2. Mô Hình Tổ Chức Quản Lý Thanh Khoản Của Vpbank


Để đảm bảo số dư huy động phục vụ cho việc duy trì các khoản cho vay trung và dài hạn cũng như để giành giật khách hàng, VPBank phải cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn với công cụ chủ yếu là lãi suất làm lãi suất huy động tăng liên tục.

Bảng 9 : Lãi suất huy động vốn của VPBank giai đoạn 2007-2008 (đơn vị: %/năm)



23/11/07

18/02/08

02/04/08

29/04/08

19/05/08

12/06/08

05/03/09

KKH

3,36

3,36

3,60

3,60

3,60

3,60

3,60

1tháng

7,8

8,64

10,50

11,50

13,00

15,00

7,10

6tháng

8,64

9,84

11,00

11,50

15,00

17,50

7,50

9tháng

9,00

9,96

11,00

12,00

15,00

17,50

7,50

12tháng

9,36

10,20

11,00

12,00

15,00

17,50

7,80

24tháng

9,48

9,84

11,00

12,00

15,00

17,50

7,85

36tháng

9,6

9,96

11,00

12,00

15,00

17,50

7,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 9

Nguồn:http://www.vpb.com.vn/index.php?option=com_content&task=section&id=13&Itemid=8

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, lãi suất huy động của VPBank đã được điều chỉnh tăng liên tục trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008. Có thời điểm, lãi suất huy động lên tới 18,50%/ năm. Việc VPBank đã dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nên khi nguồn cung tiền giảm, cộng với các đợt tăng lãi suất liên tiếp đã lảm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản và lợi nhuận của VPBank.

Thứ 3, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu của VPBank.

Tổng lượng cho vay Trong đó: Tỷ trọng hoạt động cho vay = -----------------------------

Tổng tài sản có

Bảng 10 : Tỷ trọng hoạt động cho vay của VPBank 2006-2008


Năm

2006

2007

2008

Tỷ trọng hoạt động cho vay

49,4 %

73,3%

76%

Nguồn: Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của VPBank từ năm 2006-2008

Năm 2007, các ngân hàng đua nhau mở rộng tín dụng để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo trong khi đến cuối năm 2007, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán bị đóng băng. Sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán trong kinh doanh dẫn tới nới lỏng điều kiện vay vốn làm cho chất lượng tín dụng thấp, dễ phát sinh nợ quá hạn do không thu hồi được nợ. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu của VPBank


trong năm 2008 đã tăng lên tới 3,41% vào thời điểm 31/12/2008. Đây cũng là một nguyên nhân dễ dàng dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Thứ tư, do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, buộc các ngân hàng phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, đồng thời chuyển hết số tiền gần 52.000 tỷ đồng của Kho bạc Nhà nước gửi tại các ngân hàng quốc doanh về làm cho VPBank bị mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn do thắt chặt tiền tệ quá nhanh trong khi lượng tiền mặt có trong hệ thống không nhiều.

Thứ năm, cũng như các ngân hàng không có quy mô lớn, VPBank chủ yếu tập trung mở rộng tín dụng nên tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá của VPBank nhìn chung là không cao.

Lượng giấy tờ có giá

Tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá = --------------------------------------

Tổng tài sản có

Bảng 11 : Tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá của VPBank



2006

2007

2008


Tuyệt đối

Tương đôi

Tuyệt đối

Tương đôi

Tuyệt đối

Tương đối

Tỷ trọng

50.000

0,49%

155.400

0,85%

220000

1,18%

Nguồn : Báo cáo thường niên VPBank năm 2007, báo cáo tài chính VPBank năm 2008

Tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá đều thấp dưới 2%, năm 2008 là cao nhất với 1,18%. Trong khi đó, giấy tờ có giá là công cụ hữu hiệu để ngân hàng tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, tranh việc chạy đua lãi suất, bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng. Trong điều kiện NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, do số lượng đầu tư vào giấy tờ có giá thấp nên rõ ràng khi NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, VPBank sẽ không thể tham gia trực tiếp để nhận vốn từ NHNN mà nhận vốn thông qua ít nhất một ngân hàng khác làm cho chi phí huy động vốn cao đồng thời tăng nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản.

Thứ sáu, hiện nay VPBank vẫn chưa có phòng quản trị rủi ro thanh khoản chính thức theo yêu cầu tại khoản 1 điều 11 của quyết định 457 của NHNN đề ra. Phòng quản trị rủi ro thì mới được thành lập năm 2007 nên vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động. Chưa thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về tình trạng thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và


các giải pháp xử lý tối ưu có thể làm cho VPBank gặp khó khăn trong thanh toán hàng ngày hoặc đột xuất và rủi ro thanh khoản dễ dàng xảy ra bất cứ lúc nào.

Một yếu tố khác làm tăng rủi ro thanh khoản của VPBank đó là trong thời gian qua, VPBank đã đưa ra sản phẩm: Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó, khách hàng có thể rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này vô hình chung khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến VPBank phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao vì ngân hàng sẽ không thể xác định được kỳ hạn hoàn trả của món tiền, gây khó khăn cho công tác quản lý TSN-TSC.

II.2. Mô hình tổ chức quản lý thanh khoản của VPBank

II.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý thanh khoản

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức quản lý thanh khoản của VPBank




Nguồn : Báo cáo của phòng quản trị rủi ro VPBank năm 2007, 2008

Căn cứ vào mô hình trên ta có thể thấy, tất cả các phòng ban bộ phận của VPBank đều tham gia vào quá trình quản lý rủi ro thanh khoản. Các bộ phận giám sát, bộ phận hỗ trợ, giao dịch, các đơn vị kinh doanh... hàng tuần, hàng tháng sẽ thống kê số liệu và gửi về cho ban quản lý rủi ro gồm có: Hội đồng quản lý tài sản Nợ Có, Ban quản lý tín dụng, Phòng quản lý rủi ro, Ban kiểm soát nội bộ.Các phòng ban này sẽ nghiên cứu để xác định tình hình thanh khoản của ngân hàng ở thời điểm hiện tại và dự đoán những diễn biến về yêu cầu thanh khoản trong thời gian tới. Từ đó, ban quản lý rủi ro đề xuất phương hướng xử lý tới ban giám đốc, hội đồng quản trị và nếu được chấp thuận sẽ phổ biến lại cho các phòng ban cấp dưới.

Theo mô hình trên, VPBank vẫn chưa thành lập phỏng rủi ro thanh khoản chuyên về vấn đề này như NHNN đã yêu cầu. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động quản


trị rủi ro thanh khoản rất nhiều do không có một phòng ban chuyên về quản lý rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, ưu điểm của mô hình trên đó là VPBank đòi hỏi tất cả các phòng ban trong ngân hàng đều phải tham gia vào quá trình quản lý rủi ro thanh khoản. Điều này giúp cho VPBank có cái nhìn toàn diện hơn trong vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản.

II.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại VPBank

a. Hội Sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung

Từ tháng 01/2007, VPBank chuyển sang điều hành vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung. Toàn hệ thống là một Bảng tổng kết tài sản duy nhất, không còn điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở chính và chi nhánh. Có thể nói đây là việc chuyển biến tích cực của ngân hàng trong công tác quản trị vốn, là tiền đề để ngân hàng chuyển đổi sang mô hình ngân hàng hiện đại ngang tầm khu vực và vươn lên là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Việc chuyển sang cơ chế quản lý vốn tập trung cũng là điều kiện để ngân hàng triển khai quản lý thanh khoản theo phương pháp hiện đại, rủi ro thanh khoản được quản lý về một đầu mối duy nhất tại Hội sở chính và thực hiện tốt các mục tiêu của quản lý thanh khoản.

b. Thanh khoản phải được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của Hội đồng quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.

Hội đồng Quản lý TSN-TSC (ALCO) tại VPBank được thành lập từ năm 2005 với các thành viên thường trực là Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối nguồn vốn, tài chính, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro và Giám đốc Ban Nguồn vốn, ngoài ra còn các thành viên khác được mời theo nội dung mỗi phiên họp như Giám đốc Ban Tín dụng, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro, Giám đốc Ban Kế hoạch phát triển... Hội đồng ALCO tổ chức họp hàng tháng cho các nội dung cấp thiết cần giải quyết ngay và hàng quý cho các nội dung chung cho hoạt động kinh doanh, trong đó có nội dung về quản lý thanh khoản.

Trong nhóm thành viên thường trực, Giám đốc Ban Nguồn vốn là thành viên kiêm thư ký Hội đồng, có trách nhiệm xây dựng các báo cáo ALCO định kỳ cũng như đề xuất các giới hạn thực hiện trong đó có giới hạn thực hiện cho công tác quản lý thanh khoản.

c. Hội đồng quản trị, Hội đồng ALCO phải được thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản.


Với nguyên tắc này, quản lý thanh khoản trở thành nội dung quản lý đặc biệt quan trọng dưới sự giám sát thực hiện của ALCO theo các giới hạn do Hội đồng quản trị phê duyệt và đưa ra trong chiến lược kinh doanh.

d. Quản lý thanh khoản được thực hiện thông qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức thanh khoản.

Như vậy quản lý thanh khoản được thực hiện theo quy trình nhất định, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào quá trình này cũng như các giới hạn thực hiện của mỗi bộ phận, bên cạnh đó cũng quy định rõ trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện các hạn mức được giao.

e. Quản lý thanh khoản dựa trên 2 phương pháp: kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và động.

Như trên đã nêu, do VPBank hiện đang trong quá trình chuyển đổi sang quản trị vốn theo phương pháp hiện đại nên để tránh gây xáo trộn cũng như ảnh hưởng không hiệu quả tới hoạt động, bên cạnh đó để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về quản lý thanh khoản của NHNN, việc quản lý thanh khoản được thực hiện kết hợp giữa hai phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. Dự kiến trong tương lai, việc quản lý thanh khoản sẽ chuyển hoàn toàn sang phương pháp phân tích thanh khoản động.

f. Quản lý thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.

Việc quản lý thanh khoản được thực hiện theo quy trình trong từng tình huống cụ thể, bao gồm việc xử lý trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản. Với mỗi trường hợp sẽ có các quy định về giới hạn thực hiện cũng như phân cấp trách nhiệm đối với từng bộ phận, cấp quản lý.

II.3. Lượng hóa rủi ro thanh khoản tại VPBank

Hiện nay, VPBank cũng như nhiều NHTM Việt Nam khác thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản thống nhất theo phương pháp chỉ số là cơ bản. Hàng ngày, bộ phận hỗ trợ ALCO in báo cáo các chỉ số thanh khoản ( chỉ số tiền mặt, chỉ số dự trữ thanh toán, chỉ số cho vay/tiền gửi, chỉ số thanh toán nhanh...). Sau đó, bộ phận ALCO so sánh những chỉ số này với mục tiêu, giới hạn chỉ số đã được hội đồng ALCO phê duyệt, nêu ý kiến nhận xét về các chỉ số này rồi gửi báo cáo cho PTGĐ phụ trách, bộ phận quản lý rủi ro,


bộ phận quản lý sổ ngân hàng tại phòng kinh doanh tiền tệ. Cuối cùng, bộ phận quản lý sổ ngân hàng thuộc phòng kinh doanh tiền tệ căn cứ vào báo cáo do bộ phận hỗ trợ ALCO cung cấp để điều chỉnh chỉ số thanh khoản thích hợp. Các chỉ số thường được VPBank sử dụng gồm có:

a. Chỉ số trạng thái tiền mặt


Tiền mặt + TG tại các TCTD khác A1 = Chỉ số trạng thái tiền mặt = --------------------------------------

Tổng TSC

Bảng 12 : Chỉ số trạng thái tiền mặt



2006

2007

2008

TM+ TG

2.493.871

2.034.374

2.564.526

TTS

10.111.216

18.137.433

18.587.000

Tỷ lệ

24,66%

11,22%

13,80%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2007, 2008

Biểu đồ 4 : Chỉ số trạng thái tiền mặt


Chỉ số trạng thái tiền mặt

Năm


Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, trạng thái tiền mặt của ngân hàng VPBank luôn ở mức trung bình. Năm 2006 chỉ số trạng thái tiền mặt cao nhất với 24,66%. Sang năm 2007 do hoạt động tín dụng được ngân hàng đẩy mạnh cũng như hoạt động kinh doanh và đầu tư của ngân hàng khá phát triển khiến cho tổng tài sản của ngân hàng lên tới 18.137 tỷ đồng. Do đó, chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng đã giảm mạnh xuống 11,22%. Năm 2008, mặc dù tổng tài sản của ngân hàng chỉ tăng lên 2,5% so với tổng tài sản năm 2007 và lượng tiền gửi của VPBank tại NHNN giảm mạnh 39,7% song chỉ số trạng thái tiền mặt của VPBank vẫn tăng 2,6% so với năm 2007 do lượng tiền gửi các tổ chức tín


dụng khác của VPBank lại tăng mạnh, tăng 122,5%. Đây là một thay đổi tích cực trong quản trị rủi ro thanh khoản của VPBank vì chỉ số tiền mặt tăng chứng tỏ khả năng thanh khoản tức thời của VPBank tăng, thêm vào đó VPBank tăng lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác không những làm tăng thêm lợi nhuận cho VPBank mà vẫn góp phần đảm bảo thanh khoản.

b. Chỉ số dự trữ thanh toán


Dự trữ thanh toán A2= Chỉ số dự trữ thanh toán = ------------------------------

Tổng TSC

Trong đó, dự trữ thanh toán= dự trữ sơ cấp + dự trữ thứ cấp

Dự trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gởi ở Ngân hàng Trung ương, tiền gởi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng.

Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dể dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng... Dự trữ thứ cấp được dùng để hổ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.

Dự trữ thứ cấp = giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao * tỷ lệ điều chỉnh + tiền gửi liên ngân hàng đến hạn trong 1 tháng tới.

Tỷ lệ điều chỉnh : Theo cơ chế quản lý tại mỗi ngân hàng tối đa bằng mức quy định của NHNN: Hiện nay, theo quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của NHNN về việc các TCTD sử dụng một số trái phiếu trong giao dịch tái cấp vốn của NHNN, số tiền NHNN mua, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố, chiết khấu, thấu chi và cho vay qua đêm tối đa bằng 80% giá trị trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển, 70% giá trị trái phiếu đô thị.

Bảng 13: Dự trữ thanh toán của VPBank 2006-2008

Đơn vị: triệu VND



Giấy tờ có giá

50000

155400

220000


Dự trữ thứ cấp

40000

124320

176000

Dự trữ sơ cấp

2.493.871

2.034.374

2.564.600

Dự trữ thanh toán

2.533.871

2.158.694

2.740.600

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí