Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 11

phải thật nghiêm túc để tạo thói quen cho học sinh, cần tập cho học sinh trung thực ngay từ những bài kiểm tra 15 phút, tránh tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

+ Đối với đề thi, mỗi GV dạy khối lớp mình đều phải ra đề, sau đó tổ trưởng tập trung chọn, duyệt đề thông qua PHT chuyên môn và HT (nếu cần). Hằng năm PHT chuyên môn nên lưu giữ số đề thi để có thể sử dụng khi cần thiết. Nếu có thể sở nên ra đề thống nhất cho các khối thi học kỳ, GV chỉ là người cung cấp tri thức, trên cơ sở đó GV sẽ không ngừng rèn luyện chuyên môn, khắc phục được tiêu cực trong dạy thêm, học thêm và đó cũng là cơ sở để HT biết khá chính xác trình độ của HS và phương pháp giảng dạy của GV.

+ Tổ chức thi học kỳ có mẫu giấy thi thống nhất trong toàn trường, thực hiện châm bài ngẫu nhiên, thành lập tổ cắt, ráp phách, mỗi GV chấm bài phải bàn bạc thống nhất đáp án. Kết quả chấm thi phải được TT, HT kiểm tra xác suất, nếu thấy việc chấm thi không chính xác đề nghị GV khác chấm lại.

+ Các trường có điều kiện nên tập cho HS quen dần việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan vì có những ưu thế so với phương pháp tự luận đang sử dụng ở cho rèn luyện cho HS tính năng động, phản ứng nhanh, nhưng việc ra đề phải hết sức kỹ lưỡng và phải thay đổi thứ tự câu hỏi để tránh trường hợp HS có thể quay cóp hoặc cho nhau xem bài một cách nhanh chóng, nên dành phân nửa thời gian cho phần tự luận để các em có thể rèn luyện kỹ năng diễn đạt, cách trình bày...

+ Xử lý kết quả: Làm cơ sở đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại HS chính xác giúp HT nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, xét lên lớp. Việc xét lên lớp phải mạnh dạn'chấp nhận tỷ lệ thấp, có như vậy mới tạo được động lực dạy và học cho GV và HS, cũng như tăng cường mối quan hệ nhà trường và gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng học tập.

+ GVCN thông báo kịp thời kết qua học tập đến HS và phụ huynh.


Phối hợp các lực lượng giáo dục trong quản lý học tập

* Phối hợp với gia đình học sinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Mối quan hệ, thông tin và phối kết hợp qua lại giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT hiện nay chưa chặt chẽ, thường xuyên, liên tục và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Đa số gia đình chưa quan tâm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, và tạo điều kiện cho con em, việc học tập của các em hầu như khoán trắng cho nhà trường. HT chưa có biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ, thông tin đầy đủ và phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Vì vậy chưa thúc đẩy được tinh thần tự học của HS, chưa kiểm soát được việc học ở trường và ở nhà. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của HS còn hạn chế. Thực trạng công tác quản lý hiện nay là vấn đề chất lượng học tập của HS yêu cầu HT phải tổ chức thực hiện tốt giải pháp này, những thông tin của nhà trường cung cấp cho phụ huynh bằng nhiều hình thức và theo một qui trình để tạo ra mối quan hệ thường xuyên với gia đình như:

- Qua sổ liên lạc, trao đổi, thông báo qua các cuộc họp định kỳ với phụ huynh ở các khối lớp, gặp riêng trao đổi với phụ huynh trong trường hợp cần thiết, bàn bạc với Ban quản trị hội cha mẹ HS.

Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 11

- Giao chủ nhiệm đến thăm gia đình HS cá biệt, khó khăn....


- Tăng cường mối quan hệ thông tin và phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình HS bằng các hình thức tổ chức tiếp xúc thường xuyên giữa giám thị khối và phụ huynh.

- Họp mặt đại biểu cha mẹ HS thông qua dự thảo năm học của nhà trường và lấy ý kiến, đồng thời thảo luận nội quy, quy chế của nhà trường để thông nhất chỉ đạo và phối hợp với phụ huynh trong công tác GD.

Trường học, gia đình và xã hội hợp thành môi trường GD rộng lớn của HS. Nhà trường cần ý thức được đầy đủ và sâu sắc về điều đó để chủ động, tích cực xây dựng một môi trường GD thống nhất, lành mạnh, có ảnh hưởng chung một cách tốt nhất đến quá trình phát triển của HS về mọi mặt theo mục tiêu đào tạo.

* Phối hợp với Đoàn thanh niên

+ Tổ chức phong trào thi đua học tốt, vượt khó vươn lên; theo dõi đánh giá tình hình học tập của các lớp từng tuan,tháng, học kỳ và năm học.

+ Tổ chức hội thảo về nâng cao chất lượng học tập từ chi Đoàn đến toàn trường ngay từ đầu năm học, có đúc rút kinh nghiệm.

+ Tổ chức nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ của mỗi buổi học để cho cán sự bộ môn trong lớp giúp đỡ các HS yếu kém, hay giải quyết những vấn đề vướng mắc trong học tập.

* Tăng cường công tác xã hội hoa giáo dục


HT cần chỉ dạo nhà trường làm tham mưu cho cấp uy Đảng và chính quyền địa phương về công tác GD. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng moi trường GD lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng, huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường và trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo học sinh.

3.2.4. Nhóm các biện pháp tạo điều kiện phục vụ cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh‌

a. Cơ sở vật chất, phương tiện, sách và tài liệu


Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy học, là công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác quản lý của HT phải chú ý tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị. Xây dựng khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lí, luôn sạch và đẹp.

* Xây dựng khu phòng học, phòng thực hành bộ môn:


+ Đủ số phòng học cho các lớp học 1 ca, phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng; bàn ghế HS, bàn ghế GV, bảng đúng qui cách hiện hành.

+ Có phòng thí nghiệm, các phòng thực hành bộ môn vật lí, sinh học, hoa học, phòng tin học, được trang thiết bị theo đúng qui định tại qui chế thiết bị GD trong trường PT do Bộ giáo dục và ĐT ban hành.

+ Có phòng học tiếng và nghe nhìn.


* Xây dựng khu phục vụ học tập


Có thư viện đúng theo qui định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn GD, phòng hoạt động của Đoàn TNCSHCM.

* Xây dựng khu hành chính quản trị: Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của phó hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp giáo viên, kho và phòng thường trực.

* Xây dựng khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.


* Khu vệ sinh được bố trí hợp lý riêng cho GV, HS nam, HS nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.

* Có khu để xe riêng cho GV, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn.

* Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy-học, các hoạt động GD và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

* Tiếp tục nâng cấp và thiết bị theo qui định của chương 6 điều lệ nhà trường PT và các văn ảnh hướng dẫn kèm theo của Bộ GD-ĐT để đạt tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Do đặc điểm của trường THPT vùng nông thôn, vùng xa, hoàn cảnh kinh tế gia đình của HS còn nhiều khó khăn, nhà trường cần quan tâm mua sắm thêm sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tạp chí, báo khoa học để cho HS mượn về nhà, tham khảo tại chỗ và chú ý tăng cường hoạt động của phòng thư viện. cần chú ý xây dựng phòng thực hành đảm bảo thực hiện đầy đủ và tốt các tiết thực hành của các bộ môn Lý, Hoá, Sinh. Tăng cường

các phương tiện như vi tính, thiết bị nghe nhìn để giúp HS được tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Trong quản lý cần quán triệt phương châm trang bị phải gắn liền với sử dụng và tăng cường công tác bảo trì, bảo quản. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ phụ trách và GV về việc sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả sử dụng. Trong điều kiện chưa có biên chế phụ trách cơ sở vật chất, thư viện, phòng thực hành - thí nghiệm, phòng vi tính, HT nghiên cứu phân công GV kiêm nhiệm hay chuyển sang phụ trách công tác này.

b. Xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường


Trong quá trình hộc tập của HS, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng xa, môi trường GD trong nhà trường đóng vai trò quan trọng. Nếu người HS được học tập trong môi trường GD tốt sẽ có điều kiện tốt để nâng cao chất lượng học tập của mình và ngược lại, nếu môi trường GD không lành mạnh, sẽ làm cho người HS học tập thiếu hứng thú, không tích cực, chất lượng học tập sẽ bị giảm sút. Vì vậy, việc xây dựng môi trường GD lành mạnh là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng GD cho HS.

Để có thể xây dựng được một môi trường GD lành mạnh trong nhà trường, theo chúng tôi cần phải:

- Xây dựng mối quan hệ thầy trò thân ái, gần gũi, tin tưởng lẫn nhau.


- Thực hiện tốt chủ trương dân chủ hóa trường học. Phát huy vai trò tích cực của GV và HS trong quá trình dạy-học trong nhà trường. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các tổ chức của HS.

- Xây dựng các tập thể HS thật sự đoàn kết, thống nhất, đóng vai trò là một môi trường giáo dục HS, một phương tiện giáo dục quan trọng giúp HS học tập tốt và hoàn thiện nhân cách.

- Đảm bảo tốt các điều kiện vật chất như: phòng học, sân chơi, vườn trường, tổ chức chế độ học tập, nghỉ ngơi, các hoạt động tập thể hợp lý... tạo cho HS có một tâm lý thoải mái trong quá trình học tập.

c. Thực hiện chế độ chính sách, khuyên khích, động viên học sinh


Thi đua- khen thưởng là một công cụ, một biện pháp hữu hiệu nhất trong quản lý quá trình dạy-học. Nếu việc tổ chức thi đua khen thưởng thỏa đáng và hợp lý sẽ kích thích tính tích cực học tập của HS, giúp HS hưng phấn trong học tập và việc học tập sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Biện pháp thực hiện:


+ Tổ chức các phong trào thi đua học tập thường xuyên trong năm học. Trong đó chú trọng đến nội dung, chất lượng của phong trào thi đua. Cần có quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá khoa học, khách quan, chính xác và có chế độ khen thưởng, trách phạt kịp thời. Tránh tình trạng tổ chức theo hình thức, không có sự theo dõi, đánh giá, tổng kết.

+ Xây dựng quĩ khen thưởng HS nghèo vượt khó trong nhà trường. Giúp HS có hoàn cảnh khó khăn học tốt, thông qua sự phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học, tranh thủ các nhà tài trợ tìm nhiều học bổng cho HS giỏi, HS nghèo vượt khó, HS khuyết tật.

+ Thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước, ngành GD-ĐT đối với HS. Cần có những chính sách ưu tiên cho HS có hoàn cảnh đặc biệt, có chế độ miễn giảm học phí cho HS xuất sắc.

+ Đánh giá cao thành tích HS đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh và giáo viên có học sinh đạt giải, khen thưởng phù hợp.

d. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập


Để nâng cao chất lượng học tập, góp phần GD toàn diện choHS, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động GD khác như hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể, ngoại khoa, tham quan. Chính những hoạt động này góp phần tích cực giúp HS học tốt. Muốn vậy cần phải:

+ Tổ chức các hoạt động GD dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS, giúp các em có cơ hội tham gia, thông qua đó có điều kiện mở

rộng, nắm vững và liên hệ vận dụng những điều đã học vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động GD cần gắn liền với nội dung học tập của HS.

+ Đưa vào nhà trường một số nội dung GD dưới hình thức hoạt động GD ngoại khoá như Luật giao thông, quyền trẻ em, GD môi trường, GD dân số, phòng chống ma túy...

+ Trong việc tổ chức các hoạt động GD, cần tăng cường vai trò của ban GD hoạt động ngoài giờ phối hợp với GVCN lớp, tổ chức Đoàn TN.

Các biện pháp trên đây tồn tại trong mối quan hộ biện chứng với nhau, luôn có những tác động chi phối lẫn nhau trong một hệ thống trọn vẹn. Vì vậy chỉ có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp mới có thể nâng cao được chất lượng học tập của HS ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu và những vùng có điều kiện tương tự.

Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của cán bộ lãnh đạo sở GD-ĐT, các HT, PHT, GV bộ môn, GVCN, HS của các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu về các biện pháp được xác lập. Nhìn chung, các biện pháp nêu trên bước đầu đã nhận được sự đồng tình ở những mức độ khác nhau và có thể áp dụng, triển khai trong thực tiễn.

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. KẾT LUẬN‌


Hiệu trưởng là thủ trưởng của nhà trường là người tổ chức chính quá trình dạy học.Với tự cách vừa là nhà giáo dục vừa là nhà quản lý. HT có trách nhiệm bảo đảm sự phát triển của toàn bộ công tác nhà trường.Việc quản lý các hoạt động dạy-học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Hoạt động này luôn đa dạng và phức tạp. Do vậy muốn quản lý nhà trường một cách có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra, người HT phải biết lựa chọn và xử lý linh hoạt các giải pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế địa phương

Qua tìm hiểu thực trạng quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh 3 trường: Tầm Vu 1, Tầm Vu 2, Tầm Vu 3 thuộc huyện Châu Thành A- tỉnh Cần Thơ chúng tôi đã giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây:

* Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu về lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý; vị trí mục tiêu của trường THPT: Đặc biệt nghiên cứu của chúng tôi đã chú trọng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh và vấn đề quản lý của hiệu trưởng trường THPT nói chung và của địa bàn nghiên cứu nói riêng (vùng nông thôn) và vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

* Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng học tập ở các trường THPT của địa bàn nghiên cứu cho thấy: Hiệu trưởng đã thực hiện các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh như:

- Quản lý việc giảng dạy của giáo viên


- Quản lý việc học tập của học sinh


- Tổ chức và phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường


- Tổ chức các điều kiện hổ trợ hoạt động học tập cho học sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023