Nhóm Các Biện Pháp Hoàn Thiện Việc Quản Lý Quá Trình Học Tập Của Học Sinh Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Học Tập.

- Đưa nội dung thực hiện quy chế chuyên môn làm tiêu chí chính trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt của học kỳ, năm học.

- Chỉ đạo GV làm kế hoạch bộ môn, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch dự giờ, thăm lớp, cách sử dụng sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, sổ điểm cá nhân, thống nhất cách đánh giá xếp loại học tập của HS theo quy chế...

- HT lập kế hoạch, kiểm tra hồ sơ, sổ sách chuyên môn giao cho TT chuyên môn kiểm tra, duyệt kế hoạch, hồ sơ của GV.

- Tăng cường chất lượng hoạt động, sinh hoạt tổ chuyên môn: Xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh góp phần lớn trong nâng cao chất lượng GV từ đó nâng cao chất lượng học tập HS. Mặc dù các trường đều duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ, nhưng hoạt động còn mang tính hành chính nên chất lượng sinh hoạt tổ còn hạn chế. HT cần lưu ý trong chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn một số điểm sau:

+ Xây dựng sự đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm

vụ.


+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, của cá nhân phù hợp với đặc điểm tình hình

nhà trường và nhiệm vụ năm học.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

+ Đảm bảo việc sinh hoạt tổ đúng định kỳ hai tuần một lần và có nội dung phong phú chủ yếu tập trung vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, về việc sử dụng và làm mới đồ dùng dạy học, phát huy sáng kiến của GV, nhằm nâng cao chất lượng học tập HS. TT kiểm tra và duyệt giáo án bộ môn mình phụ trách.

+ Tổ trưởng phân công GV giỏi kèm cập, giúp đỡ GV còn yếu trong thời gian tập

Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 10

sự.


+ Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,

trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy.


Tổ chức dự giờ thăm lớp, thao giảng có chất lượng:

Hiện nay, tại các trường vùng huyện lỵ, nông thôn, số lượng GV trẻ ngày càng tăng; tuy có nhiệt tình, chịu khó nhưng còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy, chưa đáp ứng được yêu cầu chát lượng giảng dạy. Các tiết dạy nội dung còn dàn trải, chưa nêu bật được trọng tâm, kết hợp các phương pháp chưa nhuần nhuyễn nên khó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập điều cốt lõi và quan trọng nhất là HT phải thực sự quan tâm công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua dự giờ thăm lớp thường xuyên nhằm đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm trong từng tiết dạy, từng môn học.

Dự giờ thăm lớp là nhân tố kích thích nhu cầu, động cơ tạo ra tính tích cực trong hoạt động học tập của HS và tập thể lớp.

Dự giờ thăm lớp có nhiều tác dụng tích cực giúp HT quản lý chuyên môn có hiệu quả. Song thực tế công việc này ở các trường chưa được coi trọng, có làm nhưng còn mang nặng hình thức thủ tục hành chính. Do vậy hàng năm GV ít đạt danh hiệu GV giỏi các cấp.

HT phải chủ động tổ chức các hình thức dự giờ: có báo trước, không báo trước hoặc đăng ký được dự giờ GV, phải phân công PHT chuyên môn, TT dự giờ theo đúng tiêu chuẩn qui định, việc tổ chức dự giờ theo các hình thức này có thể HT, PHT va TT đích thân đi dự giờ. Sau dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm.

Tổ chức các tiết thao giảng để tuyển chọn GV giỏi, nên thành lập hội đồng chuyên môn bao gồm PHT chuyên môn làm chủ trì, TT các tổ, GV giỏi cấp tỉnh, GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy tham gia. Sau dự giờ phải đánh giá kết quả dạy học một cách công bằng và chính xác theo đúng mục đích và ý nghĩa của nó.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy


Đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ còn là nhu cầu cần quan tâm mà đã trở thành một đòi hỏi bức xúc không chỉ riêng với ngành Giáo dục- Đào tạo mà là vấn đề của toàn xã hội. Nhìn chung ở các trường, HT rất quan tâm về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và xem đây là một nội dung chính trong chỉ đạo chuyên môn. Đa số GV đã cố

gắng sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học ở từng môn học, tiết học phù hợp với trình độ tiếp thu của HS nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của HS. Song sự chuyển biến này còn quá chậm so với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay do các ly do chủ quan và khách quan sau:

- Các thiết bị dạy học trong nhà trường còn rất hạn chế, một số thiết bị chất lượng kém, một số bộ thí nghiệm nhập từ nước ngoài không được hướng dẫn sử dụng chu đáo.

- Năng lực sử dụng đồ dùng dạy học của GV còn yếu, có GV chưa được tập huấn hoặc chưa được sử dụng các thiết bị này. Mặt khác thời gian quy định cho thí nghiệm thực hành là chưa thật sự hợp lý. Do đó GV rất ngại sử dụng.

- Chưa đánh giá đúng vai trò quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức, chế độ thi cử còn nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến thí nghiệm thực hành nên GV ít cố gắng tìm tòi và quyết tâm đưa các thiết bị vào dạy học.

- HS nông thôn cổ đạc điểm là nhút nhát, phần lớn các em quen tư duy cụ thể, nhận thức chậm.

- Công tác QL của HT chưa có biện pháp tích cực và quy trình thực hiện còn lúng túng. Việc chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học chưa thực hiện một cách có hệ thống, có kế hoạch, có tổ chức trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

Để khắc phục tình trạng " dạy chay" HT cần tiến hành các bước sau:


- Việc trang bị các đồ dùng dạy học phải đi đôi với việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng và tổ chức tập huấn cho GV, cán bộ thiết bị.

- GV phải có sự đầu tư về thời gian, sức lực và trí tuệ để tiếp thu và truyền thụ việc sử dụng đồ dùng dạy học mới phát huy được tính ưu việt trong việc sử dụng các thiết bị dạy học.

- HT theo dõi để kịp thời nắm bắt những thuận lợi, khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện phương châm " học đi đôi với hành", có chính sách nhằm động

viên, khích lệ GV, HS có năng lực và tâm huyết tham gia đạt kết quả tốt trong việc làm mới và sử dụng tốt đồ dùng dạy học. Kiểm tra thường xuyên để rút kinh nghiệm điều chỉnh, sửa đổi.

Thực trạng giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây và đạt đến trình độ chín muồi với hiện tượng intemet toàn cầu, đã chi phối mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đứng trước sự thay đổi to lớn đó trường học là nơi đào tạo những người lao động nên không thể như cũ được. Việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy giải quyết được nhiều vấn đề, đặc biệt là cải tiến phương pháp giảng dạy, giúp cho HS học tập một cách tích cực và chủ động hơn, HS sẽ trở thành con người sáng tạo hơn, hăng say học tập hơn. Để đưa được tin học vào nhà trường một cách bài bản, phải tính tới nhận thức của HT, ngành, đội ngũ GV, phần mềm, tài liệu, trang thiết bị máy tính, mạng máy tính cục bộ và mạng internet. Yếu tố đội ngũ GV tin học là yếu tố quyết định nhất về chất lượng, ở đâu làm tốt công tác bồi dưỡng GV về tin học thì ở đó tin học phát triển bền vững.

3.2.3. Nhóm các biện pháp hoàn thiện việc quản lý quá trình học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập.‌

Tăng cường xây dựng nền nếp, kỷ cương trong học tập


Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở năm học 2001-2002 xác định: "Tiếp tục tăng cường nề nếp; xây dựng môi trường GD lành mạnh; nghiêm túc thực hiện các qui định trong giảng dạy và QL nhà trường..." Trong tình hình hiện nay các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội đang còn tác động mạnh mẽ vào trong nhà trường, gây những ảnh hưởng xấu, nhất là đối với HS bậc THPT. Việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong quá trình học tập có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nâng cao chất lượng học tập HS. Trong QL của HT cần:

* Tăng cường GD pháp luật, GD ý thức công dân cho HS, ý thức tuân thủ pháp luật, thông qua tiết sinh hoạt trường, lao động sư phạm nhiệt tình, nghiêm túc, có kỷ cương, có nề nếp của GV có tác dụng rất lớn đối với HS

* PHT chuyên môn, TT có kế hoạch kiểm tra đối với công tác GVCN, tránh giao khoán việc quản lý HS cho GVCN lớp, để kịp thời nắm bắt những HS lười biếng, bỏ học, vi phạm kỷ luật trật tự trong nhà trường, có biện pháp giáo dục uốn nắn ngay. GVCN phải có nội dung sinh hoạt cụ thể như: Theo dõi và tổng kết được các hoạt động hàng tuần của lớp về các trường hợp HS vi phạm nội qui, số HS chuyên cần và rèn luyện đạo đức tốt. Muốn làm được điều này lớp phải có sổ trực nhật, GVCN tổng kết xếp vị thứ thi đua của từng tổ, khen chê HS kịp thời.

* Để quản lý HS bỏ tiết, những HS vi phạm trong tiết học, HT phân công giám thị khối trực tiếp theo dõi, giải quyết các sự việc xảy ra của HS trong nhà trường, nếu cần thiết giám thị kết hợp với GVCN mời phụ huynh để trao đổi. Điều này rất cần thiết trong việc xây dựng nề nếp kỷ cương học tập vì có tác dụng giáo dục kịp thời các trường hợp HS sai phạm.

* Tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kết hợp với Đoàn TNCS đánh giá thi đua của các lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học về nề nếp kỷ cương học tập. Tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, nâng cao ý thức kỹ luật trong HS

Chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN, GV bộ môn, giám thị, phụ huynh để có sự thống nhất trong giáo dục HS vi phạm từ đó xây dựng tốt nề nếp kỹ cương.

Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập tích cực, phát huy nấng lực tự học của học sinh trong quá trình học tập.

Chất lượng học tập của HS phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó chủ thể HS đóng vai trò quyết định. Trong quá trình học tập, phương pháp học tập luôn đóng một vai trò chủ đạo. Trên thực tế, trong những điều kiện học tập như nhau, chất lượng học tập của HS chủ yếu dựa vào phương pháp học tập của chính bản thân người HS. Vì vậy cần thiết phải bồi dưỡng cho HS phương pháp học tập

tích cực và ở mức độ cao hơn cần phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS trong quá trình học. Tự học được xem là "nội lực" của bản thân người học, là một bộ phận cơ bản và tất yếu gắn liền với hoạt động học tập, nâng cao năng lực tự học cho HS là phương hướng cơ bản để nâng cao chất lượng học tập cho HS. Do đó trong quá trình QL của mình HT cần phải chỉ đạo các GV bộ môn làm tốt công tác này.

- HT tạo cho GV nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao năng lực tự học cho HS.

- HT chỉ đạo các GV bộ môn trong quá trình dạy cần giúp HS lĩnh hội nội dung bài học và ghi chép theo cách hiểu của mình. - Tăng cường tổ chức hình thức học tập theo nhóm trên lớp theo phương pháp thảo luận nhóm; sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan để khắc sâu kiến thức... Tạo điều kiện cho HS hoạt động trong giờ học để có thể tiếp thu tri thức bằng chính hoạt động của mình.

- Tổ chức QL tốt quá trình học tập chính khoá kết hợp với ngoại khoa và các hình thức dạy học khác, giúp HS có cơ hội liên hệ, vận dụng tri thức vào thực tiễn.

- Tăng cường các bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu với những mức độ khó phù hợp với trình độ và khả năng của HS

- Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn hướng dẫn, giúp đỡ HS những kiến thức, phương pháp và kỹ năng tự học bộ môn, rèn luyện cho HS có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Trên cơ sở đó phát huy năng lực tự học tập của HS trong quá trình học tập, hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà.

Bồi dưỡng học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém


Đây là hình thức tổ chức dạy học nhằm ngăn ngừa tình trạng có những HS chậm tiến không theo được trình độ chung của lớp và giúp đỡ HS có năng khiếu phát triển sở trường của mình.

Đặc điểm chung của HS vùng nông thôn Việt Nam nói chung có điểm xuất phát về văn hoá thấp, kiến thức văn hoá thường mất căn bản từ cấp dưới và lớp dưới, khả năng tiếp thu chậm, tư duy trừu tượng rất hạn chế, quen tư duy cụ thể. Chính vì vậy, việc bồi

dưỡng HS, bổ túc kiến thức cho HS là rất cần thiết, vấn đề này thực hiện chưa được tốt có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chính là cán bộ QL chưa có biện pháp động viên, khích lệ tinh thần học tập và tổ chức có hiệu quả. Thực tế cho thấy nhờ tổ chức tốt công tác ôn tập bồi dưỡng HS mà tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đều tăng (trường TV3). Bồi dưỡng HS khá giỏi và HS yếu kém là một trong những giải pháp chuyên môn góp phần quan trọng nâng cao kết quả học tập của HS vùng nông thôn hiện nay.

Để thực hiện tốt biện pháp này yêu cầu người HT cần tiến hành có tổ chức, có kế hoạch, có chỉ đạo cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm, điều chỉnh để làm tốt hơn.

Để bồi dưỡng học sinh kém đạt hiệu quả: Điều căn bản là HT phải chỉ đạo GV phải tìm ra đúng nguyên nhân học kém của HS để có biện pháp xử lý thích hợp nhất, phải kiên trì giúp dở, không nên nôn nóng, đặc biệt phải chú ý bồi dưỡng phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ, quan tâm phát huy tính tích cực, độc lập của HS chứ không làm thay họ, HT chỉ đạo nội dung dạy phụ đạo là nhằm ôn tập lại kiến thức căn bản, củng cố phần kiến thức đã hỏng và chủ yếu là những bài tập để luyện tập, tuyệt đối GV không được dạy kiến thức mới.

Về cách thức bổi dưỡng học sinh có năng khiếu: HT chỉ đạo PHT chuyên môn chọn GV có năng lực tổ chức bồi dưỡng HS có năng khiếu trước hết cần động viên các em nắm thật vững tri thức cơ bản của tất cả các môn học trong chương trình; tuyệt đối tránh học lệch. Trên cơ sở đó bồi dưỡng phương pháp học tập; phương pháp suy nghĩ, đào sâu và mở rộng tri thức về một số môn mà các em ưa thích và tỏ ra có năng khiếu. Đây là điều kiện để giúp các em phát triển hết năng lực sẵn có và định hướng được đúng ngành nghề mà các em yêu thích.

Việc tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng HS khá giỏi và học sinh yếu kém được thực hiện ở các trường trên địa bàn bước đầu đã cho kết quả tích cực. Song đòi hỏi HT phải bố trí sắp xếp phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh và từng đối tượng cụ thể thì sẽ đem lại kết quả, chuyển biến quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Về việc tể chức dạy thêm học thêm

Đối với các trường THPT ở vùng huyện lỵ, nông thôn do phần lớn HS có trình độ học tập trung bình và yếu. Việc học thêm, dạy thêm đúng đắn là rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng học tập. HT nên tổ chức và lựa chọn GV có năng lực, quản lý nội dung lẫn giờ dạy của GV, xử lý nghiêm những trường hợp GV biểu hiện tiêu cực, "thương mại hoa giáo dục", thực hiện nghiêm túc các qui định về dạy thêm học thêm.

Hoạt động ngoại khóa


Hoạt động ngoại khoa là một hình thức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện đươc tiến hành ngoài giờ lên lớp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động theo hứng thú; sở thích của mình, nhờ đó bồi dưỡng được nhanh chóng năng lực riêng của từng HS và góp phần hướng nghiệp cho họ. HT chỉ đạo GVCN tổ chức tốt cáchoạt động này vì nó có thể giúp HS củng cố, mở rộng; khơi sâu thêm tri thức về một số lĩnh vực nhất định; gắn liền lý luận với thực tế, phát huy tác dụng của học tập đối với đời sống.

Cải tiến phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo khách quan, công bằng và công khai.

Đánh giá kết quả học tập của HS là qui trình thu nhập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện kết quả học tập, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và quản lý của HT, cho bản thân người HS để học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập.

Đánh giá kết quả học tập của HS một cách công khai, công bằng khách quan là đòn bẩy xuyên suốt toàn bộ quá trình đưa chất lượng giáo dục đi lên. Tổ chức, đánh giá kết quả học tập của HS nghiêm túc và chính xác đã tạo được động lực trong học tập, trong giảng dạy, kích thích quá trình học tập của HS. Trong kiểm tra và thi học kỳ HT chỉ đạo GV phải thực hiện nghiêm túc tạo cho HS thói quen tự lập.

+ Yêu cầu tất cả giáo viên dạy ở mỗi khối lớp và tất các các môn đều phải ra 2 đề kiểm tra: một đề chẵn, một đề lẻ có trình độ tương đương. Giám thị coi kiểm tra cũng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí