khoản đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình GMM theo các tiếp cận của Arellano và Bond (1991), Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998).
Bảng 4-5 Tác động rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng
Coefficient | P-value | |
Constants | 0.4064814 | 0.733 |
Z-score -1 | 0.1437132*** | 0.000 |
Liquidity | 0.0036881** | 0.025 |
Credit risk | -0.0503124* | 0.068 |
Credit risk*liquidity | 0.0015217** | 0.023 |
CAR | 0.0847101*** | 0.000 |
ROA | 0.1705364*** | 0.000 |
Size | 0.0264672 | 0.436 |
Loan growth | 0.002937 | 0.717 |
Income diversity | 0.0054349*** | 0.001 |
Efficiency | -0.0000228 | 0.683 |
GDP | -0.0167636 | 0.259 |
Inflation rate | -0.0064646*** | 0.000 |
Crisis | -0.293465 | 0.438 |
No. Obs | 264 | 264 |
AR(2) | 1.20 | 0.230 |
Hansen test | 14.00 | 0.301 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Phí Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Của Top 10 Nh Năm 2017 - 2018
- Danh Sách Các Ngân Hàng Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tín Dụng Và Rủi Ro Thanh Khoản
- Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9
- Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Chú thích: *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5%,1%.
Nguồn: Stata 13
Bảng 4-5 thể hiện kết quả của kiểm định Hansen về tính hiệu lực mô hình và kiểm định AR(2) về mối tương quan bậc 2. Bảng 4-5 cho thấy p-value của AR(2) lớn hơn 10%, do đó chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là không có sự tương quan với phần dư và biến công cụ được sử dụng có giá trị tốt. Ngoài ra, p-value của Hansen cũng lớn hơn 10%, cho thấy mô hình có tính hiệu lực và mô hình được xác định là đúng.
Đầu tiên, kết quả mô hình cho thấy sự ổn định của Ngân hàng trong năm liền kề trước đó có sự tác động tính cực đến sự ổn định của Ngân hàng, đây được xem như là một tiền đề cho việc phát triển của Ngân hàng trong những năm sau, cho thấy những chính sách trong việc quản lý, quản trị Ngân hàng đang được định hướng đúng, rò ràng và giúp cho Ngân hàng ổn định và phát triển.
Xét tiếp đến các biến tác động đến sự ổn định Ngân hàng, chủ yếu đó chính là tính thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Tính thanh khoản của Ngân hàng (liquidity) có tác động cùng chiều đến sự ổn định của Ngân hàng với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Inbieowicz và Rauch (2014) cho rằng, thanh khoản giảm thì làm giảm sự ổn định của Ngân hàng cho thấy việc gia tăng việc nắm giữ các tài sản thanh khoản thì Ngân hàng càng ổn định khi đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Điều này cũng phù hợp với thực tế của Ngân hàng TMCP ở Việt Nam nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung, khi thanh khoản của Ngân hàng càng cao thì Ngân hàng có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của người rút tiền và người vay vốn, từ đó, làm tăng sự ổn định trong hoạt động, thực hiện chức năng của mình và góp phần và hiệu quả của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng tăng cao làm giảm sự ổn định của Ngân hàng. Có thể nói, rủi ro tín dụng là một yếu tố là có thể nói các Ngân hàng TMCP đặc biệt quan tâm vì nó luôn có tác động trực tiếp đến sự sống còn của Ngân hàng. Đối với dữ liệu của bài viết, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến Ngân hàng với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cũng đã được kiểm định bởi nghiên cứu của Cornett et al. (2011). Tất nhiên,
khi một ngân hàng cho vay, trong số dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu cao thì Ngân hàng đó phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mà điều này yếu tố chính dẫn đến sự bất ổn và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến phá sản nếu tài sản không đủ thanh khoản. Tại Việt Nam, vấn đề nợ xấu đang là đối tượng hàng đầu mà tất cả các Ngân hàng đều hướng đến. Họ sử dụng các công cụ, biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa nợ xấu xảy ra. NHNN cũng nhận thấy được sự quan trọng của loại rủi ro này nên đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm hướng dẫn cụ thể và quy định chặt chẽ đối với các Ngân hàng thương mại nhằm tạo nên thị trường ngân hàng hiệu quả, cụ thể như Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi bổ sung Thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014, quy định tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 3%.
Theo kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, tồn tại sự tương quan cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và thanh khoản của Ngân hàng điều đó có nghĩa là khi Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng thì rất dễ gặp phải rủi ro thanh khoản vì không đủ vốn để đáp ứng các nhu cầu kịp thời của người rút vốn và ngược lại.
Sự tương tác giữa rủi ro tín dụng và thanh khoản đến sự ổn định của Ngân hàng. Trong bài viết này, sự tương tác này tác động cùng chiều đến sự ổn định của Ngân hàng, vậy điều này có ý nghĩa gì? Một Ngân hàng TMCP khi đối diện với rủi ro tín dụng và rò ràng, rủi ro tín dụng đang tác động tiêu cực đến sự ổn định của Ngân hàng và có một điều chắc chắn rằng bất kỳ Ngân hàng nào cũng chịu sự tác động tiêu cực này. Những nhà điều hành, quản lý buộc phải đưa ra những chính sách quản trị, điều hành hoạt động Ngân hàng, sử dụng những công cụ để giúp hạn chế tối đa sự tác động của rủi ro tín dụng, trong đó, gia tăng tính thanh khoản là chính là điều cần thiết nhất. Điều này cho thấy rằng, Ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng là điều tất yếu nhưng tỷ lệ thanh khoản của Ngân hàng đủ bù lại rủi ro đó thì Ngân hàng sẽ có thể ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vậy một điều đặt ra, làm thế nào để xác định được giá trị ngưỡng của độ thanh khoản này mà Ngân hàng cần hướng tới là bao nhiêu? Xét cụ thể trong dữ liệu bài viết này, tác giả sẽ tìm cách xác định được ngưỡng giá trị của thanh khoản Ngân hàng để đảm bảo cho rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Theo Bảng 4-5, hệ số của hai biến rủi ro tín dụng (credit risk) và tương tác giữa rủi ro tín dụng và thanh khoản ngân hàng (credit risk*liquidity) lần lượt là - 0.0503124 ở mức ý nghĩa 10% và 0.0015217 ở mức ý nghĩa 5%, điều kiện xem xét phương trình chỉ có 2 biến này:
z-score = -0.0503124*credit risk + 0.0015217* credit risk*liquidity
= credit risk*(-0.0503124 + 0.0015217 *liquidity)
Trong trường hợp (-0.0503124 + 0.0015217 *liquidity) lớn hơn 0, tương đương liquidity lớn hơn ~0.0503124/0.0015217 ~33.5%, khi credit risk tăng thì z- score sẽ tăng điều này cho thấy rằng, tỷ lệ thanh khoản có thể bù đắp tiêu cực của rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của Ngân hàng giúp cho Ngân hàng ổn định hơn.
Ngược lại (-0.0503124 + 0.0015217*liquidity) nhỏ hơn 0 tương đương liquidity nhỏ hơn ~0.0503124/0.0015217 ~33.5%, khi đó, credit risk tăng thì z-score sẽ giảm đồng nghĩa với việc làm giảm sự ổn định Ngân hàng.
Theo dữ liệu của bài viết chúng ta có thể thấy những Ngân hàng đang được đánh giá là thanh khoản rất tốt và đang ổn định trong năm 2018 như VCB, TCB, OCB, MBB, MSB, TPB… với giá trị thanh khoản lần lượt là 39.6%, 44.5%, 39.8%, 36.3%, 49.4%, 34.7%,…. Điều này chứng tỏ rằng, thanh khoản của các Ngân hàng này đang đáp ứng đủ trong việc bù lại cho tỷ lệ rủi ro tín dụng mà họ đang đối mặt. Ngược lại các Ngân hàng có tỷ lệ này thấp hơn ngưỡng thanh khoản 33.5% như CTG (22.8%), BID (22.7%), ACB (27.45%), EIB (27.9%), VIB (29.1%), VPB ( 26.4%)…
cũng cho thấy trên thực tế các Ngân hàng này đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản hay gặp rủi ro trong việc đối mặt với tỷ lệ nợ xấu, rủi ro tín dụng quá cao mà khả năng thanh khoản không đủ để bù lại. Trong đó, có 2 NH thuộc top 3 Ngân hàng TMCP đang gặp phải vấn đề thanh khoản đó là CTG và BID. CTG vẫn đang trong thời gian xây dựng đề án trình NHNN về việc tăng vốn nhằm tăng khả năng thanh khoản và đảm bảo hệ số tỷ lệ an toàn vốn CAR theo quy định của NHNN. Trong khi đó Ngân hàng BID được đánh giá là Ngân hàng ít ổn định
nhất trong top 3 này, khi Ngân hàng liên tục gặp phải vấn đề về thanh khoản mà nguyên nhân chủ yếu là gặp phải rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của mình.
Bảng 4-6 Tổng hợp tỷ lệ thanh khoản của các Ngân hàng trong năm 2018
Ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản dưới 33.5% | |||
Ngân hàng | Tỷ lệ thanh khoản (%) | Ngân hàng | Tỷ lệ thanh khoản (%) |
ABB | 37.0251 | ACB | 27.3706 |
HDB | 39.4335 | BID | 22.7429 |
MBB | 36.3362 | CTG | 22.8398 |
MSB | 49.4895 | EIB | 27.986 |
NVB | 34.1002 | SCB | 18.7142 |
OCB | 39.8055 | SGB | 25.4751 |
SEAB | 35.3203 | SHB | 25.8421 |
TCB | 44.4893 | STB | 23.7237 |
TPB | 34.7079 | VIB | 29.1489 |
VCB | 39.6468 | VPB | 26.411 |
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 của các Ngân hàng
Qua các phân tích trên và kết quả dữ liệu mô hình, tác giả cho thấy được rằng, rủi ro tín dụng là điều tất yếu mà Ngân hàng nào khi hoạt động cũng sẽ gặp phải, tuy nhiên, đồng hành cùng với rủi ro tín dụng đó chính là thanh khoản, một công cụ mà với những chính sách của các nhà điều hành có thể sử dụng để điều tiết được rủi ro tín dụng và gia tăng sự ổn định của Ngân hàng một cách hiệu quả. Tác giả đã chỉ ra được một cách xác định mang tính cơ bản nhất để chúng ta thấy được trực diện được cách chúng ta sử dụng và điều tiết công cụ như thế nào.
Liên quan tới các biến kiểm soát trong mô hình này, hệ số an toàn vốn CAR của Ngân hàng được xem như là một yếu tố tác động cùng chiều đến sự ổn định của Ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%. Như để cập ở Chương 2, để đảm bảo cho sự ổn định của Ngân hàng thì Ngân hàng phải luôn duy trì một mức vốn tối thiểu để phòng ngừa
rủi ro xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng (theo quy định hiện tại là 9%). Kết quả này cũng được xác nhận bởi nghiên cứu của Imbierowics và Rauch (2014) cho rằng vốn có tương quan thuận với sự ổn định của Ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của Ngân hàng có sự tác động cùng chiều sự ổn định của chính Ngân hàng đó ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy được sự chất lượng thu nhập trên tài sản của Ngân hàng. Điều này phù hợp với các Ngân hàng tại Việt Nam, vì khi tài sản sinh lợi nhiều chứng tỏ công ty đang hoạt động hiệu quả, tận dụng tối đa tài sản để tạo ra doanh thu. Tài sản tạo ra lợi nhuận chứng tỏ công ty sẽ hoạt động tốt và ổn định hơn các công ty có tài sản mang lại lợi nhuận thấp. Kết quả này lại trái ngược với Srairi (2013) và Imbierowics và Rauch (2014) với kết quả là ROA tác động tiêu cực lên sự ổn định của ngân hàng.
Đa dạng hóa trong thu nhập (Income diversity) cũng có tác động cùng chiều tới sự ổn định Ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cũng phù hợp với thực tế các Ngân hàng tại Ngân hàng tại Việt Nam, khi đa dạng hóa được các Ngân hàng đề cập như là một phương án nhằm hạn chế tối thiếu rủi ro mà Ngân hàng gặp phải mà trong đó, cách thức là các Ngân hàng sẽ lấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này để bù đắp cho những rủi ro gặp phải từ các hoạt động kinh doanh khác nhằm tổng thể đảm bảo cho sự ổn định của toàn hệ thống Ngân hàng đó. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu của Srairi, 2013.
Trong các biến kiếm soát tác động đến sự ổn định của Ngân hàng, lạm phát được xem như là một yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực đến sự ổn định của Ngân hàng. Khi lạm phát xảy ra, nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người dân, hộ kinh doanh trong đó, việc rút tiền ồ ạt hay nhu cầu vay vốn bị ảnh hưởng sẽ tác động tiêu cực đến sự ổn định của Ngân hàng. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Ameni Ghenimi, Hasna Chaibi, Mohamed Ali Brahim Omri, 2017.
Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê đến sự ổn định của ngân hàng, tuy nhiên có thể thấy rằng các biến như quy mô ngân hàng, hay tốc độ tăng trưởng tín
dụng đều có hệ số dương chứng tỏ khi một quy mô ngân hàng tăng thì sự ổn định sẽ đạt ở mức tốt hơn và khi tăng trưởng tín dụng tốt, hiệu quả mang lại trong hoạt động kinh doanh sẽ đủ bù đắp cho những tổn thất mà các rủi ro gây ra do đó cũng là tăng tính ổn định của Ngân hàng. Ngược lại, hệ số âm của các biến hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí và tăng trưởng GDP cho thấy các yếu tố này tác động tiêu cực đến sự ổn định của Ngân hàng vì nó có thể mang lại “tác dụng phụ” vì chúng được xem như con dao hai lưỡi. Kiểm soát chi phí tốt sẽ mang lại lợi nhuận nhưng có thể tạo ra hạn chế trong việc quản trị rủi ro, từ đó gặp phải những vấn đề mà tác động tiêu cực đến sự ổn định Ngân hàng.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có thể được biết đến như hai loại rủi ro cơ bản mà các Ngân hàng gặp phải khi hoạt động. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản, phân loại các loại rủi ro này nhằm xem xét tác động của hai loại rủi ro này đến với Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu đặc biệt đã chỉ ra được có hay không mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong hoạt động của họ, xem xét được mối quan hệ này tác động như thế nào đến sự ổn định của Ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng và thanh khoản của Ngân hàng có mối tương quan cùng chiều với nhau. Khi Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của Ngân hàng khi buộc Ngân hàng phải bù đắp những khoản mất mát mà rủi ro tín dụng gây ra và ngược lại.
Rủi ro tín dụng sẽ tương quan nghịch với sự ổn định của Ngân hàng, khi rủi ro tín dụng càng tăng thì sự sống còn của Ngân hàng cũng tăng theo. Ngược lại, thanh khoản của Ngân hàng càng tăng thì sự ổn định của Ngân hàng tăng vì lúc này Ngân hàng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu rút tiền, vay vốn của khách hàng – hoạt động chính của các Ngân hàng TMCP.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy được một số biến kiểm soát có tác động cùng chiều đến sự ổn định của Ngân hàng như hệ số an toàn vốn, đây cũng là định hướng phát triển và mục đích của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam vì khi duy trì được hệ số an toàn vốn đáp ứng theo quy định thì công ty có thể phòng ngừa được các trường hợp mất vốn, rủi ro tín dụng.
Kết quả của mô hình bài nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp giúp cho nhà quản trị điều hành có thể nhìn nhận được vấn đề và khắc phục ngay lập tức trong việc xử lý khi gặp phải rủi ro tín dụng trong đó thanh khoản là công cụ song hành, cụ thể là bài nghiên cứu đã xác định được giá trị thanh khoản của Ngân hàng mà các