Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Toyota Ở Thị Trường Việt Nam


Nam.

Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh lâu dài và bền vững ở Việt


Đồng thời, để phù hợp với nguyên tắc kinh doanh đã đặt ra ngay từ giai

đoạn đầu hoạt động, Toyota đã cam kết thực hiện chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam với 4 chương trình hoạt động như sau:

Là nhà sản xuất ô tô thực sự tại Việt Nam: TMV tái đầu tư vào cơ sở sản xuất với việc xây dựng dây chuyền sản xuất chi tiết thân xe đầu tiên tại Việt Nam- dây chuyền chính của ngành công nghiệp ô tô. Đây là một bước tiến quan trọng để trở thành nhà sản xuất ô tô thực sự.

Dẫn đầu về phát triển sản xuất phụ tùng tại Vịêt Nam: Ngành công nghiệp phụ tùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Những bước đi đầu trong việc mời các nhà sản xuất phụ tùng vào Việt Nam là dự án Denso. Bên cạnh đó TMV là nhà sản xuất ô tô tiên phong trong nội địa hoá.

Tiên phong trong các hoạt động đóng góp cho xã hội.

Mở rộng thị trường qua việc cải tiến sản phẩm và điều chỉnh giá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

bán.

Với những nguyên tắc kinh doanh như vậy, Toyota đã có những thành

Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 5

công rất đáng kể góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh và thị phần tại thị truờng ô tô Việt Nam.

3. Cơ cấu tổ chức

Bất kỳ công ty nào cũng phải có tổ chức riêng được sắp xếp một cách phù hợp nhằm giúp công ty hoạt động tốt. Cũng giống như bất kì một Công ty sản xuất ô tô nào TMV đã thiết lập một tổ chức gồm những phòng ban, mỗi một phòng ban sẽ đảm nhiệm một công việc khác nhau nhưng tất cả các công việc đó phải hố trợ cho nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Gồm có chủ tịch

hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên của hội đồng. Công việc chính của hội đồng quản trị là xác định chiến lược dài hạn của công ty.

Ban giám đốc: Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất và là người vạch ra các chiến lược kinh doanh, chăm lo cho đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty, chỉ đạo và ra các quyết định mệnh lệnh buộc cấp dưới phải thực hiện. Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị. Gồm có 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc và các giám đốc phòng ban. Ban giám đốc thực hiện các nhiệm vụ: điều hành thực hiện các chiến lược đề ra, phát triển kinh doanh, xây dựng các quy định, chế độ, chính sách chung của Công ty về tổ chức nhân sự, lương, tài chính kế toán, lập kế hoạch năm cho toàn công ty, từng chi nhánh…

Các phòng chức năng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn và tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề mà phòng mình phụ trách. Đồng thời chịu sự hướng dẫn của các Giám đốc chức năng.

Phòng hành chính: bao gồm phòng tổ chức và phòng xuất nhập khẩu

Phòng tổ chức: tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác tổ chức, tuyển dụng, quản lý, đào tạo và sử dụng cán bộ công nhân viên; thực hiện chính sách đối với người lao động; quản lý hồ sơ, tài liệu và con dấu của Công ty.

Phòng xuất nhập khẩu: tổ chức thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, các hoạt động mua bán chung phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Phòng Marketing: có chức năng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tổ chức các kênh phân phối, nghiên cứu nhu cầu trong và ngoài nước. Tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm thu hút khách hàng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Phòng tài chính: chịu trách nhiệm về công tác hạch toán tài chính lỗ, lãi, các khoản chi phí, chế độ tiền thưởng, quỹ Công ty, vốn…

Phòng sản xuất gồm:

Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý về kỹ thuật sản xuất cho các xưởng.

Phòng quản lý sản phẩm: quản lý các sản phẩm hoàn chỉnh ( lưu kho, giao cho các đại lý, chi nhánh…)

Phòng quản lý chất lượng: quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm trong và sau quá trình sản xuất.

Phòng sản xuất: trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất của các xưởng sơn, xưởng lắp ráp, xưởng hàn, xưởng dập.

4. Nguồn nhân lực

Vào năm 1995 khi mới thành lập, Toyota Việt Nam tuyển chọn được 9 kỹ sư và cùng với 2 nhân viên của văn phòng đại diện, tổng số nhân viên của Công ty chỉ có 11 người. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của Công ty, lực lượng đã lên tới khoảng 900 người tính đến hết năm 2007. Tại Toyota nhân viên được đào tạo những kiến thức kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời khuyến khích tính sáng tạo cá nhân và đề cao tinh thần làm việc tập thể. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố con người trong chiến lược phát triển lâu dài, thì việc không ngừng nâng cao kiến thức, tay nghề của đội ngũ nhân viên Toyota là một trong những ưu tiên hàng đầu. Dựa trên tiêu chí đó, TMV luôn mở các khoá học từ xa và các chương trình chuyển giao công nghệ cho tất cả các nhân viên, mà hầu hết các chương trình đó được đào tạo bởi các nhân viên của TOYOTA trên toàn thế giới. Vào tháng 4 năm 1997, TMV đã đầu tư xấp xỉ 500.000 USD để xây dựng trung tâm đào tạo ở Việt Nam với hiệu suất khoảng 500 học viên mỗi năm, trung tâm này đã được nâng cấp vào tháng 9 năm 2000 với khả năng đào tạo chuyên về sơn hàn thân xe. Đây được xem như một trung tâm đào tạo lớn hiện đại nhất Châu á và việc sử dụng tối đa trung tâm này đã cải thiện các hoạt động đào tạo.

Bên cạnh các trung tâm đào tạo tay nghề trong cả nước, mỗi năm trung tâm này cũng gửi đi rất nhiều những kỹ sư tương lai và thợ cơ khí ra nước ngoài để học tập và nâng cao tay nghề. Năm 2003, nhằm phát triển sự hiểu biết và kiến thức về công nghiệp hiện đại cho thợ cơ khí, TMV đã áp dụng một hệ thống đào tạo mới được biết đến như là TEAM 21- giáo dục kỹ nghệ về ô tô trong thế kỷ 21, các học viên được đào tạo để bắt nhịp những công việc mới, hơn thế nữa họ cũng được tham gia hội thi tay nghề kỹ thuật viên Toyota được tổ chức hàng năm trong hệ thống đại lý và trạm dịch vụ uỷ quyền của Toyota trên toàn quốc. Hội thi đó tạo nên không khí thi đua sôi nổi nhằm không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề của các kỹ thuật viên cũng như khuyến khích làm việc theo đúng phương pháp của hãng.

Về cơ bản, TMV đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự ngày càng hoàn thiện về kiến thức chuyên môn cũng như trình độ thương mại, trình độ ngoại ngữ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và năng lực, TMV đã tạo được sức mạnh nội lực vững chắc, làm tiền đề cho sự phát triển của Công ty.

5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Toyota ở thị trường Việt Nam

Doanh số bán hàng

Toyota đã vào thị trường Việt Nam rất sớm trước khi Công ty đi vào hoạt động chính thức tại đây. Từ những chiếc xe đầu tiên, hình ảnh của Toyota đã được xây dựng trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam gắn liền với những chiếc xe chất lượng cao, bền, tiết kiệm nhiên liệu, giá cả phải chăng- là những đặc trưng cơ bản của “phong cách xe Nhật” được thị trường Việt Nam ưa chuộng.

Với phương châm “ Khách hàng là trên hết, Sản phẩm chất lượng cao và Dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo”, sau hơn 10 năm hoạt động, TMV đã luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với thị phần trung bình

từ 27% đến 30% mỗi năm. Thành tựu đó được thể hiện qua số liệu về doanh số bán hàng của TMV từ năm 1996 đến 2007 như sau:

Đơn vị: số xe


25000

20113

20000

15000

14784

11769

11813

10000

9150

7335

5000

4601

5759

203

1277

1836

2181

0

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Hình 2.1. Doanh số bán của TMV từ năm 1996-2007

Nguồn: Báo cáo doanh thu hàng năm của TMV

Doanh số bán của Toyota Việt Nam liên tục tăng trong 12 năm liên tiếp với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 20% đến 60% mặc dù ba năm đầu doanh số bán chưa được cao, dưới 2000 chiếc xe được bán ra mỗi năm. Đó là một phần bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á năm 1997. Tất cả các liên doanh đều bị thua lỗ và tình hình thị trường ô tô trong thời kỳ đó thật ảm đạm. Tuy nhiên từ năm 2000 doanh số bán của TMV cũng như các liên doanh khác trong hiệp hội sản xuất xe hơi Việt Nam đã tăng một cách đáng kể nhờ có sự phục hồi kinh tế và thu nhập của người dân Việt Nam tăng. Doanh số bán của năm 2000, 2001, 2002 và 2003 tăng tới 3.6 lần, 4.5 lần, 5.7 lần, 9.2 lần so với năm 1997, đây thực sự là những con số đáng kinh ngạc. Với 11.769 chiếc xe được bán vào năm 2003 TMV đã thực sự làm nên một cuộc đột phá trong hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng doanh số là do sự ban hành về luật thuế mới sẽ được thực thi vào cuối năm 2003 và bắt đầu có hiệu lực

vào đầu năm 2004. Sự gia tăng về thuế đã làm cho khách hàng đổ xô đi mua xe. Điều này giúp các nhà sản xuất bán được nhiều xe và người mua tránh được thuế cao trong năm tới. Với mức tiêu thụ như vậy, TMV luôn chiếm thị phần hàng đầu trong các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam. Mặc dù doanh số bán của năm 2004 là 9150 chiếc xe, suy giảm đáng kể so với năm 2003 nhưng TMV vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị trường ô tô chiếm 22,8 % thị phần. Không chỉ dừng tại đó, với phương châm và nỗ lực mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất, TMV tiếp tục đạt được kỷ lục bán hàng. Năm 2005 doanh số bán của TMV đã tăng rất mạnh đạt 11813 chiếc xe, tăng 29% so với năm 2004. Vào thời điểm này, các model xe hai cầu Zace và xe 4 chỗ sang trọng Carmy là hai loại xe bán chạy nhất của Toyota Việt Nam. Với 2 mẫu xe Camry 3.0V và 2.4G, TMV đã chiếm được 88% thị phần xe hơi sang trọng trong nước. Tiếp tục khẳng định vị trí số một của mình, doanh số bán năm 2006 của TMV đã đạt được 14.784 xe (nâng tổng doanh số bán xe cộng dồn lên trên 72.000 xe từ khi thành lập tới nay), tăng 25% so với năm 2005, chiếm 36,2% thị phần. Đóng vai trò quan trọng dẫn tới sự thành công của TMV năm 2006 chính là sản phẩm Innova. Mẫu xe đa dạng toàn cầu này đã giữ vị trí quán quân liên tục trong suốt 12 tháng kể từ khi ra mắt tới nay. Với doanh số bán kỷ lục chưa từng có trên thị trường ô tô Việt Nam- 10.000 chiếc trong vòng một năm sau khi giới thiệu, Innova trở thành một “hiện tượng” của thị trường ô tô trong năm 2006. Không dừng lại ở đó, tháng 11/2006 TMV tiếp tục giới thiệu xe “Carmy hoàn toàn mới- Đẳng cấp sang trọng mới”, và ngay lập tức mẫu xe này đã trở thành chiếc sedan “nóng” nhất trên thị trường cuối năm 2006 với doanh số bán đạt 220 chiếc ngay trong tháng đầu tiên giới thiệu.

Bước sang năm 2007, cùng với sự bùng nổ của thị trường ô tô Việt Nam, doanh số bán của TMV cũng đã đạt mức kỷ lục với 20.113 xe bán ra, tăng 36% so với năm 2006, góp phần đưa doanh số bán cộng dồn của Công

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí