Tác Động Của Hợp Tác Đông Á Tới Các Quốc Gia Trong Khu Vực.

thiểu những bất lợi đối với các nước thành viên có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn trong khu vực.

Có thể thấy rằng nội dung hợp tác và liên kết kinh tế Đông Á đã tiến triển qua các kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3. Đầu tiên là những ưu tiên hợp tác tiền tệ – tài chính nhằm đối phó với những cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực trong tương lai. Dần dần nội dung hợp tác và chương trình nghị sự đi sâu vào những vấn đề dài hạn, hợp trình tự hướng tới xây dựng một cộng đồng kinh tế trong khu vực, và do đó thiên về tăng cường liên kết kinh tế thông qua tăng cường tự do hoá thương mại - đầu tư trong khu vực bằng các sáng kiến, hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, tiểu khi vực hướng tới một khu vực thương mại tự do toàn Đông Á.

3. Tác động của hợp tác Đông Á tới các quốc gia trong khu vực.

Hội nhập kinh tế khu vực Đông Á có tác động tới tất cả các nước trong khu vực, không loại trừ một quốc gia nào. Những tác động đó thể hiện cụ thể:

3.1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy quan hệ các nước phát triển toàn diện.

Chính sự gia tăng cường độ của các hình thức hợp tác tạo ra không khí hiểu biết lẫn nhau, tìm kiếm phương thức và cơ chế giải quyết các bất đồng về quan điểm và lợi ích của các bên. Sự gia tăng của FDI, ODA diễn ra trong thời gian qua trong nội bộ khối các nước Đông Á là minh chứng cụ thể. Cùng với sự phát triển quan hệ kinh tế, hợp tác trong các lĩnh vực khác giữa các quốc gia cũng được đẩy mạnh, trong đó phải kể đến các quan hệ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

3.2. Thúc đẩy cải cách hành chính

Thực tế đã chứng minh, cải cách hành chính vừa là điều kiện, vừa là kết quả của hội nhập kinh tế khu vực. Hội nhập kinh tế khu vực Đông Á đã tác động tới cơ chế vận hành và phương thức hoạch định chính sách của các nước trong khu vực. Cụ thể, theo các nhà phân tích, Việt Nam là một trong các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi đã có phản ứng khá linh hoạt trước xu thế tăng cường hợp tác các quốc gia. Những chuyển động tích cực của Việt Nam từ đầu những năm 1990 trong chính sách đối ngoại thể hiện ở sự bình thường hoá các quan hệ đối ngoại với các nước

Phương Tây, với Hoa Kỳ, với ASEAN và xúc tiến các cuộc thương lượng song phương và đa phương với các thể chế quốc tế. Có thể nói, hội nhập kinh tế Đông Á, dù ở cấp độ nào cũng tác động tới bộ máy hành chính của các nước và đó là những tác động tích cực, bởi nó đòi hỏi bộ máy hành chính vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế tính quan liêu, gây tổn hại đến các chính sách kinh tế và thậm chí làm tổn hại đến cả chính sách kinh tế đối ngoại.

3.3. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Trên một góc độ nào đó, có thể nói giống với cải cách hành chính, chuyển đổi cơ cấu kinh tế vừa là điều kiện, vừa là kết quả của những tác động từ hội nhập kinh tế Đông Á.

Rõ ràng, không thể hội nhập có hiệu quả nếu không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thường được xúc tiến theo hướng khai thác lợi thế so sánh của các nền kinh tế trên cơ sở mỗi nước xây dựng một chiến lược phát triển được xem xét kỹ lưỡng. Do đó các yếu tố bên ngoài, tức là bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á - cần đặc biệt quan tâm. Sự thành công trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các “con hổ” Đông Á cho thấy, họ đã biến những yếu tố bên ngoài thành nội lực, nhờ đó, từ những quốc gia nghèo về tài nguyên, họ đã trở thành những con hổ. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc không làm thay Doanh nghiệp. Chính phủ xác định các mục tiêu cần đạt tới và hoạch định một chính sách ưu tiên đối với các ngành kinh tế then chốt phù hợp với yêu cầu phát triển của Hàn Quốc trong từng thời kỳ. Chẳng hạn trong 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, Chính phủ Hàn quốc chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp nặng với 3 trụ cột: luyện kim, hoá chất, ô tô. Các chính sách tài chính và tiền tệ được thực thi theo hướng hỗ trợ tích cực cho các nhà kinh doanh trong 3 nhóm ngành này khuyến kích họ phát triển kinh doanh hướng nội. Khi tình hình thế giới biến động không thuận lợi (khủng hoảng dầu mỏ 1973; đồng đô-la bị thả nổi năm 1972), Chính phủ Hàn Quốc điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong 3 nhóm ngành này hướng mạnh vào thị trường thế giới. Điều lưu ý là, Chính phủ điều chỉnh thông qua các công cụ vĩ mô, còn việc thực thi

chuyển đổi là do các doanh nghiệp. Nhà nước xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh (các cheabol), các tập đoàn này đóng vai trò chủ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành công ở Hàn Quốc. Nội dung của chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn chặt với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá thị trường [5].

3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển, tiến trình hội nhập Đông Á tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, song nó cũng tạo ra không ít các thách thức. Do vậy, muốn phát huy được những lợi thế của mình cũng như có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp của các nước (nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam) cần phải đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, thực thi một chiến lược Marketing có hiệu quả, trong đó chú trọng tới cả 4 yếu tố của Marketing

– Mix thì mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có thể thấy, khi Đông Á trở thành một thị trường tự do, được xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các doanh nghiệp sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu và đạt lợi từ kinh tế nhờ qui mô. Hơn nữa, với một thị trường tự do rộng lớn, khu vực này sẽ thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo việc làm và làm thông suốt quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến. Hợp tác thông qua một hiệp định thương mại tự do sẽ tăng cường sự ổn định kinh tế , xã hội của khu vực Đông Á và góp phần củng cố vị thế của khu vực này trong cộng đồng quốc tế.

II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á.

Kể từ sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng của nó đến các quốc gia trong khu vực, các nước Đông Á đều tập trung thu hút dòng vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng. Điều đó thể hiện ở nỗ lực cải thiện môi trường FDI của tất cả các nước. Việc phân tích và so sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong mối tương quan với các nước Đông Á sẽ giúp chúng ta nhận thấy đâu là những điểm hấp dẫn,cũng như hạn chế của môi trường đầu tư nước ngoài; từ đó có cách đánh giá tổng quan về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Viêt Nam; có những giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư tạo sự ổn định, minh bạch, thông thoáng và có tính cạnh tranh cao hơn.


1. Hành lang pháp lý về FDI

1.1. Mức độ ổn định chính trị xã hội

Nhìn chung Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định. So với các quốc gia Châu Á khác như Indonesia, Philippines và Trung Quốc, Việt Nam ít có vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc.

Có thể thấy điều này thông qua điểm số khá cao của Việt Nam trong tổng điểm về mức độ ổn định chính trị của các nước được World bank đưa ra năm 2006. Thang điểm được đánh giá từ 1 đến 100, với điểm số càng cao thể hiện sức cạnh tranh của quốc gia về nhân tố đó càng cao (tham khảo bảng 2.1)

Bảng 2. Mức độ ổn định chính trị của các quốc gia năm 2006


Quốc gia

Việt

Nam

Philippines

Indonesia

Singapore

Thái

Lan

Trung

Quốc

Hàn

Quốc

Nhật

Bản

Mức độ ổn

định chính trị


60


12


14


94


16


32


61


85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 7

Nguồn: Worldbank: Worldwide Governance Indicators, 2006;

Trong số các nước ASEAN, mức độ ổn định chính trị của Việt Nam chỉ sau Singapore và Bruney. Xét trong cả khu vực Đông Á, mức độ ổn định chính trị của Việt Nam đứng thứ 5 (sau Singapore, Bruney, Nhật Bản và Hàn Quốc).

Sau sự kiện 11/9, tổ chức tư vấn rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông còn xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội. Thực tế là từ khi thực hiện Đổi Mới, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định3. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư [29].

1.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.1. Luật đầu tư chung và các luật liên quan



3 Theo ông Trần Xuân Giá, nguyên bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2007, GDP có thể đạt trên 8,5% ;

nguồn: Lao Động Cui tun s6+7 Ngày 11/02/2007

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987, tạo cơ sở pháp lý cơ bản đầu tiên cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đã được sửa đổi bổ sung lần đầu tiên vào ngày 30/6/1990, tiếp theo đó là vào 23/12/1992; 12/11/1996; 9/6/2000. Gần đây nhất, vào tháng 11/2005, quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đầu tư nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Luật Đầu tư ra đời và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 đã thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Cùng với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư đã góp phần tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

Luật đầu tư mới đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập toàn diện4. Theo luật đầu tư nước ngoài 2000, quyền tự do kinh doanh của nhà ĐTNN bị hạn chế vì họ chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi của giấy phép đầu tư và vì thế họ chịu nhiều hạn chế so với nhà đầu tư trong nước. Luật Đầu tư 2005 đã xóa bỏ hầu hết các hạn chế nói trên với việc cho phép nhà đầu tư được chủ động trong các quyết định đầu tư của mình, đặc biệt trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư hình thức huy động vốn5.

Về lĩnh vực đầu tư, Luật này mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm bằng việc đưa ra các lĩnh vực hạn chế và cấm đầu tư6 - điều mà các nhà đầu tư trong nước vẫn được hưởng theo luật doanh nghiệp.

Về hình thức đầu tư, luật đầu tư chung cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp và được đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề dưới hình thức pháp lý như nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được

4 Điều 4, khoản 2 Luật Đầu tư 2005.

5 Điêu 4 khoản 1, điều 13 Luật Đầu tư 2005.

6 Điêu 29, 30 Luật Đầu tư 2005

phép đầu tư gián tiếp thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu hay qua các quĩ đầu tư chứng khoán và định chế tài chính trung gian - đây có thể coi là một phương thức hữu hiệu để thu hút đầu tư nước ngoài.

Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động FDI cũng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với việc quốc hội thông qua các luật: Luật đất đai (sửa đổi), Bộ luật lao động (sửa đổi), Luật Xây dựng, Luật Thuỷ sản, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản thi hành có hiệu lực từ 01/01/2004. Việc ban hành các văn bản nói trên thể hiện nỗ lực của chính phủ Việt Nam, và cũng được đánh giá là bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư nước ngoài và FDI.

Với những nỗ lực như vậy, Việt Nam đã bắt đầu tạo được một hành lang pháp lý điều chỉnh khá toàn diện các khía cạnh trong đầu tư. Thậm chí, ở một vài khía cạnh, Việt Nam còn tỏ ra ưu thế hơn các nước khác trong khu vực. Ví dụ như xét về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2004, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên hợp doanh nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 28% lợi nhuận thu được trừ các trường hợp được miễn giảm theo qui định. Trong khi đó mức thuế này ở Trung Quốc là 33%, Indonesia là 30% và Philippines là 32%...ngoài ra chính phủ Việt Nam còn có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích các nhà ĐTNN [11].

Tuy nhiên, lợi thế về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam cũng giảm sút khá nhiều khi xét cùng với các qui định thuế khác, ví dụ như qui định khống chế chi phí quảng cáo chỉ ở mức 10%, và đặc biệt là thuế thu nhập đối với người nước ngoài ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nước có thuế thu nhập cá nhân cao nhất so với các nước trong khu vực (thuế suất tối đa là 40%). So với các quốc gia khác trong khu vực thì đây là một qui định bất lợi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, điều mà các doanh nghiệp mong mỏi không phải là ưu đãi về thuế, quan trọng hơn cả là tất cả các rào cản phải được xoá bỏ và doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất kinh doanh.

1.2.2. Qui chế đầu tư

a. Qui chế về lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cấm đầu tư.

Nói chung quốc gia nào cũng có một số lĩnh vực không cho phép đầu tư nước ngoài hoặc hạn chế đầu tư. Ở Việt Nam, các lĩnh vực hạn chế đầu tư (còn gọi là các lĩnh vực đầu tư có điều kiện) bao gồm 8 nhóm7. Các lĩnh vực không cấp giấy phép đầu tư bao gồm 4 nhóm8, là các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng; các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường; các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế. Tại Hàn Quốc, hiện có 4 lĩnh vực chính phủ Hàn Quốc chủ trương không cấp giấy phép đầu tư bao gồm: đánh bắt xa bờ; đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia, phát thanh và truyền hình. Singapore có 3 lĩnh vực thuộc diện hạn chế đầu tư là đầu tư sản xuất vũ khí, đầu tư các lĩnh vực dịch vụ công ích (giao thông công cộng, điện, nước, gas) và lĩnh vực truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình) và có 9 ngành nghề không cấp giấy phép đầu tư. Các lĩnh vực hạn chế và cấm đầu tư của Trung Quốc được qui định cụ thể trong “danh mục hướng dẫn dự án đầu tư nước ngoài”. Thái Lan qui định về lĩnh vực hạn chế và không cấp phép đầu tư bao gồm 3 mức: lĩnh vực không cấp phép đầu tư, lĩnh vực đầu tư cần sự phê chuẩn của chính phủ,

lĩnh vực đầu tư cần sự cấp phép của uỷ ban hợp tác đầu tư và bộ thương mại Thái Lan. Trong đó, lĩnh vực không cấp phép đầu tư bao gồm 9 ngành nghề: phát hành báo chí, phát thanh truyền hình, trồng cây ăn quả (nông nghiệp), chăn nuôi gia súc, chế biến gỗ tự nhiên, đánh bắt cá, thu hoạch dược thảo, giao dịch buôn bán cổ vật, sản xuất chế tạo tiền và tượng phật, giao dịch buôn bán đất đai. Trong nhóm nước so sánh, chỉ có Malaysia là ngoại lệ. Về cơ bản, luật đầu tư của nước này không qui định hạn chế đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực (chỉ hạn chế vốn đầu tư vào một số lĩnh vực như điện, nước – những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế) mà chỉ hạn chế tỷ suất vốn đầu tư vào một số lĩnh vực (tuỳ từng lĩnh vực và điều kiện cụ thể, tỷ suất


7 Điều 29, Luật Đầu tư 2005

8 Điều 30, Luật Đầu tư 2005

vốn đầu tư tối đa có thể lên tới 25%). Như vậy, Việt Nam qui định lĩnh vực cấm đầu tư và hạn chế đầu tư vẫn còn khá chung chung trong khi các nước khác trong khu vực Đông Á qui định khá cụ thể và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho chủ ĐTNN khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư..


b. Qui định về tỷ lệ góp vốn của bên đối tác nước ngoài.

Nhìn chung, phần lớn các quốc gia không hạn chế nhiều về tỷ lệ góp vốn đối với các lĩnh vực đầu tư. Luật đầu tư chung 2005 của Việt Nam đã bỏ những hạn chế về tỷ lệ vốn tối thiểu (30%) cho bên nước ngoài đóng góp vào liên doanh và tỷ lệ vốn pháp định tối thiểu bắt buộc (30%) trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nước ngoài, nhưng đối với một số ngành nghề, chính phủ có qui định tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN9. Qui định này bớt khắt khe hơn so với Luật Đầu tư nước ngoài 2000.

Đối với Singapore, trừ một só ngành nghề bị hạn chế cấp giấy phép đầu tư như báo chí, dịch vụ công ích, tất cả các lĩnh vực còn lại đều cho phép các nhà ĐTNN tự do đầu tư mà không có bất kỳ hạn chế nào về tỷ lệ góp vốn. Indonesia không còn qui định tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngành như viễn thông, hàng không thương mại, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ phân phối. Hơn nữa, Malaysia đã cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài trong ngành chế tạo mà không qui định điều kiện xuất khẩu, còn Thái Lan đã bỏ phân biệt vốn đầu tư theo vùng đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một số nước vẫn có qui định tỷ lệ tối đa của vốn nước ngoài trong một số ngành/lĩnh vực đặc biệt hoặc theo những điều kiện nhất định. Chẳng hạn ở Thái Lan, nếu xuất khẩu trên 80% thì người nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn; trong các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, khai khoáng và mỏ thì vốn của nước ngoài tối đa là 40%. Hay như Philippines qui định rõ tỷ lệ tối đa của vốn nước ngoài trong ngành dịch vụ tài chính là 60%. Ở Malaysia, tỷ lệ góp vốn của bên đối tác nước ngoài phụ thuộc vào khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn Trung Quốc không qui dịnh chi tiết về tỷ lệ góp vốn

9 Điều 25 khoản 1 Luât Đầu tư 2005.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí