phá sản trụ sở chính của doanh nghiệp hợp tác xã và đăng tr n Cổng thông tin đăng ý doanh nghiệp Cổng thông tin điện tử của T a án nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửi giấy đ i nợ trong 10 ngày làm việc ể từ ngày ni m yết.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc ể từ ngày ết thúc thời hạn ni m yết chủ nợ và doanh nghiệp hợp tác xã mất hả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ. Trường hợp bất hả háng hoặc có trở ngại hách quan thì thời gian có sự iện bất hả háng hoặc trở ngại hách quan hông tính vào thời hạn quy định tại hoản này.”
Do quy định về thời hạn niêm yết nói trên không thực sự rõ ràng mà thời hạn này có liên quan đến thời hạn đề nghị xem xét lại danh sách chủ nợ nên có nhiều chủ nợ đã yêu cầu Tòa án giải thích rõ về vấn đề này để họ thực hiện quyền đề nghị xem xét lại của chủ nợ.
Tương tự như trên đối với Khoản 2 và Khoản 3 Điều 68 Luật Phá sản quy định thời hạn đề nghị xem xét lại danh sách người mắc nợ: “Trong thời hạn 45 ngày ể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản danh sách người mắc nợ phải được ni m yết công hai tại trụ sở T a án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản trụ sở chính của doanh nghiệp hợp tác xã và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làm việc ể từ ngày ni m yết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc ể từ ngày ết thúc thời hạn ni m yết người mắc nợ và doanh nghiệp hợp tác xã mất hả năng thanh toán có quyền đề nghị Thẩm phán xem xét lại danh sách người mắc nợ.”
3.2.3.2. Tuyên bố giao dịch vô hiệu
Mục tiêu điều chỉnh pháp luật lớn nhất của các quy định về tuyên bố giao dịch vô hiệu đó là nhằm ngăn chặn, làm mất hiệu lực của các thỏa thuận, giao kết hợp đồng với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo toàn và tối đa hóa tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Nếu như trước kia theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản năm 2004, một số giao dịch của doanh nghiệp vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên, quy định này của Luật phá sản năm 2004 không thể áp dụng cho các giao dịch tương tự thực hiện trong khoảng thời gian từ khi thụ lý đến khi có quyết định mở thủ tục phá sản (thời gian này là 30 ngày). Mặt khác, có trường hợp khi giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, những tài sản doanh nghiệp đã bán trước thời điểm tòa án thụ lý giải quyết ba tháng nhưng những người mắc nợ doanh nghiệp phá sản lại có những đề nghị xem xét lại, khiếu kiện liên quan đến tài sản mà doanh nghiệp đã xử lý.
Khắc phục hạn chế này và để đảm bảo tài sản của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản không thất thoát một cách cố ý, qua đó đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Luật Phá sản năm 2014 (Điều 59) quy định một số giao dịch có những dấu hiệu nhất định có thể bị tuyên bố vô hiệu. Đó là các giao dịch sau đây:
+ Các giao dịch thực hiện trong thời gian 6 tháng trước ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, gồm các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp; thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn; tặng cho tài sản; giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.
+ Các giao dịch nói trên nhưng thực hiện với “những người li n quan” trong thời gian 18 tháng trước ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Những đối tượng được coi là những người liên quan gồm: Công ty mẹ, người
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 14
- Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 16
- Tự Ý Chấm Dứt; Tạm Đình Chỉ Thực Hiện Hợp Đồng Đang Có Hiệu Lực
- Các Quy Định Về Áp Dụng Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quản Lý Tài Sản Phá Sản Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con; Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã; Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định nêu trên; Doanh nghiệp trong đó những người nêu trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó; Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
+ Các giao dịch thực hiện sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản, gồm cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; thanh toán khoản nợ không có bảo đảm (trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động); từ bỏ quyền đòi nợ; chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp.
Về thủ tục, Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và nếu phát hiện các giao dịch nêu trên thì yêu cầu tòa án xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc tòa án phát hiện ra các giao dịch kể trên thì tòa án ra một trong các quyết định không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản; hoặc tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm
và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật. Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị chánh án tòa án xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, chánh án tòa án đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu; hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu, thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Nhìn chung, các quy định về tuyên bố giao dịch vô hiệu của Luật Phá sản 2014 của Việt Nam khá tương đồng với các nước trên thế giới. Các dấu hiệu của một giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu theo Luật Phá sản 2014 có sự kết hợp giữa các dấu hiệu về mặt chủ thể (người liên quan) và dấu hiệu về hành vi, nội dung, mục đích của giao dịch. Việc xem xét cả các giao dịch ngay sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản cũng cho phép mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh của các quy định này, góp phần bao quát và kiểm soát được các giao dịch có thể bị xem xét là giao dịch vô hiệu của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán một cách rộng hơn. Việc chứng minh mục đích thực sự của giao dịch cũng được quy định xem xét thông qua các dấu hiệu khách quan như giá trị của giao dịch, chủ thể tham gia giao dịch, tác động của giao dịch tới tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh
nghiệp…Đó đều là các căn cứ pháp lý quan trọng để giúp xác định một giao dịch có khả năng xem xét, tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh các điểm tiến bộ thì các quy định về giao dịch vô hiệu hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất thời hạn một giao dịch được xem xét vô hiệu cần có sự cân nhắc vì trên thực tế có thể phát sinh một số hó hăn nhất định
Thời hạn của các giao dịch có thể bị xem xét hiệu lực hiện nay là 6 tháng và 18 tháng kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Thời hạn quá ngắn sẽ không đủ thời gian để Thẩm phán, Quản tài viên tìm hiểu, xem xét các bằng chứng cho thấy dấu hiệu của một giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu, từ đó, có thể dẫn tới bỏ sót các giao dịch có dấu hiệu của tẩu tán tài sản mà doanh nghiệp đã thực hiện ngoài phạm vi của các mốc thời hạn nói trên. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, một vụ án mà Tòa án nhân dân tuyên một giao dịch vô hiệu có thể mất nhiều thời gian, điều này ảnh hưởng đến thời hiệu thực hiện các công việc khác được quy định tại Luật Phá sản.
Tác giả Phan Nữ Hiền Oanh [41] và một số học giả còn cho rằng mốc thời gian để làm căn cứ tính thời hạn 6 tháng hoặc 18 tháng ở trên hiện nay dựa vào thời điểm giao dịch được thực hiện là không phù hợp với thực tiễn, bởi vì giao dịch thông thường được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải một thời điểm. Nếu nói đến thời điểm là nói đến thời điểm giao dịch bắt đầu được thực hiện chứ không phải là thời điểm giao dịch thực hiện. Hơn nữa, thời điểm thực hiện giao dịch và thời điểm giao kết giao dịch thông thường sẽ khác nhau và ngay tại thời điểm giao dịch được giao kết, các bên trong thỏa thuận đã biểu đạt ý chí, mục đích của giao dịch có dấu hiệu của các giao dịch vô hiệu. Do đó, cách quy định như hiện nay có thể gây khó khăn cho việc thực thi điều luật trên thực tế.
Thứ hai phân tích dấu hiệu “chuyển nhượng tài sản hông theo giá thị trường”
Một số tác giả cho rằng việc thay đổi dấu hiệu “thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của b n ia” bằng dấu hiệu “giao dịch li n quan đến chuyển nhượng tài sản hông theo giá thị trường” là chưa phù hợp. Tác giả Phan Nữ Hiền Oanh [41] cho rằng dấu hiệu “ hông theo giá thị trường” có thể hiểu là cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường. Tác giả Phan Nữ Hiền Oanh cũng cho rằng giao dịch mua bán dù giá cao hay thấp nếu hoàn toàn tự nguyện của hai bên và không nhằm mục đích trục lợi, tẩu tán tài sản hay vì những mục đích trái pháp luật thì cần được pháp luật tôn trọng. Ở luận điểm này, mặc dù việc xác định dấu hiệu giao dịch có khả năng tuyên bố vô hiệu phải căn cứ vào dấu hiệu chung là tính trục lợi hay tính tẩu tán tài sản, tuy nhiên, để xác định dấu hiệu chung này thì một căn cứ quan trọng là giá trị của giao dịch. Trong trường hợp, giá trị của giao dịch thấp hơn giá thị trường một cách đáng ngờ thì nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu để bị xem xét vô hiệu. Đương nhiên, việc xem xét một giao dịch là vô hiệu không chỉ căn cứ vào dấu hiệu duy nhất là “thấp hơn giá thị trường” mà nó phải kết hợp nhiều dấu hiệu khác.
Thứ ba li n quan đến quyền y u cầu tuy n bố giao dịch hông vô hiệu
Một trong số điểm mới của Luật Phá sản 2014 so với Luật Phá sản 2004 là mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu góp phần gia tăng cường các kênh khác nhau để có thể phát hiện ra giao dịch có dấu hiệu vô hiệu, từ đó, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan. Đồng thời, thủ tục tuyên bố một giao dịch vô hiệu cũng được bổ sung trong Luật Phá sản 2014. Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Căn cứ vào đây
có thể thấy, tuyên bố giao dịch vô hiệu có thể được xem xét lại, tuy nhiên, có học giả [41] cho rằng, cần thiết phải quy định quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch không vô hiệu vì kết quả xem xét một giao dịch vô hiệu hay không có thể dẫn đến các kết luận khác nhau, có thể kết luận là giao dịch vô hiệu hoặc có thể kết luận là giao dịch không vô hiệu. Tuyên bố giao dịch vô hiệu sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhưng lại bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ và ngược lại, tuyên bố một giao dịch không vô hiệu sẽ không ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp nhưng sẽ tác động bất lợi tới các chủ nợ nếu trong trường hợp giao dịch có thể có dấu hiệu của trục lợi nhưng tại thời điểm tuyên bố giao dịch vô hiệu, các dấu hiệu trục lợi, tẩu tán tài sản đã có thể không bị phát hiện ra.
Thứ tư hậu quả pháp lý của giao dịch bị tuy n bố vô hiệu
Vấn đề về hậu quả pháp lý sau khi một giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu một giao dịch bị tuyên bố vô hiệu thì các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo Luật Phá sản 2014, tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu sẽ nằm trong khối tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Như vậy, khi một giao dịch được tuyên bố vô hiệu, nghĩa vụ hoàn trả của các bên trong giao dịch này ngay lập tức được phát sinh. Tuy nhiên, Tại Điều 51 Luật Phá sản 2014 lại quy định rằng: “Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp được xác lập sau hi T a án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuy n bố phá sản”. Theo quy định này, nghĩa vụ tài sản mà cụ thể ở đây là nghĩa vụ hoàn trả của các bên trong giao dịch bị tuyên bố vô hiệu sẽ chỉ được xác lập vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản. Nghĩa là, chỉ sau khi có quyết định tuyên bố phá sản, các nghĩa vụ tài sản phát sinh trên cơ sở giao dịch bị tuyên vô hiệu mới được xác lập. Do việc không xác lập ngay lập tức khối tài sản có thể thu hồi được trong các giao
dịch vô hiệu có thể làm cho các chủ thể có liên quan đánh giá không chính xác về tình trạng tài sản của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến những lựa chọn chưa phù hợp trong giải quyết phá sản cho doanh nghiệp. Ví dụ, việc đánh giá tài sản của doanh nghiệp thấp hơn có thể cản trở các biện pháp phục hồi và ngược lại. Trên thực tế, nhiều trường hợp, đến thời điểm doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì gần như doanh nghiệp không còn tài sản nhưng cũng không thấy có giao dịch nào bị tuyên là vô hiệu. Nói cách khác việc phát hiện và tuyên bố giao dịch vô hiệu hiện nay không đi liền với bất kỳ một biện pháp giám sát đối với các giao dịch này từ giai đoạn mở thủ tục phá sản cho đến khi tuyên bố phá sản.
Trong hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu thì xác định nghĩa vụ bồi thường cũng là một nội dung quan trọng. Theo quy định của pháp luật dân sự, bên có lỗi sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Và như vậy, trong trường hợp, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà có lỗi trong việc xác lập giao dịch vô hiệu thì nghĩa vụ bồi thường phát sinh trong trường hợp này cũng là một nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Như vậy, trong trường hợp này việc xác định lỗi của bên nào có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể phát sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định lỗi thuộc về bên nào lại không hề đơn giản, thậm chí có thể có sự thông đồng, cấu kết trong việc thực hiện các giao dịch có mục đích trục lợi, tẩu tán tài sản mà trong đó, lỗi có thể thuộc về cả hai bên tham gia giao dịch. Động cơ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể có căn cứ xác định, tuy nhiên, lỗi của doanh nghiệp – phía bên còn lại của giao dịch lại khá khó xác định. Thông thường, bên đối tác có thể biết hoặc không biết về việc doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán, vì thế có thể vô tình hoặc cố ý tham gia vào các giao dịch có mục đích trục lợi hoặc tẩu tán tài sản. Nếu được xác định về phía doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là bên có lỗi thì rõ ràng nghĩa vụ về tài sản