4. Các Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Của Vpbank


Nguồn: báo cáo thường niên VPBank 2006, 2007, báo cáo tài chính VPBank 2008

Bảng 14 : Chỉ số dự trữ thanh toán



2006

2007

2008

Dự trữ thanh toán

2.533.871

2.158.694

2.740.600

Tài sản Có

10.111.216

18.137.433

18.587.000

Tỷ lệ

25,06%

11,90%

14,74%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 10

Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2007, 2008

Biểu đồ 5 : Chỉ số dự trữ thanh toán


Chỉ số dự trữ thanh toán

Năm


Nhìn chung, lượng dự trữ thanh toán của Vpbank trong cả 3 năm 2006 đến 2008 đều khá ổn định ở mức trên 2.000 tỷ đồng. Năm 2008, mức dự trữ thanh toán có tăng cao nhất là 2.740 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2007. Nguyên nhân là do mặc dù tiền gửi ở NHNN trong năm 2008 có giảm 39,7% so với năm 2007 song lượng tiền gửi tại các ngân hàng khác của Vpbank lại tăng mạnh lên tới 1.543.900 triệu đồng, tăng 122,5% so với năm 2007. Điều này là một dấu hiệu tốt trong việc quản lý thanh khoản của VPBank. Vì vậy, mặc dù chỉ số dự trữ thanh toán của Vpbank trong năm 2008 tuy có giảm so với năm 2006 thì cũng không phải dấu hiệu đáng lo ngại do tổng tài sản năm 2008 tăng hơn nhiều so với năm 2006. So sánh giữa năm 2007 và năm 2008, chỉ số dự trữ thanh toán của năm 2008 có tăng so với năm 2007, đồng thời tổng tài sản năm 2008 tăng hơn so với năm 2007. Lượng dự trữ thanh toán của VPBank có tăng cho thấy VPBank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong năm 2008. Khi thiếu hụt thanh khoản, VPBank sẽ có thể rút tiền từ các ngân hàng khác về để tài trợ cho nhu cầu thanh khoản phát sinh. Thêm vào đó, việc lượng tiền gửi tại các ngân hàng khác tăng cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho VPBank hơn so với các giấy tờ có giá và tiền mặt lưu tại ngân hàng. Vì vậy, bằng cách


này, VPBank vừa đảm bảo mục tiêu quản lý thanh khoản vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, VPBank vẫn giữ ít giấy tờ có giá. Điều này sẽ hạn chế VPBank rất nhiều trong việc tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở. Khi yêu cầu thanh khoản tăng quá cao, Vpbank sẽ không thể vay tiền NHNN được mà phải vay thông qua các ngân hàng khác với chi phí rất cao. Do đó, trong năm 2009, VPBank cần chú trọng hơn trong việc tăng thêm lượng giấy tờ có giá của mình.

c. Chỉ số huy động vốn/ cho vay


Nguồn vốn huy động

A3= Chỉ số cho vay/tiền gửi =---------------------------------------------------

Dư nợ cho vay khách hàng trước DPRR


Bảng 15 : Chỉ số cho vay/tiền gửi



2006

2007

2008

Nguồn vốn HĐ

5.630.373

12.764.366

13.891.158

Dư nợ cho vay trc DPRR

3.258.461

9.423.897

11.878.971

Tỷ lệ

172,79%

135,45%

116,94%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank năm 2007, 2008

Biểu đồ 6 : Chỉ số huy động vốn/cho vay


Chỉ số huy động vốn/cho vay

Năm

172,79%

135,45%

120% 120%

130%

116,94%


Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấp tín dụng) của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Do dư nợ cho vay là những tài sản đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng nên các ngân hàng đều muốn gia tăng lượng tài khoản này.


Tuy nhiên, đây là những tài khoản ít thanh khoản nhất và ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, hội đồng ALCO quy định chỉ số nguồn vốn huy động/ cho vay của VPBank luôn cần phải thấp hơn 120% trong 2 năm 2006, 2007 và 130% trong năm 2008. Dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro của VPBank tăng từ 3.258 triệu đồng năm 2006 lên 9.423 triệu đồng năm 2007 và 11.878 triệu đồng năm 2008. Chỉ số huy động vốn/ cho vay của VPBank trong năm 2006 và 2007 luôn ở mức cao hơn so với quy định của ALCO. Điều này phản ánh, Vpbanh đã sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay ở mức khá cao. Đặc biệt trong năm 2006, tỷ lệ này lên tới 172,79%. Cao hơn hơn 50% so với quy định của ALCO. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống 135,4% tuy nhiên vẫn cao hơn quy định của ALCO. Đây là dấu hiệu cảnh báo những rủi ro thanh khoản tiềm ẩn khi chất lượng những khoản vay này không tốt, khả năng thu hồi nợ là không cao. Năm 2008, tỷ lệ huy động vốn/cho vay đã giảm xuống 116,94%, thấp hơn quy định của ALCO là 130%. Nguyên nhân là do năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, VPBank chủ động thắt chặt tín dụng, giảm các khoản cho vay có đảm bảo bằng bất động sản hay chứng khoán. Điều này phản ánh khả năng thanh khoản của Vpbank có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, các tài sản ít thanh khoản đã giảm đi theo quy định và những TSC tính thanh khoản hơn như tiền gửi các ngân hàng khác đã được tăng lên.

d. Chỉ số cơ cấu tiền gửi


Tiền gửi không kỳ hạn A4= Chỉ số cơ cấu tiền gửi = ---------------------------

Tiền gửi có kỳ hạn

Bảng 16 : Chỉ số cơ cấu tiền gửi



2006

2007

2008

TGKKH

879.561

1.768.257

1.204.517

TGCKH

9.425.876

16.874.263

12.601.548

tỷ lệ

9,33%

10,48%

9,56%

Nguồn: Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của VPBank năm 2007, 2008


Biểu đồ 7 : Chỉ số cơ cấu tiền gửi


Chỉ số cơ cấu tiền gửi

Năm


Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi của VPBank không có nhiều biến động trong 3 năm 2006 đến 2008. Nhìn chung, chỉ tiêu này đều xoay quanh mức 9%-10%. Chỉ trong năm 2007, chỉ tiêu này tăng lên tới 10,40%. Nguyên nhân là do lượng tiền gửi không kỳ hạn của Vpbank tăng hơn so với các năm trước. Năm 2008, chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi lại giảm xuống 9,56%. Chỉ tiêu này giảm xuống chứng tỏ nhu cầu về thanh khoản của VPBank cũng giảm, do vậy, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên. Chỉ tiêu này đã đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, đó là không quá cao song cũng không quá thấp. Do nếu chỉ tiêu này thấp thì mặc dù ngân hàng đáp ứng được khả năng về thanh khoản song lượng tiền gửi không kỳ hạn sẽ ít và lượng tiền gửi có kỳ hạn sẽ nhiều. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn rất thấp trong khi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thì tăng cao. Có thể thấy, tỷ lệ cơ cấu tiền gửi của Vpbank đã đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Do đó, Vpbank cần tiếp tục duy trì tỷ lệ này nhằm vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời cũng đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

e. Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Dư nợ trung, dài hạn - Nguồn vốn trung, dài hạn A5= -----------------------------------------------------------

Nguồn vốn ngắn hạn


Bảng 17 : Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn



2006

2007

2008

Dư nợ trung dài hạn

2.518.153

6.364.152

4.693.029

Nguồn vốn dài hạn

1.811.387

4.165.603

2.513.033

Nguồn vốn ngắn hạn

7.244.548

11.756.345

13.196.043

Tỷ lệ

9,76%

18,70%

16,52%

Nguồn: Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của VPBank năm 2007, 2008


Biểu đồ 8 : Nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn


Nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Năm


Theo quy định của NHNN, các NHTM chỉ được phép sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM nên duy trì tỷ lệ này tối đa ở mức 20% để đảm bảo thanh khoản.Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy, Vpbank đã sử dụng khá ít nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Chỉ tiêu này trong năm 2006 khá thấp, chỉ ở mức 9,76%. Năm 2007, do hoạt động tín dụng được đẩy mạnh, chỉ tiêu này đã tăng lên tới 18,7% song vẫn thấp hơn rất nhiều so với quy định của NHNN. Năm 2008, do thắt chặt tín dụng, giảm bớt các khoản vay để đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của VPBank giảm xuống còn 16,52%.


VPBank đã duy trì rất tốt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ này luôn thấp hơn so với quy định của NHNN rất nhiều, đồng thời cũng thấp hơn so với chuẩn mực quốc tế. Đây là dấu hiệu chứng minh khả năng thanh khoản của VPBank khá tốt.

Tóm lại, có thể thấy, khả năng thanh khoản của VPBank vẫn ở mức tốt. Đặc biệt, công tác cân đối nguồn vốn và tín dụng của VPBank vượt xa tiêu chuẩn của NHNN. Tuy nhiên, VPBank cần chú trọng đến công tác quản trị lượng tiền mặt và giấy tờ có giá. Do VPBank giữ không nhiều lượng tiền mặt. Điều này tuy giúp VPBank có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác song nếu như khách hàng có những yêu cầu thanh khoản với số lượng lớn và tức thì thì VPBank sẽ rất khó đáp ứng dẫn đến mất lòng tin ở khách hàng. Thêm vào đó, việc giữ ít giấy tờ có giá sẽ hạn chế VPBank trong việc tham gia thị trường mở. Do đó, VPBank cần chú ý nâng cao hơn lượng giấy tờ có giá cũng như đảm bảo lượng tiền mặt hợp lý tránh xảy ra rủi ro thanh khoản.

II.4. Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản của VPBank

II.4.1. Tăng cung thanh khoản

Tăng cung thanh khoản thông qua việc tăng nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư:

Vpbank chủ động đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường thông qua việc tăng lãi suất huy động vốn và đẩy mạnh khuyến mãi, tiếp cận khách hàng thường có số dư tiền gửi thanh toán lớn. Trong năm vừa qua, VPBank đã nhiều lần tăng lãi suất huy động vốn. Có thời điểm , lãi suất huy động vốn của VPBank dã tăng lên tới 18,5%/năm. Thêm vào đó, VPBank cũng đưa ra nhiều hình thức khuyến khuyến khích huy động vốn như “Tiền gửi bù lạm phát”, “Gửi tiền lấy vàng”, “Đi tìm triệu phú bạch kim”, …

Mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch để phát triển hoạt động bán lẻ. Tính đến thời điểm này, VPBank đã có hơn 130 chi nhanh trên cả nước.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng thêm nguồn vốn

Đầu tư vào giấy tờ có giá sẵn sàng chuyển đổi sang tiền mặt nhanh chóng để đảm bảo thanh khoản. Đó là các loại Tín phiếu NHNN, Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ,... nhìn chung là các công cụ tài chính có thể giao dịch trên thị trường mở, vay tái cấp vốn tại NHNN.


Gửi tiền tại TCTD khác: đây cũng là một phương pháp để đảm bảo khả năng thanh khoản mà vẫn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khi ngân hàng cần có lượng tiền mặt lớn sẽ dễ dàng rút tiền về đảm bảo thanh khoản. Trong năm 2008, lượng tiền mặt gửi TCTD khác của VPBank cũng tăng lên.

Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đảm bảo tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản bằng cách đảm bảo cơ cấu loại tiền VND và ngoại tệ một cách hợp lý, kịp thời theo biến động của thị trường và hoạt động ngân hàng: Đây là một phương pháp rất hữu hiệu. Trong thời gian qua, cơ cấu nguồn vốn của VPBank đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đã tăng lên, nguồn vốn huy động liên ngân hàng cũng giảm đi chỉ còn 16% năm 2007 và 11% năm 2008

II.4.2. Giảm cầu thanh khoản

Trong giai đoạn 2005-2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank ở mức khá cao. đó cũng là một trong số những nguyên nhân dễ dàng dẫn đến rủi ro thanh khoản. Vì vậy, đến năm 2008, VPBank chủ trương thu hẹp tín dụng: siết lại một số lĩnh vực cho vay như đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Việc siết lại dư nợ cũng nằm trong định hướng tuân thủ 30% mà NHNN đặt ra. Thêm vào đó, VPBank cũng hạn chế dần các khoản cho vay dài hạn, tập trung cho vay qua đêm ( overnight) để tận dụng vốn nhà rỗi.

Chủ động xây dựng phương án quản trị thanh khoản và tìm kiếm sự hỗ trợ từ NHNN.

III. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thanh khoản tại VPBANK

III.1. Một số kết quả đạt được

III.1.1. Triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung

Có thể nói việc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự thay đổi điều chỉnh cơ bản trong công tác quản trị vốn của ngân hàng, góp phần đưa hoạt động của VPBank tiến dần theo thông lệ quốc tế mà trong đó hiệu quả kinh doanh đã được chú trọng hơn và trở thành mục tiêu chủ yếu. Việc triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung đã góp phần nâng cao năng lực, vị thế của VPBank cũng như là tiền


đề để ngân hàng quản lý, kiểm soát được các rủi ro trong quản trị vốn trong đó có công tác quản lý thanh khoản.

Cơ chế quản lý vốn tập đánh dấu sự điều chỉnh cơ bản của cơ chế điều hành vốn, từ phân tán sang bán tập trung (cơ chế điều chuyển vốn nội bộ) và đến nay là quản lý tập trung. Mô hình quản lý phân tán (và bán tập trung) của VPBank trước đây cho phép vốn được quản lý tại mỗi chi nhánh, theo đó mỗi chi nhánh hoạt động và điều hành vốn tại đơn vị mình một cách tương đối độc lập so với hoạt động của Hội sở chính. Chi nhánh chủ động quyết định việc huy động, cho vay trong phạm vi giới hạn được phép, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các phát sinh có liên quan. Trường hợp huy động của chi nhánh lớn hơn cho vay (chi nhánh thừa vốn), chi nhánh thực hiện gửi phần vốn tạm thời dư thừa tại Hội sở chính và ngược lại trường hợp huy động của chi nhánh nhỏ hơn cho vay (chi nhánh thiếu vốn), chi nhánh đó sẽ vay phần vốn tạm thời thiếu hụt từ Hội sở chính. Cùng với cơ chế “vay - gửi” này, trong năm kế hoạch mỗi chi nhánh được Hội sở chính xác định một hạn mức “vay” theo mục đích sử dụng như: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hỗ trợ đặc biệt khác….

Việc chuyển đổi cơ chế điều hành vốn sang cơ chế quản lý vốn tập trung đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hiện đại hoá ngân hàng và khắc phục hạn chế của cơ chế điều hành trước đây, đó là:

Vốn toàn ngành được quản lý tập trung tại Hội sở chính, tạo tính nhất quán và bình đẳng chung cho các chi nhánh; phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, bằng đẳng giữa các chi nhánh góp phần đánh giá đúng mức độ đóng góp của các chi nhánh phát huy tính năng động sáng tạo cùng thế mạnh trên từng địa bàn;

Vốn được quản lý tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, đạt được các chỉ tiêu tài chính tốt nhất của ngân hàng, kiểm soát rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản.

III.1.2. Sự ra đời của Hội đồng quản lý TSN-TSC (ALCO)

Việc ra đời của Hội đồng ALCO cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản cũng như đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản lý thanh khoản nhằm hướng hoạt động này theo thông lệ quốc tế. Điều này thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng ALCO, đó là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023