Đôi Với Việc Ban Hành Và Thực Thi Các Chính Sách Pháp Luật.

nghiệp bị hạn chế về vốn trong khi nguồn thu lại phụ thuộc chủ yếu vào đơn hàng của đối tác nước ngoài.

Về hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại, có thể nói đây là hoạt động được nhóm doanh nghiệp sản xuất dành nhiều ưu tiên về ngân sách nhất, đặc biệt là khối doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam rất tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế để quảng bá sản phẩm. Trái lại, đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp chủ yếu quảng bá qua báo chí hoặc qua nhiều phương tiện khác có mức chi phí thấp, chỉ có một số ít là qua phương tiện truyền thông nhưng không thường xuyên.

3.2. Hoạt động tài chính kế toán.

Với các doanh nghiệp lớn, tỷ lệ vay của khối doanh nghiệp này thường ít và khả năng thanh khoản cao. Bởi vậy, khối doanh nghiệp này không phải chịu áp lực từ nợ vay cũng như áp lực từ sự chậm trễ trong việc hoàn vốn và hoàn thuế. Trái lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khá nhiều khó khăn phát sinh từ vấn đề này và nhiều doanh nghiệp thậm chí còn hoạt động khá mạo hiểm. Điều này xảy ra khi họ ký được hợp đồng có giá trị lớn nhưng vượt quá khả năng của vốn chủ sở hữu, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp này phải đi vay vốn với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Bởi vậy, nếu tiền hàng bị chậm thu hồi hay bên khách hàng huỷ hợp đồng hay cắt giảm đơn hàng bất chợt, ngay lập tức khối doanh nghiệp này sẽ lâm vào tình trạng khó khăn do không xoay đâu ra đủ tiền trả ngân hàng do toàn bộ vốn mà họ vay đã đổ hết vào việc mau nguyên liệu. Theo điều tra của tổ chức kỹ thuật GTZ của Đức, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu rất thấp chỉ vào khoảng trên dưới 20%, trong khi đó nợ phải trả đến 70% [1,8]. Phần lớn tài sản dưới dạng vốn lưu động là nguyên vật liệu dự trữ và thành phẩm trong kho chờ xuất bán hoặc sản phẩm đã giao nhưng chưa thu được tiền. Đây cũng chính là vấn đề đáng nói nhất cuả các doanh nghiệp sản

xuất đồ gỗ hiện nay. Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ này không cao.

Chỉ tiêu doanh thu thuần/vốn (1 đồng vốn làm ra được bao nhiêu đồng doanh số) bình quân thời kỳ 2000 – 2005 đạt 1,259 tăng dần từ năm 2001 đến 2005, chỉ tiêu này năm 2006 đạt 1,267. Điều này cho thấy khả tạo ra doanh thu của các doanh nghiệp là có tăng nhưng không nhiều. Rõ ràng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mới chỉ từng bước cải thiện dần nhờ vào số lượng đơn hàng tăng chứ chưa thực sự tạo được đột phá trong quy trình sản xuất. Nói cách khác chất lượng và máy móc kỹ thuật mới chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc tăng doanh thu. Mặt khác, chúng ta có thể thấy được tốc độ tăng của chỉ tiêu doanh thu thuần/ vốn rõ ràng vẫn còn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị đồ gỗ sản xuất ra. Do vậy, tỷ lệ này hoàn toàn không tương xứng với giá trị đầu ra của doanh nghiệp. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ nước ta là không cao.

3.3. Hoạt động sản xuất.

Hoạt động sản xuất ở Việt Nam hiện vẫn là sự kết hợp giữa thủ công và cơ khí trong khi tại các nước có nền sản xuất phát triển, số lượng công nhân ít và máy móc đóng góp phần lớn vào quá trình sản xuất. Mặt khác, sản phẩm mà họ làm ra mang tính đại trà nên có thể dùng cả một dây chuyền máy móc làm ra một loại sản phẩm với số lượng lớn. Việc quá phụ thuộc vào đơn hàng nhập khẩu có thiết kế riêng lẻ của nhiều khách hàng khác nhau đã khiến ngay cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam dù có thừa vốn nhưng cũng chưa thể áp dụng cả một dây chuyền máy móc đồng bộ dành cho một nhóm sản phẩm nhất định. Kết quả là, dù doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam có trang bị máy móc hiện đại nhưng vẫn chỉ là để sử dụng cho một phần của công đoạn sản xuất và số lượng lao động ở các doanh nghiệp gỗ ở Việt Nam nhìn chung vẫn còn khá đông.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gỗ đòi hỏi các chi tiết thiết kế có hoạ tiết trang trí, trạm, khắc vẫn sử dụng lượng lớn công nhân để gia công gây mất nhiều thời gian thay vì đầu tư sử dụng các loại máy dập, tạo hình.

Theo kết quả điều tra dự án của tổ chức kỹ thuật GTZ Đức được thực hiện tại Bình Định và khu vực Tây nguyên, công suất của các nhà máy chế biến gỗ nhiều khi chỉ đạt khoảng 50% so với thiết kế. Nguyên nhân là do tính thời vụ của đơn đặt hàng và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù là một trong 2 trung tâm sản xuất lớn của cả nước nhưng các doanh nghiệp ở đây khi đầu tư, xây dựng nhà xưởng đã chưa tính toán phù hợp với nhu cầu sản xuất, gây nên lãng phí nguồn lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

So với các doanh nghiệp sản xuất gỗ của Trung Quốc, chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm của họ vẫn còn thấp hơn Việt Nam. Sở dĩ họ làm được điều này là do các doanh nghiệp Trung Quốc đạt được lợi thế về quy mô. Diện tích nhà xưởng, năng lực sản xuất lớn có khả năng đáp ứng được nhiều đơn hàng dễ dàng giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Mỗi tháng, các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc có thể xuất lên đến hàng ngàn container trong khi con số này đối với bộ phận doanh nghiệp vừa nhỏ ở Việt Nam (chiếm tỷ lệ chủ yếu trong toàn) ngành lại chỉ là là vài chục. Hiên nay, xuất hàng với một tỷ lệ container gỗ lớn như vậy chỉ có ở tập đoàn lớn hoạt động đa ngành đa nghề ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất gỗ lớn ở Bình Định, Bình Dương và các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

3.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 7

Với nhóm doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ngoài trời và đồ gỗ trong nhà, số lượng các doanh nghiệp có bộ phận phát triển sản phẩm thường rất ít. Một phần vì không có đội ngũ chuyên thiết kế và trong nước cũng chưa có nhiêu cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Một phần vì nhiều doanh nghiệp nước ta đã quen với việc làm theo mẫu yêu cầu của khách hàng. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lại đem mẫu từ các trụ sở chính của họ ở ngoài Việt Nam để công nhân trong nước ta gia công. Doanh nghiệp nào đưa ra được

mẫu mã mới thì đó cũng chỉ là các mẫu tự thiết kế của các quản đốc, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm và của ban lãnh đạo.

Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam lại có khả năng sáng tạo và phát triển sản phẩm cao. Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tập trung chủ yếu ở các làng nghề lâu đời, sản phẩm được làm ra bởi các nghệ nhân cùng với đội ngũ lao động đều trải qua đào tạo thực tế dưới sự chỉ dẫn của các nghệ nhân đi trước. Tuy nhiên, mặt hàng gỗ mỹ nghệ lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm gỗ và không có nhu cầu cao bằng đồ gỗ trong nhà và ngoài trời (chiếm tỷ trọng xuất khẩu chính) nên vì vậy chưa tạo được lợi thế cạnh tranh cho cả toàn ngành.

3.5. Nguồn nhân lực.

Với quy mô khoảng 170.000 lao động trong gần 2600 doanh nghiệp sản xuất gỗ, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 3%, công nhân kỹ thuật gần 30%, số còn lại gần 70% chủ yếu là lao động phổ thông. Với yêu cầu thực tế hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn cả ở bậc công nhân, kỹ sư. Theo tính toán của các chuyên gia, tuỳ theo quy mô nhà máy, năng lực sản xuất, số lượng kỹ sư có thể dao động trong khoảng 7-10% tổng số lao động phổ thông. Như vậy, với tổng số lao động hiện nay nhu cầu kỹ sư chế biến lâm sản cần phải là 17.000. Với quy mô đào tạo hiện nay số lượng kỹ sư chế biến lâm sản, công nhân kỹ thuật không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp.

Ở hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi công nhân lành nghề, khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực nếu xét về khả năng xử lý những đơn hàng lớn và khả năng tăng tỷ suất lợi nhuận. Cụ thể, trong ngành chế biến gỗ, bình quân một người làm ra chưa được số sản lượng tương đương 10.000 USD/năm, trong khi ở Trung Quốc con số này đã là 15.000 USD/năm.

Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân các DN cả nước thời kỳ 2000- 2006 đạt: 65,689 triệu đồng/lao động, tăng đều

hàng năm. Năm 2006 dạt 123,265 triệu đồng bằng 176% năm 2000, tốc độ tăng bình quân 10,85%/năm. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn con quá ít so với mức tăng về kim ngạch xuất khẩu (năm 2006 bằng 513,3 % so với năm 2000). Điều này cho thấy năng suất của đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ vẫn hạn chế và vẫn còn ít so với kết quả đạt được. Mức tăng chậm hơn 1/3 lần này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn phải tuyển và sử dụng thêm nhiều lao động khi mở rộng sản xuất hay xử lý các đơn đặt hàng mới.

Mặc dù nhu cầu về kỹ sư và công nhân kỹ thuật rất lớn, tuy nhiên sức hấp dẫn với người học vẫn không cao so với các ngành nghề khác, nguyên nhân cơ bản là lương của kỹ sư chế biến lâm sản vẫn còn thấp. Chất lượng đào tạo về kỹ sư và công nhân chưa đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ công nghệ và thiết bị trong thực tế. Chưa thiết lập được sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Bởi vậy, phần lớn lực lượng lao động khi ra ra trường vẫn phải tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lại.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM‌‌


I. Về phía chính phủ.

1. Đối với hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô.

Như đã đề cập ở trên, lạm phát tăng cao trong năm 2008 một phần là do các tổng công ty, các tập đoàn nhà nước đã đầu tư một lượng vốn lớn ra bên ngoài khiến cho lượng tiền đổ vào nền kinh tế lúc đó quá nhiều nhưng lại được hấp thụ một cách không hiệu quả, vượt xa so với giá trị hàng hoá dịch vụ tạo ra. Bởi vậy, chính phủ cần xem xét và tái lập lại sự kiểm soát đối với hoạt động đầu tư của các tổng công ty, các tập đoàn nhà nước để tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hiệu quả ra ngoài lĩnh vực kinh doanh của mình, trong khi vẫn thiếu vốn để đảm bảo các nhiệm vụ kinh doanh chính. Hiện tại, vốn đầu tư của nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn vốn đầu tư của xã hội trong khi đó việc giám sát đầu tư nguồn vốn này vẫn còn rất nhiều bất cập.

Chính phủ phải có sự điều chỉnh trong việc sử dụng các khoản chi tiêu của mình. Cụ thể là chính phủ cần cắt giảm mạnh chi tiêu công và những khoản chi tiêu khác không thật cần thiết góp phần hạn chế tình trạng lạm phát. Đồng thời, chính phủ nên sử dụng các khoản chi tiêu công này cho hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, có như vậy mới tạo được nền móng và điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp phát triển. Bởi vậy, trong kế hoạch tái cơ cấu và cắt giảm đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ cần có sự ưu tiên cho những hạng mục công trình, dự án liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, không nên cắt giảm đồng loạt dẫn đến có nhiều công trình bị dở dang.

Chính phủ cần phải tăng tính thanh khoản cho thị trường tài chính, tiền tệ. Mặc dù đã chủ động giảm lãi suất và áp dụng mức hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong gói kích cầu, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp hiện đang

khó khăn, việc chính phủ chỉ cho vay ngắn hạn trong thời gian không quá 8 tháng dường như vẫn là chưa đủ, đồng thời gây khó khăn trong việc hoạch định chiến lược dài hạn. Vì vậy, chính phủ nên xem xét tăng thời hạn hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính phủ cũng nên cho phép các doanh nghiệp đảo nợ các hợp đồng vay vốn ở thời điểm lãi suất cao để vay lại và hưởng mức hỗ trợ lãi suất như hiện nay bởi thực tế có nhiều doanh nghiệp đã buộc phải chấp nhận mức lãi suất cho vay cao trong năm 2008 nhằm có đủ vốn thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng trong khi theo quyết định 131/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, mức hỗ trợ lãi suất chỉ được áp dụng cho các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2 tới 31/12/2009. Những vấn đề này trở nên khá quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ bởi số vốn mà doanh nghiệp trong ngành này vay nhằm phục vụ cho sản xuất thường lớn và họ vẫn còn phải chịu các khoản lãi vay cao trong năm 2008. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ vẫn chưa thể tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ do ngân hàng chỉ chấp nhận cho doanh nghiệp vay một khi trả hết nợ trong khoản vay cũ. Do vậy, việc cho phép tiến hành đảo nợ các hợp đồng vay vốn là một biện pháp cần thiết.

Chính phủ cần lưu ý đặc biệt đến chính sách tỷ giá và vấn đề ngoại tệ. Trong năm qua, việc giá đô lên xuống thất thường, tình trạng thừa, thiếu ngoại tệ và không mua ngoại tệ, của một số ngân hàng cộng với việc ép giá mua đô quả thực đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất gỗ chịu ảnh hưởng lớn do 80% nguyên liệu là nhập và những đơn hàng lớn của họ chủ yếu đến từ nước ngoài. Do đó, nhà nước cần củng cố hệ thống ngân hàng thương mại, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ ngoại tệ để mua nguyên liệu nhập khẩu, dễ dàng bán ngoại tệ khi thu được tiền hàng và cung cấp thông tin dự báo về tình hình kinh tế một cách kịp thời hơn để doanh nghiệp có được biện pháp ứng phó.

Thực tế là trong năm vừa qua, vấn đề dự báo thực hiện chưa được tốt. Những hiện tượng gây ra hoạt động đầu tư tràn lan không hiệu quả vượt xa so với giá trị hàng hoá dịch vụ tạo ra khiến lạm phát tăng cao cũng như hiện tượng bong bóng của thị trường bất động sản, tình trạng tập đoàn lớn của nhà nước giành quá nhiều vốn đầu tư vào các ngành không thuộc thế mạnh của mình… là những hiện tượng hoàn toàn có thể giám sát được và đưa ra những cảnh báo, điều chỉnh kịp thời.

2. Đôi với việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật.

Chính phủ cần thông tin một cách minh bạch, có sự tính toán hợp lý và lấy ý kiến của doanh nghiệp trong việc ban hành các điều luật mới liên quan đến hoạt động của ngành gỗ tránh để xảy ra tình trạng áp thuế bất ngờ không phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Công văn 11270 ban hành ngày 23/9/2008 của bộ tài chính với quyết định thu 10% thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ trong hoàn cảnh doanh nghiệp đang khó khăn vì suy giảm kinh tế đã khiến cho các doanh nghiệp trở tay không kịp. Các doanh nghiệp đã không hề được chính phủ cho biết, không được tham gia lấy ý kiến mà buộc phải thực hiện.

Chính phủ cần có sự điều chỉnh đối với các quy định trong giao thông sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp gỗ. Theo quy định hiện hành, trong tải xe lưu thông chỉ được phép tối đa 25 tấn trong khi phần lớn mỗi một container gỗ nguyên liệu nhập về khoảng 30 tấn. Do đó, doanh nghiệp đã phải tốn thêm thời gian, chi phí bốc dỡ hàng trong container nếu không muốn bị phạt. Bởi vậy, chính phủ nên cho phép mở rộng trọng tải hoạt động đối với các xe container chở hàng nhập khẩu.

Chính phủ cần tiếp tục cải cách hệ thống thủ tục hành chính, đặc biệt là trong việc hoàn thuế, thu thuế và làm thủ tục hải quan. Chính phủ cần bãi bỏ một số thủ tục rườm rà , không cần thiết và gây lãng phí về mặt thời gian cho doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ cũng cần linh hoạt trong việc giải

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí