1.3. Bước Đầu Triển Khai Dự Án Hiện Đại Hoá Ngân Hàng Và Hệ Thống Thanh Toán Trong Toàn Hệ Thống


Đưa ra các quyết định đối với công tác quản lý TSN-TSC trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở các mục tiêu, cơ cấu lớn trong kế hoạch dài hạn và kế hoạch năm của ngân hàng.

Chỉ đạo các bộ phận có liên quan để thực hiện các quyết định về quy mô, cơ cấu, danh mục, rủi ro tiền tệ và ngoại hối đối với TSN-TSC của ngân hàng.

Xây dựng, thực thi chính sách quản lý tập trung toàn bộ mọi nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng

Xây dựng quy chế hệ thống các giới hạn quản lý TSN-TSC tại ngân hàng.

Xây dựng, thực thi chính sách quản lý rủi ro TSN-TSC: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro chính sách…

Phân tích và xác định cơ cấu TSN-TSC tối ưu đồng thời đảm bảo thực thi cơ cấu này.

Kiểm soát việc chấp hành các giới hạn và các chính sách quản lý TSN-TSC của toàn hệ thống.

Thực thi và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính và chỉ tiêu lợi nhuận đối với toàn hệ thống.

Về chức năng quản lý thanh khoản, Hội đồng ALCO chịu trách nhiệm thực thi các nội dung công việc sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý thanh khoản.

Xác định các giới hạn trong quản lý thanh khoản.

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 11

Phân tích tình hình thực hiện của bộ phận chức năng thực hiện.

Kiểm soát, đo lường các rủi ro về thanh khoản và dự kiến các biện pháp phòng ngừa, xử lý và thực hiện điều chỉnh trong chính sách quản lý cho phù hợp.

III.1.3. Bước đầu triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán trong toàn hệ thống

Việc triển khai Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán chính là điều kiện tiên quyết tiếp cận công nghệ để thực hiện quản lý thanh khoản theo phương pháp hiện đại.

NHNN phê duyệt dự án tổng thể, VPBank đã tiếp nhận, điều phối và triển khai dự án với nội dung cơ bản là thiết lập một hệ thống ngân hàng cốt lõi và một số phần mềm ứng dụng chính của ngan hàng với các module như thông tin khách hàng, tiền gửi, tiền


vay, kế toán tổng hợp, kho dữ liệu, hệ thống giao dịch tại chi nhánh, chuyển tiền, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại, giao diện với các kênh thanh toán, ATM…

Dự án hiện đại hoá cung cấp hệ thống thông tin tập trung, mọi dữ liệu giao dịch được cập nhật trực tuyến về Hội sở chính. Mô hình thông tin ngân hàng tập trung cho phép VPBank đổi mới cơ chế quản lý vốn phân tán hiện nay sang cơ chế quản lý vốn tập trung và đổi mới công tác quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng quốc tế.

Sau khi VPBank triển khai dự án Hiện đại hóa với ưu điểm số liệu trên toàn quốc sẽ được lưu trữ tập trung và tức thời sau mỗi giao dịch vào một máy chủ đặt tại Hội sở chính. Như vậy với hệ thống dữ liệu này VPBank đã từng bước tiếp cận với việc quản trị hiện đại và có điều kiện triển khai quản lý thanh khoản theo phương pháp tiên tiến hơn so với phương pháp đã sử dụng.

Vai trò của dự án hiện đại hoá là hết sức to lớn thể hiện ở những nội dung:

Do phần mềm trong chương trình hiện đại hóa là chương trình đã được viết sẵn và áp dụng ở các ngân hàng trong khu vực VPBank chỉ yêu cầu chỉnh sửa lại để phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam nên ngoài việc sử dụng chương trình mới, VPBank cũng phải thay đổi cả về cơ cấu tổ chức, mô hình giao dịch, tác phong làm việc, quy trình xây dựng sản phẩm mới… Ngoài việc tiếp nhận công nghệ tin học mới, VPBank cũng phần nào tiếp nhận được cả Công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại. Việc hiện đại hóa có tác động về mặt nhận thức về ngân hàng hiện đại nói chung và về quản trị điều hành kinh doanh nói riêng.

Với cơ sở dữ liệu tập trung và được cập nhật tức thời đây là điều kiện tiên quyết giúp cho VPBank tăng cường công tác quản lý thanh khoản theo phương pháp mới, hiện đại hơn.

Với việc quản lý tập trung dữ liệu, các sản phẩm mới do VPBank đưa ra đều được quản lý tập trung từ hội sở chính, các thuộc tính thanh khoản của sản phẩm đều được khai báo rõ ràng, do đó sẽ có rất nhiều thuận tiện cho việc xây dựng các chương trình công nghệ phục vụ công tác quản lý thanh khoản.

Trong chương trình Hiện đại hoá có phân hệ (modul) cung cấp các báo cáo phục vụ công tác quản lý thanh khoản và các báo cáo liên quan khác.


III.2. Hạn chế.

III.2.1. Công tác quản lý thanh khoản chưa hoàn toàn theo hướng hiện đại, chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế

Mặc dù đã chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới nhưng hoạt động của công tác quản lý thanh khoản tại VPBank vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế cũ. Thể hiện đầu tiên đó là phương pháp quản lý thanh khoản vẫn là sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, giữa phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.

Bên cạnh đó do ảnh hưởng một thời gian dài của cơ chế cũ nên quy trình thực hiện theo phương pháp mới còn nhiều khó khăn. Công tác quản lý thanh khoản vẫn còn mang tính thụ động, nhiều khi các biện pháp xử lý mang tính giải quyết tình huống đã xảy ra hoặc các tình huống ngắn hạn chứ chưa nhận biết, dự báo được tình huống dài hạn hơn sắp xảy ra.

Một vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thanh khoản hiện nay đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của NHNN còn chưa đồng bộ và chưa thực sự hướng theo chuẩn mực quốc tế. Mặc dù trong thời gian qua NHNN đã có nhiều động thái tích cực, đó là sự chuyển đổi quy định từ quyết định 296/QĐ-NHNN sang thực hiện theo quyết định 457/QĐ-NHNN tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong triển khai thực hiện nên chưa thực sự phát huy hiệu quả.

III.2.2. Chất lượng hoạt động quản lý thanh khoản chưa thực sự vững chắc, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế

Như trên đã đề cập, mặc dù đã có những đổi mới đáng kể trong phương pháp luận công tác quản lý thanh khoản tại VPBank nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong thực hiện. Trước hết, hoạt động của ngân hàng vẫn còn chịu tác động mạnh của tính chu kỳ của các sản phẩm, tác động của chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trên thực tế còn những thời điểm dư thừa thanh khoản toàn hệ thống làm tăng chi phí vốn do phải tăng tài sản dự trữ hơn là mức cần thiết gây lãng phí vốn; bên cạnh đó cũng có những thời điểm thiếu hụt phải huy động với chi phí cao để đảm bảo bù đắp. Thực tế trong thời gian quan công tác kế hoạch cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn còn chưa mạnh, tình trạng dư thừa vốn cụ bộ, đôi khi làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


III.2.3. Sự phối hợp trong triển khai thực hiện quản lý thanh khoản chưa nhịp nhàng, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của hệ thống

Mặc dù VPBank đã ban hành quy định và quy trình quản lý thanh khoản, trong đó nêu rõ trách nhiệm phối hợp tham gia của các bộ phận, tuy nhiên hiện tại, sự phối hợp giữa các phòng ban, chi nhánh với Hội sở chính, giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn còn chưa nhịp nhàng, chưa phát huy sức mạnh tổng thể. Điều này thể hiện các đơn vị vẫn coi công tác quản lý thanh khoản là công việc của Ban Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ, việc cung cấp các thông tin báo cáo có liên quan do vậy đôi khi còn chậm chễ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thanh khoản, đặc biệt là không phát huy được hiệu quả của phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh.

III.2.4. Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm hỗ trợ còn dàn trải, chưa thực sự hiệu quả

Trong quản lý thanh khoản đặc biệt là trong quản lý rủi ro thanh khoản cần có sự hỗ trợ của các tiện ích sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh. Hiện nay ở Việt Nam các sản phẩm này phần nhiều còn mới mẻ, chưa được sử dụng rộng rãi.

Tại VPBank việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm này cũng đang được tiến hành tuy nhiên vẫn còn rất sơ khai và chưa phát huy vai trò bảo hiểm rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

III.2.5. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản chưa cao

Con người là yếu tố đầu tiên và luôn có tính chất quyết định tới công tác quản lý thanh khoản tuy nhiên trên thực tế chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa cao, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh thời kỳ hội nhập và chưa có tính cạnh tranh nổi bật so với các NHTM Việt Nam khác. Những cán bộ làm công tác quản lý thanh khoản, các nhà quản trị thanh khoản hiện nay vẫn chưa được đào tạo bài bản, khoa học theo các thực tiễn và chuẩn mực quốc tế mà vẫn chỉ thực hiện dựa trên kinh nghiệm.

III.2.6. Hệ thống công nghệ thông tin, thông tin quản lý thanh khoản còn lạc hậu

Thông tin quản lý là điều kiện đặc biệt quan trọng để triển khai công tác quản lý thanh khoản, đặc biệt là theo phương pháp mới. Thông tin sai lệch, thiếu chính xác sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản.


VPBank đang triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán nhưng cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá, hệ thống thông tin quản lý chưa được cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác đã ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị điều hành, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

III.3. Nguyên nhân của sự hạn chế

Những tồn tại trong công tác quản lý thanh khoản nêu trên đã hạn chế năng lực quản lý thanh khoản của VPBank trong thời gian qua. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, có thể phân thành hai nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:

III.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Quản lý thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế vẫn còn là một khái niệm “mới mẻ” đối với các NHTM Việt Nam

Quản lý thanh khoản là công việc phát sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên quản lý có bài bản quy trình thì đối với hệ thống NHTM Việt Nam còn tương đối mới mẻ, việc quản lý thanh khoản hầu như còn mang tính đối phó, giải quyết sự vụ phát sinh mà chưa có tính chiến lược, kế hoạch dài hạn. Bên cạnh đó do hệ thống NHTM Việt Nam chưa triển khai quản lý thanh khoản theo thông lệ quốc tế nên chưa có các chuẩn mực để so sánh đối chiếu, phân loại đối với các tổ chức hoạt động có cùng tính chất, quy mô, địa bàn…

Để hoàn thiện công tác quản lý thanh khoản đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu và sàng lọc các tri thức, khoa học, chuẩn mực và thực tiễn quản lý hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm nay để áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Việc này đòi hỏi cần phải có lộ trình về mặt thời gian chứ không thể tiến hành một sớm một chiều do các NHTM Việt Nam cần phải hoàn thiện và đồng bộ hóa nhiều vấn đề cùng một lúc mới có thể nâng cao được năng lực quản lý thanh khoản.

b. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng chưa đầy đủ, đồng bộ

Mặc dù có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồ sộ, nhưng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam nói riêng vẫn bị đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu. Hiện vẫn thiếu những văn bản quy phạm pháp luật để ngân hàng có thể hoạt động trong cơ chế thị trường một cách thực sự, gây khó khăn cho


hoạt động cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Bên cạnh đó, mặc dù trong thời gian qua NHNN Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc ban hành và hướng dẫn hệ thống văn bản quy phạm pháp quy đối với công tác quản lý thanh khoản nhưng việc thực hiện vẫn còn thiếu đồng bộ và còn thiếu các điều kiện để thực hiện, cần phải bổ sung và hoàn thiện thêm. Đây là một trong những nguyên nhân cần phải khẩn trương khắc phục nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và cải thiện công tác quản lý thanh khoản cho các NHTM. Chính do hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Việt Nam chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế Việt Nam và ít nhiều trở thành lực cản quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.

c. Sự thiếu minh bạch hóa, công khai hóa thông tin

Các thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được minh bạch do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường chưa có thói quen công khai hóa các thông tin tài chính một cách chính xác cho ngân hàng hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng vì lo ngại lộ bí mật kinh doanh... Tại Việt Nam hiện nay, ngoài trung tâm thông tin tín dụng NHNN CIC cũng chưa có một công ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích thông tin tài chính và định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay. Chính việc thiếu những nguồn thông tin đa dạng, chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp đã khiến cho việc sử dụng vốn tại ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao mà cụ thể là chất lượng tín dụng của chưa cao, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và có thể sẽ kéo theo rủi ro về thanh khoản khi các khoản tín dụng đến hạn không thu hồi được do khách hàng không đủ năng lực tài chính để hoàn trả.

d. Thị trường tài chính chưa phát triển

Đây là một nguyên nhân làm hạn chế rất lớn tới công tác quản lý thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc ngân hàng khó tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn khác. Trong điều kiện thị trường tiền tệ nhỏ và kém phát triển dẫn đến việc lưu thông vốn giữa các định chế tài chính bị cản trở, khi cần ngân hàng sẽ rất khó để vay vốn với khối lượng lớn


và với mức chi phí thấp. Hiện nay, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam còn phát triển ở mức độ thấp, vì vậy khi phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung khả năng thanh khoản tạm thời, các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu là vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc vay tái cấp vốn NHNN.

III.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Công tác cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn còn nhiều bất cập

Trong mấy năm gần đây, hoạt động ngân hàng phát triển rẩm rộ. Nguồn vốn các ngân hàng huy động được rất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng vốn còn tăng hơn rất nhiều. Để có thể cân đối được giữa nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vốn là một điều rất khó khăn. Nó đòi hỏi các ngân hàng phải có trình độ dự báo, phân tích cũng như có kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản. Cũng như nhiều ngân hàng khác, trong năm 2007, VPBank mở rộng tín dụng, khiến dư nợ cho vay tăng mạnh. Thêm vào đó, ngân hàng cũng đầu tư vào rất nhiều các lĩnh vực khác đặc biệt là các tài sản dài hạn như bất động sản… Chính vì vậy, việc cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của VPBank còn nhiều hạn chế.

Tỷ trọng các nguồn vốn không ổn định trong tổng nguồn vốn huy động là cao và điều này đã tạo ra tính kém ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng làm công tác thanh khoản nhiều thời điểm bị động do chịu sự biến động theo mùa vụ trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm khi mà thị trường này trở nên “nóng sốt” do cung tăng quá nhanh và tăng hơn cầu nhiều lần.

Một điểm cơ bản nữa là tín dụng phát triển nóng theo nhận định của NHNN do các áp lực về chỉ tiêu đối với nhiều chi nhánh mới thành lập sẽ tiềm ẩn những rủi ro thanh khoản xét về mặt dài hạn. Cơ cấu tín dụng trung, dài hạn của VPBank cũng khá cao chiếm hơn 45% và tỷ lệ sử dụng các nguồn vốn không ổn định để tài trợ TSC là cao trên toàn hệ thống cũng làm gia tăng rủi ro về thanh khoản.

b. Công tác dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô, xu thế thị trường, biến động tăng giảm của các dòng tiền còn hạn chế

Công tác quản lý thanh khoản là một nhiệm vụ rất khó khăn do tính động và khó lượng hóa các dòng tiền sẽ vào, ra khỏi ngân hàng trong tương lai. Công tác dự báo các yếu tố kinh tế vĩ mô, xu thế biến động của thị trường, gửi tiền của khách hàng là nhiệm


vụ khó khăn. Hạn chế trong công tác này khiến cho quản lý thanh khoản tại ngân hàng còn mang tính thụ động.

c. Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực còn hạn chế

Chất lượng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất của những điều rủi ro mang tính chủ quan trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, trong công tác quản lý thanh khoản, là công tác quản trị mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành, nếu năng lực cán bộ hạn chế, không đủ tầm nhìn để xác định những khả năng biến động của các luồng vốn và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì rủi ro thanh khoản là khả năng khó tránh khỏi đối với hoạt động ngân hàng.

d. Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị chưa đồng bộ

Với sự phát triển của khoa học công nghệ được ví là như “vũ bão” trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến tại Ngân hàng vẫn còn bị hạn chế và một trong những nguyên nhân đó là cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Trong công tác quản lý thanh khoản, thông tin luôn là yếu tố được yêu cầu hàng đầu về độ chính xác, tính cập nhật. Tuy nhiên do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, việc thông tin chậm, không chính xác, thậm chí đường truyền tải bị tắc nghẽn vẫn còn phát sinh thường xuyên và điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công tác quản lý thanh khoản và đây cũng là một trong những nguyên nhân buộc VPBank phải sử dụng kết hợp cả hai phương pháp truyền thống và hiện đại để triển khai công tác quản lý thanh khoản tại ngân hàng hiện nay.


Kết luận chương 2

Sau khi đưa ra thực trạng quản lý thanh khoản tại VPBank, chúng ta đã có cái nhìn khái quát về tình hình quản trị thanh khoản tại ngân hàng này. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Vpbank vẫn còn một số khó khăn hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023