So Sánh Cước Điện Thoại Quốc Tế (Đơn Vị Tính: Usd/phút)


úng ngập. Thành phố Hồ chí Minh cũng vay vốn ngân hàng Thế giới để cải tạo làm mới hệ thống thoát nước. Tại Hà Nội, JICA đã hỗ trợ dự án phát triển hệ thống cấp thoát nước cho thành phố Hà Nội từ năm 1995 và vốn đầu tư đã được giải ngân để thực hiện dự án này. JICA cũng thiết kế dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh. Tuy được đầu tư và giải ngân xây dựng, nhưng chờ đến khi dự án hoàn thành thì mục tiêu thoát nước sẽ không được giải quyết. Tại Hà Nội, lượng mưa cuối tháng 10 - đầu tháng 11 năm 2008 là 600mm/2 ngày trong khi dự án thoát nước do Jaica thiết kế cho Hà Nội chỉ có khả năng thoát nước với lượng mưa 350mm/2 ngày. Nguyên nhân là do hệ thống thoát nước được thiết kế dựa trên số liệu lạc hậu. Tại Hà Nội, dự án thoát nước của JICA được thiết kế để giải quyết vấn đề ngập úng của thời kỳ 10 năm trước. Còn ở Hồ Chí Minh, thiết kế của dự án dựa trên đỉnh triều cường cao nhất tại sông Sài Gòn là 1,29m, lượng mưa tối đa khoảng 90mm với tần suất là 2 năm 1 lần và không đề cập đến việc dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong khi lượng mưa, tần suất xuất, mực nước biển dâng những năm gần đây đều cao hơn so với thiết kế. Để giải quyết bài toán thoát nước, cần xem xét lại quy hoạch hệ thống thoát nước và phải đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước.

2.1.6.4. Bưu chính viễn thông



140000

130400

81339.4

51717.9

28518.1

15845

3286.3

4308.7 5567.1 7339.1 10296.5

Số thuê bao điện

140000


120000


100000


(1000 thuê bao)

80000


60000


40000


20000


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 04/2010


Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền Thông

Biểu 2.3. Tăng trưởng điện thoại.


Từ năm 1986 đến nay, ngành bưu chính viễn thông theo đuổi các chiến lược theo giai đoạn. Giai đoạn 1991-2000 thực hiện Chiến lược tăng tốc phát triển với nhiệm vụ hiện đại hoá, tăng tốc độ phát triển. Giai đoạn này loại bỏ công nghệ lạc hậu (analog) chuyển nhanh sang công nghệ mới (digital), tăng mật độ điện thoại

/100dân, mở rộng vùng phục vụ. Giai đoạn 2001-2010 thực hiện Chiến lược hội nhập và phát triển. Giai đoạn này thực hiện nhiệm vụ chuyển từ DN độc quyền sang cạnh tranh, phát huy nội lực, mở cửa thị trường, mở cửa cạnh tranh từng loại hình dịch vụ, hoàn thiện các hệ thống lập pháp, tiến tới cạnh tranh hoàn toàn. Số lượng DN đã tăng lên, tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh, làm giảm giá thành, mang lại lợi ích cho người dân và DN.

Bảng 2.6. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet (%)


Tên quốc gia

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Myanmar

0.05

0.11

0.11

0.54

0.08

0.09

Cambodia

0.22

0.3

0.27

0.26

0.48

0.5

Lào

0.28

0.37

0.36

0.42

1.7

2.09

Brunei

9.66

9.85

14.22

13.87

40.82

55.64

Singapore

49.7

57.1

56.3

56.3

60.81

72.94

Philippines

4.29

5.28

9.12

8.96

6.02

6.21

Thái Lan

9.52

10.6

12.65

12.52

21

17.99

Malaysia

36

37.3

36.65

38.93

56.45

62.57

Việt Nam

4.32

7.68

12.9

17.1

20.5

23.9

Indonesia

3.99

6.64

8.11

8.01

5.61

13.19

Khu vực Asean

6.07

8.07

10.2

10.92

11.84

15.54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 13

Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam-VNNIC, Bộ Thông tin và Truyền Thông Trong những năm gần đây, thị trường viễn thông Việt Nam đã có nhiều

chuyển biến mới, dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ càng được cải

thiện, giá dịch vụ ngày càng hạ. Đến hết năm 2008, Việt Nam có hơn 81,3 triệu thuê bao điện thoại và hơn 20,8 triệu người sử dụng Internet thì đến hết tháng 4/2010, Việt Nam đã có 140 triệu thuê bao điện thoại (cả cố định và di động). Tính đến năm


2008, Việt Nam có 10 DN cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 DN cung cấp dịch vụ viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền Thông cấp phép. Việt Nam đang có 7 mạng di động: VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile (nay là Vietnammobile), và Gtel. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet ngày càng tăng và từ năm 2005 đến nay đã cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN, cao hơn cả Thái Lan nhưng thấp hơn Singapore, Brunei, và Malaysia.

Nhờ sự chính sách mở cửa thị trường bưu chính viễn thông nên giá cước viễn thông quốc tế của Việt Nam ngày càng giảm, mức cước điện thoại quốc tế đã được giảm rất mạnh trong các năm gần đây. Đến năm 2003 giá điện thoại gọi quốc tế từ Việt Nam đã thấp hơn bình quân các nước trong khu vực và đứng thứ ba trong ASEAN + 3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc). Từ ngày 1/4/2004, giá cước điện thoại thấp hơn trung bình khu vực từ 20-21% và 1/5/2004, cước viễn thông của Việt Nam thấp hơn từ 42-44%.

Bảng 2.7. So sánh cước điện thoại quốc tế (Đơn vị tính: USD/phút)



Tiêu chí

Cước bình quân của khu vực

Cước bình quân Việt Nam

Cước Việt Nam so với khu vực

Từ 1/4/2003

Từ 1/5/2004

Từ 1/4/2003

Từ 1/5/2004

Gọi giữa ASEAN

1,119

0,90

0,65

-20%

-42%

Gọi giữa ASEAN+3

1,159

0,93

0,65

-21%

-44%

Nguồn: Thủy Nguyên [29].

Từ ngày 1/5/2004, cước quốc tế Việt Nam đi tất cả các nước ASEAN + 3 chỉ còn cao hơn Philippines, tương đương với Malaysia, Thái Lan và thấp hơn các nước còn lại. Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành bưu chính viễn thông làm chi phí viễn thông ngày càng giảm. Theo kết quả điều tra của Jetro đưa ra ngày 5/6/2009 thì tổng cước phí điện thoại, gồm cả di động và máy cố định, thuê bao, các cuộc gọi, chi phí lắp đặt ở Việt Nam mà các công ty Nhật Bản phải trả cũng thấp nhất trong khu vực. Đó là bước tiến so với chính Việt Nam và các nước trong khu vực.

Chỉ có phí kết nối Internet vẫn cao hơn so với các nước láng giềng. Nhà

ĐTNN vẫn cho là chất lượng đường truyền chưa cao, tốc độ chậm làm mất thời


gian, chi phí của các DN. Quy mô và chất lượng hạ tầng viễn thông Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc tiếp cận dịch vụ bưu chính viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn luôn là một trong những rào cản đối với quá trình thu hút và thực hiện FDI. Năng lượng điện thiếu hụt và không ổn định, cảng biển tắc nghẽn, giao thông yếu kém... tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, làm tăng chi phí kinh doanh, tăng rủi ro đầu tư và giảm tính cạnh tranh của DN. 71% DN FDI bị gián đoạn hoạt động sản xuất vì mất điện (câu 1, mục F, phụ lục 2). Trong các loại cơ sở hạ tầng, đường bộ, hải cảng, điện là 3 yếu tố gây trở ngại lớn nhất cho DN FDI (Biểu 2.4. ).

Đường bộ


Internet

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

Ðường sắt

H


Nước

Sân bay

Ðiện thoại ải cảng



Nguồn: Kết quả điều tra DN FDI.

Điện


Biểu 2.4. Mức độ trở ngại của cơ sở hạ tầng

2.1.7. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực Việt Nam là yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến thu hút vốn ĐTNN bởi lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp, và trình độ lao động tăng lên qua các năm. Thứ nhất, nguồn nhân lực Việt Nam tương đối dồi dào do quy mô dân số lớn và tăng lên hàng năm. Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, quy mô dân số


lớn và mật độ dân số cao. Tổng dân số của cả nước vào năm 2009 là 86,0246 triệu người và mật độ dân số là 260 người/km2. Tuy nhiên, dân số lại phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao chủ yếu ở các thành phố lớn, những vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam và vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 2.8. Lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm theo ngành kinh tế

Đơn vị: Nghìn người


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Sơ bộ 2008

TỔNG SỐ

37609.6

38562.7

39507.7

40573.8

41586.3

42526.9

43338.9

44171.9

44173.8

Nông nghiệp

24480.6

24469.6

24455.8

24443.4

24430.7

24282.4

23994.8

23811.9

23634.7

Công nghiệp

4929.2

5554.8

6084.7

6670.5

7216.5

7739.9

8335.8

8825.7

9356

Dịch vụ

8199.8

8538.3

8967.2

9459.9

9939.1

10504.5

11008.4

11536.2

11925.1

Cơ cấu










TỔNG SỐ

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

100.0%

Nông nghiệp

65.1%

63.5%

61.9%

60.2%

58.7%

57.1%

55.4%

53.9%

53.5%

Công nghiệp

13.1%

14.4%

15.4%

16.4%

17.4%

18.2%

19.2%

20.0%

21.2%

Dịch vụ

21.8%

22.1%

22.7%

23.3%

23.9%

24.7%

25.4%

26.1%

27.0%

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Quy mô lao động tăng lên hàng năm cùng với tốc độ tăng của dân số. Quy mô của lực lượng lao động chiếm khoảng trên 50% tổng dân số. Lao động làm việc trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng giảm dần, còn lao động làm việc ở ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên qua các năm.

Thứ hai, chi phí lao động của Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực và có sự khác biệt giữa các vùng, miền trong cả nước. So sánh chi phí lao động tại 3 thành phố lớn ở 3 miền thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi có chi phí cho các loại lao động cao nhất và Đà nẵng có chi phí lao động thấp hơn so với 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Lương tối thiểu của Việt Nam ở mức thấp. Việt Nam tăng lương tối thiểu lần đầu tiên trong khoảng 7 năm, và có hiệu lực vào ngày 1/2/2006. Lương tháng tối thiểu của một lao động làm việc trong DN FDI thấp nhất là 710.000 đồng,


cao nhất 870.000 đồng. Tại Hà Nội và Hồ chí minh, lương tối thiểu tăng khoảng 42% (khoảng 50$/tháng).

Bảng 2.9. Chi phí lao động của Việt Nam


Địa phương

Hà Nội

Đà Nẵng

TP. HCM

Chi phí nguồn nhân lực (USD/tháng)




-Lương nhân công tối thiểu

64

50

64

-Lương công nhân

-Lương Kỹ sư bậc trung

-Lương Quản lý bậc trung

87–198

243–482

597– 859

50–70

100–200

200–250

122–216

329–453

681–1.690

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung năm 2007

Trong khi tại Quảng Đông, lương tối thiểu được tăng vào tháng 7/2005, tăng 30% lên mức 70$/tháng, cao hơn 60% so với năm 2000. Do đó, lương tối thiểu tháng của Việt Nam thấp hơn so Quảng đông khoảng 20$/tháng. Tuy nhiên, DN nước ngoài quan tâm là chi phí lao động (gồm lương và các khoản liên quan như bảo hiểm xã hội, tiền làm thêm giờ, chi phí khác..). Lương bình quân lao động Việt Nam năm 2005 là 135 USD/tháng thì tại Thái Lan là 146 USD, còn ở Trung Quốc năm 2005, mức lương công nhân đã tăng lên 162 USD/tháng. Mức lương của kỹ sư ở Việt Nam thấp hơn của Thái Lan và Trung Quốc, hai đối thủ cạnh tranh chính trong thu hút đầu tư Nhật Bản.

Đến năm 2008, theo điều tra của JETRO, chi phí lao động của Việt Nam vẫn thấp so với các nước châu Á dù lạm phát cao của năm 2008 đã đẩy mức tiền lương ở khu vực châu Á tăng theo. Tính đến tháng 10/2008, tiền lương đã tăng lên 20% ở Hà Nội, TP.HCM và 35% ở Đà Nẵng. Lương mà các công ty Nhật Bản trả cho công nhân Việt Nam vẫn thấp hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Như tại Hà Nội, công nhân được trả 95,8 USD/tháng. Trong khi, ở Trung Quốc, tiền công của công nhân tại Bắc Kinh là 286,7 USD/tháng, tại Đại Liên là 145,5 USD/tháng; Tại Bangkok (Thái Lan) là 241,1 USD/tháng; tại Kuala Lumpur (Malaysia) là 290,5 USD/tháng; tại Jakarta (Indonesia) là 131,3 USD/tháng.


Bảng 2.10. Chi phí lao động của một số nước châu Á

Đơn vị: USD.


Thành phố

TB Khu vực

Việt Nam (Hà Nội/ HCM)

Trung quốc (7 tp)

Ấn độ (New Delhi/ Bangalore)

Inđônêxia (Jarkata/ Batam)

Malaysia (Kuala Lumpur)

Philippin (Manila/ Cebu)

Singapore

Thái lan (Bangkok)

Lương tháng công nhân


2004

204.08

119.50

-

143.75

112.33

218.00

110.50

545.50

179.00


2005

205.40

134.75

162.86

184.25

105.33

205.00

175.50

529.50

146.00


2006

262.67

155.75

222.93

256.17

134.33

221.00

284.70

662.50

164.00

Lương tháng kỹ sư


2004

595.31

282.25

-

367.25

400.67

820.00

178.00

1719.00

400.00


2005

563.96

302.00

354.21

447.00

374.00

790.00

260.50

1668.00

316.00


2006

624.93

376.75

362.43

529.82

302.79

820.00

384.68

1840.00

383.00

Lương tháng quản lý cấp trung gian


2004

1180.51

677.25

-

998.00

690.33

1641.00

595.00

3083.00

579.00


2005

1129.47

684.50

720.43

984.00

640.33

1643.00

787.00

2992.50

584.00


2006

1209.98

956.75

641.77

1100.31

684.65

1638.00

926.86

3047.50

684.00

Nguồn: JETRO.

Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã xếp hạng Việt Nam vào một trong 3 nước có tiềm năng kinh doanh trung hạn (3 năm) thuộc những nền kinh tế mới nổi ở châu Á trong 3 năm liên tiếp 2005, 2006 và 2007. Một trong cơ sở để Việt Nam được xếp vào các quốc gia có tiềm năng kinh doanh trung hạn là: chi phí nhân công thấp, nguồn lao động dồi dào. Tiềm năng lao động dồi dào với quy mô lao động lớn và chi phí lao động thấp là thuận lợi lớn cho việc thu hút vốn đầu tư nhất là FDI. Theo JETRO, nếu chi phí lao động là một yếu tố chi phí duy nhất thì Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn so với Trung Quốc [56]. Năm 2008, chi phí nhân công Trung quốc tăng lên 25% trong hầu hết các ngành công nghiệp làm cho nhiều nhà ĐTNN đã phải chuyển vốn đầu tư sang các nước Châu Á khác như Việt Nam, Thái Lan. Nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp không chỉ ảnh hưởng đến quy mô FDI mà còn tới cơ cấu FDI. Nhà ĐTNN lựa chọn những lĩnh vực đầu tư như chế biến, lắp ráp để lợi dụng lợi thế chi phí lao động thấp.


Thứ ba, chỉ số phát triển con người của Việt Nam luôn có xu hướng tăng trong thời gian qua dù GDP bình quân đầu người vẫn còn thấp. Chỉ số này cho thấy sức khỏe của người dân Việt Nam tương đối tốt và hệ thống giáo dục phổ thông rất được quan tâm phát triển. Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2007 vẫn này vẫn thấp hơn của Trung quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia [39].

Bảng 2.11. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam.


Năm

1985

1990

1995

2000

2003

2004

2005

2006

2007

HDI

0.559

0.597

0.645

0.688

0.703

0.709

0.714

0.718

0.725


Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2009, UNDP

Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam có một số hạn chế. Thứ nhất, lực lượng lao động Việt Nam vẫn thiếu hụt lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, thiếu những kỹ năng làm việc cần thiết như tác phong công nghiệp, tinh thần làm việc nhóm, ý thức kinh doanh. Sự thiếu hụt lao động trình độ cao không mâu thuẫn với chỉ số HDI của Việt Nam khi HDI chỉ tính tới số người lớn biết chữ. Theo điều tra của Jetro (2006), nhà đầu tư Nhật gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân lực trình độ cao. Nếu chia lao động Việt Nam thành 3 nhóm: công nhân, kỹ sư và quản lý bậc trung thì lao động Việt Nam dồi dào ở nhóm công nhân do dân số trẻ nhưng gặp phải khó khăn khi tuyển dung kỹ sư và quản lý bậc trung. Hay như trường hợp của Công ty Intel Products Việt Nam, với nhu cầu lao động khoảng 4.000 người, thì đến giữa năm 2008, Intel tiếp nhận được khoảng 2.000 hồ sơ dự tuyển nhưng chỉ có 40 ứng viên được chấp nhận khi thời điểm chính thức đi vào hoạt động của Intel sắp đến gần. Lao động trình độ cao thiếu hụt ở nhiều ngành nghề như hóa, cơ khí, điện, điện tử, dầu khí, khoáng sản, đóng tàu, ô tô, tự động hóa... Nguyên nhân thiếu hụt là do tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, thậm chí chất lượng lao động qua đào tạo, cơ cấu đào tạo theo trình độ và nghề đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 35,4% năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới chỉ khoảng 20% vào năm 2006, 24,5% năm 2007, 26% năm 2008. Con số

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí