Tổng Hợp Các Văn Bản Pháp Luật Liên Quan Đến Đtnn


biệt giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư của DN FDI. Nhà được tư nước ngoài được chủ động hơn trong tổ chức quản lý kinh koanh, mở rộng hơn lĩnh vực được đầu tư. Bên cạnh đó, một số ưu đãi về thuế được bổ sung cho dự án FDI. Với việc giảm dần đi tới xóa bỏ khoảng cách giữa đầu tư trong nước và nước ngoài đã làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn, đảm bảo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế [13].

Tuy nhiên, cho đến trước khi ban hành Luật đầu tư chung và Luật doanh nghiệp thống nhất, khung pháp luật chính sách giữa đầu tư trong nước và ĐTNN vẫn còn một số khác biệt. Thứ nhất, nhà ĐTNN có thể hoạt động theo 3 hình thức gồm DN 100% vốn nước ngoài, DN liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các DN chỉ thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Giai đoạn này, Nghị định 38/2003/NĐ/CP cho thí điểm chuyển một số DN có vốn ĐTNN thành công ty cổ phần. Thứ hai, vốn pháp định của nhà ĐTNN tối thiểu là 30% vốn đầu tư của DN không phù thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Khi nhà ĐTNN muốn chuyển nhượng vốn thì phải ưu tiên cho các DN Việt Nam hoặc bên Việt Nam trong liên doanh. Thứ ba, đối với DN liên doanh, nguyên tắc nhất trí được áp dụng cuộc họp Hội đồng quản trị nhằm bảo vệ bên Việt Nam với vốn góp ít trong liên doanh. Thứ tư, dù chế độ hai giá từng bước bị xóa bỏ, tiền thuê đất, giá điện, nước áp dụng cho nhà ĐTNN vẫn cao hơn nhà đầu tư trong nước. Quy định mức lương tối thiểu được áp dụng cho lao động làm việc cho DN có vốn ĐTNN.

2.1.3.5. Giai đoạn 2005-2009

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, môi trường pháp luật về hoạt động đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng không ngừng được được cải thiện. Đối với hoạt động FDI, những quy định liên quan đến khuyến khích, bảo hộ đầu tư, thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động DN FDI đã được quy định trong Luật ĐTNN hành năm 1987 và sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992, 1996, 2000). Ngoài Luật ĐTNN, các luật chuyên ngành như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm, Luật Giáo dục, Pháp lệnh về viễn thông, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản cũng có những điều khoản áp dụng cho nhà ĐTNN như hình thức đầu tư, phạm vi, chính sách khuyến khích,


thủ tục đầu tư. Đối với DN trong nước, về thành lập, tổ chức, quản lý nội bộ DN đã được quy định ở nhiều luật: Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp nhà nước ban hành năm 1995 và sửa đổi, bổ sung năm 2003. Về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, DN trong nước được điểu chỉnh bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ban hành năm 1994 và sửa đổi, bổ sung năm 1998. Tính đến thời điểm tháng 11, 2004, có khoảng 4.500 DNNN đang hoạt động theo Luật DNNN, 5.000 DN có vốn ĐTNN theo Luật ĐTNN, và 125.000 DN, bao gồm công ty tư nhân và cổ phần hoạt động theo Luật DN, tại Việt Nam [22]. Chính sự tồn tại của quá nhiều luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tạo ra sự phân biệt đối xử đối với DN trong nước với DN nước ngoài, giữa DN trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, từ đó hạn chế việc phát huy các nguồn lực, và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với DN. Bên cạnh đó, sự phát triển các DN đa hình thức sở hữu cũng thể hiện những bất cập của hệ thống pháp luật có tách biệt theo thành phần kinh tế.

Qua những lần sửa đổi, bổ sung thì các luật áp dụng cho các thành phần kinh tế khác nhau cũng nhích lại gần nhau hơn, như Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 đã mở rộng lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, tự chủ hơn trong quản lý hoạt động DN FDI; chính sách hai giá giữa đối tượng trong nước và nước ngoài hầu như đã xóa bỏ. Hơn nữa, Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nên hệ thống pháp luật nước ta cũng phải điều chỉnh phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, như AFTA, BTA và đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO;

Nhằm tạo ra môi trường pháp luật về đầu tư bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 29/11/2005, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Luật đầu tư 2005 thay thế cho Luật ĐTNN và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Luật doanh nghiệp 2005 thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 166 của Luật này; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của DN tại Luật đầu tư nước


ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Luật ĐT 2005 gồm 10 chương: Những quy định chung, bảo đảm đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, hình thức đầu tư, lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, đầu tư ra nước ngoài, quản lý nhà nước về đầu tư và điều khoản thi hành. Luật doanh nghiệp 2005 gồm 10 chương, 89 điều: Những quy định chung, Thành lập và đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân, nhóm công ty, tổ chức lại, giải thể và phá sản DN, quản lý nhà nước đối với DN và điều khoản thi hành.

Không như Luật ĐTNN 1996 và sửa đổi năm 2000, Luật đầu tư chung chỉ tập trung vào bảo đảm đầu tư và chính sách khuyến khích đầu tư, không đề cập tới vấn đề thành lập và tổ chức quản lý DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà đầu tư được đầu tư vào các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và ĐTNN; công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là thành viên. Luật đầu tư cũng đưa ra danh mục ưu đãi đầu tư, danh mục cấm đầu tư, danh mục đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam có thể thay đổi những danh mục này căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Đối với nhà ĐTNN, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Về chế độ ưu đãi đầu tư, Nhà nước thực hiện các ưu đãi cho các nhà đầu tư vì lợi ích quốc gia theo chính sách trong từng thời gian đối với một số ngành, lĩnh vực. Các ưu đãi áp dụng như nhau giữa các nhà đầu tư, không tạo ra sự bất bình đẳng, không trái với các cam kết quốc tế. Nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi; được chuyển lỗ tối đa 5 năm; được khấu hao nhanh tài sản cố định và được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất đối với dự án đầu tư vào


lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư được hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đến chân công trình...

Luật đầu tư năm 2005 phân cấp triệt để việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý đầu tư cho UBND tỉnh và các Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát; còn UBND tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn. Việc phân cấp quản lý đầu tư đã đơn giản thủ tục đầu tư, góp phần thu hút ĐTNN vào Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp quy định về thành lập, tổ chức quản lý nội bộ, giải thể theo các loại hình DN. Đối với DN liên doanh với nước ngoài, nguyên tắc nhất trí của Hội đồng quản trị về những vấn đề quan trọng nhất của DN như quy định tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất phải là người Việt Nam; bổ nhiệm kế toán trưởng... bị xóa bỏ hoàn toàn.

Để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình DN, giữa các thành phần kinh tế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh (như về sử dụng đất đai, về tín dụng, thuế, thương mại, về hợp tác, cạnh tranh, phá sản...) phải chỉnh sửa. Trong giai đoạn này, Việt Nam ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư.

Luật đầu tư chung, Luật doanh nghiệp cùng với văn bản pháp quy khác đã tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường đầu tư, được các chuyên gia kinh tế và các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới đánh giá đánh giá cao. Việc tạo ra hành lang pháp lý


chung cho các nhà đầu tư cũng như sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là sự đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý cho hoạt động ĐTNN, đánh vào tâm lý của nhà ĐTNN, làm cho dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Khung pháp luật, chính sách đầu tư đã góp phần đáng kể trong việc tạo ra làn sóng thứ hai về ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới 2008.

Tuy Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp ban hành năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2006 nhưng đến tháng 9 năm 2006 Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật này mới được ban hành. Sự chậm chễ trong việc ban hành văn bản pháp quy hướng dẫn đầu tư gây ra sự lúng túng của các chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư.

Bảng 2.1. Tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN


Giai đoạn

Luật

Pháp lệnh

Nghị quyết

Nghị định

Chỉ thị

Thông tư

Quyết định

Công văn

88-90

5

6

0

14

3

12

8

8

90-96

14

7

12

68

5

167

46

18

96- 00

8

2

29

41

9

175

156

62

01-04

6

4

22

51

8

105

105

57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 10

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [13].

Nhìn chung, hệ thống chính sách và pháp luật về hoạt động đầu tư nói chung và FDI nói riêng đã và đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, hệ thống pháp luật và chính sách vẫn bị nhà đầu tư đánh giá có điểm trở ngại cao trong các yếu tố của môi trường đầu tư (Biểu 2.1. ).

Trong các yếu tố của môi trường pháp luật, cơ hội tham vấn bày tỏ ý kiến trong quá trình xây luật, tính có thể dự đoán của luật lệ, quy định và tính nhất quán là những yếu tố nhiều DN FDI đánh giá hiệu quả thấp (Biểu 2.2. ). Cơ hội tham vấn bày tỏ ý kiến trong quá trình xây luật, và tính nhất quán giữa văn bản pháp luật có ảnh hưởng tới tính khả thi của văn bản pháp luật ban hành. Hơn nữa, cơ hội tham vấn bày tỏ ý kiến trong quá trình xây luật, tính có thể dự đoán của luật lệ, quy định có ảnh hưởng tới kế hoạch, chiến lược đầu tư, kinh doanh và rủi ro đầu tư của DN FDI. Chính 3 yếu tố này có ảnh hưởng tới quyết định bỏ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư của DN FDI. Đa số các DN FDI điều tra cho rằng tính phổ cập, rõ ràng, đầy đủ


của văn bản pháp luật có ảnh hưởng tới quyết định bỏ vốn đầu tư vào Việt nam. Theo kết quả điều tra ở câu 7 mục C (phụ lục 2), 36% DN FDI đánh giá là có ảnh hưởng tương đối, 34% ảnh hưởng nhiều, 13% cho là ảnh hưởng rất nhiều. Vậy, môi trường pháp luật đã từng bước được cải thiện nhưng nhà ĐTNN đánh giá vẫn là yếu tố gây trở ngại lớn đến thu hút và sử dụng vốn FDI, đặc biệt là tính minh bạch của môi trường pháp luật.



Cơ hội để tham vấn/bày tỏ ý kiến trong quá trình xây dựng luật


Tính có thể dự đoán được của luật lệ/qui định,

Tính phổ cập thông tin của các văn bản pháp luật

5.0

4.5

4.0

3.5

3.0

2.5

2.0

1.5

1.0

0.5

0.0 mức độ

hiệu quả


Tính đầy đủ của các văn bản pháp luật


Tính dễ hiểu của luật lệ, qui địn



Tính cập nhật của các văn bản pháp Tính nhất quán giữa các văn bản

luật pháp luật


Nguồn: Kết quả điều tra DN FDI.

Biểu 2.2. Đánh giá các yếu tố của môi trường pháp luật

2.1.4. Thủ tục hành chính

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm đến việc cải cách thủ tục hành chính. Nghị quyết Đại hội VI đã chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về bộ máy Nhà nước. Bộ máy Nhà nước đã được sắp xếp lại nhưng còn quá cồng kềnh. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội VII, mong muốn cải cách hành chính nhằm “xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả”. Bộ máy Nhà nước được sắp xếp


lại lần thứ hai kể từ Đại hội VI. Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VII lần đầu tiên đề cập tới 3 nội dung chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước, gồm: cải cách thể chế nền hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức [34]. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đặt ra yêu cầu cải cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật. Nghị quyết cũng đề cập tới 4 nội dung bổ sung quan trọng về định hướng cải cách, đó là: phân định rõ quyền và trách nhiệm của từng cấp hành chính; tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa việc phân cấp quản lý nhà nước giữa cơ quan của chính phủ với chính quyền tỉnh, thành phố; đổi mới chế độ công chức, công vụ; thành lập Tòa án hành chính và thực hiện xã hội hóa với một số hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công. Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khóa VIII chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, năng lực, được sắp xếp điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước. Đến Đại hội IX cũng đưa ra giải pháp về cải cách hành chính, như: phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tách chức năng quản lý nhà nước với điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, có năng lực; chống quan liêu, tham nhũng. Nghị quyết Đại hội Đảng X cũng tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

Chính phủ đã ban hành Chương trình Tổng thể cải cách nền hành chính giai đoạn 2001-2010. Chương trình này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải cách hành chính. Mục tiêu của chương trình là xây dựng “một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; và xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước”. Chương trình đã lần đầu đưa ra 4 nội dung cải cách: cải cách thể chế, cải cách cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Bằng hành động, ngay trong năm 2002, Chính phủ đã thực hiện một số cải cách về môi trường pháp luật, bao gồm: sửa đổi Hiến pháp và


Luật Tổ chức chính phủ nhằm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cán bộ; ban hành Nghị định số 86/2002/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ thay thế Nghị định 15/CP; Nghị định số 12/CP quy định các tỉnh được cơ cấu bộ máy cấp huyện; Nghị định số 10/2002/NĐ- CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định số 59/2002/NĐ-CP về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác do Chính Phủ ban hành; Quyết định 74/QĐ về quy hoạch tổng thể công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cho giai đoạn 2001-2005. Về cải cách thể chế, chính phủ đã rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện bãi bỏ, chỉnh sửa, và ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nên chất lượng của văn bản đã được nâng lên. Ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ văn bản sai soát giảm dần, năm 1998 tỷ lệ sai soát là 40%, năm 1999 là 51%, năm 2001 chỉ còn 17,8%, năm 2002 là 16%, từ năm 2003 đến năm 2005 còn 9% [18]. Thủ tục hành chính từng bước đơn giản hóa và các thủ tục hành chính không cần thiết được bãi bỏ. Mặc dù, số thủ tục hành chính sau 2 năm thực hiện Luật DN được rà soát chỉ là 400, có đến 160 thủ tục được loại bỏ hoặc thay thế với quy trình đăng ký đơn giản hơn [18].

Một điểm quan trọng về cải cách thể chế và thủ tục hành chính, nhiều địa phương đã áp dụng cơ chế “một cửa” để giải quyết thủ tục hành chính. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính. Từ năm 1996, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước đã thực hiện thí điểm cải cách hành chính theo mô hình “một cửa, một dấu”. Tuy nhiên, cơ chế một cửa chỉ được thực hiện ở một cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, còn về phía nhà đầu tư vẫn chưa phải là một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính vì nhà đầu tư phải tiếp xúc với nhiều cơ quan, nhiều cửa. Để khắc phục hạn chế này, một số địa phương trong cả nước đã thí điểm mô hình “một cửa liên thông” như Hồ Chí Minh, Hà Nội... Đến năm 2007, Hà Nội có 4 mô hình “một cửa liên thông”: cấp phép quảng cáo do Sở VHTT làm đầu mối; thẩm định dự án có sử dụng đất do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất làm đầu mối; thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và thủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022