Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Việt Nam Giai Đoạn 1990- 2009


tục đăng ký kinh doanh-cấp con dấu, cấp mã số thuế do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Cả 4 mô hình này đều đã được nhà đầu tư đánh giá là có cải thiện. Thời gian và chi phí của nhà đầu tư được giảm đi, mô hình liên thông giải quyết thủ tục hành chính đã giảm thời gian cho chủ đầu tư từ 1-2 năm xuống chỉ còn 5-6 tháng; giảm từ 15 xuống còn 4 đầu mối thủ tục. 6 tháng đầu năm 2007, Sở KHĐT đã giải quyết

16.000 hồ sơ, tăng 4.000 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2006. Để có được kết quả đó là do tác phong làm việc của công chức đã thay đổi theo hướng phục vụ DN; và sự phối hợp giữa các quận, huyện với các sở, ngành. Tuy nhiên, cơ chế “một cửa liên thông” vẫn chưa thật sự thông do chưa có chế tài cụ thể xử lý cán bộ, cơ quan gây ắc tắt trong giải quyết thủ tục hành chính, do sự phức tạp của chính các quy định về thủ tục hành chính, do thiếu số lượng và hạn chế về trình độ cán bộ. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Triệu Đình Phúc, việc trả lời hồ sơ theo cơ chế “một cửa liên thông” của các cơ quan liên quan chậm 10-15 ngày là bình thường [42].

Về cải cách cơ cấu tổ chức, năm 8/2002, giảm số lượng các cơ quan trực thuộc chính phủ từ 23 xuống còn 13 và số lượng cơ quan ngang bộ tăng thêm 3 bộ thành 26 bộ [18]. Các địa phương cũng củng cố, sắp xếp lại bộ máy chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức còn nhiều tồn tại: chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành còn chồng chéo, mối quan hệ giữa các ngành các cấp chưa chặt chẽ, đồng bộ. Về cán bộ công chức, việc đào tạo cán bộ công chức cũng đã được chú trọng nhưng còn chưa có tính hệ thống, còn thụ động. Trình độ, phong cách làm việc của công chức còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng

vẫn còn tồn tại.

Về cải cách tài chính công, bên cạnh thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ- CP, nhiều địa phương trong cả nước đã thí điểm khoán biến chế nhằm tăng cường khai thác nguồn thu, tăng thu nhập cho cho công chức nhằm tăng hiệu quả công việc, tăng hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên được thí điểm thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ năm 2000. Kinh phí được tiết kiệm của khối sở ngành năm 2003-2004 là 12 tỷ đồng (18,8%) và của khối quận, huyện là 42,7 tỷ đồng (23,59%).


Tiếp tục chủ trương cải cách hành chính, ngày 10/1/2007, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30 phê duyệt Ðề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (còn gọi là Ðề án 30). “Ðề án 30 được triển khai nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và DN trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Ðồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính các cấp. Ðề án 30 thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân và DN làm trung tâm, cũng như thực hiện các cam kết khi tham gia WTO. Ðây có thể coi là bước đột phá trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính ở nước ta”. Ðề án gồm 3 giai đoạn: giai đoạn một (từ tháng 8/2008 tới 8/2009), thực hiện thống kê thủ tục hành chính tại tất cả các cấp chính quyền; giai đoạn hai (từ tháng 9/2009 tới 5/2010) thực hiện rà soát thủ tục hành chính theo các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp pháp của thủ tục hành chính và các văn bản, quy định có liên quan; và giai đoạn ba trong năm 2010, tổ chức thực hiện các kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đến giờ đã kết thúc giai đoạn 1 của đề án 30, các thủ tục hành chính đã được thống kê và công bố trên mạng. Việc công khai thủ tục hành chính là bước thành công quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, sẽ hạn chế tính cửa quyền, nhũng nhiễu của cán bộ công chức, DN và cá nhân khi cần giải quyết thủ tục hành chính sẽ biết rõ mình thiếu thủ tục gì, tự hoàn thiện theo đúng yêu cầu quy định [30].

Có thể thấy, cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam được tiến hành từ nhiều năm với mức độ ngày càng sâu rộng hơn, từ thấp tới cao. Bước đầu là cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, đến cải cách hành chính nhà nước với 3 nội dung: cải cách thể chế hành chính; tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Đến nay, cải cách hành chính


tập trung đến cả 4 nội dung: cải cách thể chế hành chính; bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; và cải cách tài chính công. Cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, đã công khai hóa được các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận tiện cho người dân và DN. Theo kết quả điều tra câu 1, mục D, (phụ lục 2), 59% DN FDI đánh giá mức độ công khai mọi quy định về thủ tục hành chính là tăng lên. Kết quả này cho thấy, những cố gắng cải cách hành chính của chính phủ đã được các DN FDI ghi nhận và đánh giá tích cực.

Mặc dù số thủ tục đã giảm phần nào, tinh thần phục vụ DN và công dân của cán bộ công chức đã cải thiện, nhưng số thủ tục hành chính vẫn còn nhiều, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, và DN, ảnh hưởng cả tới việc thu hút và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ông Ashok Sud, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) đã nói: “Việt Nam còn nhiều thủ tục nhiêu khê, thiếu hiệu quả và rất mệt mỏi cho DN”. Hay trong giải quyết thủ tục hành chính thì ông Patrick Regis, Chủ tịch Hiệp hội DN Anh tại Việt Nam vẫn phải “Đôi khi, chúng tôi phải tới từng Bộ để gõ cửa hỏi tại sao có những thủ tục 1 năm vẫn chưa xong?” [45]. Theo kết quả điều tra, 67% các DN FDI đánh giá mức độ chồng chéo và mâu thuẫn của các thủ tục hành chính hiện nay còn khá cao (câu 2, mục D, phụ lục 2). Nhiều cán bộ công chức chưa ý thức được tinh thần “phục vụ” trong giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và DN. Chính thái độ này làm mất thời gian của DN khi phải giải quyết thủ tục hành chính, thậm chí phải chi các khoản chi phí không chính thức để công việc được suôn sẻ. Chỉ 10% số DN FDI được điều tra là không phải trả các khoản chi không chính thức (câu 3, mục D, phụ lục 2). Mức chi phí không chính thức chiếm chủ yếu dưới 2% tổng thu nhập của DN (38% DN chi dưới 1%, 35% chi dưới 2%) (câu 5, mục D, phụ lục 2). Tư tưởng lợi ích cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại. Trong cuộc đối thoại của hơn 20 hiệp hội DN nước ngoài với VCCI ngày 18/5/2009, đại diện các hiệp hội đều cho rằng thủ tục hành chính của Việt Nam là điểm yếu đầu tiên của môi trường


đầu tư Việt Nam. Nhận định này hoàn toàn thống nhất với với đánh giá của DN FDI về thủ tục hành chính với mức trở ngại cao nhất (Biểu 2.1. ).

Rõ ràng, thủ tục hành chính phức tạp, thái độ phục vụ của công chức kém làm mất thời gian, chi phí của DN. Các DN FDI cho rằng mức độ công khai của thủ tục hành có ảnh hưởng tương đối nhiều tới hoạt động đầu tư của DN tại Việt Nam (28% đánh giá là ảnh hưởng tương đối nhiều, 38% đánh giá là ảnh hưởng nhiều).

2.1.5. Môi trường kinh tế

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội quan trọng. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 1986-1990 là 3,9%. Giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta còn thấp do mới bắt đầu xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Giai đoạn 1991-1997 có thể nói là giai đoạn phát triển phồn thịnh của kinh tế nước ta, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này là 8,3%. Mặc dù vào đầu giai đoạn này, nền kinh tế gặp phải một số khó khăn lớn như các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi cùng với thị trường xuất khẩu của khu vực này bị thu hẹp. Giai đoạn này đạt được thành công về tăng trưởng kinh tế là do các đơn vị kinh tế đã thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng cường. Từ năm 1998, nhịp độ tăng trưởng đã chậm lại do cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính của khu vực châu Á. Tính bình quân năm giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,56%. Do vậy, tổng sản phẩm quốc nội của năm 2000 (273666 tỷ đồng) đã tăng gấp hơn 2 lần năm 1990 (131968 tỷ đồng), đạt được mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản phẩm trong nước từ năm 1990 đến năm 2000 đã được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991- 2000 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng VII và Đại hội Đảng VIII. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nước ta vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và vượt kế hoạch đề ra dù cũng chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Iraq, dịch cúm gia cầm...


Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt mức 8,44%, mức cao nhất kể từ năm 1997, điểm khởi đầu cho tăng trưởng kinh tế cao ở các năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 8,23%. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2007 tăng 8,46% so với cùng kỳ 2006, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2005. Nếu so sánh với

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt nam giai đoạn 1990- 2009


Năm


Tổng số

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng


Dịch vụ

Quy mô (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

Quy mô (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

Quy mô (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

Quy mô (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

1990

131968

5.09%

42003

1.00%

33221

2.27%

56744

10.19%

1991

139634

5.81%

42917

2.18%

35783

7.71%

60934

7.38%

1992

151782

8.70%

45869

6.88%

40359

12.79%

65554

7.58%

1993

164043

8.08%

47373

3.28%

45454

12.62%

71216

8.64%

1994

178534

8.83%

48968

3.37%

51540

13.39%

78026

9.56%

1995

195567

9.54%

51319

4.80%

58550

13.60%

85698

9.83%

1996

213833

9.34%

53577

4.40%

67016

14.46%

93240

8.80%

1997

231264

8.15%

55895

4.33%

75474

12.62%

99895

7.14%

1998

244596

5.76%

57866

3.53%

81764

8.33%

104966

5.08%

1999

256272

4.77%

60895

5.23%

88047

7.68%

107330

2.25%

2000

273666

6.79%

63717

4.63%

96913

10.07%

113036

5.32%

2001

292535

6.89%

65618

2.98%

106986

10.39%

119931

6.10%

2002

313247

7.08%

68350

4.16%

117125

9.48%

127772

6.54%

2003

335989

7.26%

70575

3.26%

129247

10.35%

136167

6.57%

2004

362435

7.87%

73917

4.74%

142621

10.35%

145897

7.15%

2005

393031

8.44%

76888

4.02%

157867

10.69%

158276

8.48%

2006

425373

8.23%

79723

3.69%

174259

10.38%

171392

8.29%

2007

461344

8.46%

82717

3.76%

192065

10.22%

186562

8.85%

2008

490455

6.31%

86605

4.70%

203550

5.98%

200312

7.37%

2009

516547

5.32%

88190

1.83%

214786

5.52%

213592

6.63%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 11

Nguồn: Tổng cục Thống kê


các nước trong khu vực, năm 2007 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2, sau Trung Quốc (11,2%), vượt qua cả Singapore (7,5%) và các nước khác. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2008 tăng 6,31% so với năm 2007. Năm 2008, Việt Nam cũng gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô, một phần do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Trong các năm trước, tỷ giá ổn định thì đến năm 2008 tỷ giá đầy biến động, trong 6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đồng (VNĐ) giảm giá có lúc xuống 15000 VNĐ/USD, đến 6 tháng cuối năm, nhiều nhà đầu tư FDI chuyển vốn và lợi nhuận về nước cùng với việc các nhà đầu tư bán ròng chứng khoán làm cho tỷ giá tăng vượt mức 17000 VNĐ/USD, thị trường chứng khoán sụt giảm, chỉ số VN- Index liên tục giảm. Nhiều lao động bị mất việc, trong năm 2008 có khoảng 80000 lao động bị mất việc làm [5]. Trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tuy thấp hơn so với các năm trước, nhưng vẫn là tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực và thế giới. Đến năm 2009, vẫn chịu hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt con số 5,32%, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tính cả giai đoạn 2000-2009, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu vẫn tăng liên tục qua các năm. Nhưng cán cân thương mại cũng liên tục thâm hụt, đặc biệt hai năm 2007, 2008 có mức thâm hụt rất cao. Năm 2007, mức thâm hụt là -14203.3 triệu USD, cao gần gấp 3 lần thâm hụt năm 2006 với -5064.9 triệu USD. Đến năm 2008, mức thâm hụt tiếp tục tăng đến - 18028.7 triệu USD. Riêng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm 8,9%, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,3% so với năm 2008.

Về lạm phát, những năm đầu thời kỳ đổi mới, Việt Nam có mức lạm phát cao đến 3 chữ số, năm 1986 tỷ lệ lạm phát trên 700%, năm 1988 tỷ lệ này là 310%, năm 1989 tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 34,6%. Đến năm 1992, lạm phát còn 17,36%. Đến năm 1995, lạm phát được đẩy lùi, chỉ còn 12,7%. Đến năm 1996, tỷ lệ lạm phát là 4,5%. Từ năm 1996 đến hết năm 2007, lạm phát luôn ở mức một con số, nền kinh


tế tăng trưởng ổn định. Riêng năm 2008 với bất ổn vĩ mô, tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 23%/năm, nền kinh tế thực sự gặp khó khăn. Các DN gặp khó khăn do giá cả yếu tố đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ thu hẹp, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, quy mô sản xuất phải thu hẹp, khó tiếp cận tín dụng của ngân hàng do lãi suất cao. Năm 2009, chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội nên lạm phát giảm còn 6,88%.

Tóm lại, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Việt nam đã được thành tựu to lớn về kinh tế. Kinh tế liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm thuộc hàng các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô của 2 năm 2008 và 2009 vẫn khiến DN FDI lo ngại. Môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định là yếu tố DN FDI đánh giá có điểm trở ngại cao thứ hai sau thủ tục hành chính (Biểu 2.1. ). Hơn nữa, môi trường vĩ mô thiếu ổn định bị coi là yếu tố gây trở ngại lớn thứ nhất và thứ hai (câu 2, mục B, phụ lục 2). Đây cũng là yếu tố gây rủi ro nhiều thứ nhất và thứ hai cho hoạt động đầu tư của DN (câu 5, mục B, phụ lục 2).

2.1.6. Cơ sở hạ tầng

2.1.6.1. Hệ thống giao thông vận tải

a. Đường bộ

Hệ thống mạng lưới đường bộ không ngừng tăng lên cả về chất lượng và số lượng, nhiều tuyến đường được xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng. Trong 10 năm (1991- 2000) đã xây dựng 2440 km đường mới, nâng cấp được 26.070 km. Đến năm 2000, cả nước có khoảng 172479 km đường bộ nhưng đến hết năm 2008, con số này đã tăng lên là 222.179 km đường bộ (tăng 49700 km so với năm 2000). Đây là kết quả đạt được của hoạt động đầu tư phát triển vào hạ tầng giao thông đường.

Số lượng cầu mới cũng đã tăng vọt, đến hết năm 2008 toàn hệ thống đã có khoảng 28937 cây cầu với chiều dài khoảng 746977 m trong đó có rất nhiều cây cầu hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế như cầu dây văng dài nhất Việt Nam đang được khởi


công xây dựng là cầu Nhật Tân, hay một số cây cầu đã hoàn thành và đi vào hoạt

động như cầu Thanh Trì, cầu Bắc Giang…

Bảng 2.3. Giao thông đường bộ.

Đơn vị: km


Năm

Đường quốc lộ

Đường tỉnh lộ

Đường huyện

Đường xã

Đường đô thị

Tổng số

2000

15360

15097

36950

132055

3211

172479

2008

17295

21762

45013

131455

6654

222179

Nguồn: Cục đường bộ Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [12].

Bảng 2.4. Hiện trạng cầu Việt Nam


Cầu

Tổng số

Trung ương quản lý

Tỉnh,thành phố quản lý

Quận, huyện quản lý

Số lượng(cái)

28937

3051

6101

19785

Chiều dài(m)

746977

153730

196384

396863

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhờ sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, năng lực vận tải của ngành GTĐB ngày càng tăng, khuyến khích lưu thông hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng đường bộ, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển (Bảng 3.4. ). Trong các phương thức vận tải, vận tải bằng đường bộ là phương thức vận tải chủ yếu trong mạng lưới giao thông ở Việt Nam. Khối lượng hàng khách vận chuyển bằng đường bộ chiếm trên 75% và khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ chiếm trên 64% khối lượng lượng vận chuyển toàn ngành.

Tuy nhiên, hệ thống đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển, còn bất cập so với nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hệ thống đường bộ vẫn bộc lộ những hạn chế tồn tại từ nhiều năm. Thứ nhất, chất lượng của các con đường nhìn chung còn kém. Phần lớn các con đường còn hẹp, chỉ có khoảng 570 km đường quốc lộ có 4 làn đường trở lên, loại đường có bề rộng 2 làn xe trở lên chỉ chiếm khoảng 62%, chủ yếu là đường 1 làn xe với bề mặt đường từ 3-3,5m. Hầu hết các con đường chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, chưa có đường cao tốc chuẩn: một số đường cao tốc đạt tiêu chuẩn loại Việt Nam như Nội Bài, Nam Thăng Long… nhưng chỉ tương ứng với tiêu chuẩn B so với tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, số lượng đường

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí