doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mãi cạnh tranh về giá trong khi năng suất, mẫu mã, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với đối thủ nước ngoài trên các thị trường lớn và cả thị trường đồ gỗ cao cấp trong nước. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ không đủ điều kiện về mặt tài chính nhưng thuộc cùng một địa bàn , họ có thể chung vốn để mở trường đào tạo hoặc tự tổ chức các khoá học nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia nước ngoài. Các chương trình liên quan đến những công nghệ mới hay để nâng cao chuyên môn cần được xây dựng và triển khai dần theo các cấp độ khác nhau, phù hợp với trình độ người học.
KẾT LUẬN
Thách thức đặt ra cho mỗi ngành sản xuất công nghiệp đó là làm thế nào để phát triển bền vững nhất, thực sự trở thành thế mạnh của mỗi một quốc gia và có đóng góp lớn về giá trị kinh tế. Với mục tiêu đó, hoàn thiện môi trường kinh doanh sẽ tạo bước đà cho doanh nghiệp trong ngành đẩy nhanh tiến trình phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Nếu các doanh nghiệp trong ngành không tự hoàn thiện bản thân và vươn lên thì tất yếu dẫn đến thất bại. Về phía nhà nước và các cơ quan quản lý chính phủ, nếu như những chính sách, cơ chế định hướng đưa ra không tạo được thuận lợi cho doanh nghiệp thì rất dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành và khi đó, bản thân nhà nước cũng phải chịu thiệt. Mặc dù không phải tất cả vấn đề nào nhà nước, cơ quan quản lý và doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát, điều chỉnh nhưng đưa ra sự hỗ trợ kịp thời nhằm hạn chế mọi tác động, ảnh hưởng tiêu cực là cần thiết. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi nhưng bản thân nó cũng đã đem lại cho ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ nước ta nhiều cơ hội chứ không phải chỉ toàn là những khó khăn, rủi ro. Bởi vậy, biết tận dụng thế mạnh để nắm lấy cơ hội và vượt qua khó khăn, biết xem xét đánh giá các mặt yếu để từng bước khắc phục và phòng tránh các rủi ro là yếu tố quyết định đến thành công của toàn ngành.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn và bất lợi trong thời gian vừa qua, nhưng nhìn chung những tác động đó không thể nào ngăn cản được sự phát triển của toàn ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ trong thời gian tới. Khó khăn đến từ môi trường bên ngoài là khó khăn chung cho tất cả nền kinh tế chứ không chỉ riêng mỗi ngành. Bên cạnh đó, những mặt hạn chế trong môi trường nội bộ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ cũng là những điều không thể tránh khỏi và là tất yếu với một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như nước ta hiện nay. Vấn đề chính ở đây là các doanh nghiệp trong ngành
cần chọn bước đi phù hợp với khả năng của mình và các chính sách phát triển, hỗ trợ đối với ngành từ phía chính phủ phải được thực hiện một cách hiệu quả trên cơ sở gắn chặt với thực tiễn. Riêng đối với doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ cao sẽ là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngành trong tương lai. Khi gói kích cầu của chính phủ trở nên có tác dụng, các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn. Ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam hứa hẹn sẽ còn đem lại nhiều đóng góp to lớn nữa cho kinh tế đất nước.
Khoá luận được hoàn thành trong điều kiện hạn chế về mặt thời gian, tài liệu thu thập và khả năng nghiên cứu của người viết, do đó khoá luận không tránh khỏi những điểm chưa hoàn thiện và những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Lê Khắc Côi (2008), “Thấy gì qua khảo sát 60 doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Định”.
2. Vũ Huy Đại (2008), “Thuận lợi , khó khăn và đề xuất mộ số giải pháp phát triển ngành chế biến xuất khẩu”.
3. GS Philip Kotler, Biên dịch: TS Vũ Trọng Hùng (2003), Giáo trình “Quản trị Marketing”, Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Nguyễn Tôn Quyền (2008), “Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO”.
5. PGS, TS Lê Văn Tân (2000), Giáo trình “Quản trị chiến lược”, Nhà xuất bản Thống Kê.
6. Lê Bá Toàn, Báo cáo “Tình hình nguồn nguyên liệu gỗ ở Việt
Nam”.
7. PGS.TS Lê Đình Tùng, TS nguyễn Trung Văn, CN Nguyễn Thanh
Bình, ThS Phan Thu Hương, ThS Lê Huy Thành, ThS Nguyễn Huyền Minh (2000), Giáo trình “Marketing lý thuyết”, Nhà xuất bản Giáo Dục.
8. Tập thể tác giả (2008), Kỷ yếu hội thảo “Môi trường kinh doanh ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Hồng Đức.
9. Tập thể tác giả trường đại học Ngoại Thương (2006), Giáo trình
“Quản trị học”.
10. Ngân hàng thế giới - World Bank (2008), “Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2008”.
11. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2008), “Báo cáo đánh giá tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2008”.
12. Sở công thương tỉnh Bình Dương (2008), Báo cáo hội thảo “Đánh giá tác động hội nhập sau 2 năm gia nhập WTO đối với ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ”.
Các website:
13. http://www.vntrades.com
14. http://www.tinkinhte.com
15. http://www.doanhnhan360
16. http://www.goviet.com.vn
17. http://baodaidoanket.net.
18. http://www.ecvn.com
19. http://www.agro.gov.vn
20. http://vneconomy.vn
21. http://www.sanmuabandoanhnghiep.com
22. http://www.btv.org.vn
23. http://vietnamplus.vn
24. http://www.thesaigontimes.vn
25. http://www.kinhtenongthon.com.vn
26. http://khoinghiep.org.vn 27.http://www.vcci.com.vn 28.http://www.goviet.com.vn
29. http://ngoaithuong.vn
30. http://www.vinafor.com.vn
31. http://mfo.mquiz.net/wto
32. http://www.baobinhdinh.com.vn
33. http://www.ambhanoi.um.dk
34. http://www.nguoidaibieu.com.vn
35. http://vietbao.vn
36. http://vietnamnet.vn
37. http://vn.vinajapan.com
38. http://www.congnghiep.
39. http://www.sanmuabandoanhnghiep.com
40. http://www.phapluat24h.com
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung | |
APEC | Asian Pacific Economy Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương) |
GSP | The Generalized Systems Preferentail (Chế độ thuế ưu đãi thuế quan phổ cập) |
NAFTA | North American Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) |
CEPT | Common Effective Tariffs (Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung) |
CPI | Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) |
EIA | Evironmental Investigaton Agency (Cơ quan điều tra về môi trường) |
EU | European Union (Liên minh Châu Âu) |
FDI | Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) |
FSC | Forest Stewardship Council (Hiệp hội quản lý rừng thế giới) |
FLEGT | Forest Law Enforcement Governance And Trade (Tăng cường thực thi luật quản trị rừng và buôn bán gỗ) |
LP | Lạm phát |
VNĐ | Việt Nam Đồng |
WTO | World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) |
Có thể bạn quan tâm!
- Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 6
- Đôi Với Việc Ban Hành Và Thực Thi Các Chính Sách Pháp Luật.
- Đối Với Hoạt Động Quản Lý Nguồn Nguyên Liệu.
- Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 10
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của ngành sản xuất đồ gỗ 27
Bảng 2.2. Tỷ lệ lạm phát của một số nước Châu Á trong tháng 2/2008. 32
Bảng 2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam phân theo thị trường 2 tháng đầu năm 2009. 42
DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 1.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 13
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4
I. Khái niệm về môi trường kinh doanh 4
II. Các nhân tố của môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến doanh nghiệp 4
1. Môi trường vĩ mô 4
1.1. Môi trường kinh tế. 5
1.2. Môi trường chính trị, pháp luật 7
1.3. Môi trường văn hoá xã hội 8
1.4. Môi trường công nghệ 9
1.5. Môi trường tự nhiên 10
1.6. Toàn cầu hoá 11
2. Môi trường ngành 13
2.1. Khách hàng 14
2.2. Nhà cung cấp. 15
2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 15
2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 17
2.5 Sản phẩm thay thế 19
3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp. 19
3.1. Hoạt động Marketing 20
3.2. Hoạt động tài chính, kế toán 22
3.3. Hoạt động sản xuất. 22
3.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 23
3.5. Nguồn nhân lực 24
III. Mục đích của việc phân tích tác động của các nhân tố trong môi trường kinh doanh 25