Ma Trận So Sánh Chi Phí Đầu Tư Năm 2006.

nhân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn rất hạn chế. Quản lý kinh doanh cơ sở hạ tầng tập trung vào một số ít các tổng công ty nhà nước, điều này dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. So sánh với riêng các nước ASEAN đã thấy chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thua xa các nước khác trong khu vực (tham khảo bảng trên), nếu so sánh với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì mức chênh lệch này còn cao hơn nhiều.

b. Cơ sở hạ tầng thông tin.

Hạ tầng thông tin liên lạc của Việt Nam hiện nay còn có một khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực Châu Á. Tính đến cuối năm 2006, tỷ lệ máy điện thoại (cả di động và cố định) của Việt Nam là 332 máy/1000 dân, thấp nhất so với các nước, kém xa Singapore (1302,8 máy/1000 dân) [31].

Tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam cũng triển khai khá chậm so với các quốc gia khác trong khu vực. Tháng 5/1997, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án cho phép sử dụng Internet, nhưng đến cuối 2006 số người sử dụng Internet cũng mới chỉ đạt tỷ lệ 48,3/1000 người, tỷ lệ rất thấp [31]. Ở Hàn Quốc, kể từ năm 1988, Internet đã nhanh chóng phát triển trên phạm vi cả nước. Chỉ tính đến cuối năm 2003, số người sử dụng đã chiếm tới gần 61% dân số.

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã ưu tiên khá nhiều cho phát triên hạ tầng thông tin (6,7% GDP), nhưng xét về con số tuyệt đối thì không cao, chỉ bằng 1,16% giá trị của Singapore. Tốc độ cũng như hiệu quả thực hiện các chính sách về thông tin của chính phủ cũng còn nhiều hạn chế.

2.3. Chi phí đầu tư

Khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư, yếu tố đầu tiên mà phần lớn các nhà đầu tư quan tâm và đưa vào ma trận so sánh của mình là nhóm yếu tố chi phí đầu tư. Dưới đây sẽ phân tích chi phí đầu tư của Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực. Phân tích không chỉ tập trung vào chi phí mà còn đặt chi phí trong mối tương quan với chất lượng của hàng hoá, dịch vụ.

2.3.1. Chi phí lao động

Chi phí lao động công nhân của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực, thấp hơn mức chi phí trung bình của toàn khu vực. Cho đến thời

điểm 2006, chi phí trung bình của công nhân Việt Nam là 143 USD/người/tháng tại Hà Nội và 169 USD/người/tháng tại TP. Hồ Chí Minh – là mức lương thấp nhất trong khu vực, chỉ bằng 1/5 mức lương cho công nhân của Singapore [13], (tham khảo biểu đồ 2.1.1 phụ lục 1).

Tiền lương cho kỹ sư và cán bộ quản lý bậc trung có xu hướng tăng lên. Trong khu vực Đông á, trong số các nước so sánh, chi phí lương của Hàn Quốc luôn cao nhất, cao hơn hẳn các quốc gia còn lại. Chi phí lương này của Việt Nam có tăng trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, chi phí lương của Việt Nam vẫn rất rẻ so với các nước (trừ Trung Quốc) và vẫn thấp hơn mức trung bình. Tuy nhiên mức độ chênh lệch so với các quốc gia khác cũng không nhiều (trừ Malaysia, Singapore, Hàn Quốc) (tham khảo biểu đồ 2.1.2 và 2.1.3 phụ lục 1)

2.3.2. Chi phí cho cơ sở hạ tầng

- Cước phí vận tải

Chi phí vận tải của Việt Nam vẫn luôn ở mức cao, nhưng có dấu hiệu đáng mừng là chi phí này đã giảm đáng kể do giá dầu thô trên thế giới giảm. Lấy một ví dụ minh hoạ về cước phí vận tải đường biển một container 40 feet từ các thành phố của các nước trong khu vực đến thành phố Yokohama của Nhật Bản, có thể thấy cước phí vận tải của Việt Nam, đã giảm đáng kể so với 2004 (1630 USD) xuống còn 1110 USD năm 2006 - nhưng vẫn thuộc loại khá cao, thứ ba trong khu vực [13], (tham khảo biểu đồ 2.2 phụ lục 1).

Như vậy, nếu các nhà đầu tư Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam thì sẽ phải chịu một khoản chi phí vận tải lớn hơn so với các nước khác trong khu vực. Chi phí vận tải biển cao là do các Việt Nam phải thuê các hãng vận tải hàng hoá của nước ngoài và bắt buộc phải mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài đối với hàng xuất khẩu, mức bảo hiểm đối với hàng hoá của các doanh nghiệp này thường được tính với mức chi phí cao nhất. Nói cách khác, chúng ta vẫn chưa chú trọng trong hoạt động vận tải.

Về vận chuyển nội địa, tuy không có số liệu so sánh cụ thể về cước phí vận tải nội địa các nước nhưng có thể thấy được phần nào qua so sánh về mức giá xăng (tham khảo bảng)

Thành

phố

Seoul

Bắc

Kinh

Singapor

e

Bangko

k

Kualalumpu

r

Jakart

a

Manil

a

Nội

Giá

1,51

0,65

1,01 -

1,09

0,69

0,53

0,49

0,75

0,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 10

Bảng 9. Giá xăng thông thường (USD/lít)


Nguồn: JETRO, The 17th Survey of Investment related cost comparison in major Cities and Regions in Asia

Giá xăng của Việt Nam trong thời gian trở lại đây có xu hướng giảm. Theo bảng trên, giá xăng của Việt Nam ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Đây là lý do khiến cho chi phí vận tài của Việt Nam giảm hơn so với các nước trong khu vực.

- Chi phí thuê đất, văn phòng

Chi phí thuê đất, văn phòng cũng là chi phí quan trọng trong tổng chi phí đầu tư mà các nhà ĐTNN cần xem xét tính toán trong ma trận so sánh lựa chọn địa điểm đầu tư của mình. Trong số các địa điểm so sánh, chi phí thuê văn phòng của Việt Nam đắt thứ tư, sau Hàn Quốc, Singapore và Bắc Kinh (Trung Quốc)[13], (tham khảo biểu đồ 2.3 phụ lục 1).

Trong số các nước này, chỉ có Việt Nam và Singapore là đang áp dụng cơ chế quyền sử dụng đất được xác lập theo hình thức giao đất không được phép mua bán, nghĩa là áp dụng mức giá cho nhà ĐTNN thuê quyền sử dụng đất. Trong khi đó các nước Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia lại áp dụng mức giá thuê đất của nhà nước chứ không phải thuê quyền sử dụng đất. So sánh thấy mức giá thuê đất của Việt Nam thuộc loại rẻ nhất nhì khu vực, đặc biệt khi so sánh với Singapore, là nước có cơ chế về quyền sử dụng đất giống Việt Nam thì thấy Việt Nam có ưu thế hơn hẳn về chi phí này: chi phí thuê đất ở Việt Nam là 0,20 USD/m2/tháng ở Hà Nội và 0,15 USD/m2/tháng ở TP. Hồ Chí Minh, trong khi con số này ở Singapore là 5,4 – 13,64 USD/m2/tháng [13].

Ngoài ra giá thuê nhà của Việt Nam không rẻ hơn các nước khác, giá thuê nhà tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được coi là đắt so với các thành phố khác trên thế giới. (tham khảo bảng 2.9 phụ lục 1)

- Chi phí viễn thông

Trước năm 2000, công nghiệp viễn thông của Việt Nam được quản lý chặt chẽ. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) duy trì một vai trò độc quyền trong ngành viễn thông. Các công ty nước ngoài không được phép tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông mà chỉ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông và bị hạn chế bởi hình thức kinh doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh. Kết quả là chi phí viễn thông thuộc vào loại cao nhất thế giới. Chỉ từ năm 2000, Việt Nam mới cho phép các công ty trong nước ngoài VNPT tham gia vào thị trường viễn thông. Chính sách này đã khiến cho cước phí điện thoại giảm đi đáng kể.

Chi phí lắp đặt điện thoại: Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin không dây, của điện thoại di động đã góp phần làm giảm chi phí lắp đặt ở hầu hết các quốc gia. Chi phí lắp đặt điện thoại tại Việt Nam đã giảm đi đáng kể, rẻ hơn Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia (xem bảng 2.10 phụ lục 1)

Chi phí sử dụng điện thoại: Cước phí sử dụng điện thoại bao gồm chi phí thuê bao cố định và cước phí sử dụng trong nước và quốc tế. Về chi phí thuê bao cố định theo tháng thì hiện nay Việt Nam có mức cước thuê bao thấp nhất là 1,68 USD/tháng và 4,1 USD/tháng với điện thoại di động. Mức cước gọi cố định của Việt Nam cũng khá thấp, còn mức cước gọi di động cảu Việt Nam thì đắt thứ 3 trong nhóm các nước so sánh [13].

Một loại cước viễn thông rất quan trọng đối với các nhà ĐTNN là cước gọi đi quốc tế. Chính phủ liên tục có những điều chỉnh đáng kể để đưa mức cước gọi của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực. Cước gọi quốc tế của Việt Nam hiện nay được coi là hợp lý, rẻ hơn Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Bắc Kinh (Trung Quốc). Có thể thấy rõ qua trường hợp cụ thể về một cuộc gọi quốc tế đi Nhật trong 3 phút (tham khảo biểu đồ 2.4 phụ lục 1).

Cước Internet: Phản ánh đúng trình độ phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam, mức cước phí Internet của Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong khu vực (tham khảo bảng 2.10 phụ lục 1)

2.3.3. Chi phí cho các tiện ích

- Cung cấp điện

Cho đến nay, sản xuất điện năng thuộc trách nhiệm duy nhất của công ty điện lực Việt Nam (EVN). Sự tham gia của khối tư nhân trong việc sản xuất điện năng đã được phép thực hiện trong một vài năm qua nhưng phân phối điện vẫn thuộc thẩm quyền của EVN. Cung cấp điện năng thường thiếu và không ổn định. Giá điện dùng cho sản xuất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thuộc diện hơi cao so với các nước khác trong khu vực - đứng thứ tư trong các nước chọn so sánh [13], (tham khảo bảng 2.11 phụ lục 1)

Chi phí điện dùng cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt của Việt Nam cao không chỉ giảm tính cạnh tranh về chi phí của Việt Nam mà còn tạo nên hình ảnh tiêu cực đối với các nhà đầu tư là những người cho rằng họ phải trợ cấp hoạt động kinh doanh không hiệu quả của các công ty Việt Nam.

- Cung cấp nước sạch và hệ thống thoát nước

Việc tiếp cận nước sạch và chất lượng nước là một thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay. Hầu hết các hệ thống cung cấp nước đều trong điều kiện trung bình hoặc dưới mức trung bình. Ở khu vực đô thị, chỉ khoảng hơn 70% dân số được dùng nước sạch. Ở nông thôn tỷ lệ này chỉ khoảng 11%. Nước cung cấp thường bị tổn thất trong phân phối rất cao. Mức tổn thất có thể lên tới 40% [14]. Hệ thống xử lý nước thải và thoát nước của hầu hết các đô thị đều rất kém và xuống cấp trầm trọng. Thậm chí một số nhà đầu tư khi làm dự án đã phải đầu tư bổ sung vào hệ thống cấp thoát nước.

Tuy nhiên chi phí nước của Việt Nam, cả nước cho kinh doanh và nước cho kinh doanh và nước cho sinh hoạt đều thấp hơn so với các nước khác trong khu vực (tham khảo bảng 2.11 phụ lục 1)

Ngoài ra, còn một số loại chi phí không chính thức gọi là “chi phí bôi trơn” do một số địa phương hay cán bộ công quyền gợi ý hoặc bắt buộc doanh nghiệp phải nộp khi muốn hoạt động kinh doanh. Chi phí này không nhỏ, và hiện tượng này cũng không phải là hiếm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của các nhà ĐTNN.

Như vậy, nhìn chung về chỉ tiêu chi phí đầu tư ta thấy so với các nước khác, những lợi thế của Việt Nam hiện nay bao gồm: chi phí tiền lương, chi phí thuê đất,

giá nước, chi phí lắp đặt điện thoại, cước điện thoại cố định. Nhóm các yếu tố có sức cạnh tranh yếu bao gồm: Chi phí thuê nhà, cước gọi điện thoại di động, cước Internet, giá điện sản xuất. Có thể thấy rõ điều này qua ma trận so sánh chi phí đầu tư dưới đây:

Chỉ tiêu đánh giá

Trung Quốc

Hàn Quốc

Singapore

Thái Lan

Malaysia

Việt Nam

Tiền lương công nhân

2

6

5

3

4

1

Tiền lương kỹ sư

1

6

5

3

4

2

lương quản lý bậc trung

1

6

5

2

4

3

Cước phí vận tải

1

2

4

5

3

4

Chi phí thuê đất

4

2

6

5

1

3

Chi phí thuê văn phòng

4

6

5

2

1

3

Chi phí thuê nhà

5

4

3

2

1

6

Chi phí lắp đặt điện thoại

1

4

2

6

5

3

Cước gọi điện thoại cố

định


4


4


2


3


4


1

Cước gọi điện thoại di

động


3


5


5


1


2


4

Cước gọi quốc tế

6

5

1

4

2

3

Cước Internet

3

4

5

2

1

6

Giá điện sản xuất

2

5

6

1

3

4

Giá nước (m3) cho sản

xuất


6


5


2


4


1


3

Bảng 10. Ma trận so sánh chi phí đầu tư năm 2006.


Nguồn: JETRO, The 17th Survey of Investment – related Cost Comparison in Major Cities and Regions on Asia.

Dẫn đầu trong nhóm nước so sánh là Malaysia, tiếp theo là Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước này với hai chỉ tiêu đứng đầu là tiền lương công nhân và cước gọi điện thoại cố định. Hai nhân tố kém cạnh tranh nhất khu vực là cước Internet và chi phí thuê nhà. Nhìn chung, yêú tố chi phí đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, nhất là chi phí điện thoại. Các quốc gia khác cũng có những biện pháp giảm chi phí nhằm nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Nếu chúng ta không có những biện pháp duy trì và phát huy thi sẽ bị mất dần lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong nhóm yếu tố này.

3. Các hỗ trợ trong kinh doanh

3.1. Mức độ ưu đãi đầu tư

Biện pháp ưu đãi đầu tư được các nước chủ nhà, nhất là các nước đang phát triển sử dụng phổ biến nhất là ưu đãi về tài khoá. Như đã trình bày, Việt Nam hiện nay có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc loại thấp nhất trong khu vực, với mức thuế suất thông thường là 28%. Các điều kiện để được ưu đãi khá phong phú và loại hình ưu đãi của Việt Nam vào loại đa dạng nhất trong nhóm nước so sánh. Đặc biệt bên cạnh ưu dãi phổ biến là thuế VAT, Việt Nam là quốc gia duy nhất dành cho các nhà đầu tư những ưu đãi trong thuê đất.

Tuy nhiên, trên thực tế những ưu đãi này chưa thực sự phát huy được những hiệu quả của nó. Nhiều nhà ĐTNN cho rằng qui trình ưu đãi thuế ở Việt Nam rất phức tạp và khó hiểu. Trong nhiều trường hợp, thời gian và các chu phí liên quan đến nhận ưu đãi thuếTNDN vượt quá số lượng chi phí thuế có thể tiết kiệm được, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nên họ cũng không quan tâm tới việc xin ưu đãi thuế cho dù có đủ điều kiện. Hiện nay, các nhà đầu tư tại Việt Nam phải sử dụng trung bình 1000 giờ mỗi năm để hoàn thành các thủ tục về thuế. Vì thế, lời khuyên của các nhà kinh tế dành cho chính phủ Việt Nam để nâng cao thứ hạng của môi trường đầu tư là thiết lập một hệ thống thuế tập trung, đơn giản và trong sạch hơn [21].

Hiện nay, việc các nước chủ nhà sử dụng các ưu đãi đang trở nên ngày càng phổ biến, đến mức các nhà đầu tư coi đó như một trong những nhân tố khi cân nhắc quyết định đầu tư của mình. Tất nhiên, đây không phải là nhân tố quyết định quan trọng khi lựa chọn các địa điểm đầu tư. Các yếu tố khác như ổn định kinh tế vĩ mô, tính minh bạch của môi trường kinh doanh hay các yếu tố kinh tế của quốc gia mới là những yếu tố quan trọng nhất. Nhưng ưu đãi đàu tư vãn được các nhà đầu tư kỳ vọng và đánh giá như một căn cứ xác định mức độ cởi mở của chính phủ trong việc thu hút FDI.

3.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư.

Ba kỹ thuật xúc tiến đầu tư mà các quốc gia sử dụng hiện nay là : Các kỹ thuật xây dựng hình ảnh; các kỹ thuật tạo nguồn đầu tư; và các kỹ thuật dịch vụ đầu tư. Các kỹ thuật này được sử dụng trong các chương trình truyền thông. Một số quốc

gia như Singapore, Thái Lan, Malaysia đã xây dựng được hình ảnh rõ ràng về địa điểm đầu tư. Các quốc gia này giờ đây không còn tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh nữa mà thay vàp đó họ tập trung vào nguồn đầu tư, như hội đồng phát triển kinh tế Singapore (EDB), Hội đồng đầu tư Thái Lan (BOI), cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia (MIDA).

Tại Việt Nam, khá nhiều kỹ thuật xúc tiến đầu tư đã được Bộ kế hoạch và đầu tư, các tỉnh và các khu công nghiệp sử dụng, nhưng các kỹ thuật này thường được sử dụng độc lập mà không được kết hợp như một tổng thể các biện pháp xúc tiến đầu tư. Trong những năm qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều diễn đàn giữa doanh nghiệp và chính phủ, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Mặc dù vậy, số lượng FDI thu được vẫn tương đối nhỏ và lên xuống hàng năm. Nghiên cứu của các nhà chuyên môn đã chỉ ra rằng việc thu hút FDI của Việt Nam có hai tồn tại cơ bản là (1) tuyên bố định vị không rõ ràng và (2) các chương trình xúc tiến truyền thông kém hiệu quả [2].

(1) Tuyên bố định vị không rõ ràng: Việt Nam đang địng vị là điểm tiếp nhận FDI như thế nào? Việt Nam muốn trở thành quốc gia phân tán rủi ro khi nhà đầu tư đã đầu tư vào Trung Quốc? Việt Nam muốn là cơ sở sản xuất với chi phí thấp nhất ASEAN? Việt Nam muốn là quốc gia có chính sách thu hút FDI ổn định nhất ASEAN? Các câu hỏi này đều chưa được trả lời rõ ràng. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các yếu tố như là điểm hấp dẫn đối với nhà ĐTNN như: ổn định chính trị; ổn định kinh tế vĩ mô; nguồn nhân lực trẻ có năng lực; mức lương công nhân cạnh tranh; thực hiện hệ thống một giá…Tuy nhiên khi được hỏi về việc chọn ra một hoặc hai yếu tố hấp dẫn chính, câu trả lời thường khác nhau giữa các cơ quan và các cá nhân.

(2) Các chương trình xúc tiến và truyền thông kém hiệu quả: Chính phủ Việt Nam đã nhìn thấy những điểm yếu trong việc thu hút FDI của mình là: thiếu một qui hoạch cho việc thu hút FDI; danh mục các dự án kêu gọi đầu tư không phù hợp với yêu cầu và quan tâm của các nhà đầu tư; các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài kém hiệu quả, tài liệu truyền thông không đầy đủ và không cập nhật các thông tin trực tuyến [2]. Cần phải nhận thức được rằng, nhà dầu tư nước ngoài quyết định địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022