Tỷ Trọng Thương Mại Nội Khối (% Tổng Thương Mại Của Khối)

1997 khi lãnh đạo các nước ASEAN quyết định mời nguyên thủ ba nước Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN (không chính thức) lần thứ hai cùng thời gian và địa điểm.

Tới tháng 4/2006, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 đã diễn ra 8 lần (1997 – 2004) với chương trình nghị sự ngày càng thiết thực, cụ thể:

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất (Malaysia, 1997): cam kết cùng thực hiện “khung khổ Manila” (Manila framework) về cơ chế hợp tác, giám sát tài chính

– tiền tệ trong khu vực.

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai (Việt Nam, 1998): đề xuất thành lập EAVG để nghiên cứu các phương hướng hợp tác trung và dài hạn về chính trị, văn hoá - xã hội (bên cạnh lĩnh vực kinh tế) vì sự phát triển chung của khu vực Đông Á.

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 3 (Philippine, 1999): ra “Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á” với bốn lĩnh vực hợp tác chính: an ninh, kinh tế, văn hoá, chiến lược phát triển.

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 (Singapore, 2000):

Đề xuất thành lập nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG) có nhiệm vụ soạn thảo báo cáo về xây dựng Cộng đồng Đông Á để trình lên lãnh đạo cấp cao ASEAN + 3

Tập trung hợp tác: phát triển hạ tầng giao thông và liên lạc tiểu vùng sông Mê-Kông; công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, nông nghiệp và du lịch.

Đề xuất nâng hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 thành Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asian Submit)

Sáng kiến Chiềng Mai (CMI) (thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3, t.5/2000)

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 (Bruney, 2001):

Nhất trí xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á (EAEC)

Trước tiên thiết lập khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA)

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 (Cambodia, 2002):

Thông qua báo cáo của EASG

Trung Quốc và ASEAN ký hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Trung Quốc (CEC)

Nhật Bản và ASEAN ra tuyên bố chung về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 (Indonesia, 2003)

Tuyên bố chung thúc đẩy hợp tác 3 nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc).

Nhật Bản và ASEAN ký hiệp định khung về đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (CEP).

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 8 (Laos, 2004)

Thành lập Nhóm chuyên gia hỗn hợp nghiên cứu tính khả thi của EAFTA (JEG)

Ra tuyên bố chung về Đối tác Hợp tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (CCP)

ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định Thương mại Hàng hoá thuộc hiệp định khung ASEAN – Trung Quốc năm 2002.

- Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 9 (Malaysia, 2005):

Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đầu tiên, bên cạnh 13 thành viên ASEAN + 3 còn có sự tham gia của ấn Độ, Ôxtralia và Niu_Zilân.

EAS tiến hành song phương với ASEAN + 3 và chỉ được luân phiên tổ chức tại các nước thành viên ASEAN.

Tiêu chí “cứng” để trở thành thành viên EAS chính là đối tác đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với ASEAN.

Có thể nhận thấy rằng nội dung hợp tác và liên kết kinh tế Đông Á cũng đã tiến triển qua các kì hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3. Đầu tiên là những ưu tiên hợp tác tiền tệ – tài chính nhằm đối phó với những cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực trong tương lai. Dần dần nội dung hợp tác và chương trình nghị sự đi sâu vào những vấn đề dài hạn, hợp trình hướng tới xây dựng một cộng đồng kinh tế trong khu vực, và do đó thiên về tăng cường liên kết kinh tế thông qua tăng cường tự do hoá

thương mại - đầu tư trong khu vực bằng các sáng kiến/hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, tiểu khu vực hướng tới một Khu vực Thương mại Tự do toàn Đông Á (EAFTA)

2. Hợp tác kinh tế của khu vực Đông Á

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang ngày càng phát triển sâu rộng, khi tiến trình tự do hoá trong khuôn khổ WTO còn gặp nhiều trở ngại, các quốc gia trong khu vực Đông Á đã tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của khu vực. Rất nhiều sáng kiến được đưa ra để hỗ trợ cho quá trình hội nhập theo định hướng thị trường như:

- Thắt chặt các mối liên hệ kinh tế thông qua các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) hoặc các thoả thuận đối tác kinh tế.

- Rất nhiều sáng kiến về hợp tác tài chính, tiền tệ khu vực đã được thực hiện trong những năm qua như sáng kiến Chiềng Mai (CMI), giám sát kinh tế khu vực, phát triển thị trường trái phiếu Châu Á…

- Các nhà lãnh đạo trong khu vực đã tuyên bố mục tiêu thành lập một “Cộng đồng Đông Á” và cuộc gặp thượng đỉnh Đông Á đầu tiên đã được tổ chức tại Kuala Lumpur vào tháng 12 năm 2005.

2.1. Các thoả thuận thương mại - đầu tư.

Các nước ASEAN là những nước đầu tiên trong khu vực Đông Á tham gia vào thoả thuân thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992. Kể từ đó chính phủ các nước thành viên đã có những nỗ lực to lớn để giảm dần những rào cản thương mại, giảm dần hạn mức thuế quan nhằm thúc đẩy thương mại nội bộ khối. Cho tới nay, khu vực mậu dịch tự do (AFTA) đang từng bước hình thành. Sáu nước thành viên cũ đã thực hiện kế hoạch giảm thuế xuống dưới 5% đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên khác (trừ một số mặt hàng trong danh mục loại trừ). Bốn nước thành viên mới cũng thực hiện kế hoạch tương tự vào năm 2006 (Việt Nam), 2008 (Lào và Myanma) và 2010 (Campuchia). Cuối cùng hàng rào thuế quan sẽ hoàn toàn dược loại bỏ giữa các nước ASEAN vào năm 2010 (đối với 6 nước thàng viên cũ) và 2015 (đối với 4 nước thành viên mới) với mục tiêu thiết lập một cộng đồng

kinh tế ASEAN vào năm 2020, một khu vực không có rào cản đối với các luồng luân chuyển vốn, hàng hoá và lao động.

Bên cạnh đó, rất nhiều chính phủ gần đây đã tăng cường tham gia vào các thoả thuận thương mại song phương và đa phương trong khu vực. Trung Quốc cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với khu vực ASEAN để hoàn thiện thoả thuận về khu vực thương mại tự do (FTA) vào năm 2010 (đối với 6 nước thàng viên cũ của ASEAN) và vào năm 2015 (đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN), nhiều mặt hàng chủ yếu là nông, lâm, thuỷ sản sẽ được giảm thuế trước khi FTA chính thức thực hiện (chương trình “thu hoạch sớm" - early harvest). Nhật Bản và ASEAN bắt đầu đàm phán thoả thuận đối tác kinh tế thương mại vào tháng 4/2005 nhằm hướng tới việc thiết lập FTA giữa ASEAN – Nhật Bản vào năm 2012 (đối với 6 nước thàng viên cũ) và 2017 (đối với 4 nước thành viên mới). Hàn Quốc cũng bắt đầu đàm phán với ASEAN và sẽ hoàn thành vào năm 2009. Bên cạnh đó, cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán, tham gia vào các EPA/FTA với các nước ASEAN. Như vậy, trong 20 năm đầu của thế kỷ này, ASEAN một mặt sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác với nhau hơn nữa, mặt khác sẽ liên kết với các nền kinh tế lớn ở Đông Bắc Á, trước hết là thể chế ASEAN + 1 (với từng nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), sau đó tiến dần đến thể chế ASEAN

+ 3 [4].

Nhiều chuyên gia khuyến nghị rằng quá trình hội nhập của khu vực sẽ diễn ra thuận lợi hơn khi ngay từ đầu có một sự thống nhất giữa các FTA/EPA về các qui tắc xuất xứ, danh mục loại trừ, khung thời gian tự do hoá, và quá trình hài hoà hoá các tiêu chuẩn, thủ tục, qui tắc và qui định về an toàn, môi trường, sự di chuyển của tự nhiên nhân…để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới.

Thương mại và đầu tư nội bộ khối trong thực tế đã tăng rất nhanh và đạt mực độ tiền đề cho hội nhập sâu chính thức. Tính đến năm 2003, thương mại nội bộ khối khu vực Đông Á - 15 (gồm ASEAN + 3 + Hồng Kông + Đài Loan) đã đạt mức 54%, cao hơn hẳn mức 24% của ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á (nhóm +3), cao hơn mức 46% của NAFTA nhưng vẫn thấp hơn EU (64,4%) (Tham khảo bảng 1).


Bảng 1: Tỷ trọng thương mại nội khối (% tổng thương mại của khối)


Khu vực

1980

1985

1990

1995

2000

2001

2002

2003

Đông á - 15

34,7

40,2

45,6

55,5

54,0

55,4

57,3

54,0

Đông á - 14

21,6

29,1

36,4

43,7

43,4

45,6

47,5

44,1

NIEs – 4

7,7

10,7

14,3

18,1

16,4

17,5

17,1

16,1

ASEAN – 10

18,0

20,3

18,9

24,1

25,7

24,1

24,4

24,0

NAFTA

33,8

38,7

37,9

43,2

48,7

49,0

48,3

46,0

EU - 15

52,4

52,5

58,6

56,8

62,2

62,1

62,4

64,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn: Những chuyển động kinh tế chủ yếu trong quá trình hội nhập kinh tế Đông Á, tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới”, số 4(120), tháng 4 năm 2006.

Trên lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Đông Á ngày càng thu hút nhiều dòng vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là dòng vốn FDI, tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp trong khu vực đã rất phát triển mà không cần tới một thoả thuận khu vực chính thức nào. Các dòng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI trong khu vực Đông Á từ ba thập kỷ nay đã tăng dần theo chuỗi phân công lao động quốc tế và khu vực được hình thành dựa trên lợi thế so sánh của các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Cho đến giữa những năm 1990, dòng FDI vào khu vực Đông Á là sự phản ánh khá chính xác mô hình phát triển Đông Á với tên gọi “đàn nhạn bay” do Nhật Bản dẫn dắt. Tuy nhiên, Trung Quốc và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIE) ngày càng tham gia sâu và đóng vai trò cung cấp vốn FDI vào các mạng lưới sản xuất khu vực, đặc biệt là các ngành khai khoáng và công nghiệp chế tạo. Tỷ trọng dòng vốn FDI nội bộ khu vực Đông Á cũng tăng từ 37% năm 1999 lên 40% năm 2003 [10]. Điều đáng lưu ý là trong khi Nhật Bản đang giảm dần đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và nỗ lực thu hút mạnh dòng FDI vào trong nước thì Trung Quốc lại tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và vào các nền kinh tế trong khu vực.

Những thay đổi trong cơ cấu dòng vốn FDI nội khối cho thấy một loạt các mạng lưới sản xuất khu vực (RPN) đang định hình, song về cơ bản liệu các mạng lưới sản xuất có bổ sung lẫn nhau và tích hợp thành một khu vực đầu tư Đông Á thống nhất hay không vẫn còn là vấn đề phải xem xét. Rõ ràng, hoạt động thương mại - đầu tư năng động trong khu vực do các lực lượng thị trường (khu vực doanh nghiệp) mang

lại trong nhiều năm qua chưa đủ sức vượt qua các rào cản phi thuế quan, môi trường điều tiết khác biệt của từng quốc gia đang ngày càng bị biến dạng bởi hàng loạt các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương (BIT). Do đó, chính phủ các quốc gia Đông Á cần xem xét nghiêm túc các biện pháp hài hoà hoá môi trường đầu tư và điều tiết thị trường trong khu vực thông qua qua trình xây dựng một khu vực đầu tư toàn Đông Á.

2.2. Hợp tác tài chính, tiền tệ

Kể từ sau khủng hoảng năm 1997, các quốc gia thành viên ASEAN + 3 đã tham gia vào các sáng kiến để tăng cường hợp tác tài chính trong khu vực như:

- Thiết lập phương thức hỗ trợ khả năng thanh toán cho khu vực thông qua Sáng kiến Chiềng Mai;

- Tăng cường đối thoại chính sách và giám sát kinh tế khu vực;

- Phát triển thị trường trái phiếu Châu Á (ABMI);

- Hợp tác tiền tệ…

Sáng kiến Chiềng Mai (CMI) được xây dựng nhằm hỗ trợ các nước thành viên gặp phải thiếu hụt tạm thời về cán cân thanh toán, qua đó giúp các nước thành viên đối phó lại những biến động đột ngột của các luồng vốn và ổn định tỷ giá. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập một phương thức tài trợ hiệu quả để phòng chống và đối phó với nguy cơ xảy ra khủng hoảng về tiền tệ. Trong khuôn khổ sáng kiến Chiềng Mai, tổng giá trị mạng lưới các thoả thuận Hoán đổi song phương (BSA) được ký đã lên tới 75 tỷ USD. Hiện nay, các nước ASEAN+3 cũng đang tích cực nghiên cứu về các phương án nhằm phát triển CMI cao hơn nữa, như nghiên cứu về khả năng xây dựng một cơ chế góp vốn dự trữ của khu vực để hỗ trợ khả năng thanh toán của các nước, qua đó giúp giải quyết những khiếm khuyết cơ bản của các BSA và tạo cơ sở cho một hình thức hợp tác tiền tệ cao hơn trong khu vực.

Đối thoại chính sách và giám sát kinh tế khu vực giữa các nước ASEAN và ASEAN+3 liên quan tới việc đánh giá tình hình tài chính, kinh tế vĩ mô của khu vực, các vấn đề kinh tế khu vực đang được quan tâm, qua đó tạo điều kiện cho việc phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô trong khu vực để đảm bảo cho sự phát triển ổn

định, bền vững. Việc phát triển một hệ thống cảnh báo sớm của khu vực cũng là một trong những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả giám sát kinh tế khu vực.

Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu Châu Á xuất phát từ nhu cầu chuyển một khối lượng lớn tiền tiết kiệm thành những khoản đầu tư dài hạn phục vụ cho tăng trưởng và phát triển trong khu vực. Nỗ lực này đã phản ánh sự thừa nhận hệ thống tài chính trong khu vực hiện còn phụ thuộc khá nặng nề vào nguồn vốn ngân hàng trong nước và nguồn vốn vay nước ngoài bằng ngoại tệ. Do vậy, với việc phát triển hiệu quả các thị trường trái phiếu được định giá bằng đồng nội tệ sẽ góp phần giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều nguồn vốn ngân hàng và vay nợ nước ngoài để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng tránh được tình trạng mất cân đối kép (mất cân đối về đồng tiền và thời hạn). Trước mắt các quốc gia trong khu vực cần có nỗ lực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu như thành lập một hệ thống thanh quyết toán bù trừ, thành lập cơ quan bảo lãnh trái phiếu khu vực, phát triển các tổ chức xếp hạng của khu vực ...

Hợp tác tiền tệ: Sự gia tăng các mối liên kết kinh tế, thương mại giữa các quốc gia trong khu vực đã làm tăng sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách tới vấn đề về ổn định tỷ giá hối đoái nội khu vực. Tuy nhiên trong một nghiên cứu gần đây về khả năng xây dựng một cơ chế tỷ giá ASEAN, các nước ASEAN đã nhất trí rằng hiện nay chưa phải là thời điểm thích hợp để xây dựng một cơ chế tỷ giá ASEAN vì mức độ hội nhập kinh tế, tài chính khu vực vẫn còn ở mức thấp, lợi ích mang lại chưa đủ lớn trong khi những điều kiện tiên quyết cho một thoả thuận như vậy vẫn chưa đạt được. Do vậy, các nước nhất trí tiếp tục nghiên cứu về các thoả thuận tiền tệ khác có khả năng thay thế để tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội khối và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực...

Để hỗ trợ cho quá trình hội nhập của khu vực Đông Á, gần đây ADB đã công bố dự kiến xây dựng Đơn vị Tiền tệ Châu Á (ACU), trước mắt sẽ dựa trên giá trị bình quân gia quyền của đồng tiền các nước ASEAN+3. Các quan chức của ADB đã nhiều lần nhấn mạnh ACU chỉ là chỉ số thống kê tiền tệ được xây dựng và công bố trên trang web của ADB nhằm tạo thêm kênh thông tin cho chuyên gia hoạch định chính sách, chuyên gia phân tích và các thành viên tham gia thị trường có thể

giám sát diễn biến chung của các đồng tiền Châu Á (thông qua chỉ số ACU) so với các đồng tiền mạnh khác như USD, Euro, Bảng Anh và diễn biến của từng đồng tiền trong khu vực so với chỉ số tiền tệ bình quân (ACU) của khu vực, qua đó hỗ trợ cho quá trình hội nhập và hợp tác tiền tệ trong khu vực. Ý tưởng về đồng ACU của ADB đã nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến khác nhau của các nhà kinh tế, các thành viên tham gia thị trường về cơ cấu của ACU (ACU không nên chỉ bao gồm đồng tiền của các nước ASEAN+3 mà cần bao gồm đồng tiền của các nền kinh tế lớn/phát triển trong khu vực Châu Á như ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông), cơ sở, phương thức tính các quyền số...Vấn đề này sẽ được ADB tiếp tục nghiên cứu trước khi chính thức công bố về chỉ số ACU.

Quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN+3 đã tiến được những bước dài, tuy nhiên con đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức:

- Sự khác biệt và đa dạng về hệ thống kinh tế, thu nhập trên đầu người, các giai đoạn phát triển kinh tế, thể chế, các điều kiện xã hội...sẽ dẫn tới tốc độ tự do hoá tài chính, thương mại, đầu tư và mở cửa thị trường giữa các quốc gia có sự khác nhau và điều này sẽ tạo ra trở ngại cho hội nhập kinh tế xét trên bình diện toàn khu vực.

- Mặc dù các quốc gia đều bày tỏ sự ủng hộ đối với các chương trình hợp tác tài chính, tiền tệ trong khu vực, tuy nhiên để có thể đẩy mạnh tốc độ hội nhập và hợp tác tài chính trong tương lai, qua đó thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực, thì các quốc gia trong khu vực cần phải có những cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa.

- Trong xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trong khu vực sẽ vẫn tiếp tục phải mở cửa thị trường không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả các quốc gia nằm ngoài khu vực, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu - thị trường quan trọng của nhiều nước trong khu vực ASEAN+3. Do vậy, các nước trong khu vực Đông Á nói chung và trong khu vực ASEAN nói riêng cần có tiếng nói chung tại các diễn đàn, tổ chức đa phương như WTO nhằm giảm bớt các rào cản đối với thương mại, đầu tư và chu chuyển vốn giữa các khối kinh tế, đồn thời giảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022