Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 5

thế giới tăng nhưng về cơ bản lạm phát cao ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ nhân tố chủ quan có tính cơ cấu của nền kinh tế. Các nước trong khu vực gần Việt Nam như Trung Quốc , Thái Lan, Malaysia, Singapore, Inđônêxia, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều chịu sức ép tương tự của giá cả thế giới nhưng mức độ lạm phát của các nước này vẫn thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.2. Tỷ lệ lạm phát ở một số nước Châu Á trong tháng 2/2008.


Tên

nước

Việt

Nam

Trung

Quốc

Inđô

nêxia

Hàn

Quốc

Thái

Lan

Singa

pore

Đài

Loan

Malay

sia

Tỷ lệ LP (%)


12,6


6,5


6,3


3,4


3


2,7


1,9


1,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 5

Nguồn: PGS,TS Nguyễn Thị Quy,

Kỷ yếu hội thảo “Môi trường kinh doanh ở Việt Nam”, trang 7


Nguyên nhân chính của việc lạm phát tăng cao như hiện nay đó là nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả nhưng đã hấp thụ một lượng vốn quá lớn. Tính đến hết năm 2007, lượng vốn chảy vào nền kinh tế Việt Nam là 22 tới 23 tỷ đô (bằng 30% GDP) [8,7]. Sang năm 2008, lượng tiền tệ, tín dụng cũng đạt mức kỷ lục. Trong đó, một lượng tiền tệ, tín dụng lớn thuộc về phía các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Khối doanh nghiệp nhà nước này đã tiến hành các hoạt động đầu tư không hiệu quả ra ngoài lĩnh vực kinh doanh của chính mình. Khi lượng tiền đổ vào nền kinh tế quá nhiều mà lại được hấp thụ không hiệu quả trong hoạt động sản xuất thì sẽ dẫn đến tình trạng tiền nhiều hơn so với giá trị hàng hoá thực tạo ra và lạm phát là điều tất yếu.

Tiếp đó, đến giữa 2008, lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân là do nhà nước đang thực hiện các chính sách kiềm chế lạm

phát nhằm làm giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường. Với mức lãi suất cơ bản lên đến 14% từ phía ngân hàng nhà nước đưa ra, lãi suất tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh theo và có lúc lãi suất huy động vốn ở nhiều ngân hàng thương mại đã lên tới gần 20%. Lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng nhà nước vào thời điểm đó có thể bằng 21% [11,9] (bằng 150% lãi suất cơ bản) và thực tế là lãi suất cho vay đã đạt đến mức này. Quyết định này đồng thời dẫn đến hạn chế sự tăng trưởng tín dụng nóng. Người dân khi đó đổ đến các ngân hàng thương mại gửi tiền khiến cho vốn huy động tăng lên. Tính đến 3/5/2008 tổng tiền gửi bằng VNĐ đã tăng 19,3% so với năm 2007. Tuy nhiên, điều này càng khiến cho doanh nghiệp gặp khó, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ buộc phải chấp nhận vay với lãi suất cao để có vốn phục vụ cho kịp sản xuất theo đơn hàng từ phía đối tác.

Đến thời điểm tháng 4/2009, khi tiến hành gói kích cầu, trong đó nhà nước cam kết dành mức hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp thì phần lớn các doanh nghiệp trong ngành sản xuất gỗ lại chưa thể vay được vốn theo mức hỗ trợ này bởi ngân hàng chỉ cam kết cho doanh nghiệp vay khoản vay mới có hỗ trợ lãi suất khi các doanh nghiệp trả hết các khoản nợ theo mức lãi vay cũ. Mặt khác, thời hạn cho vay có hỗ trợ lãi suất chỉ có 8 tháng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ hiện đang gặp khó khăn về vốn trong khi đơn hàng lại không tăng cho rằng thời hạn này vẫn còn ngắn.

Một vấn đề khác nữa trong năm 2008 ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất chính là biến động của tỷ giá hối đoái và hoạt động mua bán ngoại tê từ phía các ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp hạn chế về vốn buộc phải đi mua đô lúc tỷ giá VNĐ/ USD ở mức cao để mua nguyên liệu nhập khẩu. Đến khi tỷ giá xuống thấp nhưng do buộc phải đổi tiền để trả lương nhân viên nên những doanh nghiệp này lại phải chấp nhận bán đô với mức giá thấp. Thêm vào đó, có thời điểm thừa ngoại tệ, các ngân hàng còn từ chối mua đô của doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp buộc phải chấp nhận mức quy đổi thấp hơn tỷ giá thực tế để đổi được VNĐ. Đây là nhóm doanh nghiệp chịu thiệt về

biến động tỷ giá. Trái lại, lại có những doanh nghiệp lại thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch tỷ giá này.

1.2. Môi trường chính trị, pháp luật.

Hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở nước ta do phần lớn phải nhập gỗ nguyên liệu và kim ngach xuất khẩu lớn nên chịu tác động bởi khá nhiều chính sách, quy định của nhà nước. Việc các chính sách, quy định này áp dụng như thế nào và thay đổi ra sao đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện tại, điều khiến cho ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ của nước ta gặp khó khăn chính là sự phức tạp và phiền hà trong vấn đề thủ tục hành chính cùng với những sự thay đổi và cách thức công bố thông tin mang tính bất ngờ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Cho đến nay, các doanh nghiệp sản xuất gỗ vẫn bị mất nhiều thời gian trong việc kê khai giấy tờ và làm thủ tục hải quan. Theo ý kiến của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, nhiều thủ tục gây rườm rà, lãng phí thời gian cho cả 2 bên như bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong vòng 15 ngày hay công văn giải trình khi thực xuất tờ khai mua bán với bên thứ ba.

Tiếp đó, một yếu tố khác ảnh hưởng không kém đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ chính là cách thức thu thuế và hoàn thuế. Cụ thể, đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thời hạn 60 ngày để giải quyết thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp là quá dài bởi trên thực tế cơ quan hải quan chỉ tính mốc thời gian giải quyết vấn đề hoàn thuế kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong đó, hồ sơ muốn được coi là hợp lệ phải có đầy đủ các chứng từ bản gốc. Điều này là hoàn toàn gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng có thời hạn thanh toán là từ 3 đến 6 tháng. Như vậy, phải sau từ 3 đến 6 tháng sau, doanh nghiệp mới có đầy đủ chứng từ gốc. Kết quả là phải đợi từ 3 đến 6 tháng cùng với một khoảng thời gian trong 60 ngày, doanh nghiệp mới nhận được tiền hoàn thuế. Trong khi đó, để thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phải đi vay vốn mua nguyên liệu. Nhận

được tiền hoàn thuế chậm đồng nghĩa với việc họ sẽ không có tiền sớm để trả bớt nợ ngân hàng và phải chịu thêm chi phí lãi vay. Đó là chưa kể đến việc doanh nghịêp sẽ không có đủ vốn để thực hiện đơn hàng khác trong thời gian đó và bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh. Thêm vào đó, theo báo cáo về môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong năm 2008, Việt Nam vẫn thuộc trong nhóm các nước tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam mất tới 1050 giờ tức tương đương với 130 ngày làm việc của một nhân viên để hoàn tất các thủ tục về thuế [10,4].

Ngoài ra, việc ngày 23/9/2008 bộ tài chính ban hành bất chợt công văn số 11270 với quyết định đánh thuế 10% đối với các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu đã gây ra bức xúc cho doanh nghiệp và không phù hợp với tình hình thực tế bởi gần như 100% đồ gỗ mà các doanh nghiệp xuất đi là lấy từ nguồn nguyên liệu nước ngoài chứ không phải lấy từ nguồn tài nguyên trong nước. Điều này hoàn toàn trái với chính sách ưu tiên của chính phủ cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất không sử dụng tài nguyên trong nước. Thuế tăng nhưng doanh nghiệp không thể nào tăng giá phần vì để giữ khách hàng và một phần là do giá hàng đã được ký trong hợp đồng từ nhiều tháng trước đó dẫn đến lợi nhuận của những lô hàng buộc phải xuất đi để giao vào thời điểm đó giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp thậm chí không có lãi. Mặc dù đến đầu năm 2009, chính phủ đã giảm thuế về mức 0% nhưng qua đó có thể thấy rằng việc ban hành các chính sách quy định theo kiểu bất ngờ và không có sự tham gia lấy ý kiến ngành của cơ quan quản lý nhà nước đã làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chưa tạo được môi trường thuận lợi, ổn định cho ngành.

Bên cạnh đó, thời hạn 275 ngày cho việc nộp thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dường như vẫn chưa đủ đối với nhiều doanh nghiệp có số lượng đơn hàng lớn như hiên nay. Thời hạn này vẫn còn ít hơn nhiều so với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. Sau mỗi lần xuất hàng, mặc dù mức doanh thu đã được ghi nhân vào sổ sách nhưng phải thực tế là

một thời gian sau tiền hàng mới được thu về. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng tiền thu về sớm cần được doanh nghiệp ưu tiên cho trả nợ ngân hàng trước do số vốn vay thường lớn và nhiều khi vượt quá vốn chủ sở hữu.

Cuối cùng, một chính sách khác hiện cũng khiến cho doanh nghiệp gặp bất lợi không kém đó chính là quy định liên quan đến giao thông. Tại các cảng thuộc khu vực miền Nam - nơi diễn ra hoạt động nhập khẩu của các khu vực sản xuất đồ gỗ lớn, sở giao thông vận tải tại đây đã ban hành luật không cho các xe container chở quá trọng tải 25 tấn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhập gỗ về có số lượng lớn hơn đây rất nhiều và mỗi container nhập về thường có trọng tải 30 tấn. Do vậy, doanh nghiệp buộc phải mất thêm chi phí thuê, san, xếp hàng sang container khác và phí chuyên chở.

1.3. Môi trường công nghệ.

Tính chung toàn ngành, công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam vẫn còn thấp so với thế giới và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Malaysia, Inđônêxia, Trung Quốc, Thái Lan trong hoạt động xuất khẩu. Mặc dù các bản thân các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nạm cũng có chú trọng đến việc trích giữ lợi nhuận để đầu tư cho máy móc thiết bị nhưng máy móc thiết bị mua về dù là mới hay cũ thì cũng để chủ yếu phục vụ cho một vài phần của công đoạn sản xuất như cắt, gọt, sấy, phun sơn, đánh bóng, chứ chưa phải toàn bộ quy trình sản xuất. Đây là một điều dễ hiểu bởi ngoài việc hạn chế về vốn, các doanh nghiệp dù có đủ tiền để đầu tư cả một dây chuyền lớn hiện đại và đồng bộ thì cũng hoàn toàn không cần thiết so với nhu cầu và công suất hoạt động thực tế mà doanh nghiệp cần.

Các loại máy móc, công nghệ dùng cho sản xuất và gia công gỗ ở Việt Nam chủ yếu là máy nhập khẩu của Đức, Ý, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và một phần là sản xuất trong nước. Ở đây có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm doanh nghiệp. Với nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn FDI lớn, các loại máy của Đức, Ý, Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn lại là máy của Trung Quốc, Đài Loan. Thêm

vào đó, tỷ lệ máy đã qua sử dụng của nhóm doanh nghiệp này cũng chiếm ít hơn. Trái lại, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ lệ máy nhập cũ và đã qua sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện thì phần lớn máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là máy qua sử dụng, chất lượng chưa cao và nhiều máy đã lạc hậu.

1.4. Môi trường văn hoá, xã hội.

Trong những năm gần đây, do đời sống trong nước ngày một tăng cao cùng với việc chính phủ tiến hành cắt giảm thuế đối với các mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu khi gia nhập WTO nên các sản phẩm đồ gỗ ngoại nhập ở thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Mẫu mã phong phú, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người dân nên đồ gỗ trong nước đang trở nên yếu thế so với đồ gỗ nhập ngoại mặc dù mặt hàng đồ gỗ ngoại nhập có giá thành cao hơn so với hầu hết đồ gỗ sản xuất trong nước.

Trong thị trường đồ gỗ cao cấp phục vụ đối tượng khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm nhập ngoại gần như chiếm lĩnh tuyệt đối và đáp ứng thị hiếu của nhóm khách hàng này do sự vượt trội về công nghệ, kiểu dáng lẫn chất lượng.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong nước hiện nay đã có những bước đi khá khôn ngoan khi liên kết và sử dụng hình ảnh, thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài vốn được nhiều người tiêu dùng yêu thích cho sản phẩm gỗ của mình. Ví dụ như việc một số hãng sản xuất sản phẩm đồ gỗ cho trẻ em đã ký kết với WaltDisney hợp đồng cho phép các công ty này sử dụng hình ảnh nhân vật hoạt hình của hãng cho sản phẩm và đã khá thành công. Đây là những doanh nghiệp đã biết tạo dựng lợi thế của phía đối tác nước ngoài để xâm nhập thị trường ngách đồng thời còn nâng cao được thương hiệu cho bản thân mình. Cụ thể là nhóm doanh nghiệp này đã biết nắm bắt đúng thị hiếu của nhóm khách hàng trẻ em.

1.5. Môi trường tự nhiên.

Trong ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, rừng là một yếu tố tự nhiên không thể thiếu. Hiện nay, diện tích rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha (độ che phủ rừng 37%) [6,2], trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng, được phân loại theo chức năng sử dụng thành ba loại rừng: rừng đặc dụng 1,93 triệu ha, rừng phòng hộ 6,2 triệu ha và rừng sản xuất 4,48 triệu ha.

Tuy nhiên, do diện tích rừng ở nước ta đang bị chặt phá và sụt giảm nhiều nên chính phủ đã tiến hành siết chặt lại các quy định về quản lý và bảo vệ rừng. Cụ thể là chính phủ đã đề ra chiến lược hạn chế khai thác gỗ rừng trong nước kể từ trước năm 2000 và triển khai các dự án trồng rừng. Theo các chính sách này, lượng gỗ được phép khai thác từ rừng tự nhiên sẽ giảm và chỉ một số doanh nghiệp sẽ được nhà nước giao cho quản lý, khai thác một phần và phải làm nhiệm vụ gieo trồng, tái tạo. Những doanh nghiệp còn lại nếu muốn sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước có thể xin cấp đất trồng rừng và sau này sẽ được toàn quyền khai thác, tái tạo khu rừng đó.

Trong những năm trước đây, sản lượng gỗ tròn khai thác từ rừng tự nhiên có năm đã đạt đến mức cao nhất 1,8 triệu m3 gỗ tròn/năm, sau đó lượng gỗ khai thác giảm dần chỉ còn 500.000 m3/năm (từ năm 2000-2003), đến năm 2004 là 300.000 m3/năm và năm 2005 chỉ khai thác 150.000 m3/năm. Theo dự tính, sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008 là 180.000 m3[6,3]. Theo tài liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác năm 2006, trữ lượng gỗ rừng trồng cả nước có khoảng 35,6 triệu m3 gỗ, chiếm 4,1% tổng trữ lượng gỗ cả nước.Với trữ lượng rừng hàng năm có thể khai thác khoảng từ 1,5 - 2 triệu m3/năm trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Nhu cầu bình quân hàng năm từ nguyên liệu gỗ rừng trồng cho công nghiệp chế biến khoảng 3 - 4 triệu m3/năm. Đến nay tiến độ trồng rừng sản xuất mới đạt khoảng trên 30% kế hoạch (613.093 ha/2 triệu ha). Cả nước hiện có 720.000 ha rừng trồng có thể cung cấp nguyên liệu gỗ nhưng đa phần là chất lượng thấp, chỉ có thể làm nguyên liệu cho ván nhân tạo, gỗ dăm.

Do gỗ lớn từ rừng tự nhiên trong nước chỉ mới đáp ứng cho xây dựng cơ bản và một phần sản xuất đồ mộc trong nước nên chủ yếu nguồn gỗ lớn phải dựa vào nguồn nhập khẩu. Để bù đắp lại mức thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm Việt Nam phải nhập hàng triệu m3 gỗ các loại để sản xuất hàng xuất khẩu.

1.6. Toàn cầu hoá.

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và việc gia nhập WTO đã đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho ngành sản xuất gỗ.

Trước tiên, sản phẩm gỗ của Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn ra thị trường thế giới và điều này đã được minh chứng cụ thể qua sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển của ngành cũng tạo sức hút để thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều dự án đầu tư lớn góp phần giải quyết tình trạng việc làm và đem lại lợi ích về thuế cho nhà nước.

Hiện tại, so với các nước khác cũng xuất khẩu mạnh các sản phẩm đồ gỗ và là đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam như Trung Quốc, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, hàng Việt Nam đang có lợi thế lớn khi được EU cho hưởng mức thuế quan ưu đãi GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0%, một số chịu thuế 2,1% .Trong khi đó, sản phẩm đến từ các nước đó không được hưởng mức thuế này. Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ của Việt Nam cần phải biết tận dụng ưu thế này để gia tăng thị phần ở EU so với đối thủ.

Tuy nhiên, khi sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu có xu huớng gia tăng tại thị trường các nước lớn thì cũng là lúc doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự xuất hiện của những hình thức bảo hộ thương mại.

Đối với thị trường Mỹ, cơ quan quản lý nước này đã ban hành 2 đạo luật là nhằm quản lý chặt chẽ các mặt hàng nhập vào thị trường nước này. Đạo luật đầu tiên là Farm Bill ban hành năm 2008. Cụ thể, mục 8204 trong đạo luật này quy định “trong thương mại giữa các bang và với nước ngoài, cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu , vận chuyển hoặc mua bán mất kỳ thực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022