống, hơn mười triệu lao động cho ngành thủ công mỹ nghệ. Tiềm năng lớn song những thành quả mà ngành thủ công mỹ nghệ đạt được còn quá khiêm tốn. Theo các chuyên gia trong ngành, do Việt Nam vẫn sản xuất theo lối truyền thống, các làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn sản xuất kinh doanh dựa trên “vốn ông cha” để lại, chưa có sự am hiểu về thị trường, thị hiếu của khách hàng, chưa tạo

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 8


được thói quen kinh doanh theo lối hiện đại. Đây chính là nguyên nhân của hàng loạt vụ tranh chấp bản quyền, vi phạm bản quyền mẫu mã, thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm mới và vai trò của bảo hộ thương hiệu về mặt pháp lý.

Một bất cập khác là vấn đề thủ tục đăng ký bản quyền cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn nhiều điều gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Để có được bản quyền cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp phải tốn quá nhiều thời gian vào quá trình đăng ký làm thủ tục và chờ đợi. Luật sở hữu trí tuệ tuy đã có nhưng với cách làm việc như hiện nay của các cơ quan chuyên trách đã gián tiếp đẩy doanh nghiệp vào tình trạng vi phạm bản quyền, tranh chấp kiện tụng tràn lan, hạn chế sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ.

Để tận dụng tối đa tiềm năng về nguyên liệu và nguồn nhân lực, bản thân các doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ cần phải thay đổi lối kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt như hiện nay, vạch ra định hướng chiến lược cho sự phát triển với tiêu chí làm hài lòng khách hàng quốc tế bằng chính những sản phẩm do mình thiết kế, làm ra. Có như vậy mới tạo được hình ảnh tốt đẹp trong mắt đối tác nước ngoài.

1.4.3.Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chưa được đầu tư xứng đáng

Hiện nay, Việt Nam có 2.017 làng nghề, chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Với những lợi thế hơn hẳn các ngành nghề khác, sản phẩm chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm rất thấp (từ 3 - 5%) giá trị xuất khẩu. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cho nên ngoại tệ thực thu trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ cao. Các làng nghề có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù khéo léo, có sự kế tục truyền dạy từ các nghệ nhân. Tuy nhiên, đội ngũ nghệ nhân lớp trước còn lại quá ít, lớp thợ trẻ vừa thiếu, vừa yếu tay nghề. Tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông đi lại khó khăn, nếp sống văn hoá, phong tục, tập quán làng xã còn nặng nề là nguyên nhân hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề.


Ngoài ra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn gặp phải những vướng mắc về tài chính, dự án đầu tư… Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin thị trường do công tác nghiên cứu thị trường chưa đồng bộ, không có khả năng tiếp cận nguồn vốn lớn, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã… Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng phụ thuộc vào nhiều trung gian, môi giới dẫn tới kế hoạch sản xuất không ổn định.

Điều đáng quan tâm nhất là thiết bị, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và nghèo nàn vì thế bạn hàng khi đến tìm hiểu tình hình hoạt động của đơn vị thường không muốn quay trở lại vì nhà xưởng và thiết bị không đạt yêu cầu.

Hiện chỉ có 32% số các làng nghề phát triển tốt, số còn lại hoạt động cầm chừng, không phát triển được. Một trong những nguyên nhân là do trình độ dân trí ở một số địa phương làng nghề không cao. Nếp sống còn tuỳ tiện, tổ chức hoạt động còn nhiều yếu kém.

Trước đây, chưa có Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các hoạt động vẫn mang tính cá nhân, mạnh ai nấy làm và tự khuếch trương cho cơ sở, doanh nghiệp mình. Mãi đến ngày 10/5/2007, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới chính thức được thành lập. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và các lĩnh vực khác có liên quan. Mục đích của Hiệp hội là hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong thời gian tới, trước mắt là từ nay đến năm 2010, Hội sẽ tập trung nâng cao năng lực và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu đã được định hướng rõ ràng.

Ngoài ra, Hiệp hội sẽ phối hợp cùng các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế để tạo môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo,


quản lý đến công tác xúc tiến thương mại. Sự ra đời của Hội vào thời điểm này là rất thiết thực và kỳ vọng hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngành hàng này.

2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ

2.1. Lịch sử quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

So với toàn thế giới, Hoa Kỳ chiếm 7,2% về diện tích (đứng thứ ba sau Liên bang Nga, Canada), 4,6% về dân số (đứng thứ ba sau Trung Quốc, Ấn Độ), 28,5% về GDP (đứng đầu thế giới), 9,5% về kim ngạch xuất khẩu (đứng thứ hai sau CHLB Đức), gần 20% về kim ngạch nhập khẩu (đứng đầu thế giới, nhiều gấp 2,5 lần nước đứng thứ hai - CHLB Đức) và đồng thời cũng là nước đứng đầu về khoa học - công nghệ.

Nhập khẩu của Hoa Kỳ khổng lồ không chỉ do quy mô dân số đông (gần 300 triệu người), quy mô GDP lớn (hơn 1,25 nghìn tỷ USD), mức tiêu dùng và tỷ lệ tiêu dùng so với GDP rất cao (trên 80%), mà trong những năm gần đây, Hoa Kỳ có chủ trương chuyển việc sản xuất ở trong nước ra nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển để tận dụng lực lượng lao động đông đến mức dôi thừa, giá nhân công rẻ và tránh được ô nhiễm môi trường nếu sản xuất ở trong nước.

Vốn, kỹ thuật, công nghệ cao, dung lượng thị trường lớn (nhập khẩu lên đến 1.600 tỷ USD), Hoa Kỳ là đối tác mơ ước của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhất là những nước đang phát triển. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995, ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cuối năm 2000, từ cuối năm 2006 - đầu năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hoa Kỳ đã trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có bước phát triển vượt bậc.

Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng mạnh (nếu năm 1995 chỉ đạt 169,7 triệu USD, năm 2000 đạt 732,8 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt 8,6 tỷ USD). Giá trị xuất khẩu năm 2006 gấp hơn 50 lần năm 1995 (bình quân một năm tăng 42,9%) và gấp 11,7 lần năm 2000 (bình quân một năm tăng 50,7%), đều cao hơn nhiều các chỉ số


tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời gian của Việt Nam (2,75 lần và 18,4%/năm).

Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vì thế đã tăng nhanh qua các năm (năm 1995 mới đạt 3,1%, năm 2000 đạt 5,1% thì đến năm 2006 đã đạt 21,6%) và Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bước sang năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng cao hơn tốc độ chung. Đáng lưu ý, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Việt Nam có vị trí xuất siêu. Mức xuất siêu tăng nhanh và hiện đạt quy mô khá lớn (năm 2000 mới đạt 0,4 tỷ USD, thì năm 2006 đạt 7,5 tỷ USD).

2.2. Những thông tin về thị trường Hoa Kỳ

Để có hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường Hoa Kỳ, các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nên tìm hiểu các cách thức phân phối sản phẩm nhập khẩu tại Hoa Kỳ

2.2.1.Hệ thống thị trường Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ sử dụng các kênh thị trường khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và họ tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Các tập đoàn và công ty lớn có tác động mạnh đến các chính sách của Chính phủ. Còn các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ.

Đối với loại công ty vừa và nhỏ, họ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Hoa Kỳ. Họ thường nhập khẩu hàng hóa về để bán tại Hoa Kỳ theo các cách phổ biến sau:

- Bán xỉ cho các cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các loại hàng hóa như: trang sức, quần áo, mỹ nghệ, tạp hóa đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hóa chuyên nghiệp. Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hóa có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao. Nhìn chung nếu ngành hàng đa dạng đủ đáp ứng hết các chủng loại liên quan thì càng có hiệu quả hơn.

- Bán cho nhà phân phối. Thay bằng bán hàng cho người bán lẻ, người nhập khẩu có thể bán hàng cho nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực nào


đó hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó. Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nhưng cách này các nhà nhập khẩu phải chia sẻ bớt lợi nhuận cho nhà phân phối.

- Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Cách này có thể làm được khi các nhà máy, công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.

- Bán xỉ qua đường bưu điện. Có một số sản phẩm nhỏ và không đắt lắm có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi là bán hàng theo diện rất rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn.

- Bán lẻ qua đường bưu điện. Có một số nhà nhập khẩu không cần qua trung gian mà họ trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua. Để làm được cách này phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao, thiết kế được thị trường một cách chi tiết.

- Bán hàng theo catalog. Có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalo qua các nhà buôn theo kiểu này hay trực tiếp lập ra công ty để bán hàng theo catalog. Chìa khóa cho phương thức này là phải biết được địa chỉ của người hay công ty có nhu cầu thường xuyên về mặt hàng mình kinh doanh.

- Bán lẻ. Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hóa theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu của thị trường cũng như là thu được toàn bộ lợi tức do nhập khẩu mang lại. Khi nhập khẩu họ phải biết được xu hướng thị trường. Phải tự làm lấy hết mọi việc trong khâu buôn bán là điều chứa đựng nhiều rủi ro lớn.

- Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hóa trên các kênh truyền hình là hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố.

- Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy, công xưởng với các điều kiện giống như ta bán cho các nhà bán buôn bán lẻ.


- Làm đại lý bán hàng. Có một số người Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều với nhà xuất khẩu nước ngoài và hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ trong nước, họ thường làm đại lý để khỏi phải lo khâu tài chính cho kinh doanh. Họ chỉ cần đưa ra điều khoản LC chuyển nhượng là có thể giải quyết được việc này.

- Bán hàng qua “Buổi tiệc giới thiệu bán hàng” (Bali Imports Party). Một số nhà nhập khẩu mua một số lượng nhỏ hàng hóa về rồi mời người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán hàng luôn tại chỗ. Có một số nhà nhập khẩu trả hoa hồng cho ai đứng ra tổ chức và giới thiệu bạn hàng cho họ.

- Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market). Có hãng lớn đã từng tổ chức nhập khẩu và bán hàng ở chợ ngoài trời với quy mô lớn và rộng khắp cả nước. Cách làm này đòi hỏi phải có diện quan hệ rộng với người bán hàng trong nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng. Cách này yêu cầu phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dùng.

- Bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ. Có người mua hàng về kho của mình và quanh năm đi dự các hội chợ triển lãm khắp cả nước để tìm kiếm các đơn hàng tại quầy rồi gửi hàng cho người mua theo đường bưu điện, Fedex hay UPS. Cách gửi này chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao.

2.2.2.Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng (Sourcing Person)

Người Mỹ hay làm nghề trung gian đi đặt hàng cho các tập đoàn hay các công ty lớn để nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Họ đến gõ cửa những nhà xuất khẩu trên thế giới và đặt mua hàng hóa. Cách tiếp cận thị trường qua trung gian loại này có một số điểm lợi cho các công ty, tập đoàn của Hoa Kỳ. Họ mang hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh chóng, các công ty, tập đoàn này không cần khâu nghiên cứu thị trường tốn kém và khó khăn.

Nhưng cách này có một số điểm không thuận lợi:

- Ai nắm được cơ cấu thị trường tốt thì người đó có vị thế có lợi hơn và hay ép bên kia để ăn chênh lệch giá lớn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022