Mục Đích Của Việc Phân Tích Tác Động Của Các Nhân Tố Trong Môi Trường Kinh Doanh :

sản phẩm trước đó hoặc là những sản phẩm hoàn toàn mới so với sản phẩm hiện tại.

Để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trước tiên, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng các hoạt động nghiên cứu phát triển cũng như những xu hướng phát triển trong ngành để tìm ra phương hướng phù hợp trong nghiên cứu và phát triển. Sau khi đã định ra phương hướng, giờ đây công ty sẽ phải cân nhắc và quyết định một mức ngân sách cho hoạt động này. Nếu thành công, nó có thể đem lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp. Cuối cùng, doanh nghiệp cần đánh giá về tình hình đội ngũ nhân lực cùng với các trang thiết bị máy móc để xem 2 yếu tố đó có đảm bảo thực hiện được hoạt động nghiên cứu và phát triển hay không. Hoạt động nghiên cứu và phát triển rõ ràng không thể nào thiếu đi những người lao động có tay nghề, những bộ óc sáng tạo, khả năng cảm nhận tốt biến đổi trong nhu cầu xã hội cũng như trang thiết bị dùng cho hoạt động này.

3.5. Nguồn nhân lực.

Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu công việc của doanh nghiệp được đề ra chỉ nhằm mục tiêu giải quyết mong muốn của ban lãnh đạo mà không đếm xỉa tới người lao động thì sẽ nó gây ra tác hại nhất định và ảnh hưởng ngược lại đến hiệu quả công việc. Để người lao động làm việc với năng suất cao, thoả mãn và tìm thấy niềm vui trong công việc là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó, trước tiên, công việc phải bố trí phù hợp với năng lực, phẩm chất và mong muốn của họ.

Vấn đề quan trọng khác và tác động thường xuyên đến đội ngũ nhân viên chính là những chính sách sử dụng, quản lý lao động của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và đánh giá thành tích, kiểm soát nhân viên. Hoạt động tác nghiệp sẽ diễn ra với hiệu quả cao nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách này. Ví dụ như: Việc tuyển dụng cần chọn ra được đúng người mà doanh nghiệp cần cho vị trí tuyển dụng

đồng thời đảm bảo một sự cam kết gắn bó lâu dài của doanh nghiêp. Tiếp đó, việc tiến hành đào tạo phải giúp cho nhân viên nâng cao trình độ, nắm bắt kịp thời những kiến thức, kỹ năng của công việc. Các chính sách đãi ngộ phải tương xứng với năng lực và thành tích, tạo động lực cho nhân viên. Hệ thống đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng. Hoạt động kiểm soát cần phát hiện kịp thời vấn đề phát sinh liên quan đến đội ngũ lao động và đưa ra những biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời.

III. Mục đích của việc phân tích tác động của các nhân tố trong môi trường kinh doanh:

Khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra kế hoạch, họ không thể bỏ qua ảnh hưởng của các nhân tố liên quan. Môi trường kinh doanh vì vậy là căn cứ quan trọng buộc phải đánh giá.

Đối với các nhà quản lý, phân tích tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài sẽ giúp cho họ xác định, hiểu rõ được các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thế xác định các cơ hội và thách thức (đe doạ) đồng thời có thể dự đoán được xu thế vận động, phát triển của các yếu tố này trong tương lai.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý doanh nghiệp không thể đề ra kế hoạch mà họ lại không biết gì về tình hình bên trong của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích môi trường nội bộ sẽ giúp cho họ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Từ đó, nhà quản lý sẽ biết được cần phát huy lợi thế gì và hạn chế khắc phục điểm yếu nào.

Từ những đánh giá về cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, các nhà quản lý sẽ nhận biết được đâu là cơ may mình cần tận dụng, đâu là hiểm hoạ mình cần tránh hoặc hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra kế hoạch sao cho phù hợp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM‌‌


I. Tình hình phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam.

1. Năng lực, quy mô sản xuất.

Ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh trong những năm gần đây và là một trong những ngành có đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Điều này không chỉ thể hiện qua những con số thống kê về sự gia tăng quy mô, số lượng các doanh nghiệp mà nó còn được phán ánh qua những giá trị đem lại cho nền kinh tế.

Tính đến hết tháng 3 năm 2009, cả nước có khoảng gần 2600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, sử dụng 170000 lao động. So với năm 2000, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện thời đã tăng lên gấp 2,5 lần. Nếu phân chia theo loại hình sở hữu thì hiện nay các doanh nghiệp trong ngành bao gồm 4 nhóm doanh nghiệp chính: nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong đó, nhóm doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài hay còn được gọi với tên chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có hơn 420 doanh nghiệp.

Năng lực chế biến và sản xuất gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đạt vào khoảng 2,2 đến 2,5 triệu m khối một năm với hơn 1300 nhà máy, còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ. Nếu như từ năm 2006 trở về trước, ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đứng thứ 4 trong Đông Nam Á thì giờ đây ngành đã đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và trong năm 2008 vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về hoạt động xuất khẩu.

Giá trị sản phẩm toàn ngành tạo ra cũng như kim ngạch xuất khẩu đều tăng nhanh qua các năm.

Theo tổng kết của hiệp hội sản xuất gỗ, giá trị sản xuất của toàn ngành tăng mạnh trong thời kỳ 2000-2005. Cụ thể là so với năm 2000, giá trị sản xuất năm 2005 tăng gấp 4,44 lần. Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 13500 tỷ đồng, năm 2005 đạt 60059 tỷ đồng xẩp xỉ 4 tỷ đô la vào thời điểm đó. Đến giai đoạn 2006-2008, tổng giá trị sản xuất ra còn nhiều hơn, bằng 2,5 lần thời kỳ 2000-2005.

Bên cạnh việc khai thác thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam còn đẩy mạnh xuất khẩu và hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng khi đồ gỗ của Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu vào các thị trường lớn trên thế giới. Hiện tại, cả nước có hơn 450 doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, còn lại phục vụ nhu cầu trong nước hoặc đáp ứng cả hai.


Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành sản xuất đồ gỗ.


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Kim ngạch xuất khẩu


376


460


563


1054


1600


1930


2400


2800

Tốc độ phát triển liên hoàn (%)


_


122,3


122,4


187,2


151,8


120,6


124,3


116,6

Tốc độ phát

triển định gốc (%)


100


122,3


149,7


280,3


425,5


513,3


638,3


744,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 4

Nguồn: www.ambhanoi.um.dk và www.vntrade.com


Qua bảng tổng kết về kim ngạch, ta có thể thấy sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ. Chỉ sau 7 năm, kim ngạch xuất

khẩu của toàn ngành trong năm 2008 đã tăng hơn 7 lần (bằng 744,7%) so với trong năm 2001. Tốc độ tăng trưởng qua từng năm đều ở mức cao, thấp nhất là 16,6% và cao nhất là 87,2 %. Đặc biệt phải kể đến năm 2004 và 2005 với mức tăng trưởng là 87,2% và 51,8%, đây có thể coi là thời điểm bùng nổ của ngành hay nói cách khác là lúc đó các doanh nghiệp trong ngành đã nhận thấy được sức hấp dẫn từ nhiều thị trường lớn ở nước ngoài và biết nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội. Với kim ngạch này, ngành sản xuất đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 5 của cả nước (chỉ sau dầu thô, giày dép, dệt may và thuỷ sản).

Hiện cả nước có 3 cụm công nghiệp sản xuất và kinh doanh gỗ chính đó là: miền Nam với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, một số tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, khu vực đồng bằng sông Hồng với Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Trong 3 cụm công nghiệp này, Bình Định và Bình Duơng là 2 tỉnh có số lượng các doanh nghiệp và lượng hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong năm 2007, riêng Bình Dương có tới 369 doanh nghiệp, trong đó có 194 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn 700 triệu đô và toàn tỉnh đóng góp gần 40% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước. Đến hết 10 tháng đầu năm 2008, toàn ngành sản xuất gỗ của Bình Dương đã xuất khẩu được 952,6 triệu đô chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước [12,3] tức đã tăng hơn hẳn về tỷ trọng so với năm trước đó và tiếp tục là tỉnh dẫn đầu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.

Phạm vi phân bố các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ không đều. Trong đó, miền Bắc chiếm 14 %, Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 6%, còn lại 80% tập trung ở vùng Duyên Hải thuộc Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Nam. Như vậy, khu vực từ giữa miền Trung đổ vào Nam, ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ phát triển nhanh hơn về mặt quy mô.

Tiềm năng phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài. Cuối năm 2007 đầu 2008, cả nước có tới 420

dự án đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất đồ gỗ, trong đó có hơn 300 dự án đã thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 330 triệu đô [1,5]. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Châu Á như Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Singapore và một số khác như Thuỵ Điển , Na Uy, Đan Mạch, Pháp.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam tất yếu dẫn đến sự ra đời của các hiệp hội. Ngoài các hiệp hội sản xuất và kinh doanh đồ gỗ thuộc từng địa phương, nước ta hiện nay có 2 hiệp hội chính đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ trên cả nước đó là hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản, hiệp hội sản xuất đồ gỗ và mỹ nghệ.

2. Sản phẩm của ngành.

Căn cứ theo mục đích sử dụng, các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể chia làm 4 nhóm chính:

+ Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm gỗ ngoài trời bao gồm các loại bàn, ghế vườn, ghế xích đu, mái che nắng được làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa.

+ Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm gỗ trong nhà bao gồm các loại bàn, tủ, giường, ghế, giá sách, ván sàn làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải.

+ Nhóm thứ ba: Nhóm gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế ,tủ có áp dụng các công nghệ trạm, khắc.

+ Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn dùng để sản xuất bột giấy.

Nếu như 3 nhóm hàng sản phẩm gỗ ngoài trời, trong nhà và mỹ nghệ được sản xuất ra là những mặt hàng đã thành phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày thì sản phẩm dăm gỗ lại là nguyên liệu để phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất bột giấy.

Hiện nay, đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu thì nhóm đồ gỗ ngoài trời vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất và là mặt hàng xuất

khẩu chủ lực, đứng thứ hai là mặt hàng đồ gỗ trong nhà, thứ ba là sản phẩm dăm gỗ và cuối cùng là sản phẩm gỗ mỹ nghệ.

Nếu như các doanh nghiệp thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam chủ yếu sản xuất sản phẩm gỗ ngoài trời, gỗ trong nhà và dăm gỗ thì khu vực phía Bắc lại sản xuất chủ yếu đồ gỗ trong nhà và gỗ mỹ nghệ. Riêng nhóm doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ mỹ nghệ lại có đặc điểm là tập trung chủ yếu ở các làng nghề truyền thống và hiện cả nước có 342 làng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.‌

II. Thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam.

1. Môi trường vĩ mô.

1.1. Môi trường kinh tế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã làm cho doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ suy giảm so với mức dự kiến ban đầu là 3 tỷ đô la (thực tế đạt 2,8 tỷ đô) . Thời gian đầu của năm 2008, khi khủng hoảng chưa bùng phát và lan rộng, hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng vào giai đoạn 2 tháng cuối năm 2008 và đầu 2009 khi khủng hoảng đã bắt đầu lan rộng, nhiều đơn hàng được kí kết trước đó đã buộc phải giảm số lượng đặt hàng hay bên đối tác ngừng hợp đồng. Mặt khác, số lượng các đơn hàng được kí kết cuối năm 2008 để cung cấp sản phẩm cho nước ngoài trong năm 2009 cũng ít đi. Ngành sản xuất đồ gỗ Viêt Nam trong năm 2008 vừa qua vì vậy chỉ còn tăng trưởng với tốc độ 16% thay vì tăng trưởng nóng trên dưới 30% như mấy năm trước đây. Theo như dự đoán của hiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu đối với đồ gỗ ngoài trời và đồ nội thất trong nhà - 2 nhóm hàng chính trong tỷ trọng xuất khẩu ở thị trường Mỹ và EU sẽ giảm từ 30-35%. Trong đó, với cuộc khủng hoảng nhà đất và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở Mỹ - thị trường chiếm kim ngạch nhiều nhất trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất một lượng đơn hàng cũng như doanh thu lớn từ thị trường này Điều này tất yếu

dẫn đến sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpẩn xuất đồ gỗ. Từ những nhận định của mình, hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm 2009 chỉ vào khoảng 8-10% với mức 3,2 tỷ đô.

Mặc dù ghi nhận mức doanh thu tăng nhưng có thể nói tỷ suất lợi nhuận đạt được của ngành trong năm 2008 còn khá thấp và sụt giảm so với những năm trước đó. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là bởi sự gia tăng của giá dầu mỏ dẫn đến cước vận chuyển tăng trong khi phần lớn nguồn gỗ nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu nhập từ nước ngoài. Tại thời điểm giá dầu tăng lên đỉnh điểm 147 đô/ thùng, giá gỗ nguyên liệu nhập về Việt Nam cũng tăng mạnh theo. Trong khi đó, gỗ nguyên liệu mua từ Nam Phi nhập về Việt Nam thì giá cước vận tải chiếm 27% giá thành, từ Nam Mỹ về Việt Nam là 37% và từ khu vực Nam Thái Bình Dương là 45%.[2,4] Mặc dù giá thành cao đến như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn buộc phải mua để thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài và chỉ có những nguồn gỗ này mới có chứng chỉ FSC- điều kiện kiên quyết để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU và Mỹ. Theo tính toán của nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ, khi mức giá dầu tăng lên đến đỉnh điểm, nếu để đảm bảo mức lãi 10% thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá từ 18% tới 20%. Tuy nhiên, do đơn hàng đã ký từ nhiều tháng trước, nếu có điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu quy định cho phép 2 bên thoả thuận lại giá khi xảy ra biến động thì phía doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể tăng theo đúng mức đó để mà duy trì lợi nhuận được bởi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải giữ khách hàng. Kết quả là nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ thậm chí còn lỗ, số còn lại nếu có lãi thì cũng không cao.

Trong nước, lạm phát lên cao khiến sức tiêu thụ tại thị trường nội địa đối với mặt hàng đồ gỗ giảm mạnh. Thông thường, tỷ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tốc độ phát triển kinh tế thì là tốt nhưng ở Việt Nam lạm phát đã lên tới 2 con số. Mặc dù lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Việt Nam có nguyên nhân một phần do giá dầu mỏ và một số nguyên liệu trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022