Khái Quát Tình Hình Phát Triển Xuất Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ

- Tình hình kinh tế thế giới là yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu. Nó ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp nhầm và mức cầu thị trường thế giới đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Môi trường chính trị pháp luật.

- Yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến việc suất nhập khẩu bất kỳ một loại hàng hóa nào. Môi trường chính trị trong nước cũng như thị trường suất khẩu ổn định là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó yếu tố luật pháp cũng như các quy định của chính phủ là yếu tố mà các đơn vị phải tuân theo nên nó chi phối nhiều tới khả năng mở rộng thị trường. Chẳng hạn việc quy định hạn chế khai thác gỗ sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu các mặt hàng làm từ gỗ, cụ thể một số sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ.

- Hoạt động xuất khẩu liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống pháp luật tại mỗi quốc gia lại khác nhau gắn với trình độ phát triển của quốc gia đó. Hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ:

+ Các chính sách và quy định có liên quan đến xuất khẩu: thuế, quy định về mặt hàng xuất khẩu…

+ Các hiệp ước, hiệp định thương mại đã ký kết

+ Các vấn đề pháp lý và tập quán thương mại quốc tế ( incoterms 2000, incoterms 2010, công ước viên 1980…)

Môi trường văn hóa xã hội:

- Môi trường sống, phong tục tập quán, niềm tin, đều khác nhau ở các quốc gia.

Điều này dẫn đến sự khác biệt trong thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm. Đây là yếu tố khiến các doanh nghiệp suất khẩu, luôn tìm hiểu thị trường để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với văn hóa và xã hội.

- Môi trường văn hóa xã hội được đặc trưng theo những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nghề nghiệp. Những phong tục tập quán truyền thống, những quan điểm, quan tâm và ưu tiên của xã hội. Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội. Khi tìm hiểu về môi trường văn hóa xã hội ở các nước suất khẩu, các nhà quản trị cũng tóc biệt quan tâm đến các yếu tố về dân số, mật độ phân bố dân cư tại thị trường nó. Bởi lẽ , Các đặc điểm về dân số không tách rời với môi trường văn hóa xã hội.

Môi trường khoa học công nghệ

- Môi trường công nghệ được đặc trưng bởi sự ra đời của những công nghệ mới, những kiến thức và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, những vấn đề bảo vệ sợ hữu trí tuệ. Trong một thế giới phẳng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến hành như vũ bão, thì môi trường khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của các doanh nghiệp.

- Khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

tăng quy mô, năng suất, hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian vận hành hoạt động sản xuất. Nhà xuất khẩu áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ sẽ dễ dàng quản lý quy trình xuất khẩu, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu. Hệ thống công nghệ thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp suất khẩu tìm hiểu thông tin sản phẩm và thị trường quốc tế, Để mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, góp phần phát triển hoạt động xuất khẩu.

Môi trường tự nhiên

- Vị trí địa lý: cách địa lý giữa các nước là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường… và việc mua bán hàng hóa với các quốc gia có cả miễn thường chi phí sẽ thấp hơn so với các quốc gia không có cần miễn.

- Thời tiết: thời tiết ảnh hưởng đến tốc độ năm hàng và thời gian giao nhận hàng hóa. Ngoài ra quá trình vận chuyển chờ trên biển cũng chịu nhiều tác động của các yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho các chuyến đi hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan.

- Vấn đề Ô nhiễm môi trường từ việc sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội, đây là một vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ. Hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ các quy định về luật bảo vệ môi trường, xử lý rác thải.

- Nhìn chung, các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu, trực tiếp tạo nên những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp phải thấu hiểu và dự báo được sự thay đổi của các yếu tố này trong từng giai đoạn để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.


CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI TỈNH THANH HÓA

2.1. Khái quát tình hình phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ‌

2.1.1 Tình hình sản xuất thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp, làng nghề tại tỉnh thanh hóa‌

Tỉnh Thanh Hóa có 59.808 cơ sở sản xuất ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó chủ yếu là cơ sở tổ hợp, hộ cá thể với 58.100 cơ sở, 230 doanh nghiệp tư nhân, 651 hợp tác xã, 649 công ty trách nhiệm hữu hạn, 178 công ty cổ phần. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 219 làng nghề, trong đó làng nghề truyền thống 103, làng có nghề mới 116; có tổng số lao động được đào tạo và có việc làm trên 21.000 lao động. Do vậy xuất khẩu hàng TCMN có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh cũng như giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn.

Tại huyện Nga Sơn, với gần 900 ha cói và khoảng 13.000 ha lúa/ năm, đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là sản phẩm từ cói, bèo, rơm rạ.

Khảo sát sơ bộ của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh thanh hóa cho thấy, trên địa bàn tỉnh ta có hàng 1000 cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, xong chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, chỉ có một số doanh nghiệp trên địa bàn Nga Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa… thực hiện xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên trong đó, số lượng doanh nghiệp xây dựng được chuỗi giá trị trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đại diện lãnh đạo phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh thanh hóa cho biết: theo nghị quyết số 644/QĐ-TTg ngày 5/5/2014 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển các cụ liên kết ngành trong chuỗi giá trị nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có một số quy định về hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và phát triển mẫu mã sản phẩm.

Có thể nói các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tỉnh thanh hóa chủ yếu có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, thiếu vốn sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực thấp, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường trầm trọng… đặc biệt thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ bé, thiếu ổn định, rất hạn chế và hầu hết xuất khẩu thông qua ủy thác, chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nước ngoài.

Công tác quản bá, tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm tuy có làm nhưng không được đáng kể, việc đăng ký thương hiệu, xúc tiến bảo hộ tên, xuất xứ hàng hóa mới thực hiện được một phần rất nhỏ, ngay cả những sản phẩm có đăng ký thương hiệu do không quản lý được nên nhiều cơ sở sản xuất khác đã lợi dụng để đăng ký sản xuất ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu.


Tỉnh ta hiện có 118 làng nghề, với 25 nghề truyền thống; trong đó, có nhiều làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trên thị trường như: mộc đại tài, mục hạ vũ (Hoằng Hóa), đá mỹ nghệ làng nhồi ( TP Thanh Hóa), sản xuất đá xã Đồng Thắng( Triệu Sơn) … có 10 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú thuộc các nghề: Đúc trống đồng thủ công truyền thống, sản xuất xe luồng mỹ nghệ, điêu khắc gỗ;

… ngoài ra theo số liệu thống kê của chi cục phát triển nông thôn, tỉnh thanh hóa có năm loại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm: các sản phẩm từ gỗ., mây, cói, tre đan.,

Kim loại., Rệt, chạm khắc đá… thuộc nhóm hàng lưu niệm, nội thất, trang trí, tạo việc làm cho hơn 30.000 người lao động với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Những thống kê trên cho thấy tính ta rất có tiềm năng và điều kiện phát triển hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.


Bảng 2.1: Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: làng


TT

Nghề hoạt động

Tổng số

Số làng nghề

hoạt động

1

Nghề Dệt (chiếu, thảm cói; thổ cẩm, tơ tằm,

nhiễu...)

30

22

2

Nghề đan lát (mây, tre, giang...)

25

12

3

Nghề khâu nón lá

5

3

4

Nghề mộc

7

5

5

Nghề gốm

7

4

6

Nghề đá (ốp lát, vật liệu xây dựng...)

4

3

7

Nghề kim khí (rèn, đúc...)

4

3

8

Nghề khác

64

15


Tổng

118

67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa - 3

Nguồn: Sở Công Thương Thanh Hóa.

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh thanh hóa‌

a. Về sản lượng và kim ngạch

Các ngành nghề gốm sứ; mây, tre đan, lá, thêu dệt trong nhưng năm gần đây đã có những bước phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn tăng cao: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ 8 tháng đầu năm 2020 đạt 360 triệu USD (tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019), tạo việc làm cho khoảng

40.000 lao động nông thôn; kim ngạch xuất khẩu mây tre đan, là 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 250 triệu USD (tăng 10,8% so với cùng kỳ 2019), tạo việc làm cho khoảng

342.000 lao động nông thôn: xuất khẩu hàng thêu, dệt thủ công năm 2019 đạt trên 100 triệu USD.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2016 đến năm 2020 đã có sự tăng trưởng khá; năm 2016 đạt 15.124.000 USD đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 35.478.000 USD. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang xuất khẩu gồm: mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

ĐVT: 1.000 USD


Năm


Chỉ tiêu


2016


2017


2018


2019


2020

Xuất khẩu hàng TCMN

15.124

19.428

24.984

30.267

35.478

Xuất khẩu toàn tỉnh

1592.00

0

1.754.00

0

1.834.000

1936.00

0

2.014.000

Tỷ lệ XK hàng TCMN/ tổng XK

của tỉnh (%)

0.95

1.09

1.36

1.56

1.76

Xuất khẩu TCMN toàn quốc

1.785.00

0

1.952.00

0

2.142.000

2.230.00

0

2.480.000

Tỷ lệ XK hàng TCMN của tỉnh/

tổng XK TCMN cả nước (%)

0.84

0.99

1,16

1.35

1.43

Nguồn: - Bộ Công Thương

b. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Sản phẩm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa chủ yếu là mây tre đan; thảm, chiếu cói, có ép, thêi ren, Sơn mài, đá mỹ nghệ, thảm xơ dừa …

Mặt hàng mây tre đan là sản phẩm xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của tỉnh thanh hóa, chiếm tỷtrọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với thị trường xuất khẩu chính là Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,

Australia…

Khách hàng thêu ren trước đây là mặt hàng thế mạnh của tỉnh nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu hạn chế, giá cả lại không tăng làm cho mặt hàng không có sự phát triển, một vài năm gần đây đang được phục hồi và phát triển ở các thị trường chủ yếu là Pháp, Đức, Thái Lan, Nga…

Sản phẩm chiếu cói, thảm cói là mặt hàng suất khẩu truyền thống lâu đời của tỉnh thanh hóa được xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản…

Ngoài ra tỉnh thanh hóa còn một số các mặt hàng được suất khẩu sang các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Italy à như mặt hàng đá mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ xơ dừa, nón lá, dụng cụ thể thao, …


Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020

ĐVT: 1000 USD


Năm

Sản phẩm


2016


2017


2018


2019


2020

1. Hàng Thêu

1.467

2.815

3.015

5.316

7.579

2. Hang mây + Tre

5.260

7.835

9.585

10.737

11.365

3. Hàng đay, Cói, dứa,

dừa

2.518

3.819

4.426

4.995

5.867

4. Hàng gốm sứ

2.812

3.641

4.157

4.985

6.015

5. Hàng khác

3.067

3.318

3.801

4334

4.652

Tổng giá trị xuất khẩu

15.124

19.428

24.984

30.267

35.478

2.2 Thực trạng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại tỉnh thanh hóa‌

2.2.1 Thực trạng các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thanh Hóa.‌

Nhận thức được ngành sản xuất TCMN có thể tận dụng được những lợi thế so sánh của đất nước, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN với mục tiêu bảo tồn và phát triển hoạt động sản xuất hàng TCMN, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Dưới đây là một số văn bản quyết định chính về các chính sách được cập nhật mới nhất và hiện có hiệu lực, đây là những chính sách trực tiếp chi phối đến sự phát triển ngành từ khâu cung cấp nguyên liệu, đất đai dến khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại:

Bảng 2.4: Hệ thống văn bản chính sách về xuất khẩu hàng TCMN của Nhà nước


Stt

Tên văn

bản

Nội dung đề cập

Ngày ban

hành

Đơn vị ban

hành

Các văn bản pháp lý


1

QĐ 81/2005/QĐ

– TTg

Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn


18/4/2005

Thủ tướng Chính phủ


2

06/2006/TT LT/BTC-

BLDTBXH

Hướng dẫn chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn


19/1/2006

Bộ Tài Chính, Bộ

LĐ – TBXH

3

88/2005/NĐ

– CP

Chính sách khuyến khích hỗ trợ phát

triển Hợp tác xã

11/7/2005

Chính phủ

4

134/2004/N

Đ – CP

Khuyến khích phát triên công nghiệp

nông thôn

9/6/2007

Chính phủ

5

66/2006/NĐ

– CP

Phát triển nghề nông thôn

7/7/22006

Chính phủ


6

2471/2011/ QĐ- TTg

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa

thời kỳ 2011-2020 định hướng đến năm 2030


28/12/2011

Thủ tướng Chính phủ

45/2012/NĐ

–CP

Nghị định về khuyến công

21/5/2012

Chính phủ

8

151/2006/N

Đ-CP

Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu

20/12/2006

Chính phủ

9

246/2006/N

Đ-TTg

Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã

27/10/2006

Thủ tướng

Chính phủ

10

37/2006/NĐ

-CP

Quy định chi tiết Luật Thương mại về

hoạt động xúc tiến thương mại;

4/4/2006

Chính phủ

11

61/2010/NĐ

– CP

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp

đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

4/6/2010

Chính phủ

7


Việc ban hành các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN, theo đó Chính phủ thực hiện hỗ trợ chính sách trên nhiều lĩnh vực như mặt hàng, thương nhân và thị trường, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của đất nước và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Ngoài ra, Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre, và Quyết định số 11119/QĐ-BCT ban hành năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành gốm sứ – thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sở Công Thương cho biết: Với 6 hiệp định thương mại đã được ký kết, nhiều nhóm sản phẩm hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Đông Bắc Á, như: dệt may, da giầy, thủy, hải sản, sản phẩm cói, tinh bột sắn, dăm gỗ... đang được hưởng ưu đãi thuế quan 0%. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thanh Hóa thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường

Ngoài ra, Tre Luồng là thế mạnh của tỉnh, Để phát huy tiềm năng, thế mạnh thủ công mỹ nghệ, tỉnh Thanh Hóa có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp

đầu tư vào công nghiệp chế biến tre luồng. Qua đó, trên địa bàn tỉnh đã có 126 cơ sở chế biến sản phẩm từ tre, luồng, gồm 9 HTX, 17 công ty trong nước, 1 công ty nước ngoài và 99 hộ kinh doanh cá thể. Cuối năm 2019, Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập với Quyết định số 2869/ QĐ-UBND tỉnh, nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng tre luồng xứ Thanh; thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến tre luồng của địa phương

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí