Đi tắt đón đầu trước hết trong công tác giống và đầu tư công nghiệp. Đầu tư những thiết bị công nghệ hiện đại nhất đối với những khâu có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra cạnh tranh được trên thị trường thế giới và khu vực. Những khâu khác tận dụng khả năng kỹ thuật, công nghệ trong nước để giảm khó khăn về vốn. Đồng thời, đa dạng hoá sản phẩm rau quả nông sản; đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, phát huy nguồn lực về vốn và cơ chế quản lý để thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tích cực tìm kiếm đối tác, điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra ngoài nước.
Đối với kinh doanh thương mại: tranh thủ nhu cầu đang tăng lên của thị trường đối với một số mặt hàng: dứa, dưa chuột, vải… của TCT để đẩy nhanh việc xuất khẩu đồng thời nhanh chóng thống nhất thương hiệu những mặt hàng chủ yếu vào một số thị trường lớn. Tìm mọi biện pháp hạ thấp giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh với hàng hoá cùng loại trong khu vực và thế giới, tạo thế ổn định thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu rau quả.
Từ những quan điểm và định hướng trên, TCT Rau quả, nông sản đã đề ra một số mục tiêu cho thời kỳ tới như sau:
3.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong kế hoạch phát triển của TCT đến năm 2010, TCT đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu cho từng mặt hàng trong từng năm. Trong mục tiêu này, đối với mặt hàng rau quả TCT tập trung đầu tư nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả rau quả tươi và rau quả chế biến. Điểm đặc biệt là, trong nhóm sản phẩm rau quả chế biến thì nước quả cô đặc được tách thành một chỉ tiêu riêng. Điều này cho thấy TCT muốn tập trung khai thác tối đa nhu cầu của thị trường đối với loại mặt hàng này. Hiện nay đây là một trong những sản phẩm rất được ưa chuộng tại các thị trường thế giới, tuy nhiên TCT Rau quả, nông sản nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung vẫn chưa đáp ứng được lượng cầu này. Nguyên
nhân chính vẫn là do thiếu nguyên liệu. Như vậy trong mục tiêu của TCT đến năm 2010 đây sẽ là một trong những sản phẩm chính góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả của TCT.
Bảng 11. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty đến năm 2010
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
KNXK (1000 USD) | KNXK (1000 USD) | % tăng | KNXK (1000 USD) | % tăng | KNXK (1000 USD) | % tăng | |
RQ tươi | 1.725 | 2.415 | 40 | 3.381 | 40 | 4.733 | 40 |
RQ hộp | 26.325 | 47.385 | 80 | 90.031 | 90 | 180.062 | 100 |
RQ đông lạnh | 6.240 | 42.120 | 80 | 22.464 | 100 | 49.241 | 120 |
RQ sấy muối | 3.900 | 6.630 | 70 | 12.597 | 90 | 25.194 | 100 |
Nước quả cô đặc | 12.376 | 19.802 | 60 | 33.663 | 70 | 60.593 | 80 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Sang Một Số Thị Trường Chính Của Vegetexco Giai Đoạn 2001-2006
- Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Trong Xuất Khẩu Rau Quả
- Hạn Chế Trong Công Tác Tổ Chức Và Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu
- Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Và Xúc Tiến Thương Mại
- Chính Sách Hỗ Trợ Sản Xuất, Bảo Quản Và Chế Biến Rau, Hoa, Quả Xuất Khẩu
- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 12
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Nguồn:VEGETEXCO
3.2.1.2. Mặt hàng xuất khẩu
- Rau quả tươi: Rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có giống tốt bảo đảm chất lượng, màu sắc, hương vị phù hợp nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi phải có đầu tư vốn lớn: thiết bị làm lạnh tiên tiến bảo đảm rau, quả không bị mất nước, kho chứa và phương tiện vận chuyển lạnh... Do đó, trước mắt chưa có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn. Trong những năm tới với những chính sách, biện pháp thích hợp cần tăng dần tỷ trọng rau, quả tươi trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng rau quả, vì cũng như thị trường nội địa, thị trường thế giới có nhu cầu lớn và ưa thích các chủng loại rau, quả tươi hơn là qua chế biến. Nhưng vì yêu cầu về chất lượng rất cao, việc bảo quản vận chuyển phải có phương tiện chuyên dùng đòi hỏi đầu tư vốn lớn, và cần có thời gian nên trước mắt TCT cố gắng tranh thủ mọi hình thức có thể được để xuất khẩu dưới dạng tươi một khối lượng nhất định, xuất khẩu sang các thị trường lân cận, xuất những lô hàng nhỏ nhưng thường xuyên theo đường hàng không sang một số trung tâm như Pari (Pháp), Berlin (Đức), Matxcơva (Nga),
Tokyo (Nhật Bản), Canbơrơ (Ôxtrâylia), Oasinhtơn (Hoa Kỳ), Ôttaoa (Canada)...; xuất làm nguyên liệu cho doanh nghiệp chế xuất để chế biến xuất khẩu cũng rất tốt và cần được khuyến khích tổ chức thực hiện tốt hơn; đồng thời cần lựa chọn một số chủng loại rau quả thị trường có nhu cầu lớn và thường xuyên mà TCT có khả năng mở rộng sản xuất có hiệu quả cao để áp dụng một số chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt nhất là trong những năm đầu phát triển nhằm xuất khẩu với khối lượng lớn.
- Rau quả chế biến: Do xuất khẩu rau, quả dưới dạng tươi còn bị hạn chế về nhiều mặt, nên hướng chủ yếu của ta là xuất khẩu rau quả chế biến. Một số loại rau trước mắt có thể chế biến dưới dạng tươi đều có thể chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn và có loại mang hiệu quả rất cao, trong đó đáng quan tâm phát triển sản xuất, chế biến để xuất khẩu là: nấm, dưa bao tử… do đây đều là những loại rau mà thị trường Mỹ có nhu cầu lớn. Theo đánh giá của FAO, thị trường thế giới hàng năm có nhu cầu khoảng 800-900 ngàn tấn dứa hộp, trong đó riêng thị trường Mỹ đã chiếm tới 200 ngàn tấn; tức là dứa xuất khẩu từ Việt Nam mới chỉ bằng 1% kim ngạch nhập khẩu dứa hộp của Hoa Kỳ. Vì vậy định hướng của TCT là áp dụng loại giống dứa mới (dứa Cayen) vào sản xuất, cho sản lượng cao gấp 5-6 lần giống dứa truyền thống của ta. Ngoài dứa hộp, còn có nhiều loại quả khác có thể chế biến dưới dạng đóng hộp để xuất khẩu như: vải hộp, nhãn, chôm chôm; đặc biệt chú trọng định hướng phát triển các loại nước quả và nước cô đặc mà người tiêu dùng có nhu cầu do hương vị lạ: đu đủ, chôm chôm, ổi, mãng cầu, thanh long, dưa hấu…
3.2.1.3. Thị trường xuất khẩu
Trong những năm tới, hàng rau quả Việt Nam sẽ xuất khẩu sang tất cả các thị trường chủ yếu trên thế giới. Trong đó, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương được quan tâm đầu tiên do có vị trí địa lý gần ta lại có thể tổ chức khai thác xuất khẩu một số loại rau quả dưới dạng tươi hay ướp lạnh, nhất là trong
những năm trước mắt chưa có điều kiện vươn xa. Trung Quốc được coi là một thị trường lớn của Việt Nam và có thể đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào thị trường này với mức hàng trăm triệu USD/năm. Các thị trường quan trọng khác vẫn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, ASEAN, Australia. Chú trọng hơn nữa vào thị trường đầy tiềm năng và lý tưởng như SNG, Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La Tinh…
Bảng 12. Các thị trường mục tiêu và các sản phẩm chủ lực
Sản phẩm đa dạng khác | Thị trường chính | |
Rau quả tươi - Bắp cải, khoai tây, cà rốt, hành tây, dưa hấu. - Chuối tiêu, vải. | - Su hào, súp lơ, tỏi tây, đậu quả, cà chua, dưa chuột, nấm… - Thanh long, nhãn , bưởi, cam, quýt, chanh, đu đủ, chôm chôm, xoài, măng cụt… | Nga, một số nước Châu á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đông Bắc á và một số nước khác. |
Đồ hộp, nước quả đông lạnh - Dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, xoài, thanh long, đu đủ, mơ. - Nước giải khát hoa quả tự nhiên. - Đông lạnh: dứa cô đặc và pure: dứa, xoài, cà chua | - Chuối, ổi, na, ngô rau, đậu cove, đậu Hà Lan, măng tre, nấm và các loại khác… | Nga, Tây bắc âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, một số nước Châu á, Châu úc. |
Rau qu¶ sÊy muèi - Chuèi sÊy, nh©n h¹t ®iÒu. - D•a chuét, nÊm muèi. | C¸c lo¹i rau qu¶ sÊy muèi kh¸c | Nga, NhËt, Mü, mét sè n•íc B¾c Mü |
Gièng rau - H¹t rau muèng, c¶i c¸c lo¹i | C¸c h¹t gièng rau, ®Ëu, gia vÞ nhiÖt ®íi kh¸c. | Ch©u phi, Ch©u ¸, Mü La Tinh |
Gia vÞ - H¹t tiªu, ít, tái | NghÖ, quÕ, håi, giÒng | Ch©u phi, Nga, Trung §«ng |
N«ng s¶n kh¸c | Cao su, cµ phª, g¹o, l¹c, võng, n«ng s¶n kh¸c | Trung Quèc, M«ng Cæ, In®«nesia |
Nguån: VEGETEXCO
3.2.2. Định hướng khả năng cung ứng rau quả cho xuất khẩu
Trong định hướng phát triển của Tổng công ty Rau quả, nông sản đến năm 2010, TCT tập trung đầu tư mạnh vào công tác giống, phát triển mạnh vùng nguyên liệu, đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng…do đó, đến năm 2010 diện tích, năng suất cũng như sản lượng rau quả đều tăng. TCT đã đưa ra định hướng cụ thể cho sản xuất rau quả, nhất là các loại rau quả cần xây dựng vùng chuyên canh và rau quả cho xuất khẩu.
Bảng 13. Qui mô sản xuất các loại rau quả nguyên liệu cần xây dựng vùng chuyên canh
Đến năm 2010 | |||
Diện tích canh tác (ha) | Năng suất (tấn/ha/vụ) | Sản lượng (tấn) | |
A. Rau các loại (*) | 8.620 | - | 70.000 |
Dưa chuột | 520 | - | 15.000 |
Cà chua | 600 | 31 | 37.000 |
Ngô rau | 7.500 | 1,2 | 18.000 |
B. Quả các loại | 21.700 | - | 380.000 |
Dứa (**) | 12.000 | 40 | 248.000 |
Cam quýt | 6.000 | 13,5 | 80.000 |
Vải | 1.200 | 15 | 18.000 |
Mơ (Nhật) | 1.000 | 10 | 10.000 |
Thanh long | 600 | 20 | 12.000 |
Đu đủ | 200 | 30 | 6.000 |
Na | 700 | 8,6 | 6.000 |
Nguồn: Phương hướng phát triển đến 2010 – VEGETEXCO
Bảng 14. Bố trí sản xuất rau quả cho xuất khẩu
Đến năm 2010 | |||
Diện tích canh tác (ha) | Năng suất (tấn/ha/vụ) | Sản lượng (tấn) | |
A. Rau (*) | 900 | - | 30.000 |
B. Quả | 5.280 | - | 170.000 |
Chuối tiêu | 4.000 | - | 150.000 |
Vải | 330 | 15 | 5.000 |
Cam, quít, bưởi | 400 | - | 5.000 |
Dứa (**) | 200 | - | 5.000 |
Quả khác | 350 | - | 5.000 |
Nguồn: Phương hướng phát triển đến 2010 – VEGETEXCO Ghi chú: (*) Rau: Năng suất tính trên vụ, mỗi năm tính trung bình 2 vụ,
nên diện tích canh tác chỉ bằng 50% diện tích gieo trồng (**) Quả: Năng suất tính trên mỗi vụ dứa là 2 năm, nên diện tích
tương ứng tăng gấp đôi
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
3.3.1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau quả xuất khẩu
* Phát triển vùng nguyên liệu
Quy hoạch vùng sản xuất rau quả hàng hoá tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện chuyên canh tổng hợp,
tạo ra vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch, gắn với hệ thống tiêu thụ.
Cần xác định quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đồng bộ với mạng lưới các nhà máy chế biến. Dựa vào lợi thế của từng địa phương, từng vùng, cần rà soát lại để bố trí đủ diện tích trồng rau quả, nhất là đối với các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện quy hoạch “động”, gắn quy hoạch với chuyển đổi cơ cấu cây trồng; kết hợp thâm canh tăng vụ, nhất là các vùng trồng rau, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Trách nhiệm quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá trước hết thuộc về các địa phương, nhưng TCT phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cùng với các đơn vị thành viên chủ động xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh lớn, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu các nhà máy chế biến. Thực tế cho thấy, vấn đề nguyên liệu cho nhà máy không chỉ là trách nhiệm của một phía, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… cũng như giữa các ngành nông nghiệp, kế hoạch, tài chính, khoa học công nghệ, thương mại, giao thông…
Tập trung phát triển các loại nguyên liệu rau quả tại vùng nguyên liệu ở tất cả các đơn vị chế biến, phấn đấu cung cấp trên 60% nhu cầu nguyên liệu cho các dây chuyền chế biến rau quả. Trọng tâm quy hoạch vùng sản xuất hướng vào những loại rau quả có lợi thế. Trước mắt, cần quy hoạch bổ sung kịp thời vùng nguyên liệu trồng dứa, cà chua, đáp ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với mong muốn tối thiểu là dứa đạt 60%, cà chua đạt 40-50% công suất thiết kế.
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết định 80/2002-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản qua hợp đồng cho nông dân. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của các đơn vị thành viên, các đơn vị cần phối hợp với các