Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam Vào Hoa Kỳ Trong Thời Gian Qua


- Việc xác định giá cả rất phức tạp và mâu thuẫn nhau. Có khi giá bán lẻ và giá nhập khẩu chênh lệch nhau nhiều lần, có khi lại cũng rất sát nhau tùy thuộc vào cơ cấu giá thành ở nước sở tại.

- Khách hàng hay đòi làm đại lý độc quyền vì sợ công ty, tập đoàn có nhiều khách khác.

2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian qua

2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào Hoa Kỳtrong những năm vừa qua

Hoa Kỳ là thị trường quan trọng nhất trong ba thị trường mục tiêu chính của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo xác định của Bộ Thương mại.

Những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/ năm hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ đạt 195 triệu USD, chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 276,4 triệu USD, trong đó 36,8 triệu USD hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm 2001. Bộ thương mại đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam của Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ USD)


Bảng 3.

Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam vào Hoa Kỳ những năm vừa qua

Đơn vị: Triệu USD



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

KNXK vào

Hoa Kỳ


60,70


61,45


90,63


97,07


125,20


195,00


276,40

Tổng KNXK

hàng

TCMN


235,00


235,00


331,00


367,00


410,00


560,00


630,40

Tỷ trọng

(%)


25,83


26,15


27,38


26,45


30,54


34,82


43,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ - 9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Bảng 4.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng TCMN chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các năm

Đơn vị: 1000 USD


Mặt

hàng


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006

Gốm sứ

3.744

5.579

11.015

15.826

21.510

28.204

36.800

Mây tre,

cói lá


1.686


2.426


4.126


9.882


23.615


21.479


27.756

Sơn mài

mỹ nghệ



515


1.047


4.277


7.889


9.217


13.524

Hàng

thêu



278


5.008


13.150


27.658


25.798


30.478

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)


Trong số các mặt hàng trên, hàng gốm sứ đạt kim ngạch lớn nhất, sau đó đến hàng mây tre, cói lá.

Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch hàng gốm sứ qua các năm lần lượt đạt: 49,0%, 97,4%, 43,68%, 35,9%, 31,1%, 30,5. Trong đó kim ngạch gốm sứ năm 2006 tăng gấp gần 10 lần so với năm 2000 và gấp 7 lần so với năm 2001.

Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch hàng mây tre, cói lá qua các năm lần lượt là: 43,9%, 70%, 139,5%, 138,9%, -9,1%, 29,2%. Trong đó kim ngạch hàng mây tre, cói lá năm 2006 tăng gấp 16,5 lần so với năm 2000 và gấp 11,4 lần so với năm 2001.

Bảng 5.

So sánh kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng TCMN Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản qua các năm

Đơn vị: 1.000 USD



Mặt hàng

2003

2004

2005

2006

Hoa

Kỳ

Nhật

Bản

Hoa

Kỳ

Nhật

Bản

Hoa

Kỳ

Nhật

Bản

Hoa

Kỳ

Nhật

Bản

Gốm

sứ


15.826


9.672


21.510


7.925


28.204


20.120


36.800


30.800

Mây

tre, cói lá


9.882


2.875


2.3615


16.700


21.479


16.417


27.756


23.854

Sơn mài, mỹ

nghệ


4.277


6.924


7.889


12.750


9.217


11.587


13.524


16.594

Hàng

thêu


13.150


22.547


27.658


27.570


25.798


26.209


30.478


32.107

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)


Theo bảng số liệu trên, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ của hai mặt hàng gốm sứ và mây tre, cói lá thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản. Đối với hàng gốm sứ, cao nhất là năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ vào Hoa Kỳ gấp 2,71 lần vào Nhật Bản, tỷ lệ đó thấp nhất là 1,19 lần vào năm 2006. Với hàng mây tre, cói lá, cao nhất là năm 2003, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ gấp 3,44 lần vào Nhật Bản và thấp nhất là 1,16 lần vào năm 2006.

Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài, mỹ nghệ và hàng thêu vào Nhật Bản lại thường cao hơn vào Hoa Kỳ. Với hàng sơn mài, mỹ nghệ, kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản gấp 1,62 lần kim ngạch vào Hoa Kỳ trong 2 năm 2003 và 2004, và tỷ lệ này nhỏ nhất là 1,23 lần vào năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu của Việt Nam vào Nhật Bản không lớn hơn vào Hoa Kỳ nhiều, thậm chí năm 2004, kim ngạch nhập khẩu hàng thêu từ Việt Nam của Hoa Kỳ còn lớn hơn của Nhật Bản.

2.3.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vàoHoa Kỳ

Theo Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Thương mại), các mặt hàng gốm ngoài vườn và gốm trang trí trong nhà như chậu trồng cây, tượng, hình các con vật, đài phun nước, vỏ đồng hồ… là các mặt hàng thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu lớn và đang tăng. Trong khi đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác gặp không ít khó khăn khi thâm nhập thị trường này.

Các đơn hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ thường lớn vì đây là thị trường lớn và chi phí kinh doanh rất đắt nên có làm ăn lớn thì mới tồn tại được. Trong khi đó, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, các cơ sở sản xuất thường là các công ty TNHH nhỏ, hợp tác xã và chủ yếu là hộ gia đình, nên rất khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng về số lượng và đảm bảo thời gian giao hàng nhanh.

Ngoài ra, sự hợp tác yếu kém vốn dĩ tồn tại giữa các doanh nghiệp cũng là một trở ngại đáng kể đối với việc liên kết sản xuất, chia sẻ các đơn hàng xuất khẩu. Hơn


nữa, quy mô sản xuất nhỏ và sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên chất lượng hàng hoá rất khó đồng đều.

Bên cạnh đó, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mẫu mã chưa phong phú, chưa quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường và sáng tạo mẫu mã phù hợp với từng thị trường mà chủ yếu dựa vào mẫu mã của người mua hoặc mẫu mã truyền thống có sẵn.

Mặt khác nhiều người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hay nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hoá của sản phẩm. Nhưng những đặc tính này có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn hoá này, song lại chẳng có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc một nền văn hoá khác.

Để thị trường Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng của mặt hàng này, sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh được trên thế giới, nên chăng các nhà sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ cần nghiên cứu những giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hoá của các dân tộc sống ở Hoa Kỳ để lồng ghép vào các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này, chứ không thể áp đặt những giá trị văn hoá của mình trên sản phẩm bán cho Hoa Kỳ.

Đối với các mặt hàng gốm ngoài vườn và gốm trang trí trong nhà như chậu trồng cây, tượng, hình các con vật, đài phun nước, vỏ đồng hồ…, mặc dù đang có khả năng cạnh tranh tốt, song vẫn cần chú ý cải tiến khâu đóng gói và vận tải để giảm chi phí vận tải từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng như trong nội địa Hoa Kỳ. Mặt khác, cũng cần phải lưu ý cải tiến thêm mẫu mã, nhất là màu sắc cho phù hợp với thị hiếu ở Hoa Kỳ.

Các mặt hàng làm từ mây, tre, lá, hàng thêu và quà tặng thì các doanh nghiệp của Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc trừ phi tạo ra được các mặt hàng có mẫu mã độc đáo và tinh xảo, được tiêu thụ qua kênh phân phối riêng.

Vì Trung Quốc không xuất khẩu nhiều mặt hàng sơn mài, nên đây là lĩnh vực Việt Nam có thể xâm nhập sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng phải có mẫu mã phù hợp với thị trường.

Do Trung Quốc đã và đang thống trị thị trường và do đặc điểm sản xuất của Việt Nam như phân tích ở trên, hướng thâm nhập chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ của hàng


thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới là chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo phù hợp với thị trường, với số lượng vừa phải để đi vào các thị trường ngách của Hoa Kỳ. Tuy các thiết kế truyền thống kiểu Châu Á và Trung Quốc vẫn có thể bán được ở thị trường Hoa Kỳ, song nhìn chung vẫn không phải là xu hướng tiêu dùng mạnh hiện nay.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ kinh doanh chiến lược với các đối tác Hoa Kỳ có khả năng thiết kế và tiêu thụ sản phẩm và đang cần tìm đối tác sản xuất ở nước ngoài. Bên cạnh đó, đi khảo sát thị trường hoặc tham gia hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng ở Mỹ nên nhắm vào mục đích tìm kiếm các đối tác. Mục đích tham gia hội chợ là để giới thiệu khả năng sản xuất hơn là giới thiệu mẫu mã để khách hàng chọn mua và ký hợp đồng. Đồng thời, việc chọn tham gia hội chợ nào và trưng bày những gì, doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh cho phù hợp với mục đích tham gia.


II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THỜI GIAN QUA‌

1. Tình hình sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Hoa Kỳ

1.1. Đánh giá chung

Trong thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, trung gian thương mại không có đất hoạt động, nhưng kể từ sau chiến tranh biên giới 1979 - 1980, đặc biệt là sau năm 1986 hoạt động thương mại ở Việt Nam đã được mở rộng. Các doanh nghiệp sau khi hoàn thành chỉ tiêu giao nộp hàng xuất khẩu có thể ủy thác xuất khẩu để thu ngoại tệ, ủy thác nhập khẩu để giải quyết các khó khăn của đơn vị mình. Để điều hành hoạt động của người trung gian trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành các nghị định:

- Nghị định 114/HĐBT, ngày 7/4/1992 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu với 6 chương và 29 điều, trong đó có điều 1 qui định về việc hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu.

- Nghị định 33/CP, ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Nghị định này đã hoàn thiện thêm một bước về các qui định liên quan đến xuất nhập khẩu, trong đó Chính phủ qui định giao cho Bộ Thương mại ban hành Quy chế ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nghị định 25/CP, ngày 25/4/1996 về Quy chế đại lý mua bán hàng hóa với 5 chương và 26 điều.

- Luật Thương mại ra đời ngày 23/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 đã luật hóa phạm vi điều chỉnh các hoạt động dịch vụ thương mại gắn liền với hoạt động mua bán hàng hóa, với lưu thông hàng hóa như: đại diện cho thương nhân, môi giới, đại lý mua bán hàng hóa… Để hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998. Như vậy lần


đầu tiên ở Việt Nam hoạt động của người trung gian trong lĩnh vực thương mại đã được qui định trong một đạo luật.

- Để đáp ứng yêu cầu của kinh doanh quốc tế, tháng 6/2005 Luật Thương mại mới đã được Quốc hội thông qua. Trong Luật Thương mại mới, phạm vi điều chỉnh đã được mở rộng sang cả các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm…

- Nghị định 79/2005/NĐ-CP, ngày 16/6/2005, qui định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

Trong ngành thủ công mỹ nghệ, các cơ sở sản xuất hầu như không tham gia xuất khẩu trực tiếp mà chỉ đóng vai trò cung cấp hàng hóa và kí kết hợp đồng nội với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Các doanh nghiệp này chỉ xuất sản phẩm đến các nhà nhập khẩu ở thị trường cuối cùng chứ chưa thông qua hệ thống đại lý của chính doanh nghiệp mình ở nước sở tại để phân phối đến tay người tiêu dùng nước ngoài. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam (100% vốn trong nước) chưa nắm giữ, điều tiết trực tiếp được kênh phân phối hàng xuất khẩu ở các nước trên thế giới.

1.2. Sử dụng môi giới trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ, người môi giới tham gia vào cả hoạt động mua bán hàng thủ công mỹ nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước lẫn việc ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Những người môi giới là cầu nối giữa một số các công ty kinh doanh xuất khẩu với các cơ sở sản xuất. Những người môi giới có quan hệ với rất nhiều cơ sở sản xuất một mặt hàng nhất định. Vì điều kiện nguồn lực cũng như thời gian của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nên trong một số trường hợp việc ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất phải thông qua người môi giới. Giá của hàng hoá không phải lúc nào cũng đắt hơn so với ký kết hợp đồng trực tiếp, vì mối quan hệ với người môi giới với các cơ sở sản xuất là rất tốt. Trong khi đó ký kết hợp đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022