Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 12

Trong đó đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề tổ chức, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV và phương pháp học của HS. Những yếu tố được xem là chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng học tập.

Tuy vậy, trên thực tế những biện pháp quản lý của HT để nâng cao chất lượng học tập của HS chưa đồng đều ở các trường và thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Điều đó thể hiện trong việc quản ly quá trình dạy của GV và quá trình học của HS, chưa chú trọng bồi dưỡng GV về phương pháp nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng HS yếu, quản lý HS học ở nhà, các biện pháp phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường, với gia đình HS còn thiếu tính khả thi. Trong quản lý còn thiếu sự năng động, sáng tạo... Kết quả học tập của HS các trường THPT ở huyện Châu Thành A nhìn chung ở mức độ tương đối khá so với mặt bằng chung của tỉnh nhưng kết quả đậu đại học còn quá thấp.

* Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của trường THPT và những yêu cầu đổi mới GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay; thực trạng chất lượng học tập của học sinh và chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT, chúng tôi đề xuất 4 nhóm biện pháp nhằm giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý có hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh:

+ Nhóm các biện pháp tác động về nhận thức đối với GV, học sinh và các lực lượng xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

+ Nhóm các biên pháp hoàn thiện việc quản lý giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

+ Nhóm các biện pháp hoàn thiện việc quản lý quá trình học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập.

+ Nhóm các biện pháp tạo điều kiện phục vụ cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

Các biện pháp trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Chỉ có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp mới có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu và những vùng có điều kiện tương tự.

2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2.1. Ý nghĩa lý luận‌


Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 12

Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT huyện Châu Thành A-tỉnh Cần Thơ.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn‌


Những kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiến cho việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT huyện Châu Thành A và các trường vùng huyện tương tự.

3. KIẾN NGHỊ‌


- Đối với Bộ giáo dục - Đào tạo‌


* Nghiên cứu cải tiến nội dung thi cử, trong đó coi trọng việc sử dụng thiết bị dạy học. Các môn học thực nghiệm có đề thi thực hành thí nghiệm.

* Mở các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách phụ tá thí nghiệm.


- Đối với Sở giáo dục- Đào tạo‌


* Tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thực hành, trang thiết bị dạy học cho hệ thống các trường trung học phổ thông, đặc biệt là các vùng nông thôn.

* Trang bị thêm hệ thống máy vi tính để GV có thể sử dụng công nghệ thông tin trợ giúp việc giảng dạy.

* Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý của Hiệu trưởng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.

* Cần qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV địa phương để từng bước bổ nhiệm thay thế nhằm ổn định lâu dài đội ngũ cán bộ quản lý vì trong quản lý có thâm niên sẽ có nhiều kinh nghiệm và quản lý càng có hiệu quả..

* Cần có quy hoạch cán bộ quản lý nhà trường và cử cán bộ kế cận đi đào tạo bồi dưỡng ở các trường đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trung ương.

* Ra đề thi học kỳ cho HS ở các khối lớp nhằm hạn chế việc GV dạy tủ và tiêu cực trong dạy thêm, học thêm và có cơ sở giúp HT nắm biết phần nào về trình độ năng lực chuyên môn của GV.

* Việc tổ chức thi chọn GV giỏi hàng năm cần có một hội đồng giám khảo chung cho cả tỉnh và có chế độ ưu tiên trong việc xét tăng lương đối với GV được công nhận là GV giỏi cấp tỉnh.

- Đối với nhà trường.‌


* Hiệu trưởng lập hội đồng chuyên môn để dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn đánh giá, xếp loại chính xác năng lực giáo viên trong toàn trường và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

* Hằng năm HT họp ban thi đua bình chọn GVCN giỏi, có khen thưởng và tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong toàn hội đồng.

* Đưa vào tiêu chí thi đua, xét bình chọn khen thưởng cuối năm cho những GV làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


A. VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN‌


1. Văn Kiện Đại Hội Đảng lần thứ IX , NXB Chính trị Quốc gia, 2001

2. Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ tư BCH TW- Khóa VII, NXB Chính trị Quốc Gia, 1992.

3. Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ hai BCH TW- Khóa VIII, NXB Chính tri Quốc Gia, 1997.

4. Luật giáo dục (1998), Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành.

5. Điều lệ trường trung học (2000) NXB Giáo Dục.

6. Marx, Tư bản quyển 1, tập 1 NXB Sự Thật, Hà Nội 1963

7. Lê-nin, Toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội 1970


B. CÁC SÁCH BÁO, TÀI LIỆU KHOA HỌC‌


8. Các sách báo tài liệu khoa học

9. Phạm Khắc Chương "J.A. Komenski nhà sư phạm lỗi lạc", tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 3, 1992.

10. Da- Kha-Rop "Tổ chức lao động của hiệu trưởng" Tủ sách trường CBQL và NV, 1979.

11. Nguyễn Huy Diễm "Hiệu trưởng THPT chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu chất lượng bộ môn" Luận văn thạc sĩ ,1998.

12. Nguyễn Thị Doãn (chủ biên) "Các học thuyết quản lý" Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 1996 (trang 89).

13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lí, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

14. B. P. Exipop, "Những cơ sở của lý luận dạy học"- tập 1, NXB Giáo Dục Hà Nội, 1977

15. Tô Minh Giới, "GD-ĐT cần Thơ quyết vươn lên tầm cao mới", tài liệu -Cần Thơ tháng 10/2000

16. T.A. Ilina, "Giáo dục học", tập 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1978.

17. T.A. Ilina, "Lí luận dạy học", tập 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1979,

18. I.F. Kharlamop, "Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào", tập 1-2, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1978.

19. Trần Trung Kiên, "Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT- TPHCM", Luận văn thạc sĩ, 2000.

20. Phạm Thanh Liêm, "Lý luận quản lý giáo dục", tài liệu, trường CBQL-GD ĐT, 2001.

21. Phan Trọng Luận "Khái niệm học sinh là trung tâm", tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 1995.

22. Đặng Huỳnh Mai, "Các chức năng nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học", Tài liệu tập huấn cán bộ QLGD triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở THCS .

23. Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc, "Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập ở học sinh phổ thông", Xí nghiệp in Trẻ, Hà Nội, 1995.

24. Phạm Thành Nghị, "Quản lí chiến lược, Kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng", NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000.

25. Hà Thế Ngữ, "Chức năng quản lí và nội dung công tác quản lí hiệu trưởng PTCS", Nghiên cứu giáo dục, số (7), 1984.

26. Nguyễn Ngọc Quang, "Những khái niệm cơ bản về quản lí giáo dục", trường CBQL - GD&ĐT TW 1, Hà Nội, 1989.

27. Hoàng Tâm Sơn, "Một số vấn đề tổ chức khoa học lao động của người hiệu trưởng", Trường Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục và Đào Tạo, 2001.

28. Trường Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục và Đào Tạo, "Cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước", Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội, 1998 .

29. Trường Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục và Đào Tạo, "Tổng quan về lý luận quản lý dạy học", Hà Nội, 1996.

30. Trường cản Bộ Quản Lí Giáo Dục và Đào Tạo,"Quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển giáo dục- Đào tạo", tài liệu bồi dưỡng Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục và Đào Tạo, Hà Nội, 1998.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023