Nhiều nhà ĐTNN nhận xét rằng thay vì có thể tận dụng nguồn lực trong nước, đa số linh kiện và nguyên phụ liệu họ vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phát triển quá kém thậm chí hầu như không có của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam là một trong những lý do nhiều nhà ĐTNN đã không chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư. Do vậy, tới nay đã đạt được sự nhất trí rộng rãi rằng việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ là cần thiết và vô cùng quan trọng đối với khả năng thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên con đường đúng đắn để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn mù mờ. Trong quá trình hội nhập toàn cầu, không nên lấy nội địa h oá 100% làm mục tiêu. Không đất nước nào có thể chỉ sản xuất hoàn toàn trong nước theo kiểu kết hợp theo chiều dọc như một nền kinh tế đóng. Để tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh toàn cầu, cần phải kết hợp các đầu vào tốt nhất từ khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Do đó câu hỏi then chốt là cái gì nên nội địa hóa và cái gì nên được nhập khẩu trong từng trường hợp. Việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phải được dựa trên sự hiểu biết đầy đủ thấu đáo về các nhân tố này. Việc xác định đúng các đầu vào cần được nội địa hoá sẽ đẩy nhanh đáng kể tiến trình xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, ngược lại xác định sai sẽ dẫn tới lãng phí thời gian và nguồn lực.
Những thứ phải gấp rút nội địa hoá được bộc lộ rõ ràng từ hành vi của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các công ty này đều muốn mua được những phụ tùng và nguyên liệu đó trên thị trường nội địa tương xứng với giá trị thực của chúng. Thêm vào đó, các phụ tùng độc đáo hoặc thường xuyên cải tiến đương nhiên phải được mua trên thị trường nội địa thay vì nhập khẩu. Những thứ phải được nội địa hoá khẩn trương gồm có các phụ tùng nhựa và kim loại, các công cụ đúc và nén, và các nguyên liệu bao bì. Những thứ này cũng bao gồm việc chế tạo các phụ tùng nhựa và kim loại nhanh chóng với độ tin cậy cao như cắt và xẻ, nghiền, rèn, đúc, xử lý nhiệt…Ngược lại, các công ty FDI không mong đợi các linh kiện chính xác hoặc các nguyên liệu công nghệ cao đươc sản xuất tại Việt Nam. Một phần do trình độ công nghệ trong nước vẫn còn thấp, phần khác do mỗi công ty đa quốc gia đã xây dựng một nhà máy toàn cầu tập trung rất nhiều vốn và qui mô lớn ở một nước khác để cung cấp những linh kiện đó. Do đó chính sách thúc đâỷy
ngành công nghiệp phụ trợ nên chủ yếu hướng tới các phụ tùng và nguyên liệu cho sản xuất theo kiểu lắp ráp. Trong sản xuất the kiểu lắp ráp, các ngành công nghiệp phụ trợ thường có sự trùng lắp nhau, vì vậy các chính sách thúc đẩy cũng đòi hỏi phải hoà hợp với nhau. Mặc dù kích cỡ và độ chính xác đòi hỏi đối với các phụ tùng, linh kiện có thể khác nhay đôi chút giữa các ngành, nhưng về cơ bản có thể sử dụng chung các ngành công nghiệp phụ trợ. Chính sách khuyến khích thúc đẩy nên nhắm tới loại ngành công nghiệp phụ trợ chung này trước tiên. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành này, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có khuôn khổ chính sách phù hợp. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính sách của chính phủ là sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong việc nhân biết tầm quan trọng của các ngành công nghiệo phụ trợ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành này, và trong việc phát triển các ngành đó từ nỗ lực của chính bản thân họ. Cụ thể cần tiến hành một số công việc sau đây để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Nếu Việt Nam phát triển thành công các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ giúp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất Đông Á21, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ các nhà ĐTNN.
5.1. Hình thành chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp, việc đầu tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính chất pháp lý về các ngành công nghiệp phụ trợ. Chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp hõ trợ kinh doanh cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Để sử dụng tối đa các nguồn nhân lực và tài chính, Chính phủ nên xác địng rõ ràng số lượng tương đối nhỏ những trụ cột cần ưu tiên trong phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Gợi ý đưa ra là chúng ta nên nỗ lực xây dựng các ngành tạo khuôn, dập khuôn và cán thép, những ngành hiện nay Việt Nam đang thiếu.
Sức tăng trưởng dồi dào của các ngành công nghiệp lắp ráp, đặc biệt là ngành ô tô và điện tử dân dụng cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các ngành
21 Sẽ được nói cụ thể hơn trong phần 6.2
công nghiệp phụ trợ. Do đó cần thiết phải dự thảo một chính sách công nghiệp toàn diện, trong đó có ngành lắp ráp. Chính sách này cần thực hiện trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện lộ trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) năm 2006. Chính phủ Việt Nam đã tăng thuế nhập khẩu linh kiện ô tô nhằm thúc dẩy quá trình nội bộ hoá. Tuy nhiên với một số ngành cần đầu tư lớn để sản xuất linh kiện như ngành ô tô thì việc đơn phương ép buộc các công ty lắp ráp phải sử dụng linh kiện trong nước có thể tác động tiêu cực đến việc thúc đẩy tăng trưởng của những ngành đó. Ngược lại, nếu thị trường nội địa tăng trưởng, quy mô sản xuất vượt quá một ngưỡng nào đó thì các công ty lắp ráp sẽ tự động mua sắm linh kiện nội địa để giảm chi phí. Chính điều này thúc đẩy họ tự nguyện liên kết với các nhà sản xuất linh phụ kiện và các ngành có liên quan ở nước ngoài. Nừu điều này xảy ra trong bối cảnh chính phủ có những chính sách thúc đẩy hiệu quả thì số lượng các nhà sản xuất linh phụ kiện nước ngoài trong nền sản xuất tăng lên và các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ nhanh chóng được hình thành. Quan điểm này cần được Chính phủ Việt Nam hiểu một cách thấu đáo để từ đó có một cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ.
5.2. Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân.
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Minh Bạch Và Mức Độ Trong Sạch Của Môi Trường Đầu Tư.
- Triển Vọng Phát Triển Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Đông Á
- Nâng Cao Năng Lực Kỹ Thuật Và Chất Lượng Nguồn Nhân Lực.
- Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 15
- Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Bằng chứng các nước khác cho thấy, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Tại Việt Nam, sự nở rộ của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), cần phải được chính phủ ủng hộ một cách mạnh mẽ. Trước đây, các doanh nghiệp tư nhân bị cản trở bởi hàng loạt các qui định và vì thế sự phát triển mạnh mẽ của họ bị bóp méo. Vì thế, nỗ lực chủ yếu trong các biện pháp hỗ trợ chính là việc xoá bỏ các qui định này để các doanh nghiệp tư nhân hoạt động dễ dàng hơn. Một điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp này cần được ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các khoản tái đầu tư để giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh với một mức lợi nhuận giữ lại nào đó. Ngoài ra, khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính là vấn đề kinh niên của các doanh nghiệp tư nhân. Do đó, cũng cần thành lập các tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có hiệu quả.
5.3. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng.
Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu Chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lượng là một trong nhiều chức năng quan trọng của chính phủ trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế năng lực của QUATEST cũng cần phải cải thiện. QUATEST cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tầm quan trọng cua chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này là không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp linh phụ kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc nhân thức được công việc của QUATEST, việc hỗ trợ các kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi các tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn chưa phải là cách làm hiệu quả tốt đối với vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn như thế thường vượt quá sức các doanh nghiệp tư nhân. Trên thực tế, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đứng ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng hỗ trợ về mặt tài chính và thời gian cho những khoá đào tạo như thế rất tốn kém và không thể kéo dài mãi được. Do vậy, việc làm thiết thực nhất hiện nay là tổ chức các chương trình chính thức và thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia nước ngoài.
5.3. Tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài.
Việc hấp thụ một lượng vốn FDI, trong đó có FDI Đài Loan, cho sản xuất linh kiện và phụ tùng sẽ trực tiếp mở rộng các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và gián tiếp giúp các doanh nghiệp trong nước liên kết lại. Phần lớn các nàh sản xuất linh kiện nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam là những doanh nghiệp
cỡ vừa và nhỏ. Để thu hút họ, việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và mở, đặc biệt là một khuôn khổ chính sách ổn định là điều kiện quan trọng nhất bên cạnh những yêu cầu thông thường như chất lượng lao động cao, cơ sở hạ tầng phải dược cải thiện và được ưu đãi về thuế.
Nói chung, việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức. Những thách thức này chỉ có thế được giải quyết bằng nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ có vậy, việc phát triển lành mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ mới trở nên khả thi. Với Việt Nam, đây là bước đi tất yếu trong việc nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ngoài so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.
6. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư.
Như đã phân tích trong chương II, do chưa thực hiện tốt kỹ thuật tạo dựng hình ảnh nên tới nay Việt Nam vẫn chưa tạo được một hình ảnh đầu tư rõ ràng cho mình. Để cải thiện hình ảnh đầu tư, trước hết Chính phủ Việt Nam cần đưa ra những thông tin hữu ích và tin cậy trong đó phản ánh đầy đủ chính sách của Việt Nam về thu hút FDI. Chính phủ cũng cần cân nhắc mình đang nói những điều mà các doanh nghiệp thực sự muốn nghe. Chẳng hạn nếu Việt Nam tập trung mời gọi đầu tư từ các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử nhằm biến Việt Nam thành một địa điểm sản xuất hàng điện tử của ASEAN thì các công ty như Canon, Sony, Philips, LG, Samsung…cần phải biết về mong muốn này của chính phủ và các công ty phải được cung cấp thông tin về thế mạnh của Việt Nam cũng như các cam kết của Việt Nam để đạt được điều này thông qua các cuộc hội thảo, thảo luận, và dặc biệt là quy hoạch phát triển ngành điện tử.
Việc khắc phục hai tồn tại về tuyên bố định vị; và các chương trình xúc tiến và truyền thông trong thu hút FDI của Việt Nam cũng là những yêu cầu quan trọng cần nhanh chóng thực thi. Về định vị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các tỉnh cần chọn được thông điệp khơi dậy được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng. Về chương trình xúc tiến và truyền thông, việc thiết kế các tài liệu xúc tiến đầu tư, quyết định thành phần của phái đoàn xúc tiến cần lấy việc thoả mãn lợi ích, nhu cầu
của nhà đầu tư làm cơ sở. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể để biến Việt Nam thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn:
6.1. Các kỹ thuật và chiến lược xây dựng hình ảnh.
Trong bất kỳ môi trường thay đổi nào, luôn có một khoảng cách giữa nhận thức và thực tế. Nhận xét này đặc biêt đúng đối với các nền kinh tế đang trong quá trình cải cách kinh tế. ở Việt Nam, cải cách kinh tế đã và đang được tiến hành với tốc độ cao, nhưng các nhà đầu tư có thể không biết đầy đủ về mức độ của sự thay đổi này. Ví dụ như các nhà đầu tư tiềm năng vẫn cho rằng chi phí kinh doanh ở Việt Nam vẫn cao hơn các quốc gia trong khu vực Đông á và sự tồn tại cảu hệ thống hai giá khiến họ sẽ phải trả chi phí cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam không cần phải trở thành quốc gia có chi phí kinh doanh thấp nhất khu vực vì nỗ lực này đòi hỏi rất nhiều thời gian và các nhà đầu tư sẵn sàng trả chi phí cao hơn cho những môi trường đầu tư tốt hơn. Vấn đề là ở chỗ chi phí kinh doanh của Việt Nam không cao như các nhà đầu tư đang nghĩ và nhà đầu tư không biết về diều này. Do đó làm các nhà đầu tư nhận thức được các cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư là một thành tố quan trọng trong công việc xúc tiến. Các nhà đầu tư tiếm năng cần được biết rằng cải cách đang được thực hiện. Một chiến dịch xây dựng hình ảnh là thực sự cần thiết để xua tan đi những hình ảnh tiêu cực và làm cho mọi người, không chỉ các nhà đầu tư nhận thấy rằng Việt Nam mở cửa kinh doanh và có xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc xây dựng hình ảnh Việt Nam phải kết hợp song hành giữa hai yếu tố: “nâng cao hiểu biết về Việt Nam” và “Cải thiện cách nhìn nhận của nhà đầu tư về Việt Nam”.
Một là, phát triển cơ chế tiếp thị trung ương – thông điệp đến với các nhà
đầu tư.
Để có hiệu quả và tránh nhầm lãn, cần đưa ra một chủ điểm tiếp thị đóng
vai trò trung tâm. Chủ đề này cần được sự quán triệt của các cơ quan xúc tiến đầu tư cấp tỉnh và địa phương, mặc dù các cơ quan này có thể lồng ghép vào nhiều thông điệp khác nữa liên quan đến dịa bàn cụ thể của họ. Chủ điểm trung tâm sẽ được sử dụng để nâng cao hình ảnh đất nước trong cộng đồng đầu tư nói chung cũng như trong các ngành nghề mục tiêu. Chủ điểm này nên phản ánh những gì mà nhà đầu
tư đang tìm kiếm, chẳng hạn có thể nhấn mạnh về lực lượng lao động hùng hậu, giá rẻ và có học thức; phản ánh những điểm nổi trội độc nhất vô nhị của Việt Nam, chẳng hạn vị trí có tính chiến lược ở Đông Dương và Đông Nam á, Chính phủ mạnh và sự ủng hộ rộng rãi của người dân đối với việc cải cách kinh tế; phải nhất quán: mọi hoạt động tiếp thị do các chính quyền địa phương và trung ương thực hiện cần đưa ra một thông điệp thống nhất như nhau và cuối cùng phải đảm bảo tính đúng đắn và trung thực: tuyệt đối không được quảng cáo những gì mình không có.
Hai là, xây dựng các tài liệu giới thiệu, hướng dẫn đầu tư, trang thông tin và bản tin có chất lượng cao.
Các tài liệu giới thiệu: guidbook, tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư….là các công cụ hữu ích bởi chúng chỉ ra trình độ nghiệp vụ và tiêu chuẩn cao về dịch vụ của cơ quan xúc tiến đầu tư - điều mà các nhà đầu tư mong đợi có được.
Bản tin: Cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng những thông tin về sự phát triển cảu địa bàn và có thể được sử dụng như là một bước khởi đầu cho tiếp thị trực tiếp. Các bản tin nên được đưa ra thường xuyên, ví dụ hàng quý. Để có hiệu quả, mỗi bản tin nên đưa ra một chủ đề chính hoặc tập trung vào một chuyên ngành cụ thể.
Trang thông tin điện tử: Internet là một trong những công cụ xúc tiến rẻ và hiệu quả nhất. Nhưng trang thông tin điện tử của Bộ KHĐT và hầu hết các tỉnh Việt Nam đều bị đánh giá là tương đối nghèo nàn. Do đó nên ưu tiên nâng cấp chất lượng các trang thông tin này. Cần phải xây dựng giao diện háp dẫn hơn đồng thời nâng cao chất lượng các thông tin đăng tải. Duy trì trang thông tin điện tử được coi là điểm yếu nhất của tất cả các trang thông tin Việt Nam. Do đó rất cần thiết thành lập một tổ có nhiệm vụ chuyên duy trì các trang thông tin này, để đảm bảo thông tin được cập nhật, trang thông tin hoạt động tốt và có khả năng phản hồi nhanh chóng các ý kiến của các nàh đầu tư.
6.2. Định vị rõ ràng trong thu hút FDI vào khu vực Đông Á.
Việt Nam hiện tại chưa định vị rõ ràng trong thu hút FDI, chưa khẳng định rõ mình ở đầu trong khu vực Đông Á, nhất là trong bối cảnh mạng lưới sản xuất
Đông Á đang hình thành như một kết quả tất yếu hiện nay. Các nhà ĐTNN hiện nay khi đầu tư ra nước ngoài để sản xuất sản phẩm, họ không chỉ đầu tư duy nhất vào một nước mà thường “phân tán vốn đầu tư” nhằm tận dụng các lợi thế của môi trường đầu tư của các nước. Ví dụ, công ty máy tính Fujistu của Nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài để sản xuất ra 1 chiếc máy tính cá nhân, công ty sẽ đầu tư sang Hàn Quốc để sản xuất chíp, đầu tư sang Đài Loan để sản xuất màn hình máy tính
…Do đó, Việt Nam cần chỉ rõ cho các nhà ĐTNN thấy mình là một mắt xích trong mạng lưới sản xuất Đông Á. Việc Việt Nam cần xác định được mình có thế mạnh gì so với các nước trong khu vực sẽ thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam để sản xuất một phần linh phụ kiện cho sản phẩm của họ. Do đó, định vị cần thể hiện rõ điều Việt Nam muốn các nhà đầu tư có trong đầu khi họ nghĩ đến việc đầu tư vào khu vực Đông Á nói chung chứ không chỉ vào Việt Nam nói riêng. Quyết định về định vị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Có thể định vị Việt Nam theo các hướng sau:
Một là, Việt Nam mong muốn trở thành địa điểm đầu tư phân tán rủi ro từ Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Trong lĩnh vực điện tử, chẳng hạn, Canon trên thực tế đã lựa chọn Việt Nam là địa bàn phân tán rủi ro từ Trung Quốc.
Hai là, Việt Nam cung cấp một lực lượng lao động khéo léo với giá cả cạnh tranh. Điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong việc sản xuất hàng hoá cần nhiều lao động phổ thông (như lắp ráp sản phẩm, gia công sản phẩm…)
Ba là, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối lý tưởng giữa miền Nam Trung Quốc và ASEAN, là nơi dễ dàng tiếp cận với hai thị trường này. Chẳng hạn miền Bắc Việt Nam có thể liên kết với hệ thống sản xuất ở miền Nam Trung Quốc và miền Nam Việt Nam có thể gia nhập mạng lưới sản xuất của ASEAN. Hoặc là miền Bắc Việt Nam với hệ thống đông đảo các trường Đại học và viện nghiên cứu, sẽ thu hút FDI có hàm lượng R & D cao, gia nhập mạng lưới sản xuất quốc tế trong khi miền Nam có thể gia nhập sản xuất của ASEAN và Trung Quốc do những thuận lợi về vị trí địa lý cũng như thuận lợi về việc khoảng 10% dân số TP. Hồ Chí Minh là người Việt gốc Hoa.
7. Đảm bảo tính minh bạch rõ ràng của môi trường kinh doanh.