Một Số Ví Dụ Về Rủi Ro Thanh Khoản Nổi Tiếng Và Bài Học Cho Các Ngân Hàng


Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Về lý thuyết, nếu chỉ số trạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi vì đây là các tài sản không sinh lời hoặc hầu như không sinh lời cho ngân hàng. Điều này thể hiện công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng chưa có hiệu quả về chi phí cho dù có hạn chế được rủi ro thanh khoản.

ii. Chỉ số dự trữ thanh toán

Dự trữ thanh toán

Chỉ số dự trữ thanh toán = ------------------------------

Tổng TSC Dự trữ thanh toán = dự trữ sơ cấp + dự trữ thứ cấp

Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và tại các ngân hàng khác.

Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Thuộc loại này gồm:Tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác…

Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Thông thường các ngân hàng không đặt giới hạn cho chỉ tiêu này. Nếu lượng dự trữ thanh toán của ngân hàng càng cao thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản và ngược lại. Trên thực tế hiện nay để tăng lượng dự trữ thanh toán, các ngân hàng đang có xu hướng tăng đầu tư vào giấy tờ có giá và đầu tư liên ngân hàng nhằm mục tiêu lành mạnh hoá tình hình tài chính do đây là những khoản mục sinh lợi được đánh giá là độ rủi ro thấp hoặc không rủi ro.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

iii. Chỉ số cho vay/ tiền gửi

Dư nợ cho vay khách hàng trước DPRR Chỉ số cho vay/tiền gửi =---------------------------------------------------

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 6

Tiền gửi của khách hàng

(DPRR: dự phòng rủi ro)


Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấp tín dụng) của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Dư nợ cho vay được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất và đem lại lợi tức cao nhất, do vậy nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ càng thấp tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng. Theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM chỉ nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 75% để đảm bảo khả năng thanh khoản trong hoạt động.

iv. Chỉ số cơ cấu tiền gửi


Tiền gửi không kỳ hạn Chỉ số cơ cấu tiền gửi = ---------------------------

Tiền gửi có kỳ hạn

Nếu chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp thì nhu cầu về thanh khoản càng của ngân hàng càng thấp và ngân hàng được coi là càng có khả năng thanh khoản và ngược lại tuy nhiên trong thực tiễn kinh doanh, các ngân hàng luôn muốn có một chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi cao (nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn nhất định so với tiền gửi có kỳ hạn) để có thể có mức giá vốn huy động đầu vào bình quân thấp nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

v. Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Chỉ tiêu nguồn Dư nợ trung, dài hạn - Nguồn vốn trung, dài hạn vốn ngắn hạn cho = -----------------------------------------------------------

vay trung dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn


Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu % các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung, dài hạn. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 20% để đảm bảo thanh khoản trong hoạt động.

vi. Tỷ lệ khả năng chi trả

Tổng TSC có thể thanh toán ngay

Tỷ lệ khả năng chi trả = -----------------------------------------------------

Tổng TSN sẽ đến hạn thanh toán ngay

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trong tương lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việc dùng các TSC có thể thanh toán ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán. Nếu chỉ số khả năng thanh


toán càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng nên duy trì chỉ tiêu này tối thiểu ở mức 25% tại bất kỳ thời điểm nào để đảm bảo khả năng thanh khoản trong hoạt động. Theo quy định của NHNN hiện nay (QĐ 457/QĐ-NHNN của NHNN), việc tính toán duy trì khả năng thanh toán được xem xét trong vòng 7 ngày và 01 tháng tiếp theo.

vii. Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản

Chứng khoán Chính Phủ Chứng khoán thanh khoản = --------------------------------

Tổng TSC

Các chứng khoán thanh khoản bao gồm các trái phiếu và tín phiếu kho bạc ( gọi chung là chứng khoán chính phủ), là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì ngân hàng được xem là càng thanh khoản.

II.2.4.4. Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản.

a. Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản

Chiến lược này kêu gọi ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản thanh khoản (có tính thanh khoản cao) chủ yếu là tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các chứng khoán dễ bán như tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ… Chiến lược này thường được những ngân hàng nhỏ áp dụng bởi vì rủi ro ít hơn việc quản lý thanh khoản dựa vào hoạt động vay nợ. Chuyển đổi tài sản không phải là phương pháp quản lý thanh khoản có chi phí thấp do tài sản này có thể bị bán trên một thị trường đang xuống với mức giá thấp và ngân hàng phải chịu tổn thất về vốn lớn. Bán tài sản để tăng cường thanh khoản sẽ làm hình ảnh của ngân hàng thể hiện qua Bảng cân đối tài sản yếu đi bởi vì tài sản bán đi thường là các chứng khoán ít rủi ro của Chính phủ, cái thường tạo cho công chúng ấn tượng là ngân hàng lành mạnh về mặt tài chính. Cuối cùng, tài sản thanh khoản thường có tỷ lệ thu nhập thấp nhất so với các tài sản tài chính khác. Đầu tư vào tài sản thanh khoản, ngân hàng phải bỏ qua tỷ lệ thu nhập cao mà nó mong muốn đạt được từ những tài sản khác nếu như không phải chuẩn bị quá kỹ lưỡng cho yêu cầu thanh khoản.

b. Chiến lược quản lý thanh khoản nợ


Đó là hình thức các ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời. Vay vốn thanh khoản có nhiều lợi thế như ngân hàng có thể lựa chọn chỉ vay khi thực sự cần vốn, cho phép ngân hàng duy trì quy mô và cấu trúc của danh mục tài sản nếu như ngân hàng thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại và ngân hàng có khả năng tự điều chỉnh theo mức lãi suất vay vốn (nếu cần thêm vốn thì nâng lãi suất cho tới khi nhận được đủ vốn và cũng có thể giảm lãi suất để hạn chế vốn đổ vào).

Những nguồn vay thanh khoản của ngân hàng gồm chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng giá trị lớn, vay ngân hàng khác, hợp đồng mua lại (trong đó chứng khoán được bán tạm thời cùng cam kết mua lại), vay từ chiết khấu giấy tờ có giá từ NHNN… Chiến lược quản lý thanh khoản nợ chủ yếu được các ngân hàng lớn sử dụng.

Tuy nhiên, vay thanh khoản là cách tiếp cận rủi ro trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng bởi vì lãi suất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng. Chi phí vay vốn của ngân hàng thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định trong thu nhập. Hơn nữa, những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu vay thanh khoản lớn nhất bởi vậy người gửi tiền nhận thức được sự khó khăn của ngân hàng và bắt đầu thực hiện việc rút vốn. Và các tổ chức tài chính cũng không muốn cho vay đối với ngân hàng có vấn đề do mức rủi ro liên quan tăng lên.

c. Chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp (tài sản và nợ)

Do những rủi ro cố hữu của việc dựa quá nhiều vào vay thanh khoản và mức chi phí đáng kể của việc dự trữ thanh khoản, hầu hết ngân hàng đã thực hiện một sự thỏa hiệp trong chính sách quản lý thanh khoản, sử dụng cả quản lý thanh khoản tài sản và quản lý thanh khoản nợ. Theo chiến lược này, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu là chứng khoán và tiền gửi tại các ngân hàng khác) trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngân hàng khác. Những yêu cầu tiền mặt bất thường sẽ được giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn. Ngân hàng cần lập kế hoạch cho các nhu cầu vốn dài hạn và cho các nguồn vốn dùng để đáp ứng yêu cầu này dưới hình thức vay ngắn hạn, dài hạn và chứng khoán, những tài sản sẽ được chuyển thành tiền khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện.


III. Một số ví dụ về rủi ro thanh khoản nổi tiếng và bài học cho các ngân hàng‌

Như chúng ta đã biết, rủi ro thanh khoản nếu xảy ra sẽ đem lại rất nhiều những tác động tiêu cực đến các ngân hàng thậm chí là phá sản. Khóa luận xin đưa ra một số ví dụ về những vụ rủi ro thanh khoản nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra bài học cho các ngân hàng thương mại.

III.1. Một số ví dụ về rủi ro thanh khoản

III.1.1. Rủi ro thanh khoản ở Anh – Thảm họa Northern Rock

Northern Rock được thành lập năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tổ chức tín dụng là Northern Counties Permanent Building Society và Rock Building Society, Northern Rock có trụ sở chính ở TP. Newcastle (Anh). Năm 1997, Northern Rock chính thức lên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán London. Northern Rock là một ngân hàng thương mại loại trung bình ở Anh, riêng trong lĩnh vực chuyên cho vay thế chấp nhà ở (mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5. Trước khi gặp nạn, kết quả kinh doanh của Northern Rock được xem là khá lành mạnh. Dưới đây là chi tiết về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến việc sụp đổ của Northern Rock.

Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với dự kiến ban đầu. Báo Anh đưa ra nhiều thông tin giật gân: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt, Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay thế chấp tràn lan,…

Trong 3 ngày 14,15 và 17/9/2007 khoảng 3 tỷ Bảng Anh đã được rút ra.17

Do được Ngân hàng Anh hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt song số người rút tiền vẫn chưa giảm.

NHTW Anh đã phải ra tay cứu giúp bằng cách “bơm” một lượng tiền mặt không nhỏ cho Northern Rock. Năm 2008 sau vụ khủng hoảng tài chính thế giới chính phủ Anh đã chính thức có quyết định quốc hữu hóa lâu dài ngân hàng này. Có thể nói, rủi ro thanh khoản cũng có tác động phần nào đến sự suy yếu và sụp đổ của Northern Rock. 18

Nguyên nhân:



17 http://www.centralbank.vn/

18 http://www.voanews.com/


Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập thấp.

Công tác marketing, quảng bá của Northern Rock quá yếu.

Northern Rock còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng.

Sự “thổi phồng” thông tin của báo giới.

III.1.2. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004

9/7/2004, Guta Bank – đại gia trong ngành ngân hàng Nga – thông báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM.

10/7/2004, người dân đổ xô đi rút tiền ở các ngân hàng khác do lo sợ bị rơi vào hoàn cảnh tương tự.

16/7/2004, các ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt rút tiền.

17/7/2004, Alfa – đại gia thứ 4 trong ngành Tài chính quyết định áp dụng phạt 10% nếu rút tiền trước hạn.

18/7/2004, thống đốc ngân hàng trung ương Sergei Ignatiev quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng thanh khoản, áp dụng nhiều biện pháp cứu Guta.19

20/7/2004, nhiều ngân hàng sụp đổ, Chính Phủ ra kế hoạch để Vneshtorgbank mua lại Guta Bank.

8/2004, Chính Phủ mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ bất ngờ và tăng cường vai trò sở hữu của Nhà nước với ngành ngân hàng.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga có quá nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là các TCTC nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp.

Các ngân hàng có vốn sở hữu quá nhỏ bé, 90% ngân hàng ở đây có số vốn dưới 10 triệu USD 20.




19 http://www.tuoitre.com.vn/

20 http://vietbao.vn/Kinh-te/


Ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được biện pháp hiệu quả nào khác để giải quyết vấn đề.

III.1.3. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Mỹ năm 2007

Tháng 8 năm 2007, một cuộc khủng hoảng tài chính trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn đã xảy ra ở Mỹ và nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng đã làm cho hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng bị thiệt hại nặng; một số công ty cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn phải đệ đơn xin phá sản, còn bản thân ngân hàng trung ương ở các quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,... phải đồng loạt bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính do tình trạng thanh khoản trở nên cực kỳ tồi tệ.

Nguyên nhân

Các tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng đã góp phần hợp thức hóa một sản phẩm tài chính phái sinh có độ rủi ro cao để đưa nó vào mua bán trên thị trường tài chính. Đồng thời, dường như các nhà đầu tư đã lạc quan thái quá trước những dự báo về lợi nhuận và đánh giá điểm tín nhiệm các tổ chức tài chính cao hơn thực tế.

Do sự lỏng lẻo trong việc đánh giá và xét duyệt khoản vay của các ngân hàng. Họ đã cho vay quá nhiều các khách hàng có điểm tín dụng kém.

Các ngân hàng nhảy vào cuộc chơi và tạo nên một sản phẩm phái sinh từ các khoản vay cầm cố dưới tiêu chuẩn. Tác động của nó là một sự gia tăng vốn vô cùng lớn đổ vào thị trường nhà đất và đẩy giá nhà đất tiếp tục tăng cao.

Khi thị trường nhà đất đổi chiều, lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng cao để đối phó với lạm phát xảy ra ở Mỹ thì những nguyên nhân gây nên rủi ro trên mới bắt đầu hé lộ. Cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà đất đã xuất hiện và lan nhanh làm cho hàng loạt công ty bất động sản rơi vào phá sản, nợ xấu của ngân hàng gia tăng cao, tính thanh khoản của các khoản vay dưới tiêu chuẩn trở nên tồi tệ.

Trong tình hình đó, hầu hết các tổ chức tài chính đều ngưng không đổ vốn vào mua các sản phẩm tài chính là các nghĩa vụ nợ được thế chấp hóa nữa. Từ đó, nguồn vốn vào thị trường này đã bị đóng cửa khiến cho khủng hoảng đã xảy ra lại càng tăng thêm sự trầm trọng.


III.1.4. Rủi ro thanh khoản tại Việt Nam.

Trên thực tế, đề tài rủi ro thanh khoản dường như không quá mới mẻ với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong lịch sử 10 năm trở lại đây, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua 3 vụ khó khăn thanh khoản có tính điển hình.

Thứ nhất, vụ Ngân hàng Á Châu tháng 10 năm 2003. Cuối năm 2003, tin giật gân về việc Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn và bị bắt đã gây chấn động dư luận, khách hàng đổ xô đến rút tiền. Tính đến 21h ngày 14/10/2003, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chi trả gần 700 tỷ đồng gồm 16 triệu$ cho các khách hàng, riêng hội sở ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới 2085 khách hàng. Ngày 15/10, Thống đốc Lê Đức Thúy đã phải quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho ACB với giá trị 950 tỷ đồng trong thời gian 60 ngày. Với sự hỗ trợ của NHNN Việt Nam, sự việc đã được giải quyết ổn thỏa. Ngày 17/10/2003, đã có 1273 khách hàng đến ACB gửi lại 117,9 tỷ đồng 21

Thứ hai là vụ việc tin đồn tại Ngân hàng Cổ phần Phương Nam ngày 22/7/2005. Ngay sau bản tin buổi tối của Đài truyền hình Việt Nam về việc cho vay không đúng đối tượng đối với cán bộ nhân viên thuộc 30 đơn vị của khu vực Sóc Sơn với số tiền ước tính là gần 1 tỷ đồng, người dân cũng đã đổ xô đến các chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam để rút tiền. Ngân hàng đã phải lập tứ rút 53 tỷ đồng từ tài khoản NHNN để phòng ngừa tình huống mất khả năng thanh khoản 22. Cuối cùng, rất may mắn, đến cuối ngày 22/7, người dân đã dừng việc rút tiền khỏi ngân hàng nhờ sự hỗ trợ giải thích của NHNN và Bảo hiểm tiền gửi với công chúng ngay từ sáng 22/7.

Thứ ba là vụ rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Cổ phần nông thôn Ninh Bình xảy ra vào tháng 7 năm 2005. Sau khi nghe tin đồn Ngân hàng Ninh Bình có liên quan đến việc cho vay 10 triệu USD đối với dự án của Nguyễn Đức Chi– siêu lừa đã bị bắt trước đó đồng thời với tin đồn bà Nguyễn Thị Huệ giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn (thực tế bà Huệ đưa con đi thi đại học tại Hà Nội), người dân đã đổ xô đến và rút 20 tỷ đồng tại ngân hàng này 23. Điều này gây khó khăn trầm trọng đối với một ngân hàng cổ phần nông thôn quy mô nhỏ (huy động tiết kiệm trong dân cư khoảng 80 tỷ đồng



21 http://vietnamnet.vn/kinhte/taichinhnganhang

22 http://www.doanhnhan360.com/

23 http://www.laodong.com.vn/

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí