vật nào được đốn hạ, thu hoạch ,sở hữu, vận chuyển, hoặc mua bán trái với các điều luật, quy định của bất kỳ bang nào hoặc của bất kỳ pháp luật nước ngoài nào về bảo vệ, quản lý thực vật hoặc về các loại thuế và phí liên quan đến việc khai thác thực vật”. Mặc dù phạm vi điều chỉnh của quy định này còn nêu chung chung nhưng với cách dùng từ kiểu này có thể thấy rằng phạm vi sẽ rất rộng và chắc chắn bao gồm các sản phẩm làm từ gỗ. Để đối phó với các vấn đề phát sinh, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu xuất khẩu cũng như trị giá xuất khẩu, các loại giấy tờ có liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra, Farm Bill 2008 cũng quy định riêng chương trình khai báo khi nhập khẩu một số loại gỗ xẻ mềm (mục 830). Chương trình này yêu cầu các nhà nhập khẩu gỗ xẻ mềm và các sản phẩm từ loại gỗ này phải cung cấp thông tin, khai báo về nguồn gốc xuất xứ, kèm theo tài liệu tóm tắt. Tiếp đó, còn phải kể đến đạo luật Lacey. Đạo luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2009 đầu 2010 cũng nhằm mục đích thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ.
Tại thị trường EU, uỷ ban EU thông qua hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm Nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT). Theo đó, tất cả các chuyến hàng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường này sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp phép chỉ sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Về vấn đề này, người đại diện của EU cho biết: “EU sẽ không bắt nước xuất khẩu kiểm soát nguồn gốc gỗ nếu không đưa ra động cơ khuyến khích, tức là mở rộng thị trường châu Âu cho những nước đó. EU thuyết phục đối tác của mình cần phải thực hiện FLEGT, đổi lại EU có các chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại sản phẩm gỗ hợp pháp”. Như vậy, sản phẩm gỗ của Việt Nam khi vào thị trường EU phải có chứng chỉ về nguồn gốc. Hiện chỉ có “chứng chỉ rừng” của hội đồng quản trị rừng thế giới FSC (Forest Stewardship Council) mới được EU chấp nhận làm bằng chứng chứng
minh tính hợp pháp của nguồn gốc sản phẩm gỗ. Đó là chứng chỉ theo dõi sản phẩm gỗ từ khi còn là nguyên liệu gỗ thô đến khi trở thành sản phẩm. Theo hội đồng này “Chứng chỉ rừng” được sử dụng để bảo đảm với người tiêu dùng rằng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rừng rằng sản phẩm gỗ có chứng chỉ được sản xuất trên cở rừng được tái tạo lâu dài, không làm giảm tính đa dạng sinh học của rừng và không ảnh hưởng đến môi trường. Để được cấp chứng chỉ này, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gỗ của Việt Nam phải chấp nhận hoạt động theo các điều kiện nhất định ví dụ như: gỗ làm ra sản phẩm chỉ được khai thác từ rừng trồng, rừng không có nguy cơ bị diệt chủng, phải đảm bảo tính đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ, đồng thời phải đảm bảo nâng cao thu nhập người lao động làm nghề rừng.
Chưa dừng lại ở đó, trước sự phát triển nhanh của ngành sản xuất gỗ Việt Nam, nhiều tổ chức đã đưa ra những bình luận chưa chính xác và không có căn cứ về nguồn gốc nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Hai tổ chức EIA (Enviromental Investigation Agency) ở Anh và Telapak của Inđônêxia đã cáo buộc Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ bất hợp pháp của thế giới với những số lượng lớn gỗ lậu nhập về từ Lào. Mặc dù chưa đưa ra bằng chứng nhưng rõ ràng là những phát ngôn kiểu này rất dễ tác động và gây ảnh hưởng đến uy tín ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam. Sau vụ việc này, một số đối tác nhập khẩu nước ngoài đã yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam giải trình.
2. Môi trường ngành.
2.1. Khách hàng.
Ngoài phục vụ cho khách hàng tiêu dùng nội địa, đồ gỗ Việt Nam còn xuất khẩu mạnh ra thị trường nước ngoài và hiện đã có mặt trên 120 nước trên thế giới. Trong đó những thị trường chính và đem lại nguồn thu chủ yếu đó là Mỹ, EU, Nhật Bản. Giữ vị trí đầu tiên vẫn là Mỹ, thứ hai là EU rồi đến Nhật Bản. Trong số các nước EU, Đức, Anh, Pháp ,Thuỵ Điển, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha là những nước tiêu thụ nhiều nhất. Đây là những thị trường mà người dân có thu nhập, đời sống cao nên nhu cầu tại những thị trường này
tăng mạnh qua các năm tạo thuận lợi đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã tăng từ 115,46 triệu đô năm 2003 lên thành 900 triệu đô năm 2007, thị trường EU tăng từ 160 triệu đô năm 2003 lên thành 500 triệu đô năm 2006 và 600 triệu đô năm 2009 , Nhật Bản từ 137,9 triệu đô năm 2003 lên 286,8 triệu đô năm 2006. Ngoài ra, còn một số thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu lớn chỉ sau 3 thị trường trên như Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc. Đến thời điểm đầu 2009, mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng mở rộng sang một số thị trường khác nhưng nói chung kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của ngành sản xuất gỗ vẫn không có sự thay đổi nào đáng kể với tỷ trọng sau:
Bảng 2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam phân theo thị trường 2 tháng đầu năm 2009.
33,4% | |
Nhật Bản | 17,4% |
Anh | 7,8% |
Hà Lan | 5,0% |
Đức | 4,9% |
Hàn Quốc | 3,6% |
Trung Quốc | 2,6% |
Pháp | 2,6% |
Italia | 2,2% |
Úc | 1,9% |
Tây Ban Nha | 1,6% |
Các nước khác | 16,9% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Nghiên Cứu Và Phát Triển.
- Mục Đích Của Việc Phân Tích Tác Động Của Các Nhân Tố Trong Môi Trường Kinh Doanh :
- Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 5
- Đôi Với Việc Ban Hành Và Thực Thi Các Chính Sách Pháp Luật.
- Đối Với Hoạt Động Quản Lý Nguồn Nguyên Liệu.
- Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Nguồn: http//vn.vinjapan.com
Hạn chế lớn nhất đối với một số doanh nghiệp chính là sự phụ thuộc vào khách hàng ở thị trường xuất khẩu. Những doanh nghiệp này do không có được hệ thống phân phối rộng và sản phẩm bán được ít ở thị trường trong nước nên chủ yếu quay ra làm theo đơn hàng của khách hàng nước ngoài để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề phụ thuộc còn trở nên nghiêm trọng hơn đối
với những doanh nghiệp không có khách hàng thường xuyên hay không có thị trường tiêu thụ rộng. Khi đơn hàng giảm hay bị ngừng, nhóm doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn hoặc dễ xảy ra tình trạng giảm giá sản phẩm để giành giật khách hàng.
Nhìn chung, với sự lựa chọn đa dạng các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm như hiện nay, khách hàng trong lẫn ngoài nước là người nắm ưu thế và tạo áp lực đến các doanh nghiệp.
Riêng có nhóm doanh nghiệp lớn, đặc biệt là khối các tập đoàn đa lĩnh vực ở Việt Nam như Hoàng Anh Gia Lai, Hoà Phát và một số doanh nghiệp FDI do có hệ thống phân phối đầu ra lớn và mạng lưới kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới nên rủi ro về việc bị ảnh hưởng khi khách hàng cắt đơn hàng là không cao và có thể không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
2.2. Nhà cung cấp.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. Hàng năm, nguyên liệu gỗ phải nhập chiếm đến 80% do trong nước không đáp ứng đủ. Các nhà cung cấp gỗ cho Việt Nam đến từ nhiều nơi trên thế giới tuy nhiên không có nhà cung cấp nào có lợi thế hoàn toàn trong khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước trong Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Malaysia, Inđônêxia gần nhưng thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia hay thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Úc, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canađa, Mỹ, Braxin, Châu Phi ổn định nhưng lại cách xa nên phí vận chuyển cao, làm cho giá thành nguyên liệu tăng, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Ngoài ra, do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên máy móc, thiết bị, công cụ gia công và các loại nhiên liệu khác như sơn, vecni cũng phải nhập. Đây là một bất lợi bởi nó sẽ dẫn đến việc nguồn cung đầu vào của doanh nghiệp dễ thay đổi thường xuyên do biến động từ nước cung cấp, hoạt
động mua bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. Mặt khác, cũng chính vì phải nhập nguyên liệu nên cho dù có nguồn cung cấp ổn định đi chăng nữa thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cao so với nhiều nước xuất khẩu đồ gỗ khác.
Đối với nguồn nguyên liệu gỗ trong nước, nguồn cung cấp đến từ các lâm trường hay các khu rừng mà nhà nước cho phép doanh nghiệp khai thác, quản lý, tái tạo. Tuy nhiên, những nguồn nguyên liệu này phần lớn chỉ có thể dùng để phục vụ cho sản xuất đồ gỗ trong nước và một số thị trường nước ngoài không đòi hỏi chứng chỉ rừng FSC bởi cho đến thời điểm này (đầu 2009), cả nước chỉ có một khu rừng ở Quảng Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới. Do vậy , chỉ có duy nhất nguồn gỗ thuộc khu rừng này được cấp chứng chỉ FSC. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC đã trở nên bắt buộc tại các thị trường lớn. Bởi vậy, khi khách hàng tại các thị trường lớn đặt hàng, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước vẫn phải mua gỗ có chứng chỉ FSC từ nước ngoài cho dù loại gỗ đó có ở trong nước hay không. Ví dụ như loại gỗ dầu nhập từ Malaysia,
thông thường nếu nhập doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra 105 đô/ m3 trong khi giá
bán trong nước là 80 đô/ m3. Rõ ràng nếu mua trong nước sẽ rẻ hơn 30% và giảm chi phí nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải nhập do có chứng chỉ FSC.
Hiện nay, nhiều đơn vị được nhà nước giao cho trồng rừng để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho hoạt động sản xuất do chạy theo lợi nhuận trước mắt đã khai thác cây non (từ 5-8 tuổi) để bán cho các doanh nghiệp sản xuất bột giấy của nước ngoài bán với giá trung bình 70 USD/tấn, thậm chí có lúc chưa tới 50 USD/tấn thấp hơn nhiều so với gỗ truởng thành dùng để sản xuất [4,12]. Điều này rõ ràng đã ngăn cản các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đầu tư xây dựng cơ sỏ tại các khu vực này do lo sợ khi hoàn thành nhà máy xong thì họ sẽ không có đủ gỗ lớn cho sản xuất. Hơn thế nữa, nó hoàn toàn đi ngược lại với chính sách trồng rừng để đẩy mạnh nguồn gỗ nguyên liệu trong nuớc. Đây là một vấn đề bất cập cần được giải quyết.
2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Ở thị trường trong nước, sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh hoạt động cạnh tranh lẫn nhau giờ còn phải cạnh tranh mạnh đối với hàng ngoại nhập. Theo tổng kết của văn phòng uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, trong khi các doanh nghiệp gỗ Việt Nam mải mê xuất khẩu thì đồ gỗ ngoại đã chiếm đến 80% thị trường trong nước. Mẫu mã phong phú, cách thức phân phối, tổ chức bán hàng tốt nên dù giá cả đắt hơn hàng nội 30% - 50% vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Các sản phẩm gỗ của Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, một số nước EU trên thị trường Việt Nam đang dần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và giá cả có xu hướng giảm theo mức thuế nên nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận. Tại các cửa hàng, đại lý phân phối mà không phải của riêng một doanh nghiêp sản xuất trong nước và là nơi tập trung của nhiều loại sản phẩm gỗ có nguồn gốc khác nhau, sản phẩm gỗ ngoại giờ đây chiếm tỷ lệ lớn. Như vậy, khả năng cạnh tranh của hàng nội đang trở nên yếu đi.
Trái ngược lại thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu lại đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam. Hết năm 2008, việc kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 2,8 tỷ đô vượt qua nhiều nước xuất khẩu mạnh khác như Inđônêxia, Thái Lan đã cho thấy khả năng lôi kéo khách hàng nước ngoài đến với sản phẩm gỗ Việt. Tuy nhiên, sự vươn lên trong khả năng cạnh tranh lôi kéo đơn hàng nước ngoài chủ yếu đến từ yếu tố giá cả chứ không phải chất lượng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn Việt Nam vì mức giá phải trả thấp, thậm chí nhiều lúc họ còn được lợi lớn do bản thân các doanh nghiệp Việt Nam tự nguyện giảm giá để tranh nhau đơn hàng. Bên cạnh đó, nếu xét về khả năng cạnh trạnh về giá thì Việt Nam vẫn thua Trung Quốc, Malaysia bởi doanh nghiệp tại các quốc gia này có phần lớn có lợi thế hơn về quy mô, năng suất cao hơn và chi phí đầu vào thấp hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam nên tỷ suất lợi nhuận của họ thường cao hơn.
Do đó, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng tay nghề công nhân, năng suất, đổi mới sản phẩm và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nuớc mới là bước đi đúng để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp chứ không phải chỉ dựa vào giá cả.
2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Việc để mất thị trường trong nước vào tay các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể tăng nếu như nhiều hãng sản xuất đồ gỗ hàng đầu của thế giới đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất gỗ của nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là để phục vụ xuất khẩu, một số ít là bán cả trong nước. Những sản phẩm gỗ chất lượng cao với thiết kế mẫu mã đẹp ở nước ta chủ yếu đến từ các nước có trình độ tiên tiến. Nhóm sản phẩm này vào nước ta bằng con đường nhập khẩu và phân phối thông qua các đại lý trong nước hay qua các công ty xuất nhập khẩu. Giá thành sản phẩm của chúng là khá cao so với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong nước nên thị trường tiêu thụ sản phẩm này thường rơi vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Trong khi đó, rào cản để gia nhập thị trường Việt Nam và trở nên phổ biến đối với những dòng sản phẩm chất lượng cao đến từ nước ngoài chính là chí phí và giá thành. Nếu giá thành giảm, chúng hoàn toàn có thể được người dân Việt Nam mua và sử dụng rộng rãi. Bởi vậy, một khi các hãng sản xuất đồ gỗ danh tiếng đó đặt được cơ sở sản xuất tại Việt Nam, giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ được giảm đi và phù hợp với khả năng của nhiều người tiêu dùng trong nước. Hai sản phẩm có mức giá không chênh lệch mà chất lượng lại khác nhau thì chắc chắn ưu thế sẽ nghiêng về sản phẩm của nước ngoài.
2.5. Sản phẩm thay thế.
Trong số các mặt hàng đồ gỗ, trừ các mặt hàng như giường, tủ, bàn, ghế - những mặt hàng mà người tiêu dùng có thói quen dùng đồ gỗ thì chỉ có duy nhất mặt hàng cửa sổ, cửa ra vào là đang phải chịu sự cạnh tranh với các dòng sản phẩm có khả năng thay thế khác. Sự xuất hiện của nhiều doanh
nghiệp sản xuất các loại cửa ra vào bằng khung nhôm hay kim loại đã làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm cửa làm bằng gỗ bị giảm. Do cửa khung nhôm hay kim loại có mức giá rẻ hơn so với cửa gỗ trong khi giá gỗ lại có xu hướng tăng, vì vậy mà người tiêu dùng đang có xu hướng dich chuyển sang sử dụng các loại cửa này. Tại các dự án về bất động sản và xây dựng trong nước, cửa khung nhôm hay kim loại đang ngày càng được chủ đầu tư và người dân dùng nhiều hơn để tiết kiệm chi phí. Trong tương lai, việc sử dụng cửa khung nhôm hay kim loại chắc chắn còn tăng nhiều hơn nữa.
3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp.
3.1. Hoạt động Marketing.
Hệ thống phân phối giữa các doanh nghiệp có sự khác biệt rõ rệt. Đối với thị trường trong nước, khối doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có hệ thống phân phối trải rộng trên khắp toàn quốc còn nhóm các doanh nghiệp nhỏ hơn thì lại có hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tập trung chủ yếu tại một khu vực hay địa bàn. Riêng chỉ có nhóm doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc xuất khẩu là gặp khó khăn trong xây dựng hệ thống phân phối. Sở dĩ xảy ra điều này là bởi nhóm doanh nghiệp này không có đủ vốn. Họ không quen với việc vừa phải đi từng cửa hàng, đại lý để tiếp thị sản phẩm theo kiểu nhỏ giọt, vừa phải tập trung sản xuất. Trong khi đó, nếu làm ăn với đối tác nước ngoài họ có thể bán được hàng chục container một lúc. Do vậy, có bao nhiêu vốn trong tay là họ dồn vào để mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hết thay vì đầu tư xây dựng cửa hàng riêng cho mình.
Đối với thị trường nước ngoài, chỉ có một số các doanh nghiệp lớn, tập đoàn trong nước và khối doanh nghiệp FDI là mở được văn phòng đại diện, chi nhánh cũng như hệ thống cửa hàng, đại lý để trực tiếp bán sản phẩm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại chủ yếu là bán hàng thông qua các công ty trung gian hoặc gia công theo yêu cầu từ phía nước ngoài. Bởi vậy, khối doanh nghiệp này không có khả năng tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm gỗ Việt. Tuy nhiên, đây cũng là điều không thể tránh khỏi do các doanh