Triển Vọng Phát Triển Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Đông Á

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á‌‌

I. TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á

1. Ý tưởng cộng đồng Đông Á

Như đã phân tích trong chương II, ý tưởng Cộng đồng Đông Á đã phôi thai từ rất sớm và nó càng được định hình rõ ràng thông qua các hội nghị thượng đỉnh khu vực.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 1998, 13 nước khu vực Đông Á đã quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu, nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG), gồm 3 chuyên gia từ mỗi nước thành viên nhằm xây dựng một chiến lược toàn diện, lâu dài về hợp tác kinh tế, xã hội và chính trị. Các nước này đặt một mục tiêu dài hạn cho khu vực là tiến tới một Cộng đồng Đông Á.

EAVG cho thấy khu vực Đông Á đang chuyển từ một khu vực của các quốc gia sang một cộng đồng khu vực đầy thiện chí, nơi những nỗ lực tập thể được xây dựng vì mục đích hoà bình, thịnh vượng và tiến bộ. Khu vực kinh tế bao gồm thương mại, đầu tư và tài chính được xem là động lực chính trong tiến trình xây dựng cộng đồng này. Cộng đồng Đông Á sẽ dựa trên nguyên tắc hợp tác và cởi mở với mục tiêu đóng góp không chỉ cho riêng khu vực mà trên phạm vi toàn thế giới.

Trong đề xuất hình thành Cộng đồng Đông Á, EAVG đã đặt ra những mục tiêu sau: Ngăn chặn xung đột và thúc đẩy hoà bình giữa các quốc gia Đông Á; đạt sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính và phát triển; đặc biệt, thúc đẩy an ninh con người bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực bảo vệ môi trường và cơ chế quản lý tốt; hỗ trợ sự thịnh vượng chung bằng cách tăng cường hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; và duy trì bản sắc dân tộc của một Cộng đồng Đông Á [4].

2. Triển vọng phát triển hợp tác kinh tế khu vực Đông Á

Hợp tác khu vực Đông Á trước hết thể hiện qua việc xây dựng khu vực thương mại tự do toàn Đông Á (EAFTA). Dưới đây là những phân tích cho thấy tính khả thi của việc xây dựng khu vực thương mại tự do này.

2.1. ASEAN tiếp tục là khu vực liên kết chặt chẽ, năng động và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Trong trình phát triển 40 năm (1967 – 2007), ASEAN đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng do nỗ lực phấn đấu của chính phủ và nhân dân của 10 nước Đông Nam Á, đến nay ASEAN đã trở thành một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, phát triển năng động phồn thịnh, cùng chia sẻ những giá trị tinh thần, bản sắc văn hoá thống nhất trong đa dạng. Trong suốt 40 năm phát triển của mình, ASEAN đã đạt được những thành tựu kinh tế – xã hội to lớn. Các kỳ hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức hàng năm nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, và an ninh giữa các nước thành viên với nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia cũng như sự gắn kết chặt chẽ giữa các nước trong nội bộ khối. Gần đây nhất, từ 12 – 15/1/2007, hội nghị ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại Cebu (Philippines), tạo động lực mới quan trọng cho tiến trình hình thành cộng đồng ASEAN năng động. Hội nghị Cấp cao ASEAN-12 với chủ đề “Một Cộng đồng Đùm bọc và Chia sẻ” đã đạt được một số kết quả đáng chú ý sau [26]:

Một là đẩy nhanh thời hạn hình thành Cộng đồng ASEAN từ 2020 lờn 2015: Quyết định này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của các nước ASEAN hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đoàn kết, năng động và rộng mở.

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 12

Hai là thống nhất soạn dự thảo Hiến chương ASEAN, đánh dấu quá trình trưởng thành của ASEAN trong 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các thể chế của ASEAN qua đó cải tiến mạnh mẽ và sâu sắc bộ máy tổ chức, lề lối hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tỏc của ASEAN

Ba là đạt nhiều thành tựu về hợp tác kinh tế. Thời gian qua, hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN đó đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ; mức độ liên kết của các nền kinh tế ASEAN đang ngày càng được nâng cao với những hình thức ngày càng phong phú, nội dung ngày càng sâu sắc. Do đó, đây chính là thời điểm để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ hội nhập nhằm tận dụng tốt hơn những thời cơ mới, ứng

phó hiệu quả với những thách thức mới. Quyết định của ASEAN đẩy nhanh việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 và mở rộng nội dung, triển khai cũng như tiếp tục phát triển các thỏa thuận về kinh tế với các đối tác quan trọng ngoài ASEAN sẽ tạo ra thế đứng và hình ảnh mới của ASEAN trong con mắt của cộng đồng quốc tế.

Bốn là đạt nhiều kết quả về quan hệ đối ngoại. Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các nước Đối thoại cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng với việc các nước này tiếp tục nhấn mạnh quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt và cùng có lợi với ASEAN; khẳng định và cam kết tiếp tục ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong các tiến trình khu vực, hỗ trợ ASEAN trong các nỗ lực xây dựng Cộng đồng cũng như hợp tác chặt chẽ trong ứng phó có hiệu quả với các vấn đề xuyên quốc gia. Điều này cho thấy vai trò và vị thế của Hiệp hội trong khu vực đang ngày càng gia tăng.

Có thể nói, Hội nghị lần thứ 12 này đã đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng của ASEAN, khẳng định vững chắc ASEAN là một khu vực phát triển toàn diện, năng động và rộng mở.

2.2. ASEAN tiến hành hợp tác thương mại tự do với từng nước Đông Bắc Á (ASEAN + 1)

2.2.1. Hợp tấc thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA).

Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) chính thức có hiệu lực vào 1/7/2005. Theo đó, ASEAN và Trung Quốc sẽ miễn thuế xuất nhập khẩu đối với khoảng 7.000 loại mặt hàng và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu đối với tất cả mặt hàng trao đổi giữa hai bên vào năm 2010. Đây cũng là thỏa thuận mậu dịch tự do đầu tiên giữa ASEAN và một đối tác. Kết quả đạt được là, thương mại ASEAN-Trung Quốc liên tục tăng trưởng khá cao; riêng năm 2006 đã tăng hơn 25% (từ 112 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 141 tỷ USD năm 2006), tám tháng đầu năm nay đã đạt 126 tỷ USD, khả năng năm 2007 sẽ đạt 190 tỷ USD. Với đà phát triển này, mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Trung Quốc lên 200 tỷ USD vào năm 2008 là hoàn toàn có thể đạt được. Nguồn đầu tư

trực tiếp từ Trung Quốc vào ASEAN cũng có tốc độ tăng rất ấn tượng, từ 502 triệu USD năm 2005 tăng lên 937 triệu USD năm 2006 (tăng 87%) [9].

Cùng với sự năng động và lớn mạnh không ngừng về kinh tế, Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những đối tác thương mại và nhà đầu tư nước ngoài quan trọng hàng đầu của ASEAN. Với thị trường tiêu thụ gồm 1,8 tỷ dân, 7.000 loại sản phẩm giảm thuế quan, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một khu vực mậu dịch tự do lớn trên thế giới, đem lại những cơ hội to lớn cho cả hai bên. Đây là nhân tố quan trọng tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của cả khu vực trong tương lai.

Có thể nói, ACFTA tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn với 1,7 tỉ người tiêu dùng, GDP lên tới 2.000 tỉ USD và tổng kim ngạch thương mại hằng năm ước khoảng 1.230 tỉ USD. Việc xóa bỏ các rào cản thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc giúp giảm chi phí, tăng kim ngạch thương mại và nâng cao hiệu quả kinh tế. ACFTA cũng tạo ra một cơ chế hỗ trợ quan trọng cho sự ổn định kinh tế ở khu vực Đông Á, giúp ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các diễn đàn thương mại quốc tế về những vấn đề hai bên có chung lợi ích [9].

2.2.2. Hợp tác thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản

Quan hệ hợp tác trên 30 năm giữa ASEAN – Nhật Bản tạo tiền đề cho sự hợp tác thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản. Vai trò của Nhật Bản trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh. Trong bối cảnh đó, chính sách tích cực của Nhật Bản đối với ASEAN là rất đáng chú ý. Đỉnh cao của chính sách này là hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật Bản – ASEAN vào 11

– 12/12/2003 tại Tokyo, với sự thống nhất về “tuyên ngôn Tokyo” và “kế hoạch hành động” cho giai đoạn trung và dài hạn. Theo đó, Nhật Bản và các nước ASEAN quyết tâm tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh hợp tác trên tinh thần đối tác chiến lược. Nhật Bản sẽ đặt ưu tiên cao cho nỗ lực giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập với nhau sâu hơn nữa. Đặc biệt, hợp tác Nhật Bản – ASEAN vừa qua đã đạt được một bước tiến quan trọng. Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) hôm 26/8/2007 đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại tự do sơ bộ với Nhật Bản trong một cuộc họp thường niên giữa hai bên tại Manila. Theo các quan chức, dự thảo

hiệp định này có thể được ký kết vào đầu tháng 11 tới. Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ bãi bỏ thuế quan đối với 93% các sản phẩm nhập từ ASEAN trong 10 năm tới, thúc đẩy hơn nữa thương mại giữa hai bên mà hiện đạt 160 tỷ USD trong năm 2006. Sáu nước ASEAN giàu hơn giảm thuế quan tới mức 0% đối với ít nhất 90% các mặt hàng họ nhập từ Nhật. Bốn nước nghèo hơn, trong đó có Việt Nam, Myanmar, Cambodia và Lào sẽ cắt giảm thuế đối với 88-90% hàng nhập từ Nhật. Tuy nhiên, thỏa thuận trên không áp dụng cho các dịch vụ và một số sản phẩm nhạy cảm như gạo của Nhật Bản, các bộ phận ôtô hoặc sản phẩm dệt may ở một số nước ASEAN [27]. Thoả thuận thương mại tự do sơ bộ này sẽ là một bước tiến hướng tới sự hợp nhất kinh tế hơn nữa trong khu vực Đông Á. Thỏa thuận sẽ thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật vào các nước ASEAN.

2.2.3. Hợp tác thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

Cùng với Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN là một trong năm thị trường giao dịch lớn nhất của Hàn Quốc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ASEAN đang nổi lên là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc và Hàn Quốc cũng là thị trường quan trọng của ASEAN. Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Hàn Quốc chính thức bắt đầu đàm phán từ năm 2003. Qua 11 vòng đàm phán, FTA được ký kết chính thức vào ngày 24- 8-2006 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế Hàn Quốc-ASEAN và có hiệu lực từ ngày 1/6/2007, mở ra cơ hội lớn cho thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Theo đó, Hàn Quốc miễn thuế gần 8.000 mặt hàng của ASEAN; và ASEAN cũng giảm thuế còn từ 0 đến 5% đối với 45% số mặt hàng của Hàn Quốc. FTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu của ASEAN vào Hàn Quốc, và tăng năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc trên thị trường ASEAN. Với FTA Hàn Quốc – ASEAN, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hàn Quốc và tiêu chuẩn phúc lợi xã hội sẽ tăng lần lượt là 0,63% và 0,65%. Đây có vẻ là những con số rất nhỏ nhưng nếu chuyển đổi ra tiền mặt thì tiêu chuẩn phúc lợi xã hội của Hàn Quốc sẽ tăng thêm khoảng 2,46 tỷ USD. FTA này còn là cơ sở để Hàn Quốc củng cố chỗ đứng của mình trong xu hướng hợp nhất khu vực đang ngày càng trở nên rõ nét trong thời gian gần đây với trung tâm là ASEAN. Ngoài ra, FTA Hàn Quốc-ASEAN có hiệu

lực sớm hơn so với FTA Nhật Bản-ASEAN sẽ là lợi thế để Hàn Quốc tiến sâu hơn vào thị trường ASEAN [28].

Hiện nay, Thái-lan vẫn chưa chính thức ký Hiệp định FTA Hàn Quốc- ASEAN. Do đó, trước hết Hàn Quốc cần phải hoàn tất đàm phán với Thái-lan. Ngoài ra, Hàn Quốc và ASEAN vẫn còn phải hoàn tất đàm phán trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ.

2.3. Hợp tác khu vực thương mại tự do toàn Đông Á lấy ASEAN làm trọng tâm.

Theo phân tích tại mục (2.1) và (2.2), chúng ta có thể thấy nếu ASEAN đóng vai trò như một thực thể kinh tế thống nhất và trở thành “trung tâm” hình thành một số FTA song phương chủ chốt với các quốc gia Đông Bắc Á thì khả năng xây dựng một FTA toàn Đông Á là hoàn toàn có thể. Theo đó, các nước Đông Bắc Á sẽ ký FTA song phương với ASEAN theo phương thức ASEAN + 1. Như vậy, khối kinh tế Đông Á sẽ dựa trên hệ thống FTA hình bánh xe gồm “trục và nan hoa” - ASEAN/AFTA sẽ là “tâm trục”, còn các FTA song phương với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ là “nan hoa”, gồm FTA ASEAN – Trung Quốc, FTA ASEAN – Nhật Bản, FTA ASEAN – Hàn Quốc. Thực tế phương thức ASEAN + 1 đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Đông Á để tiến tới hình thành khu vực thương mại tự do toàn (EAFTA), từ đó làm đòn bẩy để xây dựng một cộng đồng kinh tế trong tương lai.‌

II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á.

1. Hoàn thiện các qui định pháp lý về FDI

Luật Đầu tư 2005 ra đời đã xoá bỏ những bất cập so với luật đầu tư nước ngoài như: không qui định vốn tối thiểu, không phân biệt đối xử nhà đầu tư trong nước với nhà ĐTNN, đa dạng hoá các hình thức đầu tư….Tuy nhiên, sau hơn 10 tháng thực hiện cho thấy các qui định pháp lý của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập.

1.1. Khắc phục hạn chế chồng chéo giữa cácLuật

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là hai luật luôn đi đôi với nhau để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm, kể từ ngày có hiệu lực (1/7/2006), hai luật này đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vướng mắc. Một số quy định trong hai luật mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình. Cụ thể:

Liên quan đến việc hoạt động của doanh nghiệp, đáng lẽ Luật đầu tư chỉ cần điều chỉnh việc cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) nhằm xác định những dự án được hưởng ưu đãi nhưng trên thực tế luật này đang điều chỉnh cả việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) cho DN bằng quy định: GCNĐT đồng thời là GCNĐKKD20. Như vậy, luật đầu tư đang lấn sân sang luật DN tạo ra

những vướng mắc khó giải quyết. Chẳng hạn một DN có GCNĐT đồng thời là GCNĐKKD có quyền thay đổi ĐKKD tại cơ quan ĐKKD hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời vì trong mắt của Luật DN thì những DN trên chưa được cấp GCNĐKKD. Rõ ràng việc không tách bạch hai thẩm quyền này đã gây khó khăn cho DN.

Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư quy định chỉ cần có: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy thế, sau khi có được giấy chứng nhận này nhà đầu tư cũng không thể cắt đuôi các loại giấy phép khác như: Giấy phép xây dựng, giấy phéo của các cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường và giấy phép kinh doanh…. Vậy giấy chứng nhận đầu tư để làm gì khi không thể thay thế các loại giấy trên? Nếu theo nguyên tắc, GCNĐT là chứng nhận các điều kiện đầu tư đó là hợp pháp. Vậy tại sao lại buộc nhà đầu tư lại phải xin các loại giấy phép khác. Quản lý nhà nước về đầu tư trong trường hợp này đã thống nhất hay chưa?

Trước những bất cập trên, xin đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:

Một là, để thống nhất quản lý nhà nước về doanh nghiệp và giúp hoạt động kinh doanh của DN được thuận lợi cần: Trả lại thẩm quyền cho đăng ký kinh doanh cho Luật DN và ban hành một văn bản hướng dẫn thực hiện áp dụng thống nhất về


20 Điều 50 khoản 1 luật đầu tư chung 2005.

đăng ký kinh doanh đối với tất cả các ngành nghề, không để tình trạng các luật khác lấn sân sang Luật DN.

Hai là, xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh, thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh với tên: Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Ba là, coi giấy phép đầu tư và các loại giấy phép hoạt động là những hoạt động độc lập với giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bốn là, thực hiện thống nhất tư duy đã hoạt động kinh doanh trước tiên phải đăng ký kinh doanh để xác lập tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh sau đó cấp giấy phép hoạt động ngành nghề gì thì cấp.

1.2. Kiến nghị về một số chính sách khác.

Chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng: Đáng lẽ cần phải tăng cường nội địa hoá thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn các nước khác. Ví dụ chính sách nội địa hoá của ta đối với ngành công nghiệp ô tô, xe máy ít tham vọng hơn các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia…Đối với việc lắp ráp hoàn tất, Việt Nam đòi hỏi 5% vào năm thứ 5, 30% vào năm thứ 10, trong khi Thái Lan đòi hỏi 60% vào năm thứ 5. Chính sách đó ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển các ngành liên quan và hỗ trợ, các ngành này phát triển rất ít và rất chậm trong thời gian qua và phải nhập phụ tùng linh kiện từ bên ngoài, do đó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh.

Chính sách nội địa hóa của ta cần phải tích cực hơn và phải được giải quyết từ đầu tới gốc, thể hiện khi duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và qui định thời gian nội địa hoá ngắn. Vừa qua Bộ tài chính đã ra chính sách tỷ lệ nội địa hoá càng cao, thuế suất càng giảm. Tỷ lệ nội địa hoá trên 65 – 80% thì thuế nhập khẩu phụ tùng chỉ còn 5 – 7%, trên 80% thì thuế nhập khẩu còn 3 – 5%, 40% thì thuế nhập khẩu linh kiện là 15%. Tuy nhiên khuyến khích nội địa hoá trong khi chính sách nội địa hoá đối với FDI đưa ra tỷ lệ thấp, năng lực sản xuất phụ tùng máy móc của doanh nghiệp nước ta còn yếu, giá thành sản phẩm cao thì sẽ chỉ tiếp tục làm nảy sinh gian lận.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí