Bảng 5 : Mức độ sẵn có của các tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia
Nguồn khoáng sản | Sản phẩm nông nghiệp | Dự trữ năng lượng | |
Thái Lan | 1 | 53 | 16 |
Việt Nam | 1 | 31 | 3 |
Malaysia | 1 | 3 | 19 |
Hàn Quốc | 3 | 1 | 1 |
Singapore | 1 | 1 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Trọng Thương Mại Nội Khối (% Tổng Thương Mại Của Khối)
- Tác Động Của Hợp Tác Đông Á Tới Các Quốc Gia Trong Khu Vực.
- Các Hiệp Định Đầu Tư Song Phương Và Đa Phương
- Ma Trận So Sánh Chi Phí Đầu Tư Năm 2006.
- Tính Minh Bạch Và Mức Độ Trong Sạch Của Môi Trường Đầu Tư.
- Triển Vọng Phát Triển Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Đông Á
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn: UNCTAD, FDI Compass, http://compass.unctad.org
Có thể thấy chỉ có yếu tố Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là tương đối khả quan (đứng thứ 2 sau Thái Lan), còn khoáng sản và dự trữ năng lượng rất thấp, hầu như không có sức cạnh tranh, và còn thua kém nhiều nước trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia).
2.2.2. Khả năng sẵn có của các nhà cung cấp trong nước về linh kiện và nguyên vật liệu
Do ngành công nghiệp trong nước chưa phát triển, việc sử dụng linh kiện và nguyên vật liệu trong nước vẫn còn hạn chế. Kết quả là hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong ngành sản xuất như điện tử, ô tô và xe máy phải nhập khẩu linh kiện và hàng bán thành phẩm. Do chi phí nguyên vật liệu trong ngành sản xuất là nhân tố lớn nhất trong cấu thành chi phí, tình trạng không sẵn có của các nguyên vật liệu và linh kiện trong nước dẫn đến chi phí sản xuất cao và giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Thay vì tận dụng các nguồn lực trong nước, các nhà đầu tư lại phải dựa vào các nguồn lực nước ngoài. Hầu hết các ngành công nghiệp như ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, giày dép….các nguyên phụ liệu, linh kiện đều phải nhập từ nước ngoài. Theo kết quả điều tra phỏng vấn của Bộ Kế hoạch Đầu tư với cơ quan thẩm quyền và các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, thiếu công nghiệp hỗ trợ và nhà cung cấp trong nước là một trong những nguyên nhân chính làm số lượng lớn các nhà đầu tư tiềm năng không chọn đặt các cơ sở của họ tại Việt Nam [10].
Thiếu các nhà cung cấp linh kiện và nguyên vật liệu trong nước đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là vào năm 2005 Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết của AFTA – giảm thuế suất nhập khẩu xuống dưới 20% đói với 80% hàng hoá. Thành phẩm từ các nước ASEAN khác
bán tại Việt Nam sẽ chịu thuế suất nhập khẩu thấp hơn, do đó sẽ rất bất lợi cho các nhà ĐTNN thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Do đó, lời khuyên mà các chuyên gia kinh tế đưa ra cho chính phủ Việt Nam là phải nhanh chóng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…đang tập trung nguồn lực vào phát triển các ngành này nhằm thu hút các nhà ĐTNN tiềm năng. Nếu chính phủ Việt Nam không đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ các ngành này thì Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
2.2.3. Nguồn lực kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực.
Việt Nam có một lực lượng lao động hơn 40 triệu người, hằng năm tăng thêm từ 1,1 đến 1,2 triệu người. Mặc dù tỷ lệ biết chữ của Việt Nam cao so với các nước khác (trên 97%), nhưng lực lượng nhân công qua đào tạo lại tương đối thấp. Theo số liệu thống kê do Bộ Thương binh và Xã hội công bố, chỉ gần 12% lực lượng nhân công Việt Nam được qua đào tạo. Lực lượng nhân công không có chuyên môn kỹ thuật thì dư thừa trong khi đó lại thiếu lao động có trình độ cao. Thiếu hụt nhân tài và nguồn lao động có chất lượng được coi là một trong những vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các nước Châu Á hiện nay. Chính vì vậy, các nước đang rất nỗ lực trong việc đào tạo và phát triển giáo dục và dạy nghề. Để hấp dẫn hơn nữa các nhà đầu tư, các quốc gia này ngày càng chú trọng phát triển hai yếu tố có vài trò quan trọng, quyết định mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư đó là trình độ kỹ thuật và nguồn nhân tài ở nước sở tại. Sau đây là một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực để từ đó có thể đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Đặc điểm nguồn nhân lực
Bảng 6. Số liệu các chỉ số giáo dục
Dân số | Số người trong độ tuổi lao động | Tỷ lệ biét chữ | Tốt nghiệp đại học | Tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật | Tỷ lệ khối kỹ thuật | |
Trung Quốc | 1.265.800.000 | 731.400.000 | 93,3% | 495.624 | 318.318 | 64,32% |
Việt Nam | 77.700.000 | 37.800.000 | 97,4% | 123.000 | 37.643 | 30,60% |
Thái Lan | 60.600.000 | 40.300.000 | 95% | 147.913 | 43.897 | 21,56% |
Malaysia | 23.300.000 | 14.680.000 | 93,8% | 22.852 | 7.315 | 32,01% |
Singapore | 4.000.000 | 2.200.000 | 92,5% | 3.677 | 1.776 | 48,03% |
Hàn Quốc | 46.900.000 | 22.000.000 | 239.701 |
Nguồn: JETRO - điều tra lần thứ 14, tháng 3 năm 2004
Các nước so sánh dều có mức độ phổ cập giáo dục cao (trên 90%). Việt Nam có tỷ lệ biết chữ cao nhất (trên 97%) - đang là nước dẫn đầu về phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực lại không phải là tỷ lệ phổ cập giáo dục mà là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật. Trong các nước so sánh, Trung Quốc là nước có sinh viên tốt nghiệp khối kỹ thuật cao nhất 64,32%, tiếp theo là Singapore 48%, Việt Nam là 30,6% chỉ trên Thái Lan.
- Chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực của chính phủ
Một biện pháp rất hữu hiệu và phổ biến là quỹ khuyến khích phát triển nguồn nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp do chính phủ thành lập. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có hình thức này. Chính phủ các nước khác trong khu vực đều thành lập các quỹ khuyến khích trong doanh nghiệp, đồng thời có những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có những nỗ lực trong phát triển đào tạo nguồn nhân lực của mình. Ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp khuyến khích cũng như nguồn ngân sách dành cho phát triển nguồn nhân lực vẫn chủ yếu tập trung ở các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học chứ chưa có chính sách cụ thể nào về việc thành lập quỹ hỗ trợ kiểu này tại các doanh nghiệp.
- Chính sách nghiên cứu và phát triển kỹ thuật.
Việt Nam hiện nay chưa có một chính sách riêng biệt nào về phát triển khoa học công nghệ mà chỉ có một số định hướng chung nhằm phục hồi và phát triển giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật. Trong lĩnh vực kinh tế và khoa học tự nhiên,
Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài kết hợp với việc mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Chính phủ Việt Nam cũng chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo đội ngũ chuyên gia và các nhà khoa học, tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và hoạt động sản xuất. Từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu thực hiện chủ trương đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài bằng vốn ngân sách nhà nước với qui mô khoảng 350 người/năm trong các lĩnh vực trọng điểm là công nghệ sinh học, công nghệ mới, nghiên cứu vật liệu, kỹ thuật điện tử, thông tin, hoá học, năng lượng, kỹ thuật công nghiệp.
Chính phủ các nước khác đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, do đó đã ban hành chính sách liên quan đến phát triển khoa học kỹ thuật như tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa sản xuất - đào tạo – nghiên cứu và các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI.
Theo đánh giá về năng lực cạnh tranh của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Thụy Sĩ, Singapore là nước đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau Phần Lan, Isarel, Mỹ về chỉ tiêu gắn kết lý thuyết và thực tiễn. Trong danh sách 49 nước xếp loại đánh giá thì Hàn Quốc đứng thứ 19, Malaysia đứng thứ 27, Trung Quốc đứng thứ 42 và Thái Lan đứng thứ 48. Chủ trương kết hợp lý thuyết nghiên cứu với thực tiễn sản xuất đã được Singapore thực hiện từ thập kỷ 70. Chương trình phối hợp đào tạo giữa chính phủ và các doanh nghiệp triển khai năm 1972 được thực hiện thông qua việc thành lập các trung tâm đào tạo tiếp nhận chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật từ các doanh nghiệp FDI. Kể từ cuối thập kỷ 70, kế hoạch này được phát triển theo hướng thông qua các chương trình hợp tác theo các hiệp định ký kết giữa các chính phủ hoặc hợp tác giữa các công ty. Hiện nay, Singapore tiếp tục đầu tư phát triển các lĩnh vực đòi hỏi chất xám như lĩnh vực công nghệ thông tin và đẩy mạnh hợp tác phát triển nghiên cứu với các nước ASEAN. Mục tiêu của Singapore là trong thế kỷ 21 trở thành cầu nối trung tâm về thị trường vốn và những sáng tạo kỹ thuật mới với nguồn nhân lực chất lượng cao.
Với Trung Quốc, mục tiêu đưa ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 là phát triển các ngành kỹ thuật, xúc tiến công tác nghiên cứu công nghệ cao, tăng cường nghiên
cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và thể chế hoá cải cách kỹ thuật, lấy công ty là chủ thể của các hoạt động nghiên cứu kỹ thuật. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng khẳng định việc cần phải tăng tốc phát triển kỹ thuật có khả năng duy trì tốc độ phát triển kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống hỗ trợ cải cách khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp, thúc đẩy mối liên kết sản xuất – học tập – nghiên cứu.
Hàn Quốc, với mục tiêu chiến lược là “rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước tiên tiến trong thời gian ngắn nhất” đề ra các chính sách cụ thể như đẩy mạnh nghiên cứu phát triển năng lượng điện nguyên tử, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành năng lượng nguyên tử nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân. Đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học cơ bản, Hàn Quốc chủ trương thông qua hỗ trợ của chính phủ để đẩy mạnh công tác nghiên cứu và đào tạo các cán bộ ưu tú.
Tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật đó đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng được khẳng định trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 9 của Thái Lan. Với mục đích khắc phục những yếu kém về khoa học kỹ thuật, tránh bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực nhằm duy trì phát triển kinh tế xã hội, chính phủ Thái Lan lên kế hoạch triển khai một cách có hiệu quả các mặt ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá các ngành chế tạo trong lĩnh vực phát triển kỹ thuật, tiến hành đào tạo khoa học kỹ thuật ngay tại các công ty Thái Lan, đào tạo cán bộ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới xây dựng nền tảng của xã hội tri thức.
Malaixia, một đất nước với hơn 20 triệu dân đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế. Hàng năm quốc gia đang phải sử dụng trên hai triệu lao động nước ngoài dẫn đến chi phí tiền lương hiện nay tăng lên trung bình khoảng 10 % một năm. Do đó, để đảm bảo mục tiêu về tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi chính phủ phải tập trung nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các ngành nghề sản xuất, phát triển các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít lao động. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2001 – 2005), Malaixia hướng đến việc xem xét điều chỉnh lại các quy định về việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học, đưa ra các biện pháp bảo vệ và thu hút có hiệu quả nhân tài, tăng cường
nguồn lực cho sự nghiệp phát triển nhân tài và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngành giáo dục. Để bù đắp lại những thiếu hụt hiện nay chính phủ Malaixia cũng có nhữngchính sách khuyến khích, kêu gọi các cán bộ khoa học kỹ thuật người Malaixia đang làm việc ở nước ngoài cũng như các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài đóng góp cho nền khoa học kỹ thuật nước nhà
Qua phân tích các chỉ số trên có thể rút ra vài nhận định chung về năng lực kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam so với các nước trong khu vực như sau:
Bảng 7. Ma trận đánh giá về năng lực kỹ thuật và nguồn nhân lực
Trung Quốc | Hàn Quốc | Singapore | Malaysia | Thái Lan | Việt Nam | |
Cơ cấu đào tạo lao động | 100 | 70 | 70 | 40 | 20 | 37 |
Ngân sách cho giáo dục | 25 | 95 | 100 | 94 | 53 | 20 |
Chính sách đào tạo nhân tài | 60 | 90 | 90 | 70 | 70 | 60 |
Chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực | 70 | 80 | 90 | 70 | 70 | 40 |
Chính sách khuyến khích hối hương | 90 | 40 | 40 | 80 | 90 | 40 |
Chính sách nghiên cứu phát triển kỹ thuật | 70 | 95 | 100 | 80 | 70 | 50 |
Chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển khoa học | 85 | 80 | 80 | 70 | 80 | 70 |
Tổng điểm | 500 | 550 | 570 | 484 | 453 | 317 |
Xếp hạng | 4 | 2 | 1 | 3 | 5 | 6 |
Nguồn: Báo cáo điều tra các nước của tổ chức JETRO năm 2005
Ma trận so sánh sức hấp dẫn của môi trường đầu tư các nước dưới góc độ năng lực kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực cho thấy sự tụt hậu khá xa của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Mặc dù giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là lợi thế của Việt Nam, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn đang là “một bài toán khó giải” [24]. Theo đánh giá của một số nhà ĐTNN thì tình trạng của Việt Nam hiện nay là giá nhân công rẻ mà lại hoá đắt. Mức lương bình quân của lao động phổ thông Việt Nam vào
loại rẻ trong khu vực, nhưng năng suất lao động lại không cao dẫn đến chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm bị đội lên rất cao. Về vấn đề này, ông Thiery Mermat, tổng giám đốc công ty The Bamboo Factory cho biết, tuy giá nhân công ở Việt Nam tương đối rẻ nhưng lao động có tay nghề lại rất thiếu, doanh nghiệp phảI tuyển dụng 50% chuyên viên kỹ thuật từ nước ngoài, trả lương bằng đồng EURO, mà giá đồng EURO lại tăng, tính ra chi phí nhân công rẻ thành đắt.
Xu hướng FDI hiện nay không chỉ tìm kiếm nguồn lao động dồi dào giá rẻ mà là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Những tồn tại của Việt Nam thể hiện ở tỷ lệ nhân sách cho giáo dục còn thấp, thiếu những chính sách cụ thể nhằm hiện thực hoá việc nâng cao chất lượng lao động và các biện pháp khuyến khích hoạt động này phát triển. Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc gắn kết giữa đào tạo – sản xuất và nghiên cứu, đề ra những kế hoạch cụ thể để hiện thực hoá những mục tiêu đề ra.
2.2.4. Độ tin cậy và chất lượng cơ sở hạ tầng.
a. Hệ thống đường giao thông
Mặc dù cải thiện mạnh mẽ trong thời gian qua, khả năng sẵn có và chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn ở dưới mức trung bình trong khu vực. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu phát triển Đức (GDI), hơn 2/3 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá của mình. Hầu hết các nhà đầu tư được phỏng vấn đều phàn nàn về điều kiện hệ thống đường bộ nghèo nàn của Việt Nam là một trở ngại trong kinh doanh.
- Hệ thống đường bộ.
Hệ thống đường bộ của Việt Nam đang trong điều kiện nghèo nàn. Chỉ hơn 10% đường bộ có thể xếp loại ở mức chất lượng cao. Việt Nam chỉ có ít đường cao tốc, 26% đường quốc lộ có hai làn đường trở lên. Trong vài năm gần đây, chính phủ đã chi một số tiền đáng kể để nâng cấp hệ thống đường cao tốc với sự hỗ trợ về tài chính của các bên cho vay quốc tế. Năng lực các đường quốc lộ, tuy vậy, cũng mới chỉ đáp ứng được 60% – 70% nhu cầu giao thông.
- Hệ thống đường sắt.
Hệ thống đường sắt không phải là một phương tiện sử dụng thường xuyên bởi các nhà ĐTNN do thiếu các tiêu chuẩn về vận tải như phương tiện để bốc dỡ
container và bốc xếp hàng hoá cũng như thời gian biểu của ngành đường sắt kém linh hoạt và chính xác. Hệ thống đường sắt chủ yếu sử dụng đường ray loại nhỏ (1m so với 1,25m của thế giới) nên khối lượng và tốc độ vận chuyển thấp so với mức bình quân của khu vực và trên thế giới.
- Đường hàng không
Mặc dù vận tải hàng không đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại hình vận tải, năng lực cũng như khả năng của vận tải hàng không Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của vận tải hàng hóa. Việt Nam chỉ có 3 sân bay quốc tế và lưu thông với các thành phố chính trong khu vực. Lịch trình hạn chế và độ tin cậy không cao, thiếu các tổ bay cũng như giá còn cao là những bất cập chính của ngành hàng không Việt Nam.
- Đường biển
Sau vận tải đường bộ, đường biển là phương thức vận tải thông dụng xếp thứ hai đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp là điểm yếu kém chính của các cảng biển và đường thuỷ. Hầu hết các cơ sở hạ tầng cảng biển đều đã lạc hậu và hoạt động thiếu hiệu quả. Tình trạng này tạo nên tắc nghẽn lưu thông, tăng thời gian chờ đợi và do đó làm tăng chi phí vận tải.
Bảng 8. So sánh cơ sở hạ tầng của một số nước ASEAN
Sân bay | Cảng biển | Giao thông | Điện lực | CN thông tin | Bình quân | |
Singapore | 4,9 | 4,9 | 4,6 | 4,4 | 4,7 | 4,7 |
Malaysia | 3,1 | 3,1 | 2,7 | 2,6 | 3,2 | 2,9 |
Philippines | 2,3 | 2,4 | 1,9 | 2,2 | 2,7 | 2,3 |
Thái Lan | 3,1 | 2,5 | 1,6 | 2,7 | 3,0 | 2,6 |
Indonesia | 3,0 | 2,4 | 2,3 | 2,6 | 2,7 | 2,6 |
Việt Nam | 1,9 | 2,0 | 1,9 | 1,9 | 2,2 | 2,0 |
Với điểm 5 là cao nhất Nguồn: www.aseansec.org
Đứng trước tình trạng này, chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực tiến hành nâng cấp hệ thống đường sá. Tuy nhiên, hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều vốn, do vậy cho đến nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Sự tham gia của khối tư