Tổng Hợp Các Yếu Tố Tác Động Đến Thns Và Ảnh Hưởng Của Thns



-1

(trong đó BD: THNS; Dg

BD= G + rDg-1 +Ig – T (1.2)

là lượng vốn vay ở kỳ trước, r là lãi suất của khoản vay)


Còn Dornbusch và cộng sự (2004) cũng ủng hộ quan điểm thâm hụt trên với công thức: THNS (BD) bằng tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G) và thanh toán chuyển nhượng (TR) trừ đi tổng thu từ thuế (tY)

BS = G + TR – tY (1.3)

Như vậy có thể thấy các khái niệm công thức đưa ra về cơ bản đều giống nhau ở chỗ khẳng định THNS là do “tổng chi vượt tổng thu ngân sách” trong một đơn vị thời gian, và thặng dư ngân sách chẳng qua chỉ là tình trạng đảo ngược của THNS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 257 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, trong Luận án này, THNS lại được sử dụng theo nghĩa rộng là “sự chênh lệch giữa Thu - Chi”. Do vậy THNS có thể nhận cả giá trị âm hoặc dương. Nếu nhận giá trị âm thì THNS được hiểu theo đúng nghĩa hẹp là thâm hụt (bội chi) ngân sách. Ngược lại nếu nhận giá trị dương thì THNS lại được hiểu theo nghĩa thặng dư (bội thu) ngân sách.

- Phân loại thâm hụt

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam - 6

a. Phân loại theo lý thuyết

+ Phân chia theo cấu trúc thâm hụt:

Theo Hall và Lieberman (2008) vì chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng hệ thống đến THNS nên thâm hụt được chia thành hai thành phần:

+ Thâm hụt chu kỳ (cyclical deficits): Là phần thâm hụt của ngân sách biến đổi theo chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt chu kỳ xảy ra khi sản lượng kinh tế ở dưới mức tiềm năng.

+ Thâm hụt cơ cấu (structural deficit): là phần thâm hụt không do dao động kinh tế gây ra hay nói cách khác là nó độc lập với chu kỳ kinh doanh.

Còn Dornbusch và cộng sự (2004) cho rằng đo lường thâm hụt là rất phức tạp.

Có nhiều cách đo:

+ THNS toàn dụng nhân công (full-employment budget deficit): là tình trạng thâm hụt ở mức toàn dụng nhân công hay ở mức sản lượng tiềm năng.

+ THNS thực tế (actual budget deficit): là mức độ thâm hụt thực sự diễn ra trong một thời kỳ nhất định.

+ THNS chu kỳ (cyclical budget deficit): là thâm hụt do tác động của chu kỳ kinh doanh lên ngân sách (khái niệm này cũng giống với khái niệm về thâm hụt chu kỳ của Hall và Lieberman)


(Trong đó: Thâm hụt chu kỳ = Thâm hụt thực tế - Thâm hụt toàn dụng)

Ngoài ra, theo nhóm nhà khoa học này thì xét theo khía cạnh khác, phần lớn các cách đo thâm hụt đều bao gồm chi trả lãi. Như thế thì không đảm bảo được việc thâm hụt phản ánh tổng chi vượt tổng thu hiện tại vì chi trả lãi được xem là việc chi trả cho các khoản vay trong quá khứ. Do vậy, nhóm này đề xuất một cách tính khác cho thâm hụt đó là loại trừ tiền lãi ra khỏi công thức tính. Như vậy sẽ có hai loại là tổng thâm hụt (hay còn gọi là thâm hụt tài khóa - fiscal deficit) và thâm hụt gốc (primary deficit)

Thâm hụt gốc = Tổng thâm hụt (thâm hụt tài khóa) - Tiền lãi

Do vậy, thâm hụt gốc còn được gọi là thâm hụt không tính chi trả lãi (noninterest deficit)

Theo một cách khác, nhìn nhận ở góc độ của kế toán, Irwin (2015) trong một nghiên cứu về nợ và THNS cho rằng việc phân loại thâm hụt về bản chất có 2 loại là “clean deficit”_sự suy giảm giá trị tài sản ròng của Chính phủ và “dirty deficit”_ là sự suy giảm giá trị tài sản ròng của Chính phủ nhưng loại bỏ đi một số thay đổi do giá cả thị trường gây ra. Do vậy “dirty deficit” ổn định và dễ kiểm soát hơn “clean deficit”. Tuy nhiên, hai loại thâm hụt này được tính toán khác nhau tùy vào mức độ sử dụng số liệu thống kê ở từng quốc gia.

+ Phân chia theo thước đo lãi suất:

Begg và cộng sự (2007) đề cập đến việc phân chia thâm hụt thành thâm hụt danh nghĩa (nếu khoản nợ của Chính phủ được tính theo lãi suất danh nghĩa) và thâm hụt thực tế (nếu khoản nợ Chính phủ tính theo lãi suất thực tế - tức là lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát).

Thâm hụt thực tế = Thâm hụt danh nghĩa - (tỉ lệ lạm phát x Nợ)

b. Phân loại theo thực tiễn quản lý tài chính công

Theo IMF (2014), cán cân ngân sách là cán cân hoạt động. Có hai cách tính:

Cán cân hoạt động (operating balance) = Tổng thu (không tính vay nợ) - tổng chi (tổng chi gồm cả chi trả lãi)

Cán cân hoạt động cơ bản (primary operating balance) = Cán cân hoạt động + chi trả lãi.

Như vậy cán cân hoạt động của IMF không bao gồm vay nợ nhưng có tính đến trả lãi. Còn cán cân hoạt động cơ bản của IMF không bao gồm vay nợ và cũng không tính đến trả lãi

- Về cách tính THNS của Việt Nam:

- Giai đoạn từ 2017 trở về trước: Tổng chi có tính cả chi trả nợ gốc và lãi. Do đó, trong cách tính thâm hụt sẽ bao gồm cả chi trả gốc và trả lãi.


- Theo luật NSNN 2015 (được sửa đổi dựa trên Luật NSNN 2002), cách tính của Việt Nam đã có thay đổi. Theo đó, tổng thu và tổng chi đều không tính đến vay nợ và trả nợ gốc. Tuy nhiên trong cách tính này tổng chi vẫn bao gồm cả trả lãi vay.

- Về cách tính THNS trong luận án:

Trong Luận án này, THNS sẽ được tính theo cách tính toán cán cân hoạt động cơ bản của IMF (nghĩa là tổng chi không bao gồm chi trả nợ gốc và lãi) để phù hợp với thông lệ quốc tế. Số liệu liên quan đến thu và chi ngân sách được sử dụng trong Luận án là số liệu thứ cấp, được cung cấp bởi CEIC, trong đó tổ chức công bố số liệu đã tính toán THNS theo thông lệ quốc tế (tách yếu tố vay nợ và trả lãi ra khỏi tổng thu và chi hàng năm). Vì thế, Luận án không cần thiết phải điều chỉnh số liệu THNS trước năm 2017 như sẽ phải làm nếu sử dụng trực tiếp từ số liệu do Bộ Tài chính Việt Nam công bố thường niên.

- Các yếu tố tác động lên quy mô thâm hụt

Sachs và Larrain (1993), Colander (2004) cùng quan điểm cho rằng sự dao động của sản lượng (Y) là yếu tố quyết định mức độ thâm hụt, ít nhất là trong ngắn hạn. Cụ thể là trong giai đoạn suy thoái, Y thấp thì ngân sách thâm hụt còn trong giai đoạn tăng trưởng thì ngân sách có xu hướng thặng dư. Dornbusch và cộng sự (2004) nhận định rằng lạm phát cũng là một yếu tố tác động đến thâm hụt vì lạm phát cao làm giảm giá trị thực tế của các khoản thu từ thuế. Do vậy lạm phát càng cao thì thâm hụt càng lớn.

Theo Begg và cộng sự (2007), tr. 399, bản dịch tiếng Việt, đã kết luận: “thặng dư hay THNS do 3 yếu tố quyết định: thuế suất (t), mức chi tiêu chính phủ (G) và sản lượng (Y)”. Quan điểm của các nhà khoa học này là với một mức thuế cho trước, G tăng sẽ làm tăng Y và làm tăng thu từ thuế cho ngân sách. Tuy nhiên sau khi Y tăng, do thuế suất không đổi, thu nhập sau thuế tăng, tiết kiệm (S) tăng, do đó theo phương trình S - I

= G - NT thì vì đầu tư (I) không đổi (do không phụ thuộc Y) nên khi S tăng sẽ kéo theo G tăng (do NT (thuế ròng) không thể tăng nhiều như G). Do vậy, THNS tăng (chứ không phải giảm). Phương trình này cho thấy mối quan hệ giữa THNS và chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư (tiết kiệm tăng kéo theo THNS tăng).

Còn đứng trên quan điểm của tài chính công thì Dương Thị Bình Minh (2005) cho rằng nguyên nhân được chia thành hai nhóm khách quan và chủ quan.

+ Nguyên nhân khách quan:

Là do những yếu tố bất lợi đối với ngân sách đến từ bên ngoài như: sự suy giảm số thu bắt nguồn từ suy thoái kinh tế (do các yếu tố bên trong hay bên ngoài gây nên) và/ hoặc kèm theo sự gia tăng đột biến trong chi tiêu để đáp ứng những mục tiêu kinh tế (kích cầu hay chi khắc phục hậu quả thiên tai…).


+ Nguyên nhân chủ quan: Gồm những nguyên nhân thuộc về quá trình quản lý, điều hành ngân sách dẫn đến thất thu, chi không đúng mục tiêu, không hiệu quả, gây lãng phí, kèm theo tham nhũng ngân sách… Những nguyên nhân thuộc về phân cấp, tổ chức bộ máy ngân sách như phân cấp không hợp lý dẫn đến khả năng thu về cho ngân sách trung ương hạn chế trong khi chi hỗ trợ cho địa phương lại gia tăng.

- Mức thâm hụt ngân sách bền vững

Theo Fay và Porter (2006), hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng thâm hụt trong ngắn hạn là chấp nhận được, thậm chí đó còn là mong muốn trong một số trường hợp. Chẳng hạn như khi kinh tế còn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng hay đang đối mặt với suy thoái, cần có sự tăng đột biến trong chi tiêu ngân sách để kích thích tổng cầu hay chi để bảo vệ an ninh quốc gia khi có chiến tranh. Cũng theo quan điểm này thì THNS chỉ có hại khi nó gây ra những tác động nghiêm trọng cho nền kinh tế như: làm suy thoái đầu tư tư nhân, gây áp lực gia tăng lạm phát. Như vậy, tùy vào đặc điểm thu chi ngân sách, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi nước sẽ tự xây dựng một ngưỡng thâm hụt hợp lý cho riêng mình. Ví dụ: Liên minh Châu Âu từ khi thành lập, để đảm bảo an ninh tài chính, đã đưa ra ngưỡng THNS được phép đối với mỗi thành viên là 3% GDP/năm và tổng nợ công tích lũy tối đa không vượt quá 60% GDP. Còn Việt Nam hiện đang lấy ngưỡng thâm hụt 5% GDP/năm (do IMF đề xuất) làm ngưỡng mục tiêu cho nền kinh tế.

- Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách tới nền kinh tế

Tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận khi ngân sách thâm hụt, tất yếu sẽ dẫn đến vay nợ. Dương Thị Bình Minh (2005) đã tổng kết quan điểm của một số trường phái dưới góc độ nhìn nhận của tài chính công như sau: Với quan điểm tài chính công cổ điển mà đại diện là Adam Smith thì nợ công là vấn đề cần lên án vì nó tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai phải trả thông qua thuế. Do vậy, theo quan điểm này thì một ngân sách cân đối giữa thu và chi là một ngân sách tối ưu. Trái lại, quan điểm tài chính công hiện đại mà tiêu biểu là Keynes cho rằng thâm hụt không hẳn là xấu vì việc tăng chi đột biến (có khả năng dẫn tới thâm hụt) vào giai đoạn suy thoái sẽ có tác động làm tăng tổng cầu, tạo công ăn việc làm, chặn đà suy thoái, phục hồi kinh tế. Còn theo nhà kinh tế học người Pháp A. Lerner những khoản vay trong nước và những khoản vay nước ngoài được sử dụng để đầu tư một cách hiệu quả thì không gây ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Theo ông, chỉ những khoản vay nước ngoài nếu được dùng để chi tiêu thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu (vì thế hệ tương lai sẽ phải giảm mức tiêu dùng tương đương với phần trả gốc và lãi của khoản vay để trả nợ).

Nhiều nhà kinh tế học tiêu biểu như Dornbusch và cộng sự (2004), Begg và cộng sự (2007) nhấn mạnh khi không thể tăng thuế, nợ lớn và những khoản lãi vay có thể tạo


áp lực khiến Chính phủ phải in thêm tiền với quy mô lớn, làm gia tăng mức lạm phát của nền kinh tế. Như vậy, THNS sẽ làm gia tăng mức độ lạm phát. Còn theo nghiên cứu của Sachs và Larrain (1993) thì THNS sẽ kéo theo thâm hụt cán cân vãng lai (khi coi tiết kiệm của khu vực tư nhân là không đổi). Thêm nữa, sự gia tăng trong chi tiêu công sẽ khiến tổng mức tiết kiệm của nền kinh tế suy giảm, từ đó làm gia tăng lãi suất, làm suy giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Nói cách khác, tăng chi ngân sách đã làm hạn chế chi tiêu của khu vực khác và giới nghiên cứu gọi hiện tượng này là hiệu ứng lấn át (crowding-out effect). Trong khi đó Hall và Lieberman (2008) về cơ bản cũng cùng quan điểm như trên. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này còn đưa ra vấn đề: “Đầu tư công dẫn đến việc bổ sung lượng vốn mới cho nền kinh tế hay bảo dưỡng, tu bổ cơ sở hạ tầng hiện có, nhờ đó sẽ có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Vậy thì nếu giảm chi tiêu (để giảm thâm hụt) sẽ làm gia tăng đầu tư tư nhân thì liệu phần tăng lên trong vốn tư nhân có bù đắp được phần suy giảm trong vốn cố định của xã hội hay không?”. Theo các tác giả này, tác động của giảm thâm hụt đối với tăng trưởng phụ thuộc vào khoản mục nào của chi tiêu bị cắt giảm, thậm chí hạn chế thâm hụt bằng cắt giảm đầu tư sẽ không thúc đẩy tăng trưởng nhiều như là cắt giảm các khoản mục khác.

Qua việc tập hợp, so sánh những quan điểm của một số nhà nghiên cứu hàn lâm về THNS, Luận án khái quát hoá các yếu tố tác động và ảnh hưởng của THNS như sau:

Yếu tố tác động đến thâm hụt

Ảnh hưởng của thâm hụt


-

-

-

-

-

Sản lượng (Y) Chi ngân sách (G) Thuế suất (t)

Lạm phát

Nguyên nhân khách quan khác (có liên quan đến tăng chi và/hoặc giảm thu) Nguyên nhân chủ quan khác (có liên quan đến tổ chức, quản lý, thực hiện

thu chi ngân sách)

-

-

-

-

Thâm hụt

ngân sách

-

-

Nợ chính phủ tăng Thâm hụt cán cân vãng lai Lãi suất tăng

Suy giảm cán cân thương mại (do nội tệ lên giá)

Lạm phát (do in thêm tiền bù đắp thâm hụt)

- Tốc độ tăng trưởng

Hình 1.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến THNS và ảnh hưởng của THNS

đến nền kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các lý thuyết kinh tế vĩ mô

Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến THNS đã làm rò được sự đa dạng về các biến số có tác động đến cán cân ngân sách và ảnh hưởng của THNS đến nền kinh tế


dưới góc độ của lý thuyết. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu lựa chọn các biến số phù hợp cho nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam.

1.2.2. Cơ sở lý thuyết về thâm hụt thương mại

“Thương mại” hay “trao đổi” là một hiện tượng tất yếu, gắn liền với hoạt động sản xuất vì nó có khả năng thúc đẩy chuyên môn hóa, nâng cao năng suất lao động. Theo thời gian, gia tăng năng suất sẽ làm mức sống người dân được nâng cao, mang lại sự thịnh vượng về kinh tế cho quốc gia. Cũng theo quan điểm của kinh tế học, cho dù đứng ở vị thế nước mua (nhập khẩu) hay nước bán (xuất khẩu) thì các bên tham gia đều thu được lợi ích và đây cũng được xem là yếu tố hấp dẫn của thương mại đối với phát triển của các nền kinh tế. Trong phạm vi của luận án này, “thương mại” được hiểu là thương mại quốc tế và do đó sẽ gắn liền với hai hoạt động cơ bản là “xuất khẩu” và “nhập khẩu”.

1.2.2.1. Cơ sở của thương mại quốc tế

Mỗi quốc gia có trình độ sản xuất cũng như các nguồn lực phục vụ cho sản xuất là hạn chế và tồn tại ở các mức độ rất khác nhau. Do vậy không một nền kinh tế nào có khả năng tự mình sản xuất tốt tất cả các mặt hàng. Do đó thương mại là để khắc phục khiếm khuyết này, đồng thời phát huy những lợi thế riêng có. Theo các nhà kinh tế học Feenstra và Taylor (2008), có hai nguyên tắc giải thích cho cơ sở của trao đổi.

- Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối (do Adam Smith đưa ra năm 1776): Khi một nước có công nghệ tốt nhất để sản xuất một mặt hàng có nghĩa quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa đó (sử dụng lượng đầu vào cho sản xuất là ít hơn). Lợi thế tuyệt đối cũng có ảnh hưởng đến cách thức trao đổi. Tuy nhiên yếu tố này chưa đủ mạnh để có thể giải thích được tất cả mọi trường hợp của trao đổi.

- Nguyên tắc lợi thế so sánh (do David Ricardo công bố năm 1817). Lý thuyết này phân tích trao đổi dựa trên chi phí cơ hội. Phân tích thông qua mô hình Ricardo cho thấy khi một nước được cho là có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng (tức là để có thêm một đơn vị hàng hóa này, lượng hàng hóa khác phải từ bỏ là ít hơn), họ sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có lợi thế, đồng thời sẽ nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế. Quy tắc lợi thế so sánh này đã được sử dụng để giải thích cơ sở tham gia thương mại quốc tế đồng thời là yếu tố đảm bảo lợi ích cho cả bên mua và bên bán.

1.2.2.2. Các yếu tố tác động đến thương mại

Có nhiều yếu tố tác động đến thương mại. Theo Salvartore và Diulio (1996) thì xuất khẩu và nhập khẩu đều chịu sự tác động của một số yếu tố giống nhau như:

- Tỷ giá: đồng nội tệ tăng (giảm) giá sẽ khiến hàng xuất khẩu đắt (rẻ) hơn và hàng nhập khẩu rẻ (đắt) hơn.


- Giá tương đối của hàng nhập khẩu tính theo hàng xuất khẩu (term of trade): được tính bằng giá của hàng hóa xuất khẩu chia cho giá hàng hóa nhập khẩu. Khi mức giá này tăng lên, cho thấy rằng nước này đang được lợi vì thu về được từ xuất khẩu nhiều hơn là thu được từ nhập khẩu và ngược lại.

- Các chính sách thương mại: thuế quan, hạn ngạch, các rào cản phi thuế quan như yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, điều kiện về vệ sinh, môi trường… (làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu/nhập khẩu), các chính sách về trợ cấp bằng tiền hay phi tiền tệ… (khuyến khích lượng hàng xuất khẩu/nhập khẩu).

- Mức thu nhập của nước nhập khẩu. Khi thu nhập (Y) tăng, cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn và ngược lại.

Cùng quan điểm trên, xong Hall và Taylor (1996) nhấn mạnh thêm rằng lãi suất cũng có tác động đến thương mại vì lãi suất và tỷ giá thực có quan hệ đồng biến với nhau. Khi lãi suất tăng, hàng hóa sản xuất trong nước đắt hơn so với hàng nước ngoài, khiến tỷ giá tăng. Từ đó xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và cán cân thương mại suy yếu.

Còn Feenstra và Taylor (2008) cho rằng thương mại quốc tế chịu sự tác động của:

- Khoảng cách về địa lý giữa các nền kinh tế: Khi các đối tác thương mại càng gần nhau thì sẽ càng tiết kiệm được chi phí vận chuyển mà chi phí này sẽ được cộng vào giá của hàng hóa xuất (nhập) khẩu. Do vậy, sự tăng giá của hàng hóa sẽ không lớn. Vì thế các nước thường ưu tiên giao dịch với đối tác gần về vị trí địa lý.

- Nguồn lực sản xuất: bao gồm những nhóm như nguồn lực tự nhiên (đất đai, khoáng sản…), nguồn lực lao động (số lượng, trình độ, kỹ năng lao động), tư bản (máy móc, hạ tầng). Đây là những yếu tố trực tiếp (hoặc gián tiếp) tác động đến quá trình sản xuất hàng hóa/dịch vụ. Những yếu tố này càng sẵn có thì sẽ tạo điều kiện tốt cho sản xuất để xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập khẩu và ngược lại.

- Công nghệ: Sự khác biệt về công nghệ sẽ dẫn đến khác biệt về tiền lương trả cho lao động từ đó sẽ có ảnh hưởng đến phạm vi hàng hóa trao đổi.

- Sở thích trong tiêu dùng hàng hóa của người dân: Khi người dân thích tiêu dùng hàng nước ngoài thì mức độ nhập khẩu sẽ gia tăng và ngược lại.

- Tình trạng (tăng trưởng hay suy thoái) của nền kinh tế: đây là yếu tố được Colander (2004) bổ sung thêm vào danh sách những yếu tố tác động đến thương mại. Thông thường trong giai đoạn suy thoái, chính sách vĩ mô sẽ được thực hiện theo hướng hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu để tạo công ăn việc làm và phục hồi tăng trưởng. Theo tác giả này thì trong giai đoạn suy thoái, Chính phủ cũng sẽ thường xuyên sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại hơn để giúp cho nền kinh tế ổn định trở lại.


Ngoài ra về phân chia lợi ích thương mại giữa các bên, cũng theo Colander (2004) thì quy tắc lợi thế so sánh không quyết định được các bên tham gia được hưởng lợi như thế nào từ thương mại mà vấn đề này bị chi phối bởi 3 nhân tố sau đây:

- Mức độ cạnh tranh: Cạnh tranh trong thương mại càng cao, lợi ích sẽ được chuyển cho người dân ở 2 nước càng nhiều và do vậy lợi ích thu được đối với doanh nghiệp thương mại càng ít.

- Quy mô của nền kinh tế: Nước nhỏ hơn sẽ được hưởng tỷ trọng lợi ích từ thương mại nhiều hơn nước lớn vì nước nhỏ sẽ được hưởng nhiều cơ hội hơn.

- Tính kinh tế theo quy mô: Những nước sản xuất hàng hóa có tính kinh tế theo quy mô sẽ được hưởng tỷ trọng lợi ích từ thương mại cao hơn vì thương mại làm gia tăng sản xuất. Tính kinh tế theo quy mô sẽ giúp cho việc sản xuất hàng hóa với chi phí bình quân thấp hơn, làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh (về giá cả) so với đối tác khác.

1.2.2.3. Thâm hụt thương mại

- Khái niệm

THTM là tình trạng phổ biến của đa số các quốc gia trên thế giới, nó có tính dai dẳng và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. THTM được định nghĩa là cán cân thương mại (NX) âm hay tình trạng giá trị nhập khẩu (IM) vượt quá giá trị xuất khẩu (EX).

NX = EX –IM (1.4)

(Trong đó: Giá trị xuất khẩu là giá trị của hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được bán ra nước ngoài; giá trị nhập khẩu là giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được mua vào trong nước (Salvartore và Diulio (1996))

Trong Luận án này, THTM lại được sử dụng theo nghĩa là “sự chênh lệch giữa Xuất khẩu và Nhập khẩu”. Do vậy THNS có thể nhận cả giá trị âm hoặc dương. Nếu nhận giá trị âm thì THTM được hiểu theo đúng nghĩa hẹp là thâm hụt (nhập siêu). Ngược lại nếu nhận giá trị dương thì THTM được hiểu theo nghĩa thặng dư (xuất siêu).

- Những yếu tố tác động đến mức độ thâm hụt thương mại

Nhìn chung thì những yếu tố có tác động đến xuất khẩu, nhập khẩu thì cũng đồng thời là yếu tố có tác động đến THTM. Bên cạnh đó, Hall và Taylor (1996) cũng nhấn mạnh về tác động của chi tiêu ngân sách đến cán cân thương mại. Các nhà kinh tế này cho rằng mối quan hệ giữa hai biến số này rất chặt chẽ và là đồng biến. Cụ thể khi chính phủ tăng chi tiêu sẽ khiến lãi suất tăng và từ đó THTM tăng.

Đáng lưu ý trong số các yếu tố tác động thì sự thay đổi của tỷ giá (là kết quả của điều chỉnh chính sách tiền tệ) hoặc do sự ra vào của các luồng vốn nước ngoài đối với một quốc gia có ảnh hưởng lớn và thường xuyên cũng được xem là những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới THTM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022