Đối Với Hoạt Động Quản Lý Nguồn Nguyên Liệu.

quyết vấn đề hoàn thế cho doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ bởi ngành này rất cần thu hồi vốn nhanh để trả nợ ngân hàng và tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, cơ quan hải quan quy đinh thời hạn giải quyết hoàn thuế là 60 ngày nhưng mốc tính lại là kể từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ xin hoàn thuế có đầy đủ các chứng từ bản gốc. Trong khi đó, phải từ 3 đến 6 tháng sau khi ký hợp đồng, nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ mới được thanh toán và có đầy đủ những chứng từ gốc này. Điều này khiến cho doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu mới có thể nhận được số tiền hoàn thuế. Vì vậy, chính phủ nên ưu tiên hoàn thuế cho doanh nghiệp trước, số chứng từ gốc còn thiếu (như chứng từ thanh toán bản gốc) sẽ cho doanh nghiệp bổ sung và kiểm tra sau. Ngoài ra, chính phủ cũng nên kéo dài thời hạn nộp thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất ra hàng xuất khẩu thay vì 275 ngày như hiện nay bởi thời hạn này vẫn còn ít hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có đơn đặt hàng sản phẩm gỗ lớn. Thời hạn này khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn do vừa phải trả lãi vay giờ lại phải lo nộp thuế trong khi tiền hàng thì chưa kịp thu về hết.

Chính phủ cần đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, hoạt động nhập khẩu máy móc để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất bột giấy. Do chi phí đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy quá lớn nên nước ta vì vậy hiện vẫn còn quá ít nhà máy sản xuất ra sản phẩm này. Bởi vậy, sản phẩm dăm gỗ khai thác ra vẫn chủ yếu để xuất bán cho các nhà sản xuất bột giấy nước ngoài với giá rẻ để rồi các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước lại phải nhập bột giấy về với mức giá cao. Điều này khiến cho ngành công nghiệp sản xuất giấy của nước ta cũng trở nên bị phụ thuộc về nguồn nguyên liệu giống ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ. Đây quả là một điều nghịch lý và nó cho thấy thực tại rằng nguồn nguyên liệu dăm gỗ ở nước ta đang được sử dụng không hiệu quả. Nếu ngành sản xuất bột giấy trong nước phát triển, rõ ràng không chỉ đầu ra cho sản phẩm dăm gỗ

được đảm bảo và tiêu thụ nhanh mà ngành sản xuất giấy trong nước còn giải quyết được bài toán thiếu hụt nguyên liệu và tiết kiệm được chi phí đầu vào.

3. Đối với hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu.

Với việc pháp luật nhiều nơi thắt chặt hơn hoạt động truy xuất nguồn gốc và kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng gỗ nhập khẩu thông qua các bằng chứng gốc, chính phủ và cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý rừng là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án tái tạo và bảo vệ rừng theo tiêu chuẩn của FSC - Hội đồng quản lý rừng thế giới, đặc biệt là với các khu rừng mà doanh nghiệp được phép khai thác gỗ. Có như vậy, nguồn gỗ nguyên liệu khi khai thác ra mới được cấp chứng chỉ rừng của FSC - một điều kiện kiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu được sản phẩm sang cho khách hàng ở thị trường Âu, Mỹ và giúp doanh nghiệp tránh được các rào cản thương mại với mục đích bảo hộ tại các nước này.

Chính phủ nước ta cần đứng ra đại diện và hỗ trợ cho hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong việc phản bác lại những cáo buộc tương tự như kiểu của EIA (Environmental Investigation Agency) - một tổ chức môi trường có trụ sở ở Anh và của Telapak khi hai tổ chức này cho rằng Việt Nam đang trở thành trung tâm chế biến gỗ bất hợp pháp ở Đông Nam Á và sử dụng chủ yếu nguồn gỗ lậu bởi những bản báo cáo này kiểu này dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam cũng như quan hệ làm ăn với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Nhằm tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp khi được giao rừng đã quản lý, sử dụng nguồn gỗ không có hiệu quả, đồng thời còn để cho các đối tượng lâm tặc khai thác bừa bãi mà không có hành động bảo vệ lẫn đối phó nào, chính phủ cần nhanh chóng ban hành và bổ sung chi tiết các quy định về xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp. Thực tế là cơ quan quản lý địa phương đang gặp khó khăn trong việc yêu cầu doanh nghiệp bồi thường do không thể nào định giá được thiệt hại. Bởi vậy, để khắc phụ điều này, chính

phủ có thể quy định mức xử phạt và đòi bồi thường cụ thể, tính theo đơn vị cây hay hecta. Thậm chí, chính phủ hoàn toàn có thể cho bãi miễn doanh nghiệp khai thác, bãi miễn cán bộ đã ra quyết định trong việc giao đất, giao rừng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chính phủ cần ra những chỉ thị thích hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trồng rừng mà hiện tại đang gặp khó khăn về vốn hay quản lý không hiệu quả có thể chuyển nhượng lại các khu rừng đã trồng cho các doanh nghiệp khác có đủ năng lực hơn để tiếp quản. Làm được những điều này, nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sẽ được khai thác có hiệu quả hơn và buộc doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý thuộc địa phương có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động của mình.

Bên cạnh việc đẩy mạnh các dự án giao đất trồng rừng và giao rừng cho doanh nghiệp quản lý, khai thác và tái tạo, chính phủ và cơ quan quản lý địa phương cần tiến hành đánh giá kỹ các phương án đầu tư một cách có chọn lọc để có thể tìm ra các doanh nghiệp có năng lực thực sự. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm bớt việc nhập khẩu và đảm bảo cho nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả.

Chính phủ cần có biện pháp hoặc ra những chỉ thị thích hợp ngăn chặn việc khai thác cây non làm mảnh dăm cho công nghệ giấy có giá trị chỉ khoảng 70 USD/tấn, để dành cây cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có giá khoảng 1500 USD/tấn. Và khi cây lớn, không những thân cây được dùng cho sản xuất hàng mộc với giá trị cao như vừa nêu mà các cành ngọn vẫn dùng làm dăm cho công nghiệp giấy. Điều này tăng đáng kể giá trị thu hoạch của rừng trồng, kích thích trở lại cho việc đầu tư trồng rừng mà không cần có sự trợ giúp tài chính của chính phủ nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Tại các khu vực, địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ và là trung tâm lớn về sản xuất đồ gỗ của cả nước, việc đảm bảo có được nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu để kịp phục vụ sản xuất, giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch và phòng tránh rủi ro đối với những biến động, phụ thuộc từ đối tác gỗ nước ngoài đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Hiện tại,

bản thân nhiều đối tác nước ngoài có tiềm lực về gỗ nguyên liệu với năng lực cung ứng cao cũng muốn đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm của mình. Bởi vậy, cơ quan quản lý thuộc các khu vực này nên nhanh chóng cho phép hiệp hội sản xuất đồ gỗ xây dựng và thành lập chợ đầu mối về gỗ trong kho ngoại quan đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Mô hình này được áp dụng sẽ giúp cho các đối tác nước ngoài có thể trực tiếp đổ gỗ vào chợ đầu mối để chào bán, góp phần nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp một lúc thay vì phải mất công giải quyết và làm thủ tục cho nhiều đơn hàng riêng lẻ khác nhau. Bên cạnh đó, tại chợ đầu mối, mỗi doanh nghiệp có thể xem xét, lựa chọn kịp thời từng số lượng, từng chủng loại phù hợp với các đơn hàng và khách hàng của mình thay vì phải đi tìm kiếm các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu có sản phẩm phù hợp như trước đây. Làm được điều này, cả doanh nghiệp trong nước lẫn nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí cho việc giao dịch, tìm nguồn hàng.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ - Thực trạng và giải pháp - 8

Nhà nước cần xây dựng các trung tâm thử nghiệm chất lượng gỗ và sản phẩm gỗ cấp quốc gia và xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm định chất lượng và được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định. Những vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi các thị trường lớn như EU và Mỹ yêu cầu kiểm định chất lượng, xuất xứ của gỗ, sản phẩm gỗ trong thời gian tới.

4. Đối với hoạt động tìm hiểu, thông tin về thị trường.

Chính phủ, bộ công thương và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần thường xuyên cung cấp những thông tin về diễn biến thị trường, giá cả, cơ hội kinh doanh và đặc biệt là những thay đổi về chính sách, pháp luật nhập khẩu, động thái của cơ quan quản lý nước ngoài đối với mặt hàng đồ gỗ của các

nước nhằm dự báo và phòng tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường quốc tế.

Chính phủ cần hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tăng cường tổ chức các chuyến công tác đi tìm hiểu thị trường, các buổi gặp gỡ với đối tác nước ngoài bởi nhóm doanh nghiệp này thường bị hạn chế về nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại và thậm chí là không có trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay. Đối với họ, tìm được thị trường mới lúc này là điều vô cùng quan trọng khi lượng đơn đặt hàng của doanh nghiệp bị suy giảm. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan nhà nước như tham tán thương mại, đại sứ quán ở nước ngoài, cơ quan truyền thông với hiệp hội.

5. Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Bộ lao động thương binh và xã hội nhanh chóng thực hiện việc củng cố và phát triển thêm các cơ sở đào tạo nghề (sản xuất đồ gỗ) cho các vùng có nhu cầu. Cho đến nay, ngoại trừ 1 trường hợp doanh nghiệp ở Bình Định mới xây dựng 1 trung tâm đào tạo liên kết với nước ngoài, hiện cả nước vẫn chưa có trường, trung tâm đào tạo nào khác có quy mô lớn được xây dựng tại các vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất gỗ. Nếu bộ vẫn chậm trễ, chưa kịp thực hiện thì bộ nên đề nghị chính phủ cho phép các doanh nghiệp có đủ năng lực tự thành lập các trường, trung tâm đào tạo.‌

II. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.

1. Đối với các hiệp hội.

Trước tiên, hiệp hội doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, hiệp hội sản xuất đồ gỗ và mỹ nghệ cũng như các hiệp hội sản xuất gỗ tại địa phương cần nâng cao vai trò của mình trong việc điều phối hoạt động và trợ giúp các doanh nghiệp trong ngành. Hiện tượng một số doanh nghiệp trong năm qua thiếu sự đoàn kết, phối hợp với nhau trong thời điểm khó khăn đã cho thấy các hiệp hội chưa thực hiện tốt vai trò của mình. Các doanh nghiệp

thay vì hợp tác, chia sẻ các đơn hàng cho nhau để giữ giá lại quay ra hạ giá để giành giật đơn hàng. Nhiều trường hợp đơn giá sản phẩm chỉ còn 1/2 so với giá trị ban đầu đối tác đưa ra khiến cho bản thân doanh nghiệp có được đơn hàng cũng chẳng thu được nhiều lợi nhuận. Cụ thể là hiệp hội cần thông tin, hướng dẫn giúp cho các doanh nghiệp đàm phán, thoả thuận, liên kết với nhau trong việc chọn ra doanh nghiệp trúng thầu và phân chia nhiệm vụ, vai trò, lợi ích giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện đơn hàng. Ngoài ra, hiệp hội cũng cần nhanh chóng thông tin và môi giới cho các doanh nghiệp thừa nguyên liệu đến các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thừa nguyên liệu giải quyết được lượng gỗ thừa còn tồn đọng và đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn còn doanh nghiệp thiếu nguyên liệu có đủ gỗ để kịp thời thực hiện đơn hàng, tránh phải cạnh tranh lẫn nhau khi thị trường gỗ nguyên liệu nhập về khan hiếm không đủ đáp ứng cho doanh nghiệp trong ngành.

2. Đối với hoạt động Marketing.

Doanh nghiệp sản xuất gỗ cũng như các hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và nhanh chóng mở rộng sang các thị trường mới như Nga, Ấn Độ, Trung Á, Trung Đông. Đây đều là những thị trường giàu tiềm năng và có nhu cầu lớn do hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ tại những thị trường này chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hơn nữa, những quy định pháp lý liên quan đến sản phẩm gỗ nhập khẩu tại đây lại không khắt khe bằng thị trường Âu Mỹ và các yêu cầu về chuẩn mực, mẫu mã hay thị hiếu cũng không ở mức cao như những thị trường khó tính này. Vấn đề chính ở đây chỉ là việc các doanh nghiệp Việt Nam tìm được cho mình đối tác cũng như hệ thống phân phối phù hợp.

Những doanh nghiệp quá phụ thuộc vào xuất khẩu và ít lưu tâm đến thị trường trong nước cần phải cải tạo, xây dựng lại hệ thống phân phối và hoạt động xúc tiến thương mại trong nước. Nước ta vẫn còn nhiều doanh nghịệp không có hệ thống phân phối của riêng mình. Tuy nhiên, bản thân họ

lại vốn không quen với việc vừa phải tập trung sản xuất, vừa phải đi đến từng của hàng, đại lý tiếp thị và cung cấp sản phẩm theo kiểu nhỏ giọt. Trong khi đó, nguồn thu chính lại đến từ số lượng lớn các container xuất khẩu. Bởi vậy, các doanh nghiệp kiểu này cần trích lập một phần lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu để lập quỹ xây dựng cơ sở phân phối riêng. Một khi thực hiện được, doanh nghiệp lúc ấy sẽ có cơ hội quảng bá và đưa ra tất cả các sản phẩm của mình ra thị trường thay vì chỉ là một vài sản phẩm cho các đại lý, đồng thời còn không bị chia sẻ lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp khi gặp khó khăn về kinh phí trong việc quảng cáo đến tay người tiêu dùng, họ hoàn toàn có thể sử dụng nhiều phương tiện có chi phí thấp hơn như phát tờ rơi, cataloge đến tay người tiêu dùng, dán áp phích quảng cáo, đặt biển quảng cáo ngoài trời.

3. Đối với hoạt động sản xuất.

Trong quá trình đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài, khi khách hàng có yêu cầu sử dụng loại gỗ nguyên liệu nhập tại những vùng nằm ngoài khu vực Đông Nam Á có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp nên cố gắng thương lượng để khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các loại gỗ tương đương lấy từ các nguồn gỗ có FSC trong khu vực Đông Nam Á hoặc các loại gỗ khác trong nước nếu doanh nghiệp có nguồn cung trong nước. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ giảm được khá nhiều chi phí vận chuyển trong khi mức thuế CEPT dành cho nhóm hàng gỗ nguyên liệu có nguồn gốc ở các nước thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc và mức thuế dành cho nhóm hàng gỗ nguyên liệu ở các nước ngoài Đông Nam Á nhưng thuộc WTO là tương đương nhau với phần lớn là 0%. Khi đó, chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm.

Đối với những doanh nghiệp có nhiều đơn dặt hàng nhưng không có được nguồn nguyên liệu ốn định cho sản xuất và thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu dẫn đến phải gia công sản phẩm sử dụng nguyên liệu của khách hàng nước ngoài với mức thù lao thấp, nhóm doanh nghiệp này cần nghiên cứu thành lập liên doanh sản xuất với các doanh nghiệp cung cấp gỗ

nguyên liệu của nước ngoài dưới hình thức các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu nguyên liệu gỗ sang Việt Nam để liên doanh này chế biến xuất khẩu sang thị trường thứ ba. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ tạo sự ràng buộc về mặt lợi ích với các nhà cung cấp nước ngoài, không còn phải lo về nguồn nguyên liệu. Đặc biệt, nếu liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên liên doanh với doanh nghiệp Malaysia bởi các doanh nghiệp này hiện vẫn đang là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam và nguồn gỗ nhập từ Malaysia có chi phí rẻ hơn so với loại gỗ tương đương đến từ nhiều Châu lục khác.

Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần lưu giữ đầy đủ, chi tiết các hồ sơ liên quan đến sản phẩm ( xuất xứ sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, tên khoa học , trị giá hàng, thông số kỹ thuật…) cùng các giấy tờ, chứng nhận khác có liên quan để tránh những rủi ro từ quy định pháp lý nước nhập khẩu và đây cũng là bằng chứng quan trọng để đối phó lại với các cáo buộc phi lý như kiểu của IEA hay Telapak trước đây và sử dụng để chứng minh tính hợp pháp cho khách hàng nếu như họ có yêu cầu doanh nghiệp giải trình.

4. Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Để giải quyết tình trạng yếu kém trong khâu thiết kế và nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, các doanh nghiệp sản xuất gỗ cần có được một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và công nhân tay nghề cao. Mặc dù hiệp hội đã chỉ ra thực trạng này từ lâu, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự khắc phục và để tâm. Khi mà các cơ sở đào tạo đội ngũ nhân lực trong nước không đáp ứng được nhu cầu ngành, doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các tổ chức kỹ thuật và đào tạo nghề của các quốc gia phát triển, có công nghệ sản xuất tiên tiến. Với các doanh nghiệp lớn, họ cần trực tiếp hợp tác với đối tác nước ngoài mở trung tâm đào tạo nghề chế biến gỗ như trường hợp duy nhất hiện tại giữa doanh nghiệp Trường Thành với tổ chức kỹ thuật GTZ của Đức, có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể cử người đi học thiết kế ở nước ngoài bởi trong tương lai,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022