điểm đầu tư vì những lợi ích thực tế mà họ nhận được từ môi trường đầu tư quốc gia của nước sở tại. Do đó các biện pháp xúc tiến đầu tư cần được xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứ không chỉ dựa trên mong muốn của người làm chính sách. Ví dụ như các nhà đầu tư cần các thông tin đặc thù như họ có thể bắt đầu công việc kinh doanh như thế nào, khuyến khích cụ thể nào họ nhận được, chính phủ sẽ giúp đỡ họ như thế nào để giải quyết các khí khăn phát sinh…Thế nhưng, các thông tin cụ thể này lại không được đề cập đầy đủ trong các tài liệu vận động đầu tư cảu Việt Nam. Việc so sánh giữa Việt Nam với các nước khác như Trung Quốc hay Thái Lan như điểm đến của đầu tư nước ngoài cũng ít khi được thực hiện trong khi đây là một trong những thông tin mà nhà ĐTNN thực sự muốn tìm hiểu.
Mặc dù các biện pháp xúc tiến không phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nhưng nó là cầu nối giới thiệu Việt Nam với các nhà ĐTNN, và ở một khía cạnh nào đó cũng là một vũ khí trong quá trình cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia. Chính phủ Việt Nam nên quan tâm hơn nữa tới yếu tố hỗ trợ này và có các biện pháp hệ thống chuyên nghiệp hơn để tạo dựng được một hình ảnh đầu tư đẹp trong mắt các nhà ĐTNN.
3.3. Tính minh bạch và mức độ trong sạch của môi trường đầu tư.
3.3.1. Tham nhũng.
Bằng chứng có tính thực tiễn cho thấy rằng nạn tham nhũng thường xuyên xảy ra và không lường trước được gây tổn hại đến quá trình đầu tư. Theo các kết quả điều tra, nạn tham nhũng được nhìn nhận như một bất cập nghiêm trọng tại Việt Nam. Trong nhóm các nước chọn ra để so sánh, Việt Nam luôn đứng cuối cùng về mức độ trong sạch của môi trường đầu tư – chỉ trên Indonesia là nước vốn nổi tiếng về các vụ bê bối chính trị.
Bảng 11. Chỉ số về mức độ tham nhũng năm 2006.
Singapore | Nhật Bản | Malaysia | Hàn Quốc | Bruney | Thái Lan | Trung Quốc | Việt Nam | Indonesia | |
Mức độ kiểm soát tham nhũng17 | 98 | 89 | 69 | 63,5 | 62,5 | 50,5 | 37,5 | 30 | 23 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hiệp Định Đầu Tư Song Phương Và Đa Phương
- Mức Độ Sẵn Có Của Các Tài Nguyên Thiên Nhiên Của Các Quốc Gia
- Ma Trận So Sánh Chi Phí Đầu Tư Năm 2006.
- Triển Vọng Phát Triển Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Đông Á
- Nâng Cao Năng Lực Kỹ Thuật Và Chất Lượng Nguồn Nhân Lực.
- Hình Thành Chính Sách Thúc Đẩy Phát Triển Các Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ.
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn: http://info.worldbank.org/governance/wgi2007
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được vấn đề tham nhũng và tác hại của vấn đề này gây ra cho nền kinh tế quốc dân nên đã ban hành không ít biện pháp để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn là một vấn đề nan giải được bàn đến và tiếp tục trở thành nhân tố không khuyến khích FDI vào Việt Nam.
3.3.2. Mức độ công khai thông tin.
Mức độ trong sạch của môi trường đầu tư còn được đo lường thông qua chỉ tiêu về mức độ công khai thông tin. Theo điều tra của World Bank, chỉ số về độ công khai thông tin của Việt Nam là 6, đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua.
Bảng 12. Chỉ số về mức độ công khai thông tin của các quốc gia
Singapore | Nhật Bản | Malaysia | Hàn Quốc | Philipines | Thái Lan | Trung Quốc | Việt Nam | |
Mức độ công khai thông tin18 | 10 | 7 | 10 | 7 | 1 | 10 | 10 | 6 |
Nguồn: World Bank, Doing Business 2008
Có thể thấy so với các quốc gia trong khu vực, mức độ công khai thông tin của Việt Nam thấp hơn, chỉ cao hơn Philippines. Các nhà ĐTNN tại Việt Nam từ lâu đã kêu ca về việc tung cấp thông tin nhỏ giọt, thiếu cởi mở và độ ổn định không cao của cơ quan chức năng Việt Nam. Đây là một bất lợi trong môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là trong thời đại thông tin như hiện nay.
Ngoài ra, có thể sử dụng một cách tiếp cận khác để đánh giá mức độ minh bạch của môi trường kinh doanh, đó là mức độ bảo hộ nhà đầu tư. Theo World
17 Mức độ này được đánh giá trên thang điểm 100, điểm càng cao cho thấy khả năng kiểm soát tham nhũng của chính phủ đó càng tốt.
18 Các chỉ số từ 0 đến 10, trong đó giá trị cao hơn thể hiện mức độ cao hơn về độ công khai thông tin.
Bank, mức độ bảo hộ đối với các nhà ĐTNN được hình thành bởi 3 trục là: mức độ trong sạch của công việc kinh doanh, thể hiện qua chỉ số công khai thông tin (Disclosure Index); khả năng các cổ đông có thể khởi tố nhân viên hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nếu hoạt động sai nguyên tắc, thể hiện qua chỉ số về quyền hạn cổ đông (Shareholder Suits Index); và trách nhiệm pháp lý của lãnh đạo doanh nghiệp, thể hiện qua chỉ số về trách nhiệm pháp lý của lãnh đạo (Director Liability Index). Các chỉ số này chạy từ 0 đến 10 với giá trị càng lớn thể hiện mức độ công khai thông tin càng cao, trách nhiệm pháp lý của lãnh đạo doanh nghiệp càng cao, cổ đông càng có nhiều quyền và nhà đầu tư nước ngoài càng được bảo vệ (tham khảo bảng 2.15)
Bảng 13. Chỉ số bảo hộ các nhà đầu tư
Công khai thông tin | Trách nhiệm pháp lý của lãnh đạo | Quyền hạn của cổ đông | Bảo hộ nhà đầu tư | Xếp hạng (trên 178 nền kinh tế) | |
Singapore | 10 | 9 | 9 | 9,33 | 2 |
Nhật Bản | 7 | 6 | 8 | 7,00 | 12 |
Malaysia | 10 | 9 | 7 | 8,67 | 4 |
Hàn Quốc | 7 | 2 | 7 | 5,33 | 64 |
Philipines | 1 | 2 | 8 | 3,67 | 141 |
Thái Lan | 10 | 2 | 6 | 6,00 | 33 |
Trung Quốc | 10 | 1 | 4 | 5,00 | 83 |
Indonesia | 9 | 5 | 3 | 5,67 | 51 |
Việt Nam | 6 | 0 | 2 | 2,67 | 165 |
Nguồn: Economy Rankings 2008, www.doingbusiness.org.
Việt Nam đứng ở vị trí thấp nhất trong hầu hết các chỉ số đánh giá mức độ bảo hộ nhà đầu tư (2,67 điểm), và xếp hạng thấp nhất trong nhóm nước so sánh (165/178 nền kinh tế). Trong đó yếu kém nhất của Việt Nam là chỉ số về trách nhiệm pháp lý của lãnh đạo (0 điểm) và quyền hạn của cổ đông (2 điểm). Mức độ công khai thông tin của Việt Nam cũng chỉ đứng trên Philipines, chưa bằng mức trung bình của khu vực Đông Á. Dễ dàng nhận thấy sự tụt hậu khá xa của Việt Nam trong khía cạnh này của môi trường kinh doanh, càng chứng tỏ sự thiếu minh bạch trong môi trường kinh doanh là một điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục của Việt Nam.
3.4. Mức độ dễ dàng kinh doanh tại các nước
3.4.1. Thành lập doanh nghiệp
Theo báo cáo năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 của WB, tại Việt Nam doanh nghiệp sẽ phải tiến hành 11 bước trong vòng trung bình là 50 ngày với chi phí là 20% thu nhập theo đầu người (năm ngoái mức chi phí là 50,6% GNI trên đầu người) [23], (tham khảo bảng 2.16 phụ lục 2).
Vậy so với các nước trong khu vực, Việt Nam đang ở mức trung bình về các chỉ số thành lập doanh nghiệp.
3.4.2. Triển khai hoạt động kinh doanh
- Đăng ký tài sản.
Để có thể triển khai một hoạt động, tài sản của nhà đầu tư phải được đăng ký hợp pháp trên lãnh thổ của nước chủ nhà, để được hưởng sự bảo hộ của chính phủ nước sở tại đối với tài sản của nhà ĐTNN. Do đó qui trình đăng ký tài sản cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai kinh doanh. Việt Nam có ưu đãi hơn hẳn trong chí phí đăng ký tài sản, với mức chi phí là 0,01% giá trị tài sản – thấp nhất trong nhóm nước so sánh. Về số thủ tục tiến hành, Việt Nam đứng thứ 3 trên tổng 8 nước so sánh. Tuy nhiên Việt Nam gặp nhiều yếu kém trong vấn đề thời gian đăng ký tài sản, với số thời gian là 67 ngày, thuộc loại nhiều nhất chỉ sau Malaysia là 144 ngày [23], (tham khảo bảng 2.17 phụ lục 2).
- Thực hiện hợp đồng.
Hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở của các hợp đồng thương mại, những thuận lợi hay khó khăn trong vấn đề thực hiện hợp đồng sẽ là cơ sở để đánh giá tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Số thủ tục của Việt Nam đã giảm xuống từ 37 bước thủ tục các năm trước xuống còn 34 thủ tục trong năm nay; thời gian (295 ngày) và chi phí thực hiện hợp đồng (31%) đều thấp hơn mức trung bình của khu vực19. Đây là một nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong tiến trình đơn giản hoá môi trường kinh doanh của mình [23], (tham khảo bảng 2.18 phụ lục 2)
19 Nguồn: WB, Doing Business 2008.
- Khả năng tiếp nhận tín dụng.
Việc triển khai hoạt động kinh doanh cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp. Năm nay Việt Nam có mở rộng phạm vi các tài sản được dùng để thế chấp qua đó các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng được dế dàng hơn. Tiếp theo bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, nghị định 163/2006 về Giao dịch bảo đảm ban hành cuối năm 2006 tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động cho vay có thế chấp bằng việc cho phép sử dụng động sản làm vật thế chấp. Hai văn bản luật này cũng cho phép sử dụng cả tài sản hữu hình và vô hình, kể cả tài sản sẽ hình thành trong tương lai làm vật thế chấp và đơn giản hoá một số thủ tục trong lĩnh vực này. Vì vậy chỉ số mức độ quyền lợi theo luật định của Việt Nam tăng thêm 2 điểm trong kỳ này, đứng thứ ba trong nhóm nước chọn so sánh.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng [23]. Hiện nay ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển khiên cho việc tiếp cận tín dụng bị hạn chế (tham khảo bảng 2.19 phụ lục 2).
3.4.3. Chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.
Khi quyết định chấm dứt kinh doanh, nhà đầu tư phải trải qua các thủ tục giải quyết phá sản. Vấn đề phá sản của Việt Nam được giải quyết kém hiệu quả hơn nhiều so với các nước trong khu vực (trừ Indonesia và Philippines), với thời gian cần thiết là 5 năm và chỉ có thể thu hồi được 19,2 % giá trị tài sản. Duy chỉ có phí của việc phá sản là thấp hơn một số nước trong khu vực (14,5%) [23], (tham khảo bảng 2.20 phụ lục 2).
Tổng hợp các chỉ tiêu đã phân tích trên phản ánh mức độ thuận lợi trong kinh doanh của môi trường đầu tư các nước. World Bank đã tiến hành xếp hạng các chỉ tiêu này của 178 nước trên thế giới (tham khảo bảng 2.21). Viêt Nam đứng thứ 91/178 nền kinh tế trên thế giới. Có thể thấy ưu điểm của Việt Nam trong các chỉ tiêu xếp hạng là vấn đề đăng ký tài sản, xếp thứ 38/178 nền kinh tế. Còn trong các lĩnh vực khác, Việt Nam đều có thứ hạng thấp và thấp hơn hầu hết các nước trong nhóm nước so sánh.
Mặc dù vậy, cần phải đánh giá cao nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong tiến trình cải cách môi trường đầu tư. Doing Business 2008 đưa ra 10 lĩnh vực tiến hành cải cách để đánh giá mức độ cải cách môi trường đầu tư của các nước. Cải cách của Việt Nam trong hai lĩnh vực quan trọng là Bảo vệ nhà đầu tư và Tiếp cận tín dụng đã được báo cáo ghi nhận.
Bảng 14. Mức độ dễ dàng kinh doanh tại các nước.
Dễ dàng kinh doanh | Khởi sự doanh nghiệp | Đăng ký tài sản | Tiếp cận tín dụng | Thực hiện hợp đồng | Phá sản | |
Singapore | 1 | 9 | 13 | 7 | 4 | 2 |
Nhật Bản | 12 | 44 | 48 | 13 | 21 | 1 |
Thái Lan | 15 | 36 | 20 | 36 | 26 | 44 |
Malaysia | 24 | 74 | 67 | 3 | 63 | 54 |
Hàn Quốc | 30 | 110 | 68 | 36 | 10 | 11 |
Trung Quốc | 83 | 135 | 29 | 84 | 20 | 57 |
Việt Nam | 91 | 97 | 38 | 48 | 40 | 121 |
Indonesia | 123 | 168 | 121 | 68 | 141 | 136 |
Philippines | 133 | 144 | 86 | 97 | 113 | 147 |
Nguồn: WB, Economy Rankings 2008, www.doingbusiness.org
Nhờ những nỗ lực đó, vị thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài đã được cải thiện và được cộng đồng thế giới ghi nhận. Khảo sát về sức hấp dẫn của các nước đối với FDI trong giai đoạn 2005 – 2006 của UNCTAD cho biết 23% các chủ đầu tư nước ngoài được điều tra cho rằng Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn để đầu tư [15], con số này giai đoạn 2004 – 2005 là 20% (tham khảo biểu đồ.)
Biểu đồ 1. Sức hút của các nước đối với FDI (%)
%
Sức hút của các nước đối với FDI (%)
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
94
38
38
32
29
23
16
Trung Th¸i Lan Hµn Quèc Malaysia Indonesia ViÖt Nam Singapore
Quèc
Quốc gia
Nguồn: www.unctad.org.
Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan trên cơ sở phân tích tổng hợp các nhân tố này thì Việt Nam không phải là môi trường đầu tư có ưu thế so với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Có thể thấy rõ điều này qua xếp hạng về chỉ số về độ hấp dẫn các địa điểm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của A.T. Kearney (tham khảo bảng 2.22)
Bảng 15. Chỉ số hấp dẫn địa điểm đầu tư
C¬ cÊu tµi chÝnh (0 – 4) | M«i trưêng kinh doanh (0 – 3) | Trình độ và sự sẵn có của lao động (0 – 3) | Tổng | Xếp hạng/40 | |
Trung Quốc | 3.21 | 1.77 | 1.76 | 6.14 | 2 |
Thái Lan | 3.27 | 1.51 | 0.94 | 5.72 | 6 |
Malaysia | 2.95 | 2 | 1.12 | 6.07 | 3 |
Indonesia | 3.51 | 0.89 | 1.06 | 5.47 | 13 |
Việt Nam | 3.55 | 0.76 | 0.69 | 5 | 26 |
Singapore | 1.62 | 2.67 | 1.44 | 5.73 | 5 |
Nguồn: www.atkearney.com
Đánh giá này được đưa ra dựa trên cơ sở tổng hợp của 3 chỉ số về: cơ cấu tài chính, môi trường kinh doanh và trình độ cũng như sự sẵn có của lao động. Có thể thấy trong 3 chỉ số, chỉ số về lao động và môi trường kinh doanh cảu Việt Nam thấp
nhất, vì thế cho dù chỉ số tài chính của Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực nhưng tổng hợp lại thì Việt Nam đứng cuối bảng trong các nước so sánh.
Sử dụng cách tiếp cận khác thông qua đánh giá về chỉ số triển vọng FDI vào của UNCTAD cũng thấy rõ, Việt Nam hiện nay không phải là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn hơn các nước trong khu vực.
Bảng 16. Chỉ số triển vọng FDI giai đoạn 2003 – 2005
Điểm số triển vọng ( 0 – 1) | Xếp hạng (trên 141 nước) | |
Singapore | 0,459 | 2 |
Hàn Quốc | 0,372 | 17 |
Malaysia | 0,280 | 35 |
Trung Quốc | 0,307 | 30 |
Thái Lan | 0,202 | 62 |
Philippines | 0,178 | 74 |
Nhật Bản | 0,353 | 24 |
Indonesia | 0,133 | 100 |
Việt Nam | 0,166 | 80 |
Nguån: www.unctad.org.
Theo nghiên cứu của tổ chức UNCTAD, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2005 thuộc vào loại thấp nhất trong khu vực (chỉ trên Indonesia). Kết quả này đòi hỏi chính phủ Việt Nam càng phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc cải tổ môi trường đầu tư để nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài.
Thách thức đối với chính phủ Việt Nam trong công cuộc cải thiện môi trường thu hút FDI là không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là phát huy tối đa các nhân tố lợi thế và cải thiện các nhân tố cạnh tranh kém mà các nhân tố này phải là những nhân tố mà các nhà đầu tư hướng đến. Do đó cần nhận thức đúng xu thế FDI của thế giới hiện nay cũng như kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của nước chủ nhà để tiến hành cải cách cho phù hơp.