nghiệp. Hạt điều cũng được đưa lên sàn giao dịch với sự ra đời của Sàn giao dịch điều tại tỉnh Bình Phước ngày 20/03/2010. Tiếp theo, ngày 06/04/2010, Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín khai trương Sàn giao dịch đường. Các sàn giao dịch được thành lập liên tiếp chính là cơ sở tin cậy cho sự phát triển của hoạt động môi giới trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại ngày càng đông đảo và không ngừng gia tăng.
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tính đến tháng 06/2009, ở Việt Nam có 164 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và kinh doanh dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động (theo báo cáo đánh giá sơ bộ về xuất khẩu lao động của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội); số doanh nghiệp nộp đơn xin được cấp phép vẫn tăng liên tục54.
Tính đến tháng 01/2008, Việt Nam có 155 tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản (có đăng ký hành nghề), trên 1600 tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản (có đăng ký hành nghề), còn số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS mà không đăng ký hành nghề thì chưa thể thống kê được55. Trong vòng chưa đầy 2 năm kể từ khi Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 13/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 153/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản, cả nước đã có 383 sàn giao dịch bất động sản được
thành lập; Bộ Xây dựng đã cấp 17.000 chứng chỉ môi giới, định giá BĐS và quản lý hoạt động môi giới, định giá bất động sản56.
Thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã sớm phát triển ở Việt Nam chứ không phải mới nở rộ trong những năm gần đây.Theo báo cáo tổng hợp
54 Quỳnh Lam (2009), Xuất khẩu lao động – chưa có tiêu chí đánh giá doanh nghiệp mạnh?, 10/08/2009, truy cập ngày 18/04/2010, http://vneconomy.vn/20090808034751245P5C11/xuat-khau-lao-dong-chua-co- tieu-chi-danh-gia-doanh-nghiep-manh.htm.
55 Môi giới bất động sản, đôi điều cần suy nghĩ (2008), 09/01/2008, (trích Đề án tư vấn giá đất của Cục quản
lý giá Bộ Tài chính), truy cập ngày 19/04/2010, http://www.saga.vn/Cohoigiaothuong/Thitruong1/ttbds/9285.saga.
56 Sàn giao dịch bất động sản: Yên lòng về lượng, buồn lòng về chất (2009), 22/10/2009, truy cập ngày 19/04/2010, http://thegioibatdongsan.com.vn/Tin-Tuc/115.San-giao-dich-bat-dong-san-Yen-long-ve-luong- buon-long-ve-chat.html.
dự án “Điều tra đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại trên thị trường nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ” (1997-2003) của Viện nghiên cứu thương mại – Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), trong số 300 doanh nghiệp được điều tra, có đến 47% tham gia hợp đồng môi giới thương mại (trong khi đó, chỉ có 15,7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại lý; 7,7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa và 3,3% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại diện cho thương nhân)57.
Công ty TNHH Nhật Thắng chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) bình chọn là một trong 31 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của Công ty là 2.120.987 đô la Mỹ (USD). Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt
530.246 USD (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu); trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua môi giới thương mại là 110.126 USD (chiếm 20,77% kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ)58. Xem Bảng 7 để hình dung rõ hơn thực trạng sử dụng dịch vụ môi giới xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Thắng.
Bảng 7: Tình hình sử dụng các phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ ở Công ty TNHH Nhật Thắng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | 9 tháng đầu năm 2007 | |||||
Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) | Tỉ trọng (%) | Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) | Tỉ trọng (%) | Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) | Tỉ trọng (%) | Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) | Tỉ trọng (%) | |
Xuất khẩu trực tiếp | 160,35 | 79,93 | 180,65 | 75,57 | 420,12 | 79,23 | 515,46 | 75,17 |
Xuất khẩu qua môi giới | 40,27 | 20,07 | 58,40 | 24,43 | 110,12 | 20,77 | 170,31 | 24,83 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu | 200,62 | 239,05 | 530,24 | 685,77 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Hoạt Động Môi Giới Thương Mại Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Bất Động Sản
- Phí Môi Giới Bất Động Sản Tại Một Số Sàn Giao Dịch Bất Động Sản (Thời Điểm Tháng 04/2010)
- Các Quy Định Về Điều Kiện Chủ Thể Tham Gia Hoạt Động Mgtm Chưa Rõ Ràng
- Sửa Đổi Văn Bản Dưới Luật Về Điều Kiện Để Công Ty Chứng Khoán Được Phép Tiến Hành Phương Thức Giao Dịch Trực Tuyến
- Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra - 11
- Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, Khóa luận tốt nghiệp, tr53, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
57 Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr46-89-90, Đại học Luật Hà Nội.
58 Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, tr53, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Thực tế cho thấy, hoạt động môi giới thương mại đã và đang phát triển mạnh mẽ, cung và cầu đối với hoạt động này không ngừng gia tăng; mang đến những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Trong tương lai, hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam sẽ ngày càng phong phú, phức tạp và mang tính chuyên nghiệp hơn; đồng thời cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới cần sự quan tâm của pháp luật.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới thương mại
3.2.1 Cần ban hành văn bản dưới luật về hoạt động môi giới thương mại
Luật thương mại năm 2005 đã có những quy định riêng về hoạt động môi giới thương mại, nhưng chưa có văn bản dưới Luật độc lập nào hướng dẫn thi hành những quy định đó. Do vậy, việc ban hành một Nghị định riêng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại là cần thiết. Hoặc cũng có thể ban hành một Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 về hoạt động trung gian thương mại, trong đó có một phần riêng về hoạt động môi giới thương mại. Nghị định này sẽ diễn giải các quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 một cách đầy đủ, chi tiết, tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào quan hệ môi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói chung trong việc hiểu và áp dụng Luật.
3.2.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động môi giới thương mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005
3.2.2.1 Sửa đổi khái niệm về hoạt động môi giới thương mại
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có đưa ra khái niệm về hoạt động trung gian thương mại, đồng thời cũng nêu lên khái niệm về mỗi loại hình trung gian thương mại cụ thể.
Về nguyên tắc, khái niệm hoạt động trung gian thương mại mang tính khái quát, cho thấy bản chất của hoạt động trung gian thương mại; khái niệm
riêng về mỗi loại hình trung gian thương mại sẽ mang tính cụ thể nhưng vẫn thống nhất với khái niệm chung. Tuy nhiên, trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005, khái niệm về các loại hình trung gian thương mại cụ thể đã có điểm mâu thuẫn với khái niệm chung về hoạt động trung gian thương mại.
Khoản 11, Điều 3 của Luật này quy định bên thuê dịch vụ và bên trung gian đều phải là thương nhân. Nhưng Điều 150 nêu lên khái niệm về hoạt động môi giới thương mại lại hoàn toàn không đề cập đến việc bên được môi giới phải là thương nhân. Trong thực tế cũng có rất nhiều trường hợp bên được môi giới không phải là thương nhân, ví dụ: người dân cần bán nhà nên thuê người môi giới bất động sản tìm người mua… Như vậy, quy định bên được môi giới phải là thương nhân không phù hợp với thực tiễn.
Ngoài ra, bên môi giới cũng không nhất thiết phải là thương nhân. Bộ xây dựng đã cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản cho những người không phải là thương nhân. Thị trường OTC trước đây và thị trường UPCoM hiện nay có rất nhiều người không phải là thương nhân nhưng vẫn tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán. Bộ luật hàng hải năm 2005 cũng không yêu cầu người môi giới hàng hải phải là thương nhân.
Việc có thừa nhận bên môi giới không bắt buộc là thương nhân hay không là một vấn đề cần được các nhà làm luật nghiêm túc xem xét. Thừa nhận điều này sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề cần được pháp luật quan tâm điều chỉnh. Bên cạnh các quy định dành cho người môi giới là thương nhân, liệu có cần ban hành những quy định dành cho người môi giới không phải là thương nhân? Quyền và nghĩa vụ của hai loại chủ thể này khác nhau thế nào? Từ đó sẽ dẫn đến yêu cầu sửa đổi không chỉ Luật thương mại Việt Nam năm 2005 mà cả các luật chuyên ngành.
3.2.2.2 Bổ sung các quy định và quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới với bên thứ ba
Quan hệ môi giới thương mại đặc biệt ở chỗ nó liên quan đến ba bên: bên môi giới, bên được môi giới và bên thứ ba. Hợp đồng mà bên được môi giới giao kết với bên thứ ba xuất phát từ hợp đồng giữa bên môi giới và bên được môi giới. Do đó, giữa bên được môi giới, bên thứ ba và bên môi giới có mối liên hệ rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nghĩa vụ của mỗi bên như thế nào, nếu việc vi phạm nghĩa vụ của một bên ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên còn lại thì các bên cần giải quyết ra sao…, những điều này cần được quy định rõ trong Luật.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại đối với bên thứ ba góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi bên trong giao dịch thương mại, đồng thời tránh được việc hai bên câu kết với nhau gây thiệt hại cho bên còn lại.
3.2.2.3 Sửa đổi quy định về hình thức của hợp đồng môi giới
Ngoại trừ hoạt động môi giới thương mại, các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ trung gian thương mại khác (Đại diện cho thương nhân, Ủy thác mua bán hàng hóa, Đại lý thương mại) đều phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, hợp đồng giữa bên môi giới và bên được môi giới có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Quy định này có điểm tương đồng với Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 11 của Công ước này ghi rõ: Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.).
Tuy nhiên, Điều 96 của Công ước Viên cho phép các thành viên tham gia có quyền bảo lưu, không tuân theo Điều 11 nếu luật của nước thành viên
quy định hợp đồng mua bán phải được kí kết hay xác nhận bằng văn bản. Điều này cho thấy, ở nhiều nước, luật pháp không khuyến khích việc giao kết hợp đồng dưới các hình thức phi văn bản. Nguyên do có thể là bởi: rất khó dựa vào các hợp đồng được lập dưới hình thức phi văn bản để giải quyết tranh chấp.
Ở Việt Nam, hoạt động môi giới thương mại còn thiếu chuyên nghiệp, đang tồn tại nhiều bất cập; thông tin bất cân xứng, thiếu minh bạch. Vậy, nên chăng, pháp luật cần quy định hợp đồng môi giới thương mại phải được tạo lập dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương để tạo cơ sở vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia?
3.2.2.4 Quy định rõ về thù lao và chi phí môi giới
Thứ nhất, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cần làm rõ thế nào là chi phí phát sinh hợp lý cũng như cách xác định chi phí phát sinh hợp lý.
Thứ hai, Luật nên xem xét lại quy định người môi giới được quyền nhận cả thù lao môi giới và chi phí môi giới khi việc môi giới thành công (khoản 1, Điều 153 và Điều 154). Cần nói thêm rằng, khi thương lượng với bên được môi giới về thù lao, bên môi giới đã có sự suy tính sao cho thù lao môi giới tối thiểu cũng đủ bù đắp những chi phí để thực hiện việc môi giới. Do đó, sẽ hợp lý hơn, nếu bên môi giới chỉ nhận được một trong hai khoản: thù lao hoặc chi phí môi giới (trừ khi giữa các bên có thỏa thuận khác).
Thứ ba, Luật nên bổ sung những quy định về trường hợp loại trừ quyền hưởng thù lao của bên môi giới.
3.2.2.5 Bổ sung những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới khi hợp đồng môi giới thương mại chấm dứt
Như đã phân tích trong phần Một số bất cập trong hoạt động MGBĐS, có nhiều trường hợp, khi hợp đồng môi giới đã chấm dứt, các bên được môi giới mới phát hiện ra bên môi giới mắc sai phạm, gây thiệt hại đến quyền lợi của họ.
66
Bổ sung những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng môi giới thương mại chấm dứt là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, tránh việc hai bên thông đồng với nhau để lừa gạt bên còn lại.
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh BĐS năm 2006
3.2.3.1 Bổ sung những quy định về quyền hưởng thù lao, hoa hồng môi giới của người môi giới chứng khoán
Luật chứng khoán năm 2006 quy định về hoạt động môi giới thương mại khá sơ sài. Luật này không đề cập đến quyền của người môi giới chứng khoán
– cũng chính là công ty chứng khoán. Luật nên bổ sung những quy định về quyền của người môi giới chứng khoán, đặc biệt là quyền hưởng thù lao và hoa hồng môi giới. Những quy định này nên thống nhất với quy định của Luật thương mại năm 2005, tránh gây ra mâu thuẫn như những quy định của về thù lao và hoa hồng môi giới của Luật kinh doanh BĐS năm 2006.
3.2.3.2 Bổ sung quy định về trách nhiệm của người môi giới chứng khoán đối với khách hàng khi người môi giới mắc lỗi, gây thiệt hại cho khách hàng
Luật kinh doanh BĐS năm 2006 thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của nhân viên môi giới khi họ mắc lỗi, gây thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng. Chương IX (Thanh tra và xử lý vi phạm) của Luật này có những quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán. Tuy vậy, các quy định còn mang tính chung chung dưới hình thức “phạt tiền, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” mà không chỉ rõ mức độ sai phạm nào thì tương ứng với mỗi hình thức xử phạt trên.
Hiện nay, các vi phạm trong quan hệ môi giới chứng khoán chủ yếu được xử lý theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số
67
27/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản tiền phạt mà công ty chứng khoán phải chịu theo quy định của các văn bản trên sẽ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà đầu tư chịu thiệt hại do lỗi của nhân viên môi giới được đền bù thế nào tùy thuộc vào thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Luật chứng khoán năm 2006 và các văn bản liên quan đều chưa có quy định về vấn đề này.
Khi các công ty chứng khoán triển khai giao dịch trực tuyến, các rủi ro đối với khách hàng cũng tăng lên. Do tính phức tạp của giao dịch trực tuyến, điểm 5.1.6 của Thông tư số 50/2009/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán) quy định, công ty chứng khoán phải ký một hợp đồng bằng văn bản với khách hàng quy định rõ các trách nhiệm pháp lý của cả hai bên bao gồm trách nhiệm bồi thường khi xảy ra rủi ro; công ty chứng khoán cũng phải nêu rõ các rủi ro liên quan đối với nhà đầu tư dưới hình thức một “Bản công bố rủi ro” đính kèm hợp đồng.
Kể từ khi hoạt động giao dịch trực tuyến được chính thức triển khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay chưa đầy 2 năm, do đó các quy định của pháp luật về giao dịch trực tuyến chưa thể hoàn thiện đủ để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, tương lai sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề cần xem xét.
Người viết khóa luận cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong phương thức giao dịch chứng khoán trực tuyến chính là xác định được thiệt hại nào do lỗi khách quan, thiệt hại nào do lỗi chủ quan của công ty chứng khoán; với những thiệt hại do lỗi chủ quan, pháp luật nên quy định bồi thường như thế nào? Hiện nay, các vi phạm trong giao dịch điện tử được xử lý theo Nghị định số 27/2007/NĐ-CP (Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính), nhưng các quy định của Nghị định này vẫn khá sơ sài.