Kết Quả Đánh Giá Của Cán Bộ Sở Giáo Dục & Đào Tạo Về Phẩm Chất, Năng Lực Của Hiệu Trưởng Các Trường Thuộc Huyện Châu Thành A:

2.3.4 Kết quả đánh giá của cán bộ Sở Giáo dục & Đào tạo về phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng các trường thuộc huyện Châu Thành A:‌

Các HT trường TV1, TV2 và TV3 có đủ phẩm chất và năng lực; có ý thức trách nhiệm cao; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch năm học theo hướng dẫn cấp trên và phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường; tham mưu tốt cho cấp uy, chính quyền địa phương và phối hợp 3 môi trường GD. Có năng động, sáng tạo trong quản lý; quản lý chuyên môn theo đúng quy chế của Bộ, quy định của Sở; xây dựng tốt phong trào thi đua hai tốt, thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV; khen thưởng kịp thời và động viên GV, HS trong phong trào thi đua hai tốt.

Còn một số mặt hạn chế: Công tác bồi dưỡng giáo viên về phương pháp nghiệp vụ chưa được nâng cao; việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao; chưa quan tâm tốt việc quản lý học sinh học ở nhà, học tổ nhóm, học ngoại khoá; chưa sâu sát trong việc quản lý, chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt.

2.4. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG‌


2.4.1. Nhận định, đánh giá chung về chất lượng học tập của học sinh và quản lý dạy và học của Hiệu trưởng‌

a. Về chất lượng học tập của học sinh.


Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy mặc dù cơ sở vật chất các trường trên địa bàn nghiên cứu còn thiếu thốn nhưng các trường đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng học tập của HS.

Theo ý kiến đánh giá của PHT, TT, GV thì HS 3 trường có ý thức chấp hành tốt nội quy của nhà trường, đi học đúng giờ, có tinh thần giúp đỡ, tôn trọng bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, có ý thức xây dựng tập thể, có khả năng tiếp thu bài tương đối. Nhưng việc xác định động cơ học tập chưa rõ ràng, nên chưa có ý chí trong học tập thể hiện việc chuẩn bị bài học và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp rất yếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Theo HS thì đa số cũng cho rằng việc học tập đối với các em là cần thiết, ở lớp các em cũng có chú ý nghe giảng bài nhưng thời gian để các em biến những kiến thức trong

sách vở, trong lời giảng của GV thành vốn của mình, tức là quá trình "tự học" thì hầu như không có đủ thời gian, chính quá trình tìm tòi, động não sẽ khắc sâu vào trí nhớ, có tác dụng tích cực đến trí tuệ và năng lực của HS, nên trong giờ học các em tỏ ra rất thụ động, ít được rèn luyện về ý chí, tác động về nhận thức, để tự xây dựng cho mình động cơ, thái độ học tập và nhất là thiếu sự trợ giúp về phương pháp học tập.

Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 9

Mặc dù kết quả tốt nghiệp THPT hằng năm có cao hơn hoác bằng tỉ lệ tỉnh, đó chỉ là đánh giá ở mặt bằng của chất lượng phổ thông, về chiều sâu để chọn HS giỏi, HS tài năng thì rất hạn chế, do đó HS sau khi tốt nghiệp THPT để thi vào các trường đại học thì HS phải chọn lựa rất kỹ các ngành để ghi danh nhưng kết quả đỗ vào các trường vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay để đánh giá chất lượng học tập của HS có khuynh hường dựa vào. tỉ lệ HS đỗ đại học hơn là tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT.

b. Về quản lý dạy và học của Hiệu trưởng.


Trong công tác quản lý dạy và học của HT đã thực hiện các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho HS, trong đó đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng học tập của HS. Các biện pháp quản lý về chương trình, kế hoạch dạy học đã thực hiện thường xuyên có kết quả. Đã chú ý đến việc quản lý hồ sơ chuyên môn, kiểm tra giáo án, tổ chức dự giờ thao giảng, đánh giá, xếp loại, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý việc học tập của HS trong lớp và ngoài lớp; phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS, củng cố và xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học khá tốt.

- Từ kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm qua, kết hợp với tự đánh giá của HT, đánh giá của PHT, TT, GV và ý kiến của HS cho thấy rằng chát lượng học tập của HS trường TV2 ổn định và bền vững chứng tỏ rằng HT trường TV2 đã vận dụng tốt biện pháp quản lý việc giảng dạy của GV, việc học tập của HS, việc tổ chức và phối hợp các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường và các điều kiện hỗ trợ hoạt động cho học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Mặt khác, HT trường TV2 có bề dầy kinh

nghiệm quản lý (thâm niên trên 10 năm), với đủ đội ngũ GV giảng dạy đúng ngành đào tạo là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Theo kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm qua, trường TV1 có chiều hướng giảm (về thứ hạng) cùng với ý kiến đánh giá của PHT, TT, GV thì HT còn hạn chế trong quản lý như chưa thường xuyên quan tâm đến nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, chưa quản lý chặt chẽ nề nếp học tập của HS, các hoạt động của GVCN,... dẫn đến tình trạng HS có một số lơ là trong học tập, nhất là khối 12, do vậy chất lượng học tập suy giảm từ từ.

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT 3 năm của TV3 có chiều hướng tiến bộ, cùng với ý kiến đánh giá của PHT, TT, GV các mặt hạn chế tương tự như trường TV1, do kết quả tốt nghiệp trong 2 năm đầu đứng thứ 3 so với 3 trường nên HT đã nhanh chóng thay đổi cách QL ở khối 12 như tăng cường chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của GVCN, quan tâm bồi dưỡng HS yếu kém và kiểm tra đôn đốc việc học tập ở nhà của HS. Vì thế HS lớp 12 trong năm học 2001-2002 đã xác định được động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, ý chí vươn lên mong muốn được tiến bộ thể hiện qua sự chú ý nghe giảng bài ở lớp, hăng hái tham gia xây dựng bài và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.... Do đó đã góp phần nâng cao chất lượng học tập.

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại:‌


- So với các trường thành phố thì điểm tuyển vào các lớp đầu cấp còn thấp hơn nhiều.

- HS nông thôn, hoàn cảnh gia đình, phương tiện đi học gặp nhiều khó khăn.


- Các điều kiện hỗ trợ cho việc học tập còn hạn chế.


- Trường nông thôn thường ít GV giỏi và không đồng bộ.


- Cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng thường xuyên, ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm nên trong công tác quản lý của HT có những biện pháp chưa có hiệu quả cao nên không tác động tích cực đến chất lượng của HS.

- HT chưa phát huy tốt các chức năng quản lý thường nặng về lập kế hoạch, khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra , đôn đốc, chân chỉnh chưa thật sự quan tâm sâu sắc.

- Vai trò của GVCN lớp chưa đạt ngang tầm nên ý thức của HS về việc học còn thấp, chưa thể hiện tinh thần tương trợ nhau trong học tập, chưa có phương pháp tốt để học tập đạt kết quả cao.

- Công tác bồi dưỡng GV về nghiệp vụ chưa được tăng cường, chưa tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường về đổi mới phương pháp giảng dạy, GV vẫn còn dạy chay, kiến thức cung cấp cho HS chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu của xã hội, nguồn thông tin vô tận từ máy vi tính chưa được các nhà trường khai thác. Do đó niềm tin của HS, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về GV cũng bị giảm.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng học tập cho HS phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp QL của HT, HT nhất thiết phải có kế hoạch thật cụ thể phù hợp với tình hình nhà trường, việc tổ chức thực hiện từng bước có kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời và phải thường xuyên quan tâm đến công tác CN, theo dõi thật chặt chẽ và nắm vững mọi hoạt động của nhà trường. HT phải phát huy hết " nội lực" từ GV mới có khả năng kết hợp tốt với các nguồn lực từ bên ngoài và mới vận động được sự hổ trợ từ nhiều phía tức là làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN CHÂU THÀNH A – CẦN THƠ‌

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP‌


Các biện pháp QL của HT nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS được xây dựng dựa vào:

- Cơ sở những quy định của Đảng và Nhà nước về vấn đề cần thiết phải nâng cao chất lượng học tập cho HS thông qua các Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng- khóa VIII, Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Dự thảo Chiến lược phát triển GD-ĐT Việt Nam đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, các văn bản, các chỉ thị của Bộ giáo dục.

- Thông qua các kết quả thực trạng về QL việc giảng dạy của GV, việc học tập của HS, việc tổ chức và QL các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, việc tổ chức các điều kiện hổ trợ quá trình học tập của HT ở 3 trường THPT thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ.

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển GD-ĐT trong giai đoạn mới, HT cần thiết phải có những biện pháp QL thật cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HS.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ‌


3.2.1 Nhóm các biện pháp tác động về nhận thức đối với giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.‌

Đối với giáo viên


+ Tổ chức cho cán bộ GV học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, nhiệm vụ của GD-ĐT mà Đại hội Đảng đã định hướng, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong giảng dạy.

+ Trong phiên họp hội đồng đầu năm học HT cần đề ra những biện pháp cụ thể (đã có được bàn bạc, thảo luận trước ở các tổ) nhằm nâng cao chà"! lượng học tập của HS, giúp GV có những suy nghĩ, định hướng đúng.

+ Tổ chức các hội nghị chuyên đề, để nâng cao nhận thức trong cán bộ GV, xây dựng cái "tâm" cho đội ngũ GV, quán triệt mỗi GV đều là một nhà giáo dục đối với HS ở từng nơi, từng lúc.

+ Đặc biệt GVCN cần phải có tổ chức quán triệt thường xuyên tầm quan trọng nhằm nâng cao nhận thức HS, để các em tự giác trong học tập.

Đối với học sinh


+Tăng cường giáo dục động cơ học tập, ý thức tự giác, thái độ tích cực cho HS trong hoạt động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức của người HS ngay trong tiết sinh hoạt trường, tiết sinh hoạt lớp của chủ nhiệm, qua phát thanh giữa giờ, trong từng tiết học và hoạt động ngoại khoa.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp học tập theo bộ môn có giáo viên của bộ môn dự.

+ Phối hợp với Đoàn TNCSHCM tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề của HS theo đơn vị lớp, trường để nâng cao nhận thức về động cơ, thái độ học tập cho HS.

+ Tăng cường sự phối hợp với gia đình và địa phương để giáo dục ý thức học tập cho HS thông qua các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ HS và địa phương.

Đối với cha mẹ học sinh


Giáo dục gia đình nhất thiết phải gắn liền với giáo dục của nhà trường về biện pháp rèn phẩm chất, về ý thức giá trị nhân cách, gia đình nên quản lý sát các hoạt động của con mình để cố vấn cho giám thị, GVCN, Đoàn TNCS, Ban giám hiệu nhà trường sớm ngăn chặn những hành vi không đúng đắn. Do đặc điểm của vùng nông thôn nên nhận thức và phương pháp GD của các bậc phụ huynh còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, thông qua hội phụ huynh, nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để nâng cao

nhận thức, phương pháp GD, thống nhất trong quản lý quá trình học tập của HS tại trường và gia đình.

Muốn thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên, trước hết người HT phải là nhà GD lớn, biết huy động toàn bộ nhà trường và xã hội tham gia vào sự nghiệp GD toàn diện cho HS.

3.2.2. Nhóm các biện pháp hoàn thiện việc quản lý giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.‌

Quản lý chương trình và thực hiện kế hoạch dạy học của Bộ qui định


Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình học, cả về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức, kế hoạch học tập là điều cơ bản trước tiên để thực hiện mục tiêu GD. Việc thực hiện đúng chương trình, dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn, từng loại bài; bảo đảm việc chấm bài, sửa bài đều đặn, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng HS là yêu cầu bức xúc hiện nay cần phải được chỉ đạo nghiêm túc.

Để đảm bảo việc thực hiện đúng chương trình và kế hoạch học tập, yêu cầu HT phải nắm vững nội dung, phân phối chương trình các bộ môn, phương pháp giảng dạy cơ bản của từng môn, nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi HT phải có nhiều cố gắng trong tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu.

Để chỉ đạo thực hiện đầy đủ và đúng chương trình qui định, yêu cầu HT phải chỉ đạo chặt chẽ GV, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy năm học của từng bộ môn. HT phân công PHT chuyên môn, TT phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, phân công giám thị theo dõi việc thực hiện thời khoá biểu dạy học, việc thực hiện các tiết học theo đúng thời khoá biểu, thời gian ra vào lớp của GV. HT phải qui định thật rõ ràng việc GV vắng mặt trong tiết dạy phải có lịch điều động GV dạy thay, tuyệt đối không bỏ lớp trống, làm ảnh hưởng đến lớp học hai bên và phải có kế hoạch dạy bù.

Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học thông qua thời khóa biểu lên lớp là một trong những phương tiện chủ yếu để củng cố và giữ vững kỹ luật lao động, đưa hoạt động

nhà trường vào trạng thái nhịp nhàng góp phần tích cực vào việc xây dựng nề nếp trong nhà trường, tạo đà cho việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học.

Việc chỉ đạo thực hiện chương trình nghiêm túc sẽ mang lại kết quả tốt. HT phải biết lựa chọn và tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề của hội đồng GV, biết nắm vững và chỉ đạo tốt các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, làm cho GV và các tổ chức này thực sự quan tâm và coi trọng pháp chế của chương trình quy định, từ đó cố gắng và nỗ lực trong việc nghiên cứu các vấn đề mới và khó của chương trình, trao đổi và học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của GV, tổ chức các buổi hội giảng theo từng môn có trao đổi, rút kinh nghiệm, trân trọng tài năng, khích lệ đối với GV có sáng kiến trong giảng dạy. Đổ là cơ sở để HT tổ chức phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.

Quản lý chặt chẽ quy chế chuyên môn


QL dạy học là nhiệm vụ trung tâm trong công tác QL nhà trường của HT. Nề nếp dạy và học, chất lượng và hiệu quả GD phụ thuộc chủ yếu vào giải pháp này.

Như vậy việc HT QL dạy học thật chặt chẽ là hết sức cần thiết và cấp bách trong các trường THPT hiện nay, nó tạo ra nền tảng vững chắc về mặt sư phạm là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Người HT làm tốt công tác này sẽ thiết lập được trật tự kỷ cương nề nếp trong dạy và học, mọi GV quan tâm hơn đến chất lượng dạy học.

- HT phải nghiên cứu đầy đủ nội dung về quy chế chuyên môn:


+ Thực hiện quy trình nề nếp chuyên môn do Bộ và SGD ban hành.


+ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh.


+ Quy chế lên lớp, lưu ban, khen thưởng, kỷ luật và thi tốt nghiệp hết cấp.


+ Các quy định, nội quy của nhà trường nhằm bổ sung một cách tích cực có hiệu quả cho việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023